Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Vì sao ngày càng nhiều người đánh bom Trung Quốc?

Báo cáo trong năm 2010 của Credit Suisse cho biết, trung bình mỗi công dân Trung Quốc có 17.126 USD nhưng sự giàu có không được phân chia đồng đều.
 -Vì sao ngày càng nhiều người đánh bom Trung Quốc?
Vụ nổ bom ở Thượng Hải hôm 5/7 chỉ là một trong chuỗi đánh bom, đình công, biểu tình ở Nội Mông, Tân Cương, Giang Tây, Quảng Châu… Nguyên nhân quan trọng nhất có thể là khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến bất ổn xã hội gia tăng.

Theo BBC, sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế của Trung Quốc trong hơn ba thập niên qua khiến người ta cho rằng, sự giàu có thịnh vượng sẽ đem lại một xã hội hạnh phúc hơn, giàu có và công bằng hơn.
Tất nhiên, các giả định như vậy đi kèm với một thái độ chấp nhận ngầm rằng, sẽ có một số người giàu lên nhanh hơn những người khác và rồi những lợi ích mới có được đó sẽ được phân chia xuống cho lớp người nghèo hơn.
Và sự thực là ở Trung Quốc thời gian qua hiện xuất hiện tầng lớp trung lưu khá giả hơn, người dân có nhiều tiền tiết kiệm hơn và ít nợ nần hơn.
Họ cũng phân chia lợi ích này cho những người nghèo hơn nhưng khoản này không đáng bao nhiêu. Kết quả là khoảng cách giàu nghèo tăng tới mức chóng mặt, tạo ra nguy cơ xã hội lớn với Trung Quốc và đây cũng được coi là nguyên nhân chính dẫn tới những hành động quá khích vừa qua. 
Bất ổn từ nông thôn ra thành thị
Sau ba thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc vẫn còn là một nền kinh tế nặng tính nông thôn. Và bất chấp quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, hiện vẫn còn khoảng 50% dân số (gần 700 triệu người) sống ở các vùng nông thôn.
Trong năm 2010, người dân nông thôn có thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 5.900 nhân dân tệ (tương đương 898 USD), chưa bằng một phần ba dân thành thị, 19.100 nhân dân tệ (tương đương 2.900 USD).
Thậm chí tới cuối năm 2009, hơn 50 huyện ở ba tỉnh nghèo nhất của Trung Quốc là Tây Tạng, Vân Nam và Tứ Xuyên không có cả dịch vụ ngân hàng; đồng nghĩa với việc người dân những nơi này không hề có các dịch vụ tài chính cơ bản.
Ở thành phố, tình trạng có khác hơn đôi chút khi hàng triệu người từ nông thôn đổ ra thành thị làm ăn. Cuối năm 2009, Trung Quốc có 229,8 triệu lao động nông thôn di cư, trong đó khoảng 149 triệu người làm việc bên ngoài khu vực quê nhà.
Với đồng lương “còm cõi” so với mức sinh hoạt đắt đỏ ở thành thị, lại phải làm việc nhiều giờ mỗi ngày, ăn ở tồi tàn và đặc biệt là không được hưởng các phúc lợi vì họ không có hộ khẩu ở thành phố… tạo thành nguyên nhân “xung đột” ngay tại thành thị.
Người ngoại tỉnh không được hưởng nhiều phúc lợi xã hội.
Hoa nhài sẽ mọc?

Nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Trung Quốc với khu vực Bắc Phi, Trung Đông (nơi đã và đang xảy ra rối loạn), nhiều người nhận định sớm hay muộn Bắc Kinh sớm hay muộn cũng rơi vào tình trạng này.


Tuy nhiên, khả năng này không lớn bởi Trung Quốc có nhiều yếu tố khác xa các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi.
Trước hết cần nhắc tới việc giới lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ mức tổn hại mà sự bất bình đẳng có thể gây ra cho quốc gia nay đang là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Do đó, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào kêu gọi xây dựng “xã hội hài hòa”, vạch ra những kế hoạch phân chia các lợi ích phát triển kinh tế đều hơn, một phần bằng cách tăng chi tiêu cho các chương trình xã hội.
Họ cũng nâng mức lương tối thiểu cho người lao động nhập cư, cải thiện thu nhập ở nông thôn thông qua việc cắt giảm thuế và tăng cường thực hiện luật lao động, buộc các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực chuyển vào vùng nông thôn.
Nông thôn bị nhiều người "bỏ quên".
Quan trọng hơn, Trung Quốc vẫn là nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất thế giới và ngay cả trong năm nay, họ có thể đạt tốc độ tăng GDP là 9%. Điều này đồng nghĩa với việc lương bổng trong các nhà máy và điều kiện sinh sống của hàng triệu người sẽ được cải thiện dù ít dù nhiều.

Như nhà nghiên cứu Jing Huang của ĐH Quốc gia Singapore nhận định: “Nhìn vào Trung Quốc, bạn thấy đời sống của họ đang được cải thiện. Họ sẽ không chống đối, để rồi đặt cuộc sống của mình vào vòng nguy hiểm”.
Ngoài việc tăng thu nhập, tăng chi tiêu công, chính quyền cũng chủ động kiểm soát hệ thống thông tin, nhất là các trang, mạng xã hội như Twitter, Facebook…và sau những rối loạn vừa qua, sự kiểm soát còn được nâng lên mức cao hơn.
Một thành tố quan trọng khác là quân đội, lực lượng từ lâu vẫn trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc, ít nhất là trong tầng lớp lãnh đạo.
Tương tự, cảnh sát cũng và đang tỏ rõ quyết tâm “trung với đảng”. Mà chỉ với sự ủng hộ tuyệt đối của hai lực lượng an ninh này, chính quyền Bắc Kinh có thể hoàn toàn yên tâm trước mọi diễn biến trong nước.
Bất ổn gia tăng nhưng vẫn trong vòng kiểm soát.
Do đó, giới quan sát chính trị Trung Quốc cho rằng, với việc tiếp tục theo đuổi đường lối xây dựng xã hội hài hòa, ổn định; kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh...thì trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ tiếp tục ổn định, không có chỗ cho “hoa nhài mọc”.

>>  Thượng Hải bị đánh bom
Hải Anh (theo Wall Street Journals, Christian Science Monitor, BBC, VOA)

Tổng số lượt xem trang