Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Những Con Đường (Tên Đổi) Không May

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến Những Con Đường (Tên Đổi) Không May
Với danh thiếp những tên đường đã đổi
Những số nhà chớp mắt bỗng tang thương
Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại
Những tên đời tơi tả khắp quê hương

Tôi không được hân hạnh quen biết với tác giả của những câu thơ thượng dẫn; do thế, chỉ có cảm tưởng (lờ mờ) rằng ông –như rất nhiều văn thi sĩ khác – cũng bị cái tật hay nói quá lời:
  Những chốn hẹn nghìn năm không trở lại!

 Coi: đâu mà dữ vậy, cha nội! Thiên hạ “trở lại” đều đều, và nườm nượp mà, đúng không? Chỉ có điều bắt buộc phải phàn nàn là “những chốn hẹn” xưa, nơi thành đô cũ (đã bị mất tên) giờ rất khó tìm – theo như tường thuật của báo Tin Tức, số ra ngày 15 tháng 6 năm 2012:
 “TP.HCM có hơn 1.500 con đường nhưng có đến 310 con đường trùng tên nằm ở nhiều quận, huyện khác nhau, có trường hợp năm đường cùng mang những tên như Lê Lợi, Nguyễn Trường Tộ, Lam Sơn. Việc trùng tên đường khiến cho nhiều người ở xa đến, do không nắm kỹ địa chỉ đã phải bở hơi tai khi tìm kiếm nhà. ...
 Không những thế, việc đặt tên đường một cách ‘thực dụng’ sẽ gây thêm nhiều hệ lụy xã hội và ảnh hưởng đến nét văn hóa của khu phố. Có rất nhiều con đường mà nghe qua tưởng như không ảnh hưởng gì, nhưng ngẫm lại thì có nhiều điều phải bàn. Chẳng hạn như đường ‘Kênh Nước Đen’, ‘Rạch Bùng Binh’, ‘Đường Tên Lửa’, ‘Đường Vành Đai’… mà chắc chắn sau thời gian ngắn nữa nó sẽ phải được đổi tên. Nhiều ý kiến cho rằng, chẳng lẽ TP.HCM đã hết tên những người có công với đất nước để đặt cho những con đường này và cứ để cho những cái tên ‘tự đặt’ bùng phát một cách tùy tiện rồi để sau này sửa sai?! Nước ta không thiếu những anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những địa danh nổi tiếng... Việc nhanh chóng đặt, chỉnh sửa tên đường không chỉ sớm ổn định cuộc sống của người dân mà còn thể hiện đẳng cấp của một đô thị văn minh, hiện đại.”  
Hai mươi năm trước – trước khi nhà thơ Cao Tần bỏ của (Sài Gòn) để chạy lấy người – hàng triệu người Việt khác cũng đã giã từ Hà Nội, với một tâm cảm đau thương và rối bời tương tự:
-Hà Nội ơi! Biết người còn có trông mong
 Hướng về ai nữa hay không
Những ngày xa vắng bên sông
Hà Nội ơi! Những chiều sương gió dâng khơi
Có người lặng ngắm mây trôi
Biết bao là nhớ tơi bời
(“Hướng Về Hà Nội”) – Hoàng Dương
Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về
Lòng khách tha hương vương sầu thương
Nhìn 
em mờ trong mây khói, bước đi nhưng chưa nỡ rời
Lệ sầu tràn mi, đượm men cay đắng biệt ly
Rồi đây dù lạc ngàn nơi
Ta hướng về chốn xa vời
Tìm mộng xưa lãng quên tháng ngày tàn phai
Nghẹn ngào thương nhớ em ... Hà Nội ơi!
(“Giấc Mơ Hồi Hương” – Vũ Thành)
Đôi lúc, tôi băn khoăn tự hỏi: khi giấc mơ hồi hương biến thành hiện thực, lúc trở về Hà Nội, chả hiểu nhạc sĩ Vũ Thành có tìm lại được những “chốn hẹn” xưa không? 
Sao e rằng “không” quá. Thì cũng cả mớ danh thiếp những tên đường đã đổiNhững số nhà chớp mắt bỗng tang thương,” y như chuyện bể dâu ở thủ đô của miền Nam thôi. Hà Nội – bây giờ– toàn là những tên đường rất lạ, và rất bất an:
 - “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô
 - “Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin
 - "Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh" – báo An Ninh Thủ Đô
 - “Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet
 -  “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng” –   báo An Ninh Thủ Đô
 - "Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh" – báo Dân Trí
 -“Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn" – báo Người Lao Động
 - “Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn" – báo Lao Động
 - "Ôtô Điên Trên Đương Tôn Đức Thắng" – Báo Mới.
Mưa chiều kỷ niệm trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Ảnh: Tiến Dũng – Vnexpress
Sau 83 năm đô hộ Việt Nam, ngoài  tội ác, người Pháp cũng đã để lại cho xứ sở này một số những thành quả đáng kể, thuộc nền văn minh chung của toàn thể nhân loại: hệ thống cầu cống, giao thông, y tế, giáo dục, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, thư viện, kiến trúc ... Nói theo bác Nguyễn Gia Kiểng là “Pháp đã còng tay Việt nam và dẫn vào thời đại mới.”
Sau đó, dân Việt bị còng tay (chặt hơn) bởi những người cộng sản rồi buộc phải .... đi lùi! Đó là lý do tại sao trước khi được “vinh hạnh” mang tên “những vị anh hùng cách mạng” kể trên, phố phường Hà Nội (nói riêng) và cả nước (nói chung) an lành và an bình hơn hiện cảnh.

Điều phiền phức và rắc rối hiện nay là dân Việt không còn chỗ để có thể lùi được nữa. Họ đã bị đẩy đến chân tường. Bởi thế, những người cộng sản khó mà có thể tiếp tục giữ được quyền bính – trong tương lai gần.
Khác với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cộng sản khi sụp đổ không để lại nơi phần đất mà nó cai trị bất cứ một thứ thành quả nào – ngoài bạo lực, nghèo đói, dốt nát, dối trá,và vô số những con đường (cũng như những ngôi trường, những cơ quan, dinh thự ...) buộc phải thay tên!
 Hơn hai thập niên sau, sau khi chế độ cộng sản cáo chung ở Hungary, người dân mới đủ thời gian để nghĩ đến cái chuyện phiền phức (không làm không được) này ở đất nước họ – theo như tường thuật của tạp chí  Nhịp Cầu Thế Giới Online:
Tên đường phố ‘có yếu tố cộng sản’ sẽ bị cấm?
Đó là nội dung một dự luật vừa được 9 dân biểu phe cầm quyền đệ lên Quốc hội Hungary vào thượng tuần tháng 6 vừa qua, theo đó, cần đổi tên các đường phố, quảng trường có liên quan đến các thể chế độc tài, nhất là độc tài cộng sản…
Dự luật cho rằng tại Hungary, cả dân chúng lẫn truyền thông ngày càng có nhu cầu và đòi hỏi cho sự thay đổi đó. Cụ thể, nhóm dân biểu muốn cấm mọi tên đường, phố có nguồn gốc từ tên những người ‘từng đóng vai trò lãnh đạo trong sự hình thành, kiến thiết hoặc duy trì các chính thể độc tài của thế kỷ 20’, hoặc từ tên tổ chức, khái niệm “có mối quan hệ trực tiếp với các chính thể độc tài thế kỷ 20”.
Tuy nhiên, ở phần lý giải dự luật, các nghị sĩ cho thấy, họ chủ yếu nhằm vào việc bài trừ những ‘tàn dư’, ký ức của những thể chế độc tài cánh tả. Đề xuất không chỉ chủ trương thay đổi tên đường, phố có ‘hơi hướng’ cộng sản, mà rộng hơn thế nhiều, nó muốn các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức xã hội và cơ quan ngôn luận cũng không được mang những tên “có yếu tố cộng sản”.
Chưa rõ phạm vi ảnh hưởng của dự luật cụ thể đến đâu, nhưng căn cứ một danh mục đi kèm, có thể thấy nhóm dân biểu cầm quyền muốn ‘bài trừ’ tên tuổi các lãnh tụ cộng sản quốc tế và trong nước (Lenin, Marx, Engels, Szamuely Tibor, Kun Béla, Münnich Ferenc, Ságvári Endre…), cũng như các khái niệm liên quan tới nền độc tài cộng sản kiểu Stalinist (Sao Đỏ, Giải Phóng, Quân đội Nhân dân, Hồng Quân, Cộng hòa Nhân dân, Cộng hòa Xô-viết, Mặt trận Nhân dân, Mùng 7 tháng 11, v.v…).
Theo dự luật trên, chính quyền tự quản địa phương cũng có thể quyết định đổi tên đường, phố – trước nay cũng đã có nhiều thử nghiệm theo hướng này, nhưng đều thất bại vì việc thay đổi địa chỉ trong giấy tờ khiến cư dân và doanh nghiệp phải trả một khoản phí đáng kể. Do đó, các dân biểu đề nghị đạo luật mới cho phép việc đổi các giấy tờ có liên quan (hộ chiếu, chứng minh thư, bằng lái xe, giấy chứng nhận kinh doanh…) sẽ được miễn phí.
Hiện tại, một số chính khách địa phương còn muốn thay đổi những đường phố mang tên các nhà văn, văn nghệ sĩ, nhân sĩ cánh tả, trong số đó có những nhân vật nổi tiếng như Lukács György (người sáng lập trường phái mỹ học mang tên ông), hay Pablo Neruda (nhà thơ cộng sản Chile, Giải Nobel Văn chương 1971), Váci Mihály (nhà thơ, dịch giả cánh tả Hungary, mất ở Hà Nội trong chuyến thăm Bắc Việt Nam năm 1970), v.v…
 
Theo thống kê, vài chục vùng ở Hungary hiện vẫn còn những đường phố mang tên Lenin. Ảnh: internet.
Sau Hungary, những quốc gia và vùng chung quanh Liên bang Xô viết cũ đã bắt đầu thực hiện những điều tương tự – theo như bản tin của VOA , ghe được vào hôm  26 tháng 8 năm 2012. Đây là những việc làm rất tốn công và vô cùng tốn kém.
Trong những trang sổ tay trước, chúng tôi cũng đã có lần đề cập đến vấn nạn này và có đưa ra vài lời đề nghị nhỏ:
- Cứ giữ tên những con đường, học viện mang tên Tôn Đức Thắng. Chỉ cần sửa đổi chút xíu thôi. Thay vì “c” ta sửa thành “t” trong chữ “đức” là… rồi. Tất cả sẽ biến thành Tôn Đứt Thắng. Gọn bâng. Vừa yên được lòng người, vừa đỡ mất lòng mấy bác, lại cũng đỡ tốn công và tốn của.
-Trường hợp của em Lê Văn Tám cũng vậy, xin cứ giữ tên cũ, chỉ cần bôi bớt một nét của chữ “m” cho nó thành “n” thôi. Vậy là khắp nước sẽ có những công viên, trường học, tượng đài Lê Văn Tán chớ không phải là Lê Văn Tám nữa. Rõ ràng vừa tránh được điều tiếng, vừa đỡ phiền phức. Cứ coi như đây là chuyện của một thởi nhảm nhí, để tán nhảm cho vui, theo kiểu “thôi bỏ đi Tám” ấy mà.
Nay xin đề xuất thêm vài “giải pháp tình thế” nữa, cho tương lai gần. Nói dại, chả may mà ngày mai (hay tuần sau) qúi bác Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Trần  Đức Lương, Nguyễn Minh Triết ... đột ngột chuyển sang từ trần thì xin Trung Ương đừng mang tên họ đặt cho những con đường hay ngôi trường nào nữa cả. Mai mốt lại phải gỡ xuống thôi, chẳng những sẽ mất công mà còn mất vui nữa!


******************

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến - Chuyện quanh lòng chảo Điện Biên

"Với tôi, cái lòng chảo Điện Biên chỉ là một vạc dầu oan nghiệt u mê, ấu trĩ, cuồng tín." Trần Hồng Tâm

Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Sáu mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫncòn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm - ghi rõ nét tự hào và hãnh diện:

Niềm tự hào và hãnh diện này, tiếc thay, đã không nhận được sự đồng tình chia sẻ bởi tất cả mọi người.Nguyễn Khải là một trong những người như thế: “Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận.”

Ông nhà văn nói đúng nhưng (tưởng) cũng nên nói thêm là những kẻ bại trận sau Thế Chiến Thứ II, ở khắp mọi nơi - chắc chắn - không đâu và không ai phải trải qua một cuộc sống thảm hại, khốn cùng như người dân ở Điện Biên hiện tại:

- Báo Hà Nội Mới, 13 tháng 4 năm 2014: Lội sông đến trường, 7 học sinh ở Lai Châu bị nước cuốn trôi.

- Báo Tuổi Trẻ, 17 tháng 3 năm 2014: Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang (Điện Biên) phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối.

Soha News: Ngày hôm nay (3/4) trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên. Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3, 4 tuổi - PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc...

Em bé Điện Biên. Ảnh: Soha News

Tuổi thơ là một thành quả đặc thù thế kỷ XX. Trước đó, nhân loại phải dồn hết nỗ lực vào việc mưu sinh nên trẻ con chỉ là một người lớn thu nhỏ (miniature adult) với trách nhiệm đè nặng lên vai gần như bố mẹ. Nhân loại đã bước vào thế kỷ 21 nhưng một số người dân ở Điện Biên thì dường như đang đi thụt lùi. Một số khác, tuy đang bước tới nhưng lại nắm bắt những “phó sản văn minh” của thời đại mới - theo Điện Biên TV, xem được vào hôm 6 tháng 9 năm 2013:”

Trong những năm qua, Điện Biên luôn được xác định là địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy ở cả 3 khía cạnh: mua bán, vận chuyển và tàng trữ trái phép chất ma túy... Theo số liệu thống kê, trong năm 2012 và 8 tháng năm 2013, lực lượng chức năng Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 962 vụ với 1.158 đối tượng. Tang vật thu giữ 79,625kg thuốc phiện, 13.379 viên + 71,5g ma túy tổng hợp, 77,98g cần sa, 8,9kg quả thuốc phiện, hơn 9 tỉ đồng, 141.500 USD, 04 xe ô tô, 417 xe máy, 729 điện thoại cùng nhiều tang vật khác.” 

Báo Điện Biên Phủ, số ra ngày 1 tháng 6 năm 2013, còn trích dẫn lời của quan chức bầy tỏ sự âu lo về sợ nghèo đói ở địa phương này vì tính lười biếng của người dân:

“Bên cạnh những giải pháp cốt lõi mang tính xuyên suốt, lâu dài để thực hiện hiệu quả các chính sách giúp người dân xóa đói giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên còn đặc biệt quan tâm đến việc tìm ‘thuốc’ cho ‘bệnh lười’ đang tồn tại trong không ít người dân.”

Không chỉ lười mà dân chúng nơi đây còn “ẩu” nữa nha. Trong khi qúi vị lãnh đạo đang tìm “những giải pháp cốt lõi mang tính xuyên suốt, lâu dài để thực hiện hiệu quả các chính sách giúp người dân xóa đói giảm nghèo” (nên chưa kịp làm cầu) thì họ đã liều lĩnh chui vào bao ni lông hay bơi qua sông để đến trường nên mới bị nước cuốn trôi oan mạng! 

Tên tuổi một danh nhân rất tăm tiếng (và tai tiếng) được gắn liền với địa danh Điện Biên là tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa từ trần vào hôm 4 tháng 10 năm 2013. Trong một cuộc phỏng vẫn dành cho báo Tin Nhanh Việt Nam, khi được hỏi về việc “về việc chọn con đường mang tên Đại tướng,” nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: 

“Có người đặt vấn đề, đổi tên những con đường đã có tên thành tên Đại tướng. Điều này nên hết sức tránh, nhất là việc những tên phố cũ cũng rất ý nghĩa, đáng lưu danh. Còn nếu là đường mới thì cũng phải xứng tầm với Đại tướng. Đây cũng là bài toán không dễ vì trên thực tế chúng ta chưa chuẩn bị gì cả.” 

Nói nào ngay thì dù có “chuẩn bị” chăng nữa cũng rất khó mà chọn một con đường để “xứng tầm với Đại tướng” vì mọi nẻo đường ở Việt Nam, hôm nay, đều nhan nhản tội ác cùng với tệ đoan xã hội và sự bất an: 

- “Xôn Xao Chợ Mãi Dâm đường Điện Biên Phủ” – báo Tiền Phong

- “Cướp Giật Có Súng trên phố Điện Biên Phủ” – báo An Ninh Hải Phòng

- “Quét Gái Mãi Dâm Trên Đường Nguyễn Chí Thanh” – báo An Ninh Thủ Đô

- “Đột Nhập Động Mãi Dâm Trên Đường Phạm Văn Đồng” – báo Người Đưa Tin

- "Bắt Kẻ Giao Hàng Trắng Dọc Đường Trường Chinh" – báo An Ninh Thủ Đô

- “Trộm Vàng Táo Tợn Trên Đường Xuân Thuỷ” – báo VietNamNet

- “Phóng Viên Truy Đuổi Đối Tượng Trộm Cắp Trên Đường Phạm Hùng” báo An Ninh Thủ Đô

- “Xe Buýt Lại Tông Người Trên Đường Lê Duẩn" – báo Người Lao Động

- “Xuất Hiện Hố Tử Thần Trên Đường Trần Quốc Hoàn" – báo Lao Động

- "Dàn Cảnh Cướp Xe Trên Đường Hồ Chí Minh" – báo Dân Trí

Thiệt là ớn chè đậu. Biết còn chỗ nào “xứng tầm” với ông Đại Tướng Điện Biên đây, Trời? Thôi thì đành chọn đường Điện Biên Phủ, thuộc phường Đa Kao, Sài Gòn - nơi vừa cắt băng khánh thành khai mạc quán ăn McDonald’s đầu tiên ở Việt Nam. Nó không những đắc địa mà còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử lớn nữa. Tập đoàn hàng ăn McDonald’s giữa thành phố H.C.M quang vinh, nằm trên một con đường mang tên V.N.G, sẽ nhắc nhở mọi người không bao giờ quên được máu xương của hàng triệu binh sĩ (dưới quyền) mà Đại Tướng đã “hy sinh” cho công cuộc cuộc chống đế quốc Mỹ xâm lược vừa qua. 

Theo Báo Mới, số ra ngày 8 tháng 2 năm 2014, ghi nhận (và in đậm) như sau: 

“Giá một chiếc burger cỡ lớn làm nên thương hiệu của McDonald's có tên là Big Mac sẽ có giá 85.000 đồng. Mức giá này tương đương với gần 4 USD, thấp hơn so với tại Mỹ tuy nhiên lại cao hơn so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Philippines hay Malaysia.” 

Em bé Điện Biên, hôm nay, chắc phải mò cua bắt ốc nguyên tháng mới đủ tiền để mua một cái Bic Mac của McDonald’s. Thảo nào mà giữa kèn trống trong “quốc tang” dành cho Đại Tướng, vẫn xen lẫn những tiếng đời dị nghị: “Năm triệu người thiệt mạng để Ông khai sinh ra một chính quyền. Nhưng chính quyền của Ông lại tồi tệ hơn những chính quyền mà Ông đã khai tử.” 

************

Đạo quân thất trận
Ảnh Minh họa (Uyên Nguyên)
--Tưởng Năng Tiến - Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập. - Hồ Chí Minh (3 tháng 9 năm 1945). Khi Hồ Chủ Tịch tuyên bố như trên, vào ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà
(chắc chắn) không ai có thể hình dung ra được là “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào? 

Gần hai phần ba thế kỷ sau, mãi đến ngày 7 tháng 5 năm 2011, cái giá này mới được ghi rõ - trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:

Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.

Phóng viên Vĩnh Hà và Ngọc Hà, của Tuổi Trẻ Online, ví von:

“Vào Lớp Một Như Thi Hoa Hậu. Một bà mẹ sau khi biết con mình trượt trong đợt thi tuyển vào lớp 1 ở Trường tiểu học Nguyễn Siêu, Hà Nội đã than: Thế là con đã gia nhập đội quân thất trận...!
Lê Thị Thảo, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, cho biết:

Do quỹ phòng có hạn, năm học này nhà trường tuyển sinh 50 cháu vào lớp 2 nhà trẻ và 150 cháu lớp mẫu giáo. Tổng số học sinh nhận mới và cũ năm học 2011-2012 là 814 cháu, dù đã vượt chỉ tiêu nhưng nhà trường cũng chỉ đáp ứng được 47% nhu cầu của trẻ được đến trường.

Cứ xem như thế thì trong cuộc chạy đua vào lớp một, năm nay, sẽ có rất nhiều các cô (hay cậu) bé tí hon thua cuộc. Các em thua không phải vì lý lịch xấu hơn, hoặc vì kém cỏi hơn chúng bạn mà chỉ vì bố mẹ mình... ít tiền hơn! Họ không có đủ khả năng tài chính để có thể (“lo lót”) cho con được tham dự vào “nền giáo dục của một quốc gia hoàn toàn độc lập.”

Chuyện tuyển sinh, với giá vài ngàn Mỹ Kim (chắc) chỉ là “cơn bão trong tách nước trà Hà Nội.” Tại nhiều nơi khác, cái giá để bước vào ngưỡng cửa học đường (thường) rẻ hơn nhiều hoặc chả phải tốn đồng xu cắc bạc nào ráo trọi.

Tuy thế, nạn lạm thu lệ phí (hay còn gọi là tự nguyện hoặc móc túi) vào đầu năm học cũng đủ khiến cho nhiều vị phụ huynh (túi rỗng) đành phải để cho con “gia nhập đạo quân thất trận.” Ký giả Nguyên Minh của báo Lao Động coi đây là những “khoản thu loạn và vô lý”:

Một phụ huynh có con vào lớp 1 Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu (TP.Nam Định) bức xúc phản ánh: ‘Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, chúng tôi được phát một tờ giấy in sẵn mẫu yêu cầu gia đình phải cam đoan không được thắc mắc đối với các khoản thu của nhà trường, trong đó có một khoản thu rất vô lý là: Đóng góp xây dựng thành phố với mức tiền 270.000đ. Tôi không hiểu vì sao một học sinh lớp 1 lại phải đóng tiền để xây dựng thành phố?’ Không chỉ có Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, Trường Tiểu học Lê Hồng Sơn (Nam Định) cũng có mục này trong các khoản thu đầu năm.

"Hoành tráng" hơn, phụ huynh khối lớp 1 Trường Tiểu học thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) phải đóng góp tới 23 khoản thu đầu năm, trong đó có cả quỹ quản trường; quỹ chăm sóc cây; giấy kiểm tra; tu sửa cơ sở vật chất (trong và ngoài khu vực); bảo hiểm điện; quạt; vật kỷ niệm; khăn bông; hao mòn đồ dùng, khăn trải bàn + lọ hoa...


Nguồn: Báo Mới


Nói tổng quát, và nghiêm trang, theo lời giáo sư Hoàng Tụy: “Học sinh bỏ học nhiều, cơ hội được đi học đối với con em các gia đình nghèo còn khó...

Nếu muốn biết nó khó cỡ nào thì hãy nhìn cách đến trường của trẻ con ở xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai, theo tường thuật của phóng viên Thiên Thư – báo Dân Trí:

Hàng chục năm nay như một quy luật, để đến được lớp, trước tiên các em phải bơi qua 50m sông, tiếp đến là đi bộ hơn 5km đường đồi dốc rồi mới đến được lớp... Đã 35 năm nay, kể từ sau khi đất nước giải phóng, Ayun chưa có một học sinh nào tốt nghiệp được cấp 3. Ông Dương Mạnh Mẫn, chủ tịch xã Ayun cho biết: Người dân ở đây đã luôn ao ước có một cây cầu nhưng không biết làm thế nào. Vì kinh phí để xây một cây cầu là quá lớn đối với xã nghèo như Ayun.






Qua sông đến trường. Nguồn: Dân Trí.


Nghèo, lẽ ra, không nên đi học. Đời sống có những nhu cầu ưu tiên sắp sẵn: ăn – học. Ăn lo chưa xong còn bầy đặt học hỏi làm chi cho nó thêm phiền. Tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – phóng viên Như Ý và Văn Long đã ghi lại được nhiều hình ảnh mưu sinh (nhọc nhằn) của những bé thơ miền núi:





Hai cô bé bán rau. Nguồn: thitruongvietnam.com


Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh THCS Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự: ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ.’ Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.

Dù không phải là thầy bói, tôi cũng biết là trên bàn tay của các em Hồ Thị Nhơn và Hồ Thị Hiền không có đường học vấn; hoặc, lỡ có, chắc cũng ngắn thôi. Không đứa bé nào có thể tiếp tục thức dậy mãi lúc hai giờ sáng để em hến đem rau ra chợ bán, xong vội vã đến trường, rồi tan trường lại lật đật đi hái rau mò hến .... cho buổi chợ hôm sau. Sức người, kể cả người miền núi chúng tôi, có hạn thôi chớ bộ. Sớm muộn gì các em cũng phải “gia nhập đạo quân thất trận” thôi.

Hình ảnh của “đạo quân thất trận” ở miền xuôi, xem chừng, cũng không sáng sủa hơn được bao nhiêu:

Những thân hình gầy còm đen đúa, quần áo lấm lem, tay cầm móc sắt lủng lẳng sau lưng chiếc bao tải ùn ùn kéo vào bãi Nam Sơn nhặt rác. Dù dưới cái nắng hè chói chang, nhưng chúng vẫn không nản tới đây thu gom những thứ mà người ta bỏ đi...Với giá 3.000 đồng/kg nhựa, 4.300 đồng/kg sắt, 1.000 đồng/kg bìa carton và túi nilon. Cả buổi nhặt rác, lũ trẻ cũng có thể kiếm cho mình được hai tới ba chục nghìn đồng. Nhưng để đổi lại, ngày ngày, chúng phải sống chung với rác thải và hàng nghìn thứ dịch bệnh trên những đống rác như thế. Hơn nữa, việc học hành bị bỏ bê. Hầu hết không có đứa trẻ nào học cao hơn lớp 9. Những đứa trẻ nơi bãi rác này, nhìn đứa nào cũng mặt mày đen đúa, cáu bẩn và hôi hám vì cả ngày dầm mình cùng rác thải. Đứa nào cũng gầy còm vì hàng ngày chúng phải hít thở cùng cả một bầu không khí ô nhiễm nặng nề mà không hề có bảo hộ gì ngay cả chiếc khẩu trang.





Mưu sinh trên rác: Nguồn: CAND.COM


Cuối thế kỷ trước, có người đã viết những câu thơ về Đạo Quân Thất Trận như sau:


Họ lặng lẽ đi như đội quân thất trận
Cán dậm chúi xuống mặt đường – Những nòng súng gỗ hết đạn 
Những tấm áo rách sặc mùi bùn phơi trong lòng dậm như cờ ngày việc làng giã đám 
Vảy cá bám trên áo họ lấp lánh những tấm huân chương. 
Họ chẳng cần tung hô, cũng chẳng đợi đón chào 
Như mây trước cơn giông trôi nặng nề, oi bức 
Những người đàn bà vác dậm đi thành một hàng dọc về phía bên phải sát mép đại lộ 
Họ đến từ đâu và sẽ đi đâu? Với mùi tanh cua ốc tỏa quanh người.
Nguyễn Quang Thiều (1993)

Bây giờ, đất đai ở Việt Nam đã trở nên của hiếm. Bùn lầy, cá, ốc mất dần. Những “tấm áo rách lấp lánh vẩy cá, sặc mùi bùn, mùi tanh của ốc” là hình ảnh (lãng mạn) chỉ còn lại trong... thơ!

Chỉ riêng tại khu vực thuộc tỉnh Hà Tây cũ – theo Tiền Phong Online, số ra ngày 7 tháng 7 năm 2011 – trong 3 năm qua đã có tới 47% số mảnh đất nông nghiệp thuộc quyền sử dụng của nông dân đã bị thu hồi, phần lớn là do mở rộng địa giới Hà Nội.

Nông thôn đang thu nhỏ lại. Nông dân phải lần về đô thị, và đã hình thành một đạo quân thất trận (mới) của thế kỷ 21. Họ không chỉ bán mồ hôi mà còn phải bán luôn cả hình hài nữa – theo tường thuật của ký giả Nguyễn Bay:

Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng...

Gần một năm nay, các ‘chiếu’ giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công... làm thợ.

Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM, vào ngày 9 tháng 7 năm 2011:

Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được”.

Từ nhiều năm trước Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có nhận định như sau:

Việt Nam đã bỏ cuộc trong cuộc chạy đua tri thức và kỹ thuật, hoạt động kinh tế chỉ còn tập trung trong các ngành đòi hỏi những kỹ năng thấp (đồ gỗ, may mặc, giầy dép, thực phẩm …). Những sản phẩm này đang bị cạnh tranh rất gay gắt từ những quốc gia chậm tiến sẵn sàng chấp nhận đồng lương rẻ mạt.

Ngày 3 tháng 9 năm 1945, ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Hồ Chủ Tịch đã long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua, ba thế hệ đã bị hy sinh: hy sinh chống Pháp để giành độc lập, hy sinh chống Mỹ để thống nhất đất nước, hy sinh làm những nông dân không có đất, và những công nhân không có tay nghề để đô thị hoá và công nghiệp hoá đất nước. Với đường lối giáo dục hiện nay, rõ ràng, Đảng và Nhà Nước đang tính hy sinh (luôn) thế hệ kế tiếp – thế hệ thứ tư!

Tình trạng đất nước, tuy thế, chưa lấy gì đáng lo cho lắm – theo như ý kiến của TS Vũ Minh Khương:

Khó khăn trong quyết định của mỗi người chúng ta hôm nay không phải là làm cách gì để đất nước tiến lên mà là làm gì để chúng ta không lùi tiếp nữa, bởi đường lùi của chúng ta còn rộng rãi thênh thang lắm.

Ông cha chúng ta để lại cho chúng ta đất đai ở vị thế đẹp và nhiều tài nguyên quý giá. Thế giới lại thương cảm chúng ta đã trải qua những cuộc chiến tranh khốc liệt. Thế hệ chúng ta chỉ cần cho nhượng thuê đất trong các dự án đầu tư dễ dãi, bán tài nguyên, và vay nợ quốc tế cũng đủ sống xênh xang được 20-30 năm nữa. Ta nhượng đất của ông cha làm sân golf và dân ta sẽ không thể đói nhờ nghề nhặt bóng và đánh giày…

Dân tộc này, như thế, không những vẫn có thể tồn tại mà còn đủ điều kiện để “sống xênh xang 23-30 năm nữa” lận.


"Không có gì quí hơn độc lập tự do."
Tôi biết thằng nói ra câu đó. 
Tôi biết nó, cả nước này biết nó. 
Việc nó làm, tội ác nó ra sao?  (N.C.T)




nguồn -Đạo quân thất trận

---

-Phụ huynh phải đóng nhiều khoản không hợp pháp
-- -Hà Nội: Phụ huynh phải nộp cả tiền tưới cây!(Dân Việt) - Trước thềm năm học mới, Sở GDĐT Hà Nội đã có công văn yêu cầu “siết chặt” các khoản đóng góp đầu năm. Có 4 khoản nhà trường không được thu của học sinh là phục vụ bảo vệ, trông xe, an ninh và vệ sinh.
-
--Hà Nội: Trẻ mầm non phải đại tiện vào...túi nylon

(Dân Việt) - Từ nhiều năm nay, hơn 500 học sinh và 42 giáo viên Trường Mầm non xã Hữu Bằng,Thạch Thất, Hà Nội phải đi mượn lớp, phải dùng chung một phòng vệ sinh và thường phải đi đại tiện vào... túi nylon.
-
-Việt Nam vẫn đang đi tìm triết lý giáo dục? (VNN 20-8-11) -THD- Nên giữ kín, đừng cho sinh viên học sinh biết tin này.

--Các địa phương "đặt hàng" hoạt động nghiên cứu khoa học (Bee.net 24-8-11)  -THD-  Đề nghị tỉnh Trà Vinh (quê của ông Phó Thủ tướng có ý kiến này) bỏ ra 10 nghìn tỷ, "đặt hàng" các nhà khoa học đo hàm lượng khí ni-trơ trên sao Kim.
-
“Ai không nghe trí thức, người đó dại” (Bee.net 15-8-111) -- Có lãnh đạo sẽ bảo: Những người tôi nghe, theo định nghĩa, đó là trí thức.
“Vàng ròng” quốc gia đang thiệt thòi nhất?
(Tamnhin.net) - Hiện nay, giới khoa học, được coi là “vàng ròng” quốc gia đang chịu thiệt thòi nhất trong những người làm công ăn lương. Họ không có chế độ đãi ngộ, phụ cấp hoặc các danh hiệu tôn vinh như ngành giáo dục hay các ngành...
-- Nhà báo… “nhân dân” (Tin tức).


-- Bị kỷ luật, một hiệu trưởng tự tử
Người Lao Động
Sau khi bị UBND huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng ra quyết định cảnh cáo vì mắc một số sai phạm, hiệu trưởng Huỳnh Đình Phúc đã tự tử. Thông tin từ cơ quan chức năng của huyện Bảo Lâm cho biết ngày 24-8, cơ quan CSĐT của công an huyện đã vào cuộc điều tra làm ...
Một hiệu trưởng trường tiểu học tự tửDân Trí
Hiệu trưởng tự tử sau khi bị phạt cảnh cáoNhân Dân
Điều tra cái chết của một hiệu trưởngNông Nghiệp
 ------
-
Giáo dục thần dân hay giáo dục công dân? (VNN 23-8-11)  - Bài Phan Hồng Giang

 -
Đừng để mất uy tín giải thưởng và danh hiệu (HV 11-8-11) -- Đề nghị một giải pháp: Tạm ngưng ban phát mọi giải thưởng và danh hiệu trong 10 năm!
- Nhà văn Nguyên Ngọc xin rút xét giải thưởng(Dân Việt) - Theo thông tin từ Hội đồng cơ sở xét Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn học ngày 24.8, có hai nhà văn đã làm đơn xin rút khỏi đợt xét giải lần này là nhà văn Sơn Tùng và nhà văn Nguyên Ngọc.

-

-----------

-
-Lời cha dặn (SGTT 15-8-11) -- P/v Nhà văn, dịch giả Phan Hồng Giang
-Hàng loạt trường sẽ phải đóng cửa ngành học (VnEx 16-8-11) -thd- Mở trường đại học ở Việt Nam không khác gì mở quán karaoke. Có khách thì mở, không thì đóng, đi ngủ sớm!
-Việt Nam ra ngõ gặp... Hoa hậu (ĐV 14-8-11) -- Cám ơn! Cám ơn tác giả bài này!


(Dân trí)- “Ngày xưa, khi đi xin tiền làm phim, tôi có thể nói với người ta, “chúng tôi có một câu chuyện và có sự tâm huyết, hãy đầu tư cho chúng tôi”. Bây giờ nếu đi xin tiền, tôi nói như thế, người ta sẽ cười cho!”- Charlie Nguyễn chia sẻ về dòng phim thị trường.
 >>  “Làm phim bây giờ, càng giả dối, càng nhiều tiền”
Phương Thanh và những pha chạm trán nảy lửa với đồng nghiệp (Bee.net 18-8-11) -- Tát Hồ Ngọc Hà, đấm Nini Khanh, cạch mặt Đàm Vĩnh Hưng
Xem tivi 6 tiếng/ngày sẽ tổn thọ 5 năm (SGTT 17-8-11) -- Đúng như vậy! Tôi còn sống đến hôm nay là nhờ không xem TV.

Tổng số lượt xem trang