Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Tuần dương hạm 'núp bóng' khu trục hạm?

Tuy chưa hạ thủy nhưng dự án tàu khu trục Type-052D đã nhanh chóng khiến giới giới quân sự thế giới quan tâm, nhất là sự không tương xứng giữa lượng giãn nước và hệ thống vũ khí.

Khởi đầu từ một bức ảnh được công bố trên trang mạng quốc phòng Milchina vào tháng 6/2011. Bức ảnh chụp một tàu khu trục mới đang được hoàn thiện bên trong một nhà xưởng có mái che. Điều này càng làm tăng sự tò mò của giới quân sự thế giới về thực hư của tàu khu trục này.


Giảm lượng giãn nước để tránh sự chú ý?

Tàu khu trục trong ảnh lập tức được xác định là dự án tàu khu trục phòng không Type-052D đã được đồn đoán trước đó. Theo lời “quảng cáo” của trang mạng Milchina đây là một tàu khu trục Aegis đúng nghĩa của Trung Quốc, trang bị hệ thống phòng không tầm xa Hồng Kỳ - 9 (chế tạo theo thiết kế của hệ thống S-300) và hoàn toàn có thể so sánh với các tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Dự kiến tải trọng đầy tải của tàu khu trục Type-052D là 10.000 tấn, tuy nhiên, có thông tin cho biết Trung Quốc sẽ giảm tải trọng tối đa của tàu xuống khoảng 9.800 tấn.
Mô hình thứ 2 của Type-052D với 16 tên lửa chống hạm.
Theo quy định của NATO các tàu chiến có tải trọng từ 10.000 tấn trở lên được liệt vào loại tàu tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển. Vì vậy, có thể cho rằng, Trung Quốc giảm tải trong tối đa của tàu khu trục Type-052D xuống dưới 10.000 tấn là để tránh câu hỏi của dư luận quốc tế.

Trung Quốc định làm gì với việc xây dựng các tàu tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển. Điều này sẽ trái với tuyên bố xây dựng quân đội với mục đích phòng thủ mà lãnh đạo Trung Quốc không ít lần nhắc đến.

Trên thực tế, một khu trục hạm có tải trọng 9.800 tấn hoàn toàn có thể thực hiện được vai trò của một tàu tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển.

Theo dự kiến tàu khu trục Type-052D sẽ chính thức đưa vào sử dụng trong năm 2012, đây sẽ là thế hệ tàu khu trục đảm đương nhiệm vụ tấn công và phòng thủ chủ lực tương tự vai trò của tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.
Đây là con tàu bí ẩn đang được hoàn thiện được cho là Type-052D.(ảnh:HSH)
Bước tiến tới tham vọng và mối đe dọa tiềm tàng

Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, Trung Quốc đang cố gắng để hoàn thiện đội tàu khu trục tấn công và phòng thủ toàn diện. Trung Quốc đang xúc tiến để đóng thêm 24 tàu khu trục Type-054D, 12 tàu khu trục Type-052B, 4 tàu khu trục Type-052C, tiếp theo là tàu khu trục Type-052D.

Toàn bộ các loại tàu khu trục này đều được trang bị khả năng phòng không hạm đội từ tầm trung đến tầm xa, hệ thống vũ khí với các tên lửa chống hạm tầm xa có khả năng tấn công tàu nổi, tàu ngầm và các mục tiều bờ biển của đối phương.

Quan trọng hơn cả, đội tàu khu trục này sẽ là những vệ tinh xung quanh hạt nhân tàu sân bay. Hình thành nên cụm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Đây là một bước đi quan trọng để hiện thực hóa tham vọng hướng ra biển lớn mà Trung Quốc ấp ủ bấy lâu nay.

Năng lực thực sự của các hệ thống vũ khí Trung Quốc nói chung và tàu khu trục Type-052D nói riêng vẫn là một câu hỏi lớn. Những thông tin có được đều từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, sự cường điệu hóa và thổi phòng năng lực của các hệ thống vũ khí này là điều khó tránh khỏi. Song cũng phải thừa nhận rằng, tàu khu trục Type-052C đến Type-052D thực sự là một bước tiến dài trong công nghệ đóng tàu chiến của Trung Quốc.

Các nước trong khu vực, kể cả Mỹ có nhiều lý do để lo lắng từ sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí này. Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn hơn trong các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông, sự xuất hiện của tàu khu trục Type-052D sẽ cho phép Trung Quốc có thêm công cụ để đòi hỏi những yêu sách của mình. Trung Quốc sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục đích của mình.

Hiện tại, ngoại trừ các tàu khu trục của Mỹ đang đồn trú tại châu Á, chỉ có hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc sở hữu các tàu khu trục có năng lực tương đương hoặc hơn so với tàu khu trục Type-052D, vốn là là các tàu khu trục Arleigh Burke mà Mỹ bán hoặc chuyển giao công nghệ cho Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 đồng minh thân thiết tại Đông  Á.

Hải quân các nước trong khu vực, đặc biệt là khu vực ASEAN tỏ ra quá nhỏ bé đối với sự xuất hiện của tàu khu trục Type-052D. Tầm tác chiến của tàu khu trục Type-052D đều vượt ra ngoài tầm với của tất cả các tên lửa chống hạm mà các nước ASEAN đang sở hữu.

Được trang bị hệ thống tên lửa đối không HHQ-9 có tầm bắn tối đa đến 150km, tàu khu trục Type-052D hoàn toàn có thể loại bỏ các mối đe dọa trên không từ xa.

Dù Trung Quốc luôn nói tới hòa bình và ổn định trên biển Đông, tuy nhiên với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hệ thống vũ khí tác chiến biển thế hệ mới, tình hình an ninh tại biển Đông và cả khu vực châu Á đã, đang và sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Tag: Hải quân Trung Quốc, Hải quân các nước trên thế giới
Tính năng kỹ chiến thuật:

Theo quan sát các bức ảnh cho thấy, con tàu đã được hoàn thành cơ bản, các hệ thống radar và vũ khí đã được lặp đặt.

Hình ảnh đầy đủ nhất về tàu khu trục Type-052D vẫn chưa thực sự xuất hiện, bức ảnh chỉ chụp một phần của tàu, không cung cấp được cái nhìn đầy đủ nhất về hình dáng của con tàu này.

Hiện tại đang có 2 thông tin về mô hình của tàu khu trục Type-052D, một mô  hình được trang bị 8 tên lửa chống hạm, một mô hình được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm, phần mạn tàu được đóng cao hơn để che chắn tên lửa chống hạm.

Tàu khu trục Type-052D có kiểu bố trí các radar mảng pha đa chức năng tương tự như kiểu bố trí của radar A/N SPY-1  trên tàu khu trục Aegis của Mỹ.

Theo một số thông tin, loại radar mảng pha đa chức năng này được sao chép từ radar mảng pha đa chức năng Sampson của loại tàu khu trục Type-45 của Anh. Radar này hoạt động ở băng tần X, tầm phát hiện mục tiêu khoảng 400km.

Hiện tại, thông số kỹ thuật của loại tàu này đang được bảo mật rất chặt chẽ, tuy nhiên theo một số thông tin rò rỉ trên các diễn đàn quốc phòng của Trung Quốc. Tàu khu trục Type-052D được trang bị đến 96 tên lửa phòng không HHQ-9 phiên bản hải quân của loại HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Hệ thống tên lửa đối không này được bố trí trong 2 cụm phóng thẳng đứng một ở phía trước ngay sau pháo chính và một ở phía sau phía trước nhà sàn đáp cho trực thăng. 

Type-052D cũng được cho là sẽ được trang bị 2 hoặc 4 cụm phóng với 8-16 tên lửa chống hạm mới, biến thể của tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm bắn lên đến 500km.

Ngoài ra, tàu khu trục Type-052D còn được trang bị hệ thống vũ khí phòng thủ laser, hệ thống gây nhiễu vũ khí dẫn đường bằng laser. Hệ thống gây nhiễu tên lửa chống hạm bằng đèn flash, tầm hoạt động từ 5-12km.

Hệ thống phóng mỗi bẫy gây nhiễu tên lửa chống hạm, 6 tàu khu trục Type-052D kết hợp với nhau có thể tạo ra một màn khói gây nhiễu bao phủ một diện tích tới 30km. Đặc biệt toàn bộ các hệ thống vũ khí đều được sản xuất trong nước, dựa trên những hiểu biết có được từ các hệ thống vũ khí nước ngoài.
>> Lộ diện tàu Aegis đầu tiên của Trung Quốc
>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 1)
>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 2)
>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)

Quốc Việt

Lê Quán Thể
Sự phát triển các hệ thống vũ khí của Trung Quốc hiện nay cũng tương tự như một bộ phim nỗi tiếng của họ "Ngọa hỗ tàng long". Họ tất nhiên không dại gì mà tuyên bố một cách công khai về loại tàu tuần dương hạm này, như thế chẳng khác nào "lạy ông tôi ở bụi này".

Tôi thấy rằng, loại tàu khu trục mới này là một mối đe dọa lớn đối với các nước láng giềng. Nếu thông tin về loại tên lửa chống hạm là đúng thì nó vượt ngoài tầm với của các tên lửa chống hạm mà các nước láng giềng đang sở hữu. Thiết nghĩ Bộ Quốc phòng cần tính đến những loại tên lửa chống hạm có tầm bắn lớn hơn để tạo sự răn đe đối với loại tàu khu trục này.

Tôi thấy hợp lý hơn cả là biến thể phóng trên không của Yakhont, tên lửa chống hạm này có tầm bắn 300km, nếu được trang bị cho Su-30MK2 đó sẽ là khắc tinh đối với Type-052D nói riêng và các tàu chiến khác.
-Nguồn: BĐV

Tổng số lượt xem trang