Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Trung Quốc "ồ ạt" thu mua nông sản: Sự phá hoại hợp pháp hay bất hợp pháp?

-Thương lái Trung Quốc đang đóng vải tươi để chở về Trung Quốc.-Trung Quốc "ồ ạt" thu mua nông sản: Sự phá hoại hợp pháp hay bất hợp pháp?
Thời gian gần đây tư thương Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam thu gom nông sản với số lượng lớn, theo một giá nhất định và dần nắm ưu thế chủ động trong việc nâng giá cao hay hạ xuống thấp đẩy người cung cấp vào thế bị động. Trên thực tế Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "chảy máu" nguyên liệu và dần bị phụ thuộc vào một thị trường.
Từ nhiều năm qua, nông dân Việt Nam đã nhiều lần ăn " trái đắng" vì làm ăn với cái tư thương người Trung Quốc, nhưng vì khoản lợi nhuận lớn người cung cấp vẫn nhắm mắt làm.Vì xét cho cùng người bán hàng cũng vì lợi nhuận, họ chỉ mong hàng hóa bán ra có lãi, không cần tìm hiểu người mua là ai.



Có thể thấy rõ cái lợi ở đây chỉ là trước mắt, còn về lâu dài sự thiệt hại sẽ rất nặng nề và không thể tính được. Đã thấy có nhiều tiếng kêu than từ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu trong nước vì "đói" hàng, máy móc đắp chiếu, công nhân ngồi chơi. Đã có nhiều chuyên gia bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về một mối nguy "chảy máu" nguyên liệu và quá lệ thuộc vào một thị trường.



 Giá một số thực phẩm như thịt gia súc, gia cầm, trứng... tăng cao đột biến được không ít ý kiến cho rằng có nguyên nhân do thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam thu mua với số lượng lớn.

Người Trung Quốc luôn có tính toán để mang lại lợi ích cho họ, còn đẩy phần thiệt hại về phía nông dân, doanh nghiệp của Việt Nam. Có thời điểm tư thương Trung Quốc  đẩy mạnh mua dưa hấu, sắn lát, rau quả... của Việt Nam với giá cao, nhưng sau khi nông dân tập trung sản xuất thì họ không thu mua nữa hoặc bày ra kiểm dịch, thông quan... nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả hàng hóa của ta. Chưa kể, những mặt hàng nông sản chất lượng nhất của Việt Nam, bị Trung Quốc tận thu đóng mắc "made in China" xuất khẩu.

Về phía các DN, khi không có hàng, Việt Nam sẽ mất những thị trường xuất khẩu lớn các mặt hàng vốn là chủ lực.

Việc thương nhân Trung Quốc thu gom các mặt hàng nông sản của Việt Nam để xuất khẩu sẽ tạo ra sự mất cân đối cung cầu cục bộ đối với các mặt hàng. Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu để phục vụ nhu cầu trong nước nhưng nay đem xuất khẩu sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, có thể kéo giá lương thực, thực phẩm tại thị trường Việt Nam lên cao, khiến việc kiềm chế lạm phát sẽ khó khăn hơn.

Tại hội chợ triển lãm quốc tế thuỷ sản Việt Nam – Vietfish 2011 (28 – 30.6) một đoàn thương nhân Trung Quốc đến từ 35 công ty có mặt từ rất sớm tìm mua thủy hải sản, lấn át cả các nhà nhập khẩu truyền thống đến từ EU, Mỹ, Nga…

Thương nhân Trung Quốc tỏ ý không hào hứng lắm với phương thức nhập khẩu chính ngạch mà chỉ thích làm ăn qua con đường mua bán mậu biên với lý do chở hàng container lạnh bằng đường bộ thuận tiện, cước phí rẻ hơn. Tuy nhiên, vấn đề cốt yếu nằm ở chỗ nếu mua tiểu ngạch thương nhân Trung Quốc không phải đóng thuế và ít chịu ràng buộc hợp đồng. Khi có rủi ro xảy ra thì thường bên bán là các doanh nghiệp Việt Nam chịu thiệt.




Cà phê là mặt hàng nông sản của Việt Nam đang bị thương nhân Trung Quốc ráo riết thu gom.
Chính việc giao dịch không thông qua đường chính ngạch đã khiến nông sản Việt Nam khó kiểm soát về số lượng xuất khẩu. Trên thực tế, Trung Quốc đã thu mua của Việt Nam bao nhiêu tôm, bao nhiêu thịt lợn, bao nhiêu trứng... không cơ quan nào nắm được, không doanh nghiệp nào biết, Việt Nam đang ở thế bị động trong việc kiểm soát hàng hoá xuất tiểu ngạch sang quốc gia chung đường biên mậu.

Đứng trước thực trạng trên, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp Việt Nam là người có lỗi, bởi không thể định hướng thị trường cũng như tìm hiểu về thị trường Trung Quốc để phổ biến tới người nông dân.

Từ trước đến nay sự phối hợp giữa các bộ, ngành không tốt , dẫn đến không quản lý, không thống kê được lượng hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng xuất sang Trung Quốc. Lợi ích quốc gia của chưa được đặt lên hàng đầu.

Hiện cả thế giới sợ thị trường Trung Quốc những cũng đang lợi dụng thị trường này. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để hạn chế tác hại tận dụng được sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc?

Tổng số lượt xem trang