Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Thụy Điển sẽ ngưng viện trợ ODA cho Việt Nam; Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam 'cải thiện đáng kể'


Nhóm blogger đại diện cho cộng đồng blogger Việt Nam trao “Tuyên bố 258” cho Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam hôm 7 tháng 8. (Hình: Dân Làm Báo)

-Theo Người Việt -Thụy Điển sẽ chấm dứt cấp viện trợ ODA cho Việt Nam. ODA dành cho Việt Nam sẽ được gắn với các tiến bộ về dân chủ, nhân quyền và sẽ chỉ còn tập trung vào trợ giúp kỹ thuật.



Thụy Điển là nước giúp đỡ Việt Nam rất nhiều trong suốt 45 năm nay, với các công trình viện trợ không hoàn lại như nhà máy giấy Bãi Bằng ở tỉnh Phú Thọ, bệnh viện nhi đồng Thuỵ Điển ở Hà Nội.
Thụy Điển lần đầu tiên lưu ý Việt Nam tới các vấn đề nhân quyền trong vụ PMU 18 mà 2 phóng viên, của tờ Tuổi Trẻ, và Thanh Niên bị kết án. Dự án PMU 18 hoạt động chủ yếu bằng ODA.

Bà Molly Lien, Tham tán của Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam, đã nhấn mạnh, viện trợ của Thụy Điển lấy từ tiền thuế do dân Thụy Điển đóng góp và phải được sử dụng để giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội dân chủ và không có tham nhũng. Trên thực tế, chính quyền Việt Nam vẫn nhận ODA nhưng không thực hiện bất kỳ cam kết nào về cải thiện nhân quyền và tôn trọng tự do, dân chủ. Ngày 7 tháng 8 vừa qua, một nhóm blogger Việt Nam đã đến Tòa Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam để trao “Tuyên bố 258” (kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ giới blogger ở Việt Nam thực hiện các quyền tự do căn bản mà Việt Nam từng cam kết sẽ tôn trọng).



Cùng ngày theo VOA, Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam 'cải thiện đáng kể', ngày 7/8, đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear có cuộc họp báo với giới truyền thông nội địa về chuyến công du Hoa Kỳ mới đây của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt-Mỹ, và báo chí Việt Nam đã đăng lời ông đại sứ là “Một trong những điều kiện để dẫn tới việc [Mỹ] dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí là vấn đề nhân quyền." 

Trao đổi với báo chí ngày 7/8, đại sứ David B. Shear cho rằng xung quanh vấn đề này từ đầu năm 2013 đến nay Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể.” đại sứ David Shear không hề phát biểu rằng nhân quyền Việt Nam “cải thiện đáng kể.”

Tòa đại sứ Mỹ nói sau khi phát hiện hôm 8/8, họ đã yêu cầu đính chính và đề nghị xin lỗi.

Tuy nhiên tính đến 4 giờ sáng ngày 10/8 (giờ Hà Nội), các trang báo điện tử trong nước bao gồm Tiền Phong, Đất Việt, Dân Trí, Sài Gòn News..v..v.. vẫn còn giữ nguyên các bản tin vừa kể.

10 am, 10/8/2013:

TP sửa rồi: -Mỹ xem xét nghiêm túc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN
Dân trí còn nguyên: Đại sứ Mỹ: Việt Nam có những bước đi tích cực về nhân quyền (9/8)
chưa tìm các báo khác....


- Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam làm nguội lạnh quan hệ với Mỹ (WSJ/ DTD). – ‘Nhân quyền trước, vũ khí sau’ (BBC). - Dự luật nhân quyền về Việt Nam: Chỉ là “Bổn cũ soạn lại” (TC QPTD). - Phóng viên Không Biên giới: VN bắt nhà báo điều tra tham nhũng vì “tham nhũng” (RSF/ DTD). – Lê Diễn Đức: Gài bẫy ngược, một “Hoàng Khương” bis? (RFA’s blog).  – SỰ THẬT ĐẰNG SAU VỤ BẮT GIỮ MỘT NHÀ BÁO … (TNM). - Nga phản đối cáo buộc của SQ Việt Nam (BBC).

-Thụy Điển sẽ ngưng viện trợ phát triển cho Việt Nam
Thanh Phương
Sau 45 năm hào phóng giúp đỡ Việt Nam vô điều kiện, chính phủ Thụy Điển, với chủ trương gắn viện trợ với nhân quyền và dân chủ, dự định sẽ ngưng viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam và sẽ chỉ tập trung vào trợ giúp kỹ thuật.

Theo tổ chức OCDE, năm ngoái, vốn viện trợ phát triển chính thức ( ODA ) trên thế giới đã giảm 2,7% so với năm 2010. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1997, viện trợ ODA bị sụt giảm như vậy, mà nguyên nhân chính dĩ nhiên là do suy thoái toàn cầu, nên nhiều nước phải thắt lưng buộc bụng.

Tuy nhiên, trong khi những nước giàu khác như Pháp, Tây Ban Nha hay Nhật Bản giảm mức viện trợ phát triển, thì Thụy Điển vẫn là một trong số ít các quốc gia ( cùng với Đan Mạch, Na Uy, Luxembourg và Hà Lan ) vẫn tỏ ra hào phóng với các nước nghèo, tức là vẫn giữ mức viện trợ phát triển chính thức cao hơn 0,7% tổng sản phẩm nội địa GDP, mức quy định của Liên hiệp quốc.
Thụy Điển cũng là nước phương Tây viện trợ cho Việt Nam sớm nhất, liên tục từ đầu những năm 1970 đến nay và là nước Tây Bắc Âu viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ 1970-1990, quan hệ hợp tác kinh tế giữa 2 nước chủ yếu là dưới hình thức Thuỵ Điển viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam để làm một số công trình như nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), Viện nhi Thuỵ Điển (Hà Nội), v.v...
Từ năm 1990 lại đây, viện trợ của Thụy Điển cho Việt Nam tập trung nhiều hơn vào các chương trình và dự án hợp tác về y tế, năng lượng, lâm nghiệp, phát triển nông thôn miền núi 5 tỉnh phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang), văn hóa, giáo dục, đào tạo cán bộ KHKT, xoá đói giảm nghèo, v.v. . .
Tuy nhiên, quan hệ giữa Thụy Điển với Việt Nam trong những năm gần đây có vẻ không còn mặn mà như trước nữa. Thậm chí chính phủ Thụy Điển có lúc đã tính đến chuyện đóng cửa đại sứ quán ở Hà Nội kể từ năm 2011, với lý do là thiếu kinh phí, nhưng sau đó đã rút lại quyết định này. Mặt khác, trong tương lai, Thụy Điển sẽ không còn tiếp tục tỏ ra hào phóng một cách vô điều kiện với Việt Nam nữa, nhất là vì chính phủ mới của nước này chủ trương gắn liền viện trợ với những tiến bộ về nhân quyền và dân chủ, cũng như về chống tham nhũng, ở những quốc gia mà Thụy Điển giúp đở.
Trong những năm gần đây, Thụy Điển đã nhiều lần lên tiếng khi thấy Việt Nam không những không tiến bộ, mà còn đi thụt lùi về mặt nhân quyền, dân chủ, cũng như về mặt chống tham nhũng, đặc biệt là sau vụ Việt Nam vào năm 2008 kết án tù hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến của tờ Thanh Niên và Nguyễn Văn Hải của tờ Tuổi Trẻ, hai nhà báo đã đi đầu trong việc loan tin về vụ tham nhũng PMU 18, một vụ tham nhũng có liên hệ đến viện trợ ODA của quốc tế.
Vào thời gian đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ VietnamNet, tham tán đại sứ quán Thụy Điển, bà Molly Lien, đã tuyên bố thẳng thừng : '' Tham nhũng trong các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA là điều không thể chấp nhận được''. Bà Molly Lien nói rằng tiền viện trợ của Thụy Điển là tiền người dân Thụy Điển đóng thuế. Những khoản tiền đó được sử dụng để giúp Việt Nam xóa đói giảm nghèo, xây dựng xã hội dân chủ và không có tham nhũng.
Tại hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam ở Hà Nội vào tháng 12/2009, đại sứ Thụy Điển Rolf Bergman cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội bãi bỏ các biện pháp kiểm soát Internet, cũng như cho phép báo chí tham gia giám sát các cơ quan quyền lực.
Có thể một phần là do Việt Nam bị xem là không có tiến bộ về nhân quyền và dân chủ mà chính phủ Thụy Điển dự định sẽ ngưng cấp viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam và sẽ chỉ tập trung vào trợ giúp kỹ thuật.
Để tổng kết 45 năm trợ giúp hết mình cho Việt Nam, ngày 2/4 vừa qua, Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế của Thụy Điển ( SIDA ) đã tổ chức một cuộc hội thảo tại Stockholm và đã có mời tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đến để đóng góp ý kiến về bản tổng kết này. Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn tiến sĩ Lê Đăng Doanh :

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
14/04/2012


- Đại sứ quán Thụy Điển tại VN sẽ hoạt động bình thường(TT).
TTO - Chính phủ Thụy Điển sẽ không đóng cửa đại sứ quán tại Việt Nam, Angola, Argentina và Malaysia như dự kiến. Tin này được đại biện lâm thời Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội, ông Henrik Gorbow, cho TTO hay vào chiều 2-8.
Cuối năm 2010, quốc hội Thụy Điển dự kiến cắt giảm ngân sách hoạt động của chính phủ, khiến Thụy Điển phải xem xét các phương án giảm hoạt động của mình, trong đó có việc đóng cửa một số cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, bao gồm đại sứ quán ở VN.

Tin này đã gây nhiều thất vọng cho người VN và Thụy Điển, nước phương tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với VN vào năm 1973 và đã có nhiều hỗ trợ đầy ý nghĩa cho công cuộc xây dựng đất nước của VN sau giải phóng cũng như hiện nay.
Ngoài ra, Đại sứ quán Thụy Điển cũng là nước đi đầu trong số các đối tác phát triển của VN hỗ trợ việc cải thiện bộ máy quản trị công của VN. Sau khi có tin Thụy Điển sẽ đóng cửa Đại sứ quán năm ngoái, đại sứ quán Anh hiện đang thay thế Thụy Điển để dẫn đầu cuộc đối thoại phòng chống tham nhũng hàng năm giữa các đối tác phát triển và chính phủ VN.
Đại biện lâm thời Gorbow cho hay ông rất vui về quyết định trên bởi qua đó Thụy Điển có thể tiếp tục khai phá những phương thức hợp tác mới với VN.
HƯƠNG GIANG

  -Không đóng cửa Đại sứ quán Thụy Điển tại VNChính phủ Thụy Điển sẽ không đóng cửa đại sứ quán tại Việt Nam, Angola, Argentina và Malaysia như dự kiến. Thông tin này được trang web của Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam khẳng định vào ngày 2-8. Cuối năm 2010, Quốc hội Thụy Điển dự kiến cắt giảm ngân sách hoạt động của chính phủ khiến Thụy Điển phải xem xét các phương án giảm hoạt động của mình, trong đó có việc đóng cửa một số cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, bao gồm đại sứ quán ở VN. Đại sứ quán Thụy Điển là cơ quan đi đầu trong số các đối tác phát triển của VN hỗ trợ việc cải thiện bộ máy quản trị công của VN.


clip_image001- Thụy Điển thành lập Đại sứ quán ở Campuchia (RFA)-Chính phủ Hoàng gia Thụy Điển vừa quyết định thành lập một Đại sứ quán ở Campuchia để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.
Theo đó, đại sứ mới được bổ nhiệm đến Campuchia là Bà Anne Hoglund nói với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính H.E. Keat Chhon rằng chính phủ Thụy Điển đã cung cấp nhiều trợ cấp tài chính cho việc hợp tác và phát triển đối với hai quốc gia châu Á, trong đó có Campuchia.


Năm nay, Thụy Điển nắm giữ vai trò chủ tịch luân phiên của EU và bà Anne Hoglund, với tư cách là chủ tịch EU tại Campuchia, sẽ nỗ lực trong các hoạt động phát triển tại Campuchia.
Về phía Campuchia, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính cho biết đang phát thảo chiến lược kinh tế cho năm 2011 – 2015 và Thụy Điển là một đối tác đóng vai trò tích cực trong sự phát triển của Campuchia.
Tính đến cuối năm 2009, Thụy Điển đã trợ cấp nhân đạo cho Campuchia 280 triệu đô-la trong các lĩnh vực giáo dục, quản trị, nhân quyền và môi trường.
Cũng xin được nhắc lại là trước đó, vào cuối tháng 12 vừa qua, chính phủ Thụy Điển thông báo đóng cửa đại sứ quán ở 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam, vì lý do thiếu kinh phí.


PHẢI CHĂNG THỤY ĐIỂN BẮT ĐẦU CHÁN VIỆT NAM ?

                                                      SƠN TRUNG 
                            Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội...
                                        

      Theo đài BBC, trước Noel một ngày, Thụy Điển loan tin sẽ đóng cửa tòa đại sứ Thụy Điển ở năm quốc gia là Việt Nam, Malaysia, Bỉ, Argentina và Angola . Họ loan tin rằng họ sẽ đóng cửa tòa đại sứ tại Hà Nội trong năm 2011. Ông Đại sứ cho biết lý do là "Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định". Việc đóng cửa tòa đại sứ ở các nước khác thì chẳng có gì để nói. Riêng việc này đối với Việt Nam là một cú sốc vì Thụy Điển và Việt Nam đã có mối liên hệ ngoại giao lâu dài trên 40 năm. Việt Nam và Trung Qu từng có lúc là “thầy”, là đồng chí, nhưng Thụy Điển với Việt Nam còn hơn thế nữa, có thể nói là anh em ruột thịt !
      Trung Quốc thì có mưu tính kia nọ, riêng Thụy Điển thì rất chân tình, không biết phải dùng từ gì để nói cho đúng tình cảm giữa hai bên. Trung Quốc, Liên Xô, Việt Nam, Lào, Miên là đồng chí anh em là phải vì cùng treo cờ búa liềm, cùng treo ảnh Marx- Lenin nhưng Thụy Điển vừa là tư bản, vừa là phong kiến lại có tình nghĩa với Việt Nam ?
      Trong khi các nước tư bản chống Việt Cộng thì Thụy Điển lập bang giao với Việt Cộng và giúp đỡ tận tình ! Tại Thụy Điển thời kỳ chiến tranh là nơi phát xuất nhiều cuộc biểu tình lớn do Thủ tướng Palme cầm đầu ủng hộ Việt Nam 
Gần 9 triệu người dân Thụy Điển, có lẽ không ai không biết đến Olof Palme. Ông nổi tiếng không phải vì ông là vị nguyên thủ châu Âu đầu tiên bị ám sát vào năm 1986, mà vì Olof Palme là người đại diện tiêu biểu nhất cho một thế hệ người Thụy Điển đã xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam những năm cuối thập kỷ 60 đầu 70 của thế kỷ trước…
Bức ảnh Cuộc tuần hành phản đối chiến tranh Việt Nam vào ngày 21/2/1968 đã được đăng trên 150 tờ báo ở khắp thế giới và chính thức đặt Olof Palme cũng như Chính phủ Thuỵ Điển vào thế đối đầu với Nhà cầm quyền Mỹ. Kể từ sự kiện này cho đến những ngày cuối cùng trong đời, CIA đã không rời ông nửa bước. Ông Johans Peaberg - Chủ tịch Hội Thụy Điển vì Việt Nam, Lào, Campuchia, nói: "Tôi nghĩ là chúng tôi đã có một Chính phủ tốt. Càng ngày, Olof Palme càng chỉ trích Mỹ mạnh mẽ hơn, và lần Olof Palme sử dụng những từ ngữ nặng nề nhất, đó là khi Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1972. Olof Palme đã so sánh lần ném bom đấy của Mỹ như những gì mà phát xít Đức đã gây ra đối với nhân loại".Đã có một nhà văn Thụy Điển đêm mơ trở thành người Việt Nam ? Có một chuyện tiếu lâm: Đến khi ông này sang thăm Việt Nam xong quay về Thụy Điển không dám ngủ nữa ?
      Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, dân lao đông XHCN Việt Nam và dân vượt biên gốc miền Bắc chạy qua Thụy Điển thì được chiếu cố tận tình! Tình càng đậm đà sau ngày Việt Nam mở cửa.
      Trung Quốc viện trợ hàng tỷ Mỹ kim, còn Thuỵ Điển chỉ viện trợ mỗi năm vài chục triệu Mỹ kim nhưng Thụy Điển là nước nhỏ, số tiền đó cũng là quý lắm.Trước 1975, Thụy Điển đã viện trợ nhà máy giấy Bãi Bằng Phú Thọ và huấn luyện kỹ sư, công nhân làm việc tại đây.. .
      Trong quá trình 40 năm hợp tác trong lĩnh vực y tế (từ năm 1968 đến nay), Thụy Điển đã hỗ trợ hơn 200 triệu USD cho ngành y tế Việt Nam. Năm 1981, Thụy Điển xây xong Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển ở Uông Bí, Quảng Ninh.
      Năm 2004, Thụy Điển hứa viện trợ cho Việt Nam mỗi năm 300 triệu cu-ron (tương đương khoảng 40 triệu USD/năm). Ngoài ra, Thụy Điển tài trợ 25 triệu cu-ron cho Chương trình phát triển bền vững về môi trường của Việt Nam (11/2004).
      Năm 2009, Thuỵ Điển giúp Việt Nam 11 triêu Mỹ kim xóa đói giảm nghèo.
      Năm 2010, Thụy Điển cam kết viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam ít nhất 250 triệu Cuaron Thụy Điện (30 triệu USD).
      Từ năm 1994, đi đôi với viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam hàng năm,Thụy Điển bắt đầu cấp tín dụng ưu đãi cho Việt Nam để hỗ trợ cho các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và viễn thông. Quan hệ hợp tác đầu tư, liên doanh và buôn bán giữa hai nước được đẩy mạnh hơn. Hiện nay, Thụy Điển đứng thứ 16 trong số các nước và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 9 dự án với tổng số vốn trên 454 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực viễn thông và trang thiết bị điện. Kim ngạch buôn bán hai chiều có bước tiến triển đáng khích lệ, nhịp độ tăng trưởng trung bình từ 10 –15% (năm 1999 là 94 triệu USD, năm 2000 đạt 117 triệu USD, 2001 đạt 127,7 triệu USD, 2002 đạt 130 triệu, 2003 đạt 185 triệu USD). Các tập đoàn công nghiệp lớn của Thụy Điển đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm: Ericsson, Comviq, Alfa-Laval, IKEA, Electrolux…
      + Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thụy Điển: Dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, đồ gốm.
      + Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Thụy Điển: Nguyên liệu thô, hoá chất, bột giấy, vải sợi, chất dẻo nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng.
      Lượng khách du lịch từ Thụy Điển và Bắc Âu vào Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, tăng trung bình khoảng 15%/năm. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, buôn bán giữa hai nước còn ở mức thấp, chưa tương xứng với mối quan hệ tốt đẹp và tiềm năng cũng như nguyện vọng giữa hai nước.
      Ôi tình nghĩa Thụy Điển, Việt Nam thắm thiết một thời là thế sao bây giờ Thụy Điển đành lòng đóng cửa Đại sứ tại Viêt Nam?
      Trong nhân dân, nhiều câu hỏi đã được đặt ra và được trả lời. Xuyên qua một số báo chí tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể tìm thấy vài đáp số:
      1. CÁ TRA
      Năm thành viên nước thành viên WWF đã thực hiện việc rút cá tra khỏi danh sách đỏ là: Đức, Áo, Na Uy, Bỉ, Đan Mạch. Riêng Thụy Điển vẫn chưa.Tại sao chưa? Anh em tình nghĩa mặn nồng sao chậm chạp thế? Người ta nghĩ rằng đằng sau có lý do gì bí ẩn hoặc chậm chạp là do lễ Giáng sinh, Tết dương lịch!
      2. LAO ĐỘNG & NHẬP CƯ
      Việt Nam đã xuất khẩu lao động sang Thụy Điển, nhưng không thể tưởng tượng nổi trong khi mùa đông lạnh cóng ở trời Âu, công nhân Việt Nam nhốt các ông chủ lại để đòi mức lương cao hơn và điều kiện sống tốt hơn !
      Những năm gần đây, nhất là năm nay khí hậu Âu Mỹ lạnh buốt, công nhân phải chịu lạnh lẽo và sinh ra các cuộc đình công và hành hung. Việc kinh doanh về trái dâu cũng khó khăn trong khi dân nhập cư ngày càng đông theo ngả du lịch. Một mặt khác, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đã lợi dụng sự dễ dãi của Thủy Điển để nhập cư lậu, gây khó khăn cho chính quyền Thụy Điển, mà có lẽ nguồn gốc là ở hai tòa đại sứ Việt Nam và Thụy Điển với giấy tờ du lịch hoặc nhập cư giả mạo.
      3. TIỀN ĐÂU?
      Theo nguồn tin riêng mối quan hệ giữa Thuỵ Điển và Việt Nam thời gian cuối có vẻ như lạnh nhạt dần. Trong ngân sách năm 2011 của mình, Thuỵ Điển sẽ cắt viện trợ cho Việt Nam. Ngược lại, phía Việt Nam quyết định đòi lại đất, nơi đại sứ quán Thuỵ Điển ở hiện nay.
      Phải chăng Việt Nam đòi tiền Thụy Điển? Nếu không xùy tiền thì phải dọn nhà?
      4. THỤY ĐIỂN KHÔNG MẶN MÀ VỚI VIỆT NAM
      Trong khi các nước khác đầu tư vào Việt Nam khá nhiều, báo chí trong nước nhận định Thụy Điển hờ hững trước những dụ dỗ này. Họ không tích cực xin xỏ, chạy chọt để có một cái "affair" nhỏ.. . Tại sao thế nhỉ?
      5. TỰ DO NHÂN QUYỀN & THAM NHŨNG
      Trong các cuộc phỏng vấn, Thụy Điển tỏ ra chê trách Việt Nam về vấn đề tham nhũng.
      Năm 2008, Việt Nam bỏ tù nhà báo Nguyễn Việt Chiến về vụ phanh phui tham nhũng, Mặc Lâm đài RFA phỏng vấn đại sứ Thụy Điển là ông Rolf Bergman:
      Thưa ông Đại sứ, trước bản án hai năm đối với ký giả Nguyễn Việt Chiến thì chính phủ nói chung, sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội nói riêng có nhận định như thế nào, thưa ông?
      “Vâng, Thụy Điển là nước hiện đang hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc phòng chống tham nhũng và hai phía trong những năm qua đã gặt hái khá nhiều kết quả. Chương trình phòng chống tham nhũng nếu thành công sẽ đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hơn nữa và đó là mục tiêu của chính phủ hai nước. Chúng tôi rất bất ngờ về bản án này mặc dù đã biết rằng sẽ có buổi xử hai nhà báo vào tuần qua nhưng kết quả cuối cùng khiến chúng tôi vô cùng thất vọng.”
      Tại Hội nghị quốc tế năm 2009, các nước viện trợ hứa viện trợ 8 tỷ đô cho Việt Nam. Mặc Lâm của đài RFA đã phỏng vấn đại sứ Thụy Điển.
      Mặc Lâm: “Trong thời gian qua nhà nước đã thử nghiệm việc đóng cửa các trang mạng xã hội như facebook và kiểm soát việc truy cập internet của người dân một cách gắt gao hơn.
      Ông đại sứ có phát biểu gì về vấn đề này?”
      Đại sứ Rolf Bergman: “Chúng tôi đã đưa ra những quan tâm về vấn đề tự do truyền thông nơi công cộng cũng như nhận được thông tin của người dân là một yếu tố quan trọng cần phải hiện thực hoá để đẩy mạnh phát triển. Chúng tôi nhấn mạnh rằng báo chí cũng như các trang mạng xã hội giữ vai trò hết sức trọng yếu trong việc nối kết thông tin, để dẫn đến thành quả, chứ không tác hại gì đến các kế hoạch của chính phủ.”
      Tháng 11-2010, trả lời phỏng vấn của đài VOA, đại sứ Staffan Herrström Thụy Điển nói:
      “Với tư cách là một cựu ký giả và một chính trị gia cũng như một công chức, tôi hoàn toàn tin tưởng rằng quyền tự do thông tin cộng với một nền báo chí chuyên nghiệp, chất lượng cao là thành tố chính giúp phanh phui các vụ tham nhũng và quản lý yếu kém. Sự phối hợp này, theo tôi, là một công cụ hiệu quả nhất.”
Lý do cuối cùng có thể: do Việt Nam đã lặng lẽ tấy chay, không tham dự buổi lễ trao giải Nobel vì Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba, một công dân Trung Quốc nên Thụy Điển chán Việt Nam ra mặt ?
                                         S.T.
-Cheese Thụy Điển vs mắm tôm Việt Nam
Hiệu Minh
Vasterbotten Cheese. Ảnh: internet
Dân Thụy Điển có món cheese (pho-mat) khá nổi tiếng. Người Việt nếu ăn lần đầu thấy bốc mùi khó chịu. Tương tự, nếu mời món đậu phụ chấm mắm tôm, người Bắc Âu phải bịt mũi. Tuy thế, cả cheese và mắm tôm đều là quốc hồn của mỗi nước.
Có người nói, Thụy Điển giúp Việt Nam về minh bạch và chống tham nhũng cũng khó như bắt dân ta ăn cheese. Có vị quan bên phía ta còn thách, đem mắm tôm cho dân Bắc Âu, liệu họ có dám ăn không?
Mỗi lần đi qua Núi Trúc (Ba Đình, Hà Nội), tôi không thể không ngước nhìn khu nhà của Đại sứ quán Thụy Điển lợp tôn mầu đỏ hồng. Sau bao năm, mái nhà ấy vẫn giữ được vẻ tươi tắn như hồi mới xây.

Những người bạn Thụy Điển luôn thủy chung bên cạnh chúng ta trong những năm tháng đen tối nhất của chiến tranh. Tôi chợt nghĩ, mầu đỏ hồng kia chẳng bao giờ phai nhạt như tình hữu nghị 40 năm giữa hai quốc gia này.
Sáng qua, một bạn đồng nghiệp gọi điện báo tin, tòa nhà này sẽ đóng cửa. Lý do chính thức đưa trên thông tin đại chúng như Đại sứ Herrström tại Hà Nội cho biết: “Cắt giảm ngân sách do Quốc hội quyết định đã dẫn tới việc Chính phủ chúng tôi phải đóng cửa các Đại sứ quán, trong đó có Đại sứ quán ở Hà Nội – trong vòng năm 2011”.

Đại sứ gọi là “ngày đen tối nhất trong năm” khi thông báo về thời hạn đóng cửa tòa Đại sứ.
Trong ngoại giao, ý tại ngôn ngoại (ý trong lời ngoài), nói ít hiểu nhiều, nói vậy mà không phải vậy. Ngoại đạo như HM thì càng không hiểu phía bên trong cánh cửa của tòa đại sứ Thụy Điển còn chứa đựng những bộ xương bí mật nào.
Chợt nhớ đến cựu Thủ tướng Olof Palme, người bạn lớn của Việt Nam. Ở châu Âu và đặc biệt là ở Thụy Điển, người ta nhắc đến thế hệ Việt Nam (Vietnam generation), những người lớn lên khi chiến tranh Việt-Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt những năm 1960. Hàng triệu người xuống đường biểu tình vì Việt Nam chính nghĩa, lên án Mỹ xâm lược Việt Nam.
Olof  Palme là một trong những người thuộc thế hệ đó. Chính ông cũng xuống đường phản đối chiến tranh vào những năm 1960-1970 và bị CIA theo dõi từng bước.
Thời gian khó sau chiến tranh, người Thụy Điển đã đến với chúng ta đầu tiên. Hà Nội có bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, hiện đại vào loại bậc nhất nhì trong khu vực lúc khánh thành. Rồi bệnh viện khác ở Quảng Ninh, nhà máy giấy Bãi Bằng và nhiều dự án hữu ích khác.
Thời hội nhập, nhận thấy Việt Nam bị đánh giá có độ minh bạch thấp, tham nhũng cao, họ đã bỏ ra những khoản tiền lớn nhằm giúp ta xây dựng thể chế tốt hơn, mong muốn giúp Việt Nam vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình.
Cái tình của người Thụy Điển đối với Việt Nam kể mãi không hết.
Người bạn chat yahoo messeger với tôi đưa ra vài câu hỏi và anh tự trả lời.
  • Quốc gia phương Tây nào thân nhất với Việt Nam: Thụy Điển
  • Quốc gia phương Tây nào có sứ quán đầu tiên tại Việt Nam: Thụy Điển
  • Dân tộc ở châu Âu nào chống Mỹ mạnh nhất trong chiến tranh Việt Nam: Thụy Điển
  • Nước nào bỏ qua embargo của Mỹ để giúp Viêt Nam xây dựng sau chiến tranh: Thụy Điển.
  • Vân vân và vân vân…
Người bạn có cô người yêu cũ – anh yêu cô ta thì đúng hơn – đang sống với chồng con bên Thụy Điển. Mẹ nàng sang thăm và kể bên đó sướng lắm, bà chưa từng thấy quốc gia nào hạnh phúc như thế. Chủ nghĩa cộng sản của ông Mác-Lê cũng đến vậy thôi.
Sống tại thiên đường mà người ta vẫn nghĩ đến Việt Nam nghèo khổ. Thật kỳ lạ.
Tâm sự với mẹ nàng, người bạn hối tiếc, ngày xưa sao cô bé lại rời bỏ mình. Bà mẹ cười, khi người yêu bỏ thì thường lỗi thuộc về người ra đi, ít ai nghĩ người ở lại cũng có vấn đề.
Ngẫm mà thấy bà nói đúng. Anh ấy già rồi, tầm suy nghĩ rất bảo thủ, không chịu thay đổi. Cô bé kia còn trẻ, anh hơn nàng tới 16 tuổi. Nàng ưa những gì hiện đại, thời cuộc, cell phone đời mới, không thích nghe những điều lão già lẩm cẩm kể lể về thời quá khứ hào hùng, từng đi bộ đội, từng đi tây, có bằng cấp, những chuyện xảy vào lúc nàng chưa sinh ra.
Bà mẹ còn đùa, nếu anh ta thay đổi cho kịp với thời đại thì may ra kiếp sau “em nó” sẽ quay về.
clip_image002
Mắm tôm VN. Ảnh: Wiki.
Bỗng nhiên tôi nhớ đến những người bạn Thụy Điển vừa đóng cửa sứ quán. Họ rời bỏ chúng ta như cô người yêu bé nhỏ của người bạn vì lý do… kinh tế.
Có lẽ chẳng có gì hệ trọng ở đây. Đôi khi nguyên nhân đơn giản chỉ là “chuyện nội bộ của Thụy Điển” như bà Phương Nga của Bộ Ngoại giao tuyên bố. Dẫu thế nào chăng nữa thì chúng ta đã mất một người bạn tốt nhất.
Mẹ cô bạn trên còn kể rằng, món cheese của Thụy Điển cũng khó ăn thật. Nhưng ăn lâu thấy ngon và bổ, chống được bệnh loãng xương.
Cheese được sản xuất theo một chuẩn rõ ràng về vệ sinh thực phẩm và có chứng chỉ quốc tế. Nó cũng giống truyền thống minh bạch, chế độ ít tham nhũng nhất thế giới của Thụy Điển có từ 300 năm nay.
Mắm tôm Việt Nam được sản xuất bằng một qui trình không rõ ràng, vì cách làm của nông dân ta, tiện cách nào pha chế cách đó. Chưa ai cấp patent (bản quyền) cho mắm tôm Việt Nam. Vì thế, ăn mắm tôm hay bị đau bụng.
Nếu cứ khăng khăng mắm tôm của ta ngon hơn cheese của Thụy Điển, thì một lúc nào đó, người ta sẽ bịt mũi bỏ đi.
Rồi đây mái nhà hồng đỏ tại số 2 Núi Trúc sẽ bị phai màu sau khi đóng cửa. Liệu rằng tình hữu nghị Việt Nam – Thụy Điển có phôi pha theo, dù đã từng thắm thiết trong suốt 40 năm qua.
H. M. Noel 2010.
clip_image004
Mái nhà xưa còn giữ mãi mầu hồng đỏ. Ảnh: Nhất Đình

Tổng số lượt xem trang