Đây là thông tin do Vụ thống kê Xây dựng và vốn đầu tư cùng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố mà Tổng cục Thống kê sử dụng làm cơ sở để khẳng định, đầu tư công đã giảm hơn và hiệu quả có xu hướng tăng lên.
Theo các vụ chức năng Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm trong năm 2011 là 80,55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011.
Việc cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm giảm 7,9%, trong đó giảm lớn nhất là khu vực Nhà nước (đầu tư công) với mức giảm 20,8%.
Ngoài ra, việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng được hạch toán với tổng số tiết kiệm là 3,8 nghìn tỷ đồng.
Với số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 73,7 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra, 6 tháng đầu năm mới đạt 38,8% so với kế hoạch là thấp hơn nhiều năm trước.
Tức là về mặt nguyên tắc, kể cả các dự án, công trình từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ cho đến các tập đoàn, tổng công ty thực hiện rất là nghiêm túc.
Theo Tổng cục Thống kê, mọi năm vốn từ nhà nước tăng rất nhanh. Năm nay, nếu loại trừ yếu tố giá, khối lượng đầu tư thực chất là giảm. Thực hiện so kế hoạch là thấp.
Đáng lưu ý hơn, những ước tính ban đầu về hiệu quả đầu tư sau loạt chính sách cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án cũng cho thấy dấu hiệu tốt hơn.
Để xác định hiệu quả đầu tư thì cần số liệu của 1 giai đoạn dài, do đầu tư luôn có yếu tố độ trễ về thời gian. Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu 6 tháng chưa đầy đủ, có thể ước lượng hiệu quả đầu tư thông qua tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ tăng trưởng GDP.
Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2010 khoảng 45,6%, GDP tăng 6,18% nghĩa là để tăng 1 đồng GDP cần đầu tư 7,38 đồng. Còn 6 tháng năm 2011, tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 38,3%, GDP tăng 5,57% nghĩa là chỉ cần đầu tư 6,9 đồng để tạo ra 1 đồng GDP. Như vậy có thể thấy hiệu quả đầu tư đã được cải thiện.
Đầu tư của khu vực nhà nước và FDI hiện nay là kém hiệu quả nhất, thể hiện qua hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 10, khu vực FDI trên 9.
6 tháng đầu năm 2011 đầu tư của 2 khu vực này đều giảm, chỉ khu vực ngoài nhà nước hiệu quả nhất là tăng. Do vậy, cũng có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế tăng lên.
Tuy nhiên, nếu nhìn GDP dưới phương pháp sử dụng cuối cùng, khi tích lũy được hình thành từ nguồn vốn đầu tư thì việc cắt giảm đầu tư có nghĩa là giảm tích lũy và giảm tăng trưởng. Đó là nguyên nhân giảm tăng trưởng 6 tháng năm 2011.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia rất băn khoăn là nhiều con số cắt giảm đầu tư công được cho là “ảo”.
Tại phiên họp của Thường vụ Quốc Hội ngày 30/6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, con số cắt giảm đầu tư công thực tế không đến mức 80.500 tỷ đồng như Chính phủ đã công bố. Theo ông Hiền, trong công bố nói trên, có 15 nghìn tỷ đồng cắt giảm vốn trái phiếu và 10 nghìn tỷ đồng cắt giảm do không ứng trước vốn cho các công trình của năm 2012 là không chuẩn xác.
Bởi vì, thứ nhất, vốn trái phiếu mà Quốc hội phê duyệt cho năm 2011 là 45 nghìn tỷ đồng, nếu Chính phủ cắt giảm được 15 nghìn tỷ đồng thì phải so sánh với con số này, chứ không phải so sánh với mốc ước thực hiện của năm 2010. Mức thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ 2010 là 60 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng công bố cắt giảm 10 nghìn tỷ đồng vốn ứng trước cho các công trình của 2012 thì thực ra, ngay từ đầu năm, Quốc Hội không phê duyệt bất cứ một đồng nào cho khoản này.
Rất nhiều chuyên gia cảnh báo, muốn giảm tốc độ tăng CPI thì cần phải thắt chặt tài khóa mạnh mẽ hơn, nhưng giữa con số đưa ra và thực tế vẫn còn khoảng cách khá xa.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa 12 Phùng Quốc Hiển thừa nhận khi tổng kết nhiệm kỳ là chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước của các cơ quan hành pháp cho các cơ quan của Quốc hội còn “bất cập”, “mang tính hình thức”, “làm ảnh hưởng trực tiếp” đến chất lượng thẩm tra và quyết định ngân sách của Quốc hội. Ông rút kinh nghiệm: những thông tin đó phải được cung cấp “kịp thời”, “chính xác”, và “có hệ thống” cho Quốc hội.
Cho đến gần đây, Nhóm công tác thị trường vốn thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, một diễn dàn dành cho các doanh nghiệp tư nhân đối thoại với Chính phủ, đã đưa sáng kiến về việc thiết lập Lịch sự kiện kinh tế được công khai hóa định kỳ. Bộ lịch này, theo đề xuất của nhóm, bao gồm hàng loạt các thông tin về chính sách tiền tệ, tài khóa và các chỉ số như chỉ số thất nghiệp, hàng tồn kho khu vực sản xuất, dữ liệu thị trường nhà đất, dự trữ ngoại hối, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp... Nhóm này cũng linh động khi đề xuất độ trễ 3-6 tháng cho một số thông tin nhạy cảm như dự trữ ngoại hối và tín dụng.
Trưởng Nhóm công tác thị trường vốn Dominic Scriven nói trong phiên thảo luận trực tiếp với Chính phủ gần đây: “Chúng tôi kêu gọi sự trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ và cộng đồng đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Thiếu trao đổi về các chính sách điều hành có thể tạo ra sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn”.
Thay mặt nhóm, ông Scriven đã kiên trì đưa ra đề xuất này trong những phiên đối thoại với Chính phủ suốt hai năm nay. Ông khẳng định: “Với một Lịch sự kiện kinh tế được thực hiện tốt, Chính phủ có thể chuyển tải đến cộng đồng đầu tư một hình ảnh chân thực về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù sức khỏe nền kinh tế có lúc không thực sự tốt, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng chính sách minh bạch sẽ tạo ra giá trị cho Việt Nam”.
Những đề xuất như trên, ở một góc độ nào đó, đã bắt đầu có tác dụng. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước gần đây đã bắt đầu công bố một số chỉ số tài chính và tín dụng trong các cuộc họp báo tháng của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng vậy. Đó là những dấu hiệu tốt hơn hướng tới minh bạch hóa.
Tổng cục Thống kê cũng đã họp báo tuyên bố về việc áp dụng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia mới bao gồm 350 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu. Những số liệu vĩ mô liên quan đến các nội dung mà người dân và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như tài khoản quốc gia; tài chính công; tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản; đầu tư và xây dựng,... dự kiến sẽ được công bố. Tuy nhiên, tổng cục này dự kiến sẽ chỉ công bố 297 chỉ tiêu ngay trong năm nay và toàn bộ 350 chỉ tiêu đến năm 2015.
Bình luận về điều này, ông Scriven nói: “Đây là một bước tiến lớn từ cơ quan nhà nước trong việc minh bạch hóa các thông tin kinh tế vĩ mô, tăng cường sự trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng kinh doanh”. Trong khi đó, ông Ayumi Konish, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, bổ sung thêm, Chính phủ cần tăng cường công khai những số liệu vĩ mô về tài chính, ngân sách nhằm “lấy lại” và “tăng cường” niềm tin của công chúng. Ông nói: “Nếu người dân không biết những thông tin như vậy, họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực”.
Theo các vụ chức năng Tổng cục Thống kê, tổng số vốn đầu tư các bộ, ngành, địa phương và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước cắt giảm trong năm 2011 là 80,55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011.
Việc cắt giảm đầu tư công đã ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư thực hiện 6 tháng đầu năm giảm 7,9%, trong đó giảm lớn nhất là khu vực Nhà nước (đầu tư công) với mức giảm 20,8%.
Ngoài ra, việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên 9 tháng còn lại trong dự toán năm 2011 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương cũng được hạch toán với tổng số tiết kiệm là 3,8 nghìn tỷ đồng.
Với số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 73,7 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch đặt ra, 6 tháng đầu năm mới đạt 38,8% so với kế hoạch là thấp hơn nhiều năm trước.
Tức là về mặt nguyên tắc, kể cả các dự án, công trình từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ cho đến các tập đoàn, tổng công ty thực hiện rất là nghiêm túc.
Theo Tổng cục Thống kê, mọi năm vốn từ nhà nước tăng rất nhanh. Năm nay, nếu loại trừ yếu tố giá, khối lượng đầu tư thực chất là giảm. Thực hiện so kế hoạch là thấp.
Đáng lưu ý hơn, những ước tính ban đầu về hiệu quả đầu tư sau loạt chính sách cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ nhiều dự án cũng cho thấy dấu hiệu tốt hơn.
Để xác định hiệu quả đầu tư thì cần số liệu của 1 giai đoạn dài, do đầu tư luôn có yếu tố độ trễ về thời gian. Tuy nhiên, trong điều kiện số liệu 6 tháng chưa đầy đủ, có thể ước lượng hiệu quả đầu tư thông qua tỷ lệ đầu tư so với GDP và tốc độ tăng trưởng GDP.
Tỷ lệ đầu tư so với GDP năm 2010 khoảng 45,6%, GDP tăng 6,18% nghĩa là để tăng 1 đồng GDP cần đầu tư 7,38 đồng. Còn 6 tháng năm 2011, tỷ lệ đầu tư so với GDP khoảng 38,3%, GDP tăng 5,57% nghĩa là chỉ cần đầu tư 6,9 đồng để tạo ra 1 đồng GDP. Như vậy có thể thấy hiệu quả đầu tư đã được cải thiện.
Đầu tư của khu vực nhà nước và FDI hiện nay là kém hiệu quả nhất, thể hiện qua hệ số ICOR của khu vực nhà nước là 10, khu vực FDI trên 9.
6 tháng đầu năm 2011 đầu tư của 2 khu vực này đều giảm, chỉ khu vực ngoài nhà nước hiệu quả nhất là tăng. Do vậy, cũng có thể nhận thấy hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế tăng lên.
Tuy nhiên, nếu nhìn GDP dưới phương pháp sử dụng cuối cùng, khi tích lũy được hình thành từ nguồn vốn đầu tư thì việc cắt giảm đầu tư có nghĩa là giảm tích lũy và giảm tăng trưởng. Đó là nguyên nhân giảm tăng trưởng 6 tháng năm 2011.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia rất băn khoăn là nhiều con số cắt giảm đầu tư công được cho là “ảo”.
Tại phiên họp của Thường vụ Quốc Hội ngày 30/6, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho rằng, con số cắt giảm đầu tư công thực tế không đến mức 80.500 tỷ đồng như Chính phủ đã công bố. Theo ông Hiền, trong công bố nói trên, có 15 nghìn tỷ đồng cắt giảm vốn trái phiếu và 10 nghìn tỷ đồng cắt giảm do không ứng trước vốn cho các công trình của năm 2012 là không chuẩn xác.
Bởi vì, thứ nhất, vốn trái phiếu mà Quốc hội phê duyệt cho năm 2011 là 45 nghìn tỷ đồng, nếu Chính phủ cắt giảm được 15 nghìn tỷ đồng thì phải so sánh với con số này, chứ không phải so sánh với mốc ước thực hiện của năm 2010. Mức thực hiện vốn trái phiếu Chính phủ 2010 là 60 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng công bố cắt giảm 10 nghìn tỷ đồng vốn ứng trước cho các công trình của 2012 thì thực ra, ngay từ đầu năm, Quốc Hội không phê duyệt bất cứ một đồng nào cho khoản này.
Rất nhiều chuyên gia cảnh báo, muốn giảm tốc độ tăng CPI thì cần phải thắt chặt tài khóa mạnh mẽ hơn, nhưng giữa con số đưa ra và thực tế vẫn còn khoảng cách khá xa.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội khóa 12 Phùng Quốc Hiển thừa nhận khi tổng kết nhiệm kỳ là chế độ báo cáo, cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước của các cơ quan hành pháp cho các cơ quan của Quốc hội còn “bất cập”, “mang tính hình thức”, “làm ảnh hưởng trực tiếp” đến chất lượng thẩm tra và quyết định ngân sách của Quốc hội. Ông rút kinh nghiệm: những thông tin đó phải được cung cấp “kịp thời”, “chính xác”, và “có hệ thống” cho Quốc hội.
Cho đến gần đây, Nhóm công tác thị trường vốn thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, một diễn dàn dành cho các doanh nghiệp tư nhân đối thoại với Chính phủ, đã đưa sáng kiến về việc thiết lập Lịch sự kiện kinh tế được công khai hóa định kỳ. Bộ lịch này, theo đề xuất của nhóm, bao gồm hàng loạt các thông tin về chính sách tiền tệ, tài khóa và các chỉ số như chỉ số thất nghiệp, hàng tồn kho khu vực sản xuất, dữ liệu thị trường nhà đất, dự trữ ngoại hối, đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp... Nhóm này cũng linh động khi đề xuất độ trễ 3-6 tháng cho một số thông tin nhạy cảm như dự trữ ngoại hối và tín dụng.
Trưởng Nhóm công tác thị trường vốn Dominic Scriven nói trong phiên thảo luận trực tiếp với Chính phủ gần đây: “Chúng tôi kêu gọi sự trao đổi giữa các cơ quan Chính phủ và cộng đồng đầu tư về các chính sách tiền tệ và tài khóa quốc gia. Thiếu trao đổi về các chính sách điều hành có thể tạo ra sự bất ổn định và để thị trường sống với những tin đồn”.
Thay mặt nhóm, ông Scriven đã kiên trì đưa ra đề xuất này trong những phiên đối thoại với Chính phủ suốt hai năm nay. Ông khẳng định: “Với một Lịch sự kiện kinh tế được thực hiện tốt, Chính phủ có thể chuyển tải đến cộng đồng đầu tư một hình ảnh chân thực về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù sức khỏe nền kinh tế có lúc không thực sự tốt, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng chính sách minh bạch sẽ tạo ra giá trị cho Việt Nam”.
Những đề xuất như trên, ở một góc độ nào đó, đã bắt đầu có tác dụng. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước gần đây đã bắt đầu công bố một số chỉ số tài chính và tín dụng trong các cuộc họp báo tháng của Chính phủ. Bộ Tài chính cũng vậy. Đó là những dấu hiệu tốt hơn hướng tới minh bạch hóa.
Tổng cục Thống kê cũng đã họp báo tuyên bố về việc áp dụng Hệ thống chỉ tiêu quốc gia mới bao gồm 350 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu. Những số liệu vĩ mô liên quan đến các nội dung mà người dân và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm như tài khoản quốc gia; tài chính công; tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản; đầu tư và xây dựng,... dự kiến sẽ được công bố. Tuy nhiên, tổng cục này dự kiến sẽ chỉ công bố 297 chỉ tiêu ngay trong năm nay và toàn bộ 350 chỉ tiêu đến năm 2015.
Bình luận về điều này, ông Scriven nói: “Đây là một bước tiến lớn từ cơ quan nhà nước trong việc minh bạch hóa các thông tin kinh tế vĩ mô, tăng cường sự trao đổi giữa Chính phủ và cộng đồng kinh doanh”. Trong khi đó, ông Ayumi Konish, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam, bổ sung thêm, Chính phủ cần tăng cường công khai những số liệu vĩ mô về tài chính, ngân sách nhằm “lấy lại” và “tăng cường” niềm tin của công chúng. Ông nói: “Nếu người dân không biết những thông tin như vậy, họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực”.
Sơn Hà