Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng 8 năm 1945

-Đoàn Thanh Liêm - Cách Mạng Mùa Thu: Oán thù chồng chất!-
Năm 2015 này đánh dấu 70 năm kể từ Việt nam dành lại được nền tự chủ độc lập thóat khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp sau biến cố đảo chính vào ngày 9 Tháng Ba, 1945 (1945 – 2015). Nhưng đến ngày 19 Tháng Tám năm đó, thì người Việt Minh Cộng Sản lại tổ chức một “cuộc cướp chính quyền” và tuyên bố ngày đó là khởi sự cho “Cách Mạng Mùa Thu” ở nước ta – theo khuôn khổ “Cách Mạng Tháng Mười” của Liên Xô bắt đầu vào năm 1917.
Sau 70 năm, thời gian đã đủ nguôi ngoai lắng đọng để cho người Việt chúng ta có thể bình tâm luận định về biến cố lịch sử đày dãy những tang thương thống khổ – với biết bao nhiêu máu và nước mắt của hàng triệu người lương dân vô tội đã đổ ra tại khắp nơi trên quê hương đất nước mình.

Nói chung, thì cũng chỉ vì cái chủ trương cuồng tín quá khích gọi là “bạo lực cách mạng”, “chuyên chính vô sản” mà người cộng sản du nhập từ Liên Xô và Trung Cộng vào đất nước ta ngay từ năm 1945, nên mới xảy ra bao nhiêu cuộc thảm sát hàng lọat những người quốc gia yêu nước mà người cộng sản gán cho đủ các thứ nhãn hiệu xấu xa như : “ quân ngụy”, “việt gian”, “phản quốc”, “phản động”, “lưu manh”,“tay sai ngọai bang” v.v... Để rồi họ ra tay truy lùng, trừ diệt khủng bố cực kỳ dã man tàn bạo, không mảy may xót xa thương tiếc đối với người anh em cùng một nòi giống da vàng máu đỏ như chính mình.
Bài viết này nhằm ghi lại những cuộc thảm sát rùng rợn đó và tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của những hành vi cực kỳ tàn ác man rợ do người cộng sản cố tình gây ra ngay kể từ lúc họ mới nắm được chính quyền trong tay kể từ năm 1945 cho đến ngày nay. Xin trình bày một số vụ thảm sát điển hình theo thứ tự thời gian xảy ra lần lượt tại khắp các miền Trung, Nam, Bắc.
I-Những cuộc khủng bố tàn sát man rợ do người cộng sản gây ra tại khắp các nơi trong nước
1- Vụ thảm sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi Tháng Tám và Tháng Chín, 1945.
Ngay sau khi Việt Minh Cộng Sản chiếm được chính quyền trong tay vào Tháng Tám, 1945, thì tại nhiều làng xã thuộc các huyện Bình Sơn, Đức Phổ, Mộ Đức, Nghĩa Hành trong tỉnh Quảng Ngãi đã đồng lọat xảy ra các cuộc tàn sát tập thể (mass killing) tổng cộng lên đến gần 3,000 tín đồ Cao Đài. Có vùng người dân “bị giết hết cả già trẻ lớn bé mà mồ chôn tập thể cùng khắp các miền quê…” Sự việc này đã được Giáo Hữu Ngọc Sách Thanh tại Hoa Kỳ trình bày chi tiết trước Ủy Hội Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc gần đây vào Tháng Tư, 1999.
Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài có bảng liệt kê danh tánh các nạn nhân lên đến con số 2,791 người. Và trong tài liệu nghiên cứu có nhan đề là “Colonial Caodaists” do sử gia Janet Hoskins biên sọan, thì cũng ghi nhận con số 2,791 nạn nhân này. Danh sách này cũng được ghi nơi Đài Tưởng Niệm thiết lập từ năm 1956 tại Quảng Ngãi - mà sau năm 1975 chính quyền cộng sản đã cho triệt hạ phá bỏ hết tất cả mọi dấu tích đi.
Người đồ tể khét tiếng trong vụ thảm sát này có tên là Đặng Bửu sau này giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Chính Trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà Nội.
So với cuộc thảm sát tại Huế hồi Tết Mậu Thân 1968, thì cuộc tàn sát này tại Quảng Ngãi năm 1945 cũng thật là khủng khiếp ghê rợn không kém – nhưng mà nó lại ít được công chúng ở miền Nam trước năm 1975 biết đến. Nhưng có dấu hiệu lạc quan là gần đây giới học giả quốc tế cũng đã có điều kiện tìm hiểu nhiều về vụ thảm sát năm 1945 này.
Nhân tiện, cũng xin ghi thêm là nhà ái quốc Tạ Thu Thâu cũng đã bị Cộng Sản giết hại tại Quảng Ngãi hồi mùa thu năm 1945, vào lúc ông trên đường trở lại miền Nam sau cuộc viếng thăm miền Bắc vài tháng trước đó.
2- Những vụ khủng bố tiêu diệt người quốc gia yêu nước tại miền Nam trong thời gian từ 1945 đến 1947
Tại miền Nam vào năm 1945, thì tuy không có vụ tàn sáp tập thể có quy mô lớn như tại Quảng Ngãi, nhưng lại có vô số những cuộc ám sát khủng bố giết hại những người quốc gia yêu nước do cán bộ cộng sản theo khunh hướng Đệ Tam Quốc Tế gây ra. Và tổng số các nạn nhân bị giết hại trong các năm 1945, 1946 và 1947 có thể lên đến hàng nhiều ngàn người.
Cụ thể là những nhân vật trí thức có tên tuổi thuộc khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế (thường được gọi là Trotskystes) thì đều bị giết hại như: Trần Văn Thạch, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Hùm v.v… Còn phải kể đến những vị lãnh đạo chính trị nổi tiếng cũng đều bị Cộng Sản chém giết, điển hình như nhân sĩ Bùi Quang Chiêu, vợ chồng bác sĩ Hồ Vĩnh Ký và Nguyễn Thị Sương, luật sư Dương Văn Giáo. v.v…
Tệ hại nhất là vụ sát hại Giáo Chủ Hùynh Phú Sổ người sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo ở miền đồng bằng sông Mekong – do người Cộng Sản thực hiện vào Tháng Tư, 1947. Sự việc động trời này đã gây ra mối hận thù dai dẳng kinh khiếp cho hàng triệu tín đồ Hòa Hảo tại khắp miền Nam.
Đối với các tín đồ Cao Đài tại miền Đông Nam Bộ cũng vậy, cán bộ Cộng Sản cũng ra tay tàn sát đến cả hàng ngàn nạn nhân nữa.
Chỉ riêng có một ngày 13 Tháng Mười, 1947, thì đã có đến con số 300 nạn nhân bị Việt Minh Cộng Sản ra tay sát hại tại khu vực Hóc Môn, Thủ Đức chỉ cách thành phố Sài Gòn có chừng vài chục cây số mà thôi.
Người chủ chốt phát động các cuộc tàn sát này chính là Tướng Nguyễn Bình (tên thật là Nguyễn Phương Thảo) do Trung Ương ở Hà Nội phái vào miền Nam để phụ trách điều hành guồng máy chính trị và quân sự tại đây.
3- Những vụ sát hại các thành viên ưu tú của các đảng Đại Việt, Duy Dân và Quốc Dân Đảng ở miền Bắc.
Tại miền Bắc, thì các đảng phái quốc gia như Đại Việt, Duy Dân, Quốc Dân Đảng đều lần lượt bị người Cộng Sản dùng mọi thủ đọan tàn bạo thâm độc mà tiêu diệt cho bằng hết. Điển hình là các lãnh tụ nổi danh như Trương Tử Anh của Đại Việt, Lý Đông A của Duy Dân và vô số những đảng viên ưu tú khác của Quốc Dân Đảng cũng đều bị ám hại bằng cách thủ tiêu hay giam giữ ngặt nghèo trong các trại tù đến nỗi phải bỏ xác nơi xa xôi hẻo lánh – mà thân nhân không hề được thông báo để lo việc ma chay chôn cất và cúng giỗ. Có thể nói tổng số nạn nhân bị sát hại như vậy ở miền Bắc trong thời gian từ năm 1945 đến 1954 phải lên đến con số nhiều ngàn người.
Xin ghi lại vài trường hợp bị bắt giam rồi bị sát hại rất thương tâm của mấy nhân vật rất nổi tiếng như sau:
A-Nhà văn Khái Hưng.
Khái Hưng là một nhà văn nổi tiếng từ thập niên 1930 trong Nhóm Tự Lực Văn Đòan do nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam khởi xướng. Vào năm 1940, Khái Hưng và họa sĩ Nguyễn Gia Trí bị thực dân Pháp bắt đi an trí tại vùng quê xa Hà nội. Năm 1947, ông đang ở nhà nhạc phụ trong huyện Trực Ninh, Nam Định, thì bị công an Việt Minh đến bắt đi và sát hại rồi vất xác xuống dòng sông Ninh Cơ chỗ gần bến đò Cựa Gà.
B-Bộ trưởng Chu Bá Phượng.
Ông Chu Bá Phượng sinh năm 1908 tại Bắc Giang là một kỹ sư đã từng tham gia vào công trình thiết lập đường xe lửa Đông Dương vào hồi thập niên 1930. Ông còn là một người trong thành phần lãnh đạo nòng cốt của Quốc Dân Đảng. Năm 1946, ông Chu Bá Phượng giữ chức bộ trưởng Kinh Tế trong Chính Phủ Liên Hiệp trong đó có ông Hồ Chí Minh làm chủ tịch, ông Nguyễn Hải Thần làm phó chủ tịch, ông Nguyễn Tường Tam làm bộ trưởng Ngọai Giao. Cuối năm 1946, vì các nhân vật quốc gia như Bảo Đại, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đều đào thóat ra nước ngòai, nên chỉ còn có một mình ông Chu Bá Phượng bị kẹt lại và phải đi theo văn phòng chính phủ di tản lên chiến khu ở Việt Bắc.
Không bao lâu sau, ông Phượng bị đem đi quản chế ngặt nghèo tại vùng Hà Giang, Sơn La. Và từ cuối năm 1960, thì gia đình ông ở Hà Nội không hề nhận được bất kỳ tin tức nào của ông nữa. Mấy chục năm sau vào đầu thập niên 1990, con cháu mới nhờ người sử dụng ngọai cảm mà tìm được hài cốt của ông tại nơi rừng núi hoang vắng vùng Việt Bắc giáp giới với Trung Quốc và cải táng đem về quê nhà ở miền xuôi.
Giám đốc công an ở miền Bắc thời đó chính là ông Lê Giản, ông này phải chịu trách nhiệm nghiêm trọng về các cuộc đàn áp và giết chóc này.
II-Tìm hiểu nguyên do tại sao người cộng sản lại gây ra những vụ tàn sát với quy mô rộng lớn khủng khiếp như thế?
Trước khi đi sâu vào vấn đề, ta cần phải tĩnh trí để nhận định tình hình xã hội chính trị thực tế ở nước ta vào thời kỳ trước năm 1945 đại khái như thế này:
1- Không hề có sự ân oán thù hận nào giữa người cộng sản với người không Cộng Sản cả. Bởi lẽ vào lúc đó, tất cả hai nhóm đều là những người yêu nước và cùng hành động giống nhau là chống thực dân Pháp. Như vậy là tất cả đều ở cùng chung một phe để đối nghịch chống lại cái ách đô hộ của người Pháp để cùng dành lại nền độc lập tự chủ cho người Việt Nam. Và cả hai nhóm đều bị chính quyền Pháp đàn áp, bị bắt giam chung với nhau trong cùng một nhà tù nữa. Vì cùng có tinh thần yêu nước như nhau, lại cùng là nạn nhân khốn khổ vì sự tàn ác của đế quốc thực dân, cho nên giữa người cộng sản và không cộng sản lúc đó lại có sự thương yêu đùm bọc liên đới gắn bó chặt chẽ với nhau nữa.
Điều này khác hẳn với hai phe Quốc Gia và Cộng Sản ở bên Trung Quốc, vì hai phe đánh phá giành giật, giết chóc lẫn nhau suốt trong mấy chục năm kể từ cuối thập niên 1920 cho đến năm 1949, thì phe Cộng Sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo mới tòan thắng và buộc phe Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu phải rút lui qua đảo Đài Loan. Từ đó mà phe Cộng Sản thắng trận phát động chiến dịch trả thù những người thua trận nào mà còn bị kẹt lại ở nội địa Trung Quốc. Tình trạng này chỉ xảy ra tại Việt Nam năm 1975 sau khi quân đội Cộng Sản từ miền Bắc xâm chiếm được tòan thể lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa.
2- Ấy thế mà tại sao vào năm 1945, khi có chính quyền nắm trong tay được rồi, thì người Cộng Sản lại ra tay tận diệt người quốc gia một cách tàn bạo man rợ đến thế?
Câu trả lời cho vấn nạn này có thể thật ngắn gọn như sau: Đó là do họ áp dụng triệt để cái chủ trương “Bạo Lực Cách Mạng” (the Revolutionary Violence) mà họ học tập được từ Trung Ương Đệ Tam Quốc Tế Comintern do Liên Xô lãnh đạo.
Ngay từ thập niên 1920 cho đến năm 1945, thì đã có đến hàng trăm cán bộ cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam được đào tạo rất bài bản tại Trường Đông Phương tại Moscow do Comintern điều hành. Tại đây, họ được học rất kỹ về kỹ thuật gọi là “agitprop = agitation – propaganda” - tức là tổ chức vận động quần chúng, tuyên truyền và đặc biệt về phương thức gây bạo lọan để tạo thời cơ cướp chính quyền. Họ cũng học được kỹ thuật xây dựng guồng máy công an mật vụ theo mô hình của Liên Xô để kềm kẹp dân chúng một khi họ đã nắm giữ được chính quyền.
Nói vắn tắt là Cộng Sản Việt Nam được Comintern đào tạo hướng dẫn rất kỹ về mọi thủ đọan tinh vi để thiết lập được một chế độ độc tài chuyên chính vô sản (proletarian dictatorship). Do đó mà họ đã không từ bỏ bất kỳ một thủ đọan tàn ác vô nhân đạo nào - miễn sao đạt được mục đích tối hậu của đảng Cộng Sản là nắm vững được chính quyền trong gọng kềm sắt thép của mình.
Trái lại, các đảng phái quốc gia khác, thì không hề có được sự huấn luyện đào tạo hay sự yểm trợ vật chất tinh thần nào từ phía ngọai quốc tương tự như của Comintern cấp phát dồi dào cho đảng cộng sản Việt Nam.
Do đó mà từ năm 1945, Cộng Sản đã mặc sức tung hòanh ở Việt Nam với đủ mọi thứ đòn phép thâm độc và quỷ quyệt để vô hiệu hóa và tiêu diệt được mọi sức đối kháng của các đảng phái quốc gia hay của các tổ chức tôn giáo.
IIITóm lược
Ta có thể tóm lược bài viết này bằng mấy nét chính yếu như sau:
1- Trước năm 1945, những người yêu nước dù là Cộng Sản hay không Cộng Sản, thì đều cùng theo đuổi một mục tiêu là đánh đổ chế độ thực dân Pháp để giành lại nền độc lập cho Việt Nam.
Thế nhưng, từ khi người Cộng Sản nắm giữ được quyền hành trong tay, thì ngay tức khắc họ ra tay tiêu diệt những người yêu nước khác để dành độc quyền riêng cho mình trong mọi lãnh vực chính trị, kinh tế cũng như văn hóa tinh thần. Đó là một thứ độc tài chuyên chế tòan trị (totalitarian dictatorship).
Hâu quả tai hại trầm trọng nhất của chủ trương này là đã phá hoại tận gốc rễ cái nền nếp nhân bản, nhân ái truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta.
2- Dĩ nhiên là trong cái xã hội do thực dân, phong kiến tạo lập ra, thì có đầy rẫy những bất công áp bức. Nhưng vì người Cộng Sản đã cuồng tín du nhập cái chủ trương “hận thù giai cấp”, “bạo lực cách mạng” của Liên Xô và Trung Quốc vào đất nước ta, cho nên mới gây ra không biết bao nhiêu tang thương khổ nhục chết chóc cho tòan thể dân tộc ròng rã suốt 70 năm qua.
Như cha ông chúng ta từ xưa vẫn cảnh báo rằng “Lấy oán báo oán, oán ấy chập chùng”. Thì rõ ràng từ năm 1945 đến nay, đảng Cộng Sản đã liên tiếp gây ra biết bao nhiêu điều oan trái, khốn khổ cho cả hàng mấy chục triêu gia đình lương dân vô tội. Đó là một cái tội tày đình mà “Trời không dung, Đất không tha” cho người Cộng Sản vẫn còn cực kỳ ngoan cố mãi được.
3- Bài viết này là một lời nhắc nhở cho giới lãnh đạo chóp bu Cộng Sản ở Hà Nội phải biết phục thiện và thành khẩn công khai nhận lỗi của mình trước tòan thể dân tộc và dám có can đảm nói lên sự xám hối ăn năn về các tội ác man rợ kinh khủng như thế.
Có làm được như vậy, thì họ mới xứng đáng đón nhận được sự khoan dung tha thứ của đại khối dân tộc Việt Nam.
Westminster California, Tháng Sáu 2015

Tài liệu tham khảo
Bài viết này được xây dựng trên những chứng từ của một số gia đình nạn nhân bị cộng sản sát hại với sự tham khảo từ một số bài nghiên cứu nghiêm túc mới đây của các chuyên gia sử học quốc tế. Cụ thể xin được trưng dẫn ra như sau đây :
1-Nhiều thư của ông Chu Bá Phượng viết về cho con vào cuối thập niên 1950 lúc ông bị quản chế tại Việt bắc. Búc thư sau cùng viết vào cuối năm 1960, sau đó thì biệt tăm luôn.
2-Thông tin do gia đình cụ Lê Quang Sách cung cấp. Cụ Sách năm nay đã 88 tuổi, cụ là người thóat chết trong vụ thảm sát gần 3,000 tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi vào Tháng Tám và Tháng Chín, 1945.
3-Về các tư liệu lấy từ Internet, thì đặc biệt có các tài liệu sau đây:
A-Vụ tàn sát tín đồ Cao Đài tại Quảng Ngãi vào Tháng Tám và Tháng Chín, 1945 (tiếng Việt). Do tổ chức của Giáo Hội Cao Đài phổ biến trên Trang Nhà “Hành Trình về Chân Lí Đạo” vào ngày 21/3/2015.
B-“Caught between Propaganda and History” by Shawn McHale, 2014. Tài liệu dài 10 trang là bài Điểm sách về cuốn “Lịch sử Nam bộ Kháng chiến” được đăng trong Tủ sách “Cold War International History Project”
C-“Autopsy of a Massacre” – “On a Political Purge in the Early Days of the Indochina War” (Nam Bộ 1947)  by Francois Guillemot, 2010. Tài liệu này dài 40 trang là một bài nghiên cứu rất công phu về sự khủng bố và tàn sát vì lí do chính trị ở miền Nam được đăng trong European Journal of Asian Studies.
D-“The Viet Minh Elimination of National Parties and Groups (1945-47)” by Human Rights Watch, April 23, 2013. Tài liệu dài 17 trang viết chi tiết về việc Việt minh tiêu diệt các đảng phái chính trị tại miền Nam trong giai đọan 1945 – 1947./

BÀN VỀ CƠ HỘI CỦA DÂN TỘC
Xin Cám ơn và tiếp lời anh Nguyễn Đình Cống Trần Quí Cao 22/05/2015
Kính gởi anh Nguyễn Đình Cống,
Xin cám ơn anh đã đọc và có ý kiến tiếp theo bài viết “Dân tộc Việt nam ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng” của tôi, được đăng trên các trang Bauxite VN, anhbasam, Việt Nam thời báo, Dân luận, Sài Gòn báo… trong những ngày gần đây (Ref: Bàn về cơ hội của dân tộc, Nguyễn Đình Cống, Bauxite VN, ngày 19/5/2015)

Chủ đề của bài viết “Dân tộc Việt nam ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng” là “xem xét 3 cơ hội lớn trong quá khứ Việt Nam đã bỏ lỡ, và từ đó thảo luận cơ hội đang bày ra cho đất nước”.
CÁC CƠ HỘI ĐÃ BỎ LỠ được nêu lên gồm có:
  1. a) Cơ Hội Những Năm 1954 – 1968
  2. b) Cơ Hội Những Năm 1975 – 1986
  3. c) Cơ Hội Những Năm 1986 – 1990
Phần bổ sung và góp ý của anh có thể chia làm hai đề mục:
Đề mục 1: Anh đã bổ sung “một cơ hội nữa, vào năm 1945, chẳng những cho dân tộc mà còn cho Đảng nữa. Cơ hội cho Đảng đã được lợi dụng thành công, đã được trình bày nhiều, còn cơ hội cho dân tộc đã bị vuột mất”. Anh đã viết, dù ngắn, nhưng rõ ràng, rằng Việt Nam đã bỏ cơ hội lớn đó để đoàn kết các thành phần, các đảng phái khác nhau, mà cùng chung sức đấu tranh với Pháp giành độc lập. Thay vì vậy, Đảng CSVN đã “cướp” chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim, một Chính phủ hợp pháp gồm những con người có tâm huyết và tài năng.
Anh Cống thân mến, tôi xin được hoàn toàn đồng ý với anh về cơ hội này. Nếu lúc đó, Đảng CSVN cùng hợp tác với các đảng phái khác ủng hộ Chính phủ Trần Trọng Kim đấu tranh chính trị và ngoại giao với Pháp, thì có lẽ Việt Nam đã không phải tốn chín năm xương máu mới có được độc lập. Nhưng điều quan trọng không kém là, nếu được vậy, Việt Nam đã xác lập được tinh thần dân chủ và đạo đức trong hoạt động chính trị, trong đó các đảng phái tranh đấu và hợp tác với nhau để phụng sự Tổ Quốc và Dân tộc chung. Đó mới thực sự là tinh thần Đoàn kết dân tộc.
Từ sau cuộc Cách mạng tháng Tám “cướp chính quyền” năm 1945, dân tộc Việt Nam ngày càng chia rẽ và theo dòng thời gian, “lòng hận thù” được đẩy lên “ngút trời”. Trong lòng dân tộc, chỉ có “người cứu nước” và “kẻ bán nước”, chỉ có “ta” với “địch” xông vào nhau chém giết! Nền chính trị Việt Nam được định hướng là triệt hạ và truy sát lẫn nhau để cho đảng mình độc quyền thống trị.
So với thực tế đó, với hành động đó, các lời kêu gọi “đoàn kết, đại đoàn kết” không còn có ý nghĩa gì hết, bởi vì đó chỉ là đoàn kết giữa những thành viên cùng một phe phái. So với kích thước và tấm lòng của dân tộc, hai chữ đoàn kết đó nhỏ bé và ích kỷ biết bao!
Để hiểu tôi đồng ý với anh như thế nào, xin mời anh xem bài viết:
Đề mục 2: Anh góp ý thay vì kêu gọi “Dân tộc VN ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng”, tôi nên thay chủ từ “Dân tộc Việt Nam” bằng “Đảng CSVN”. Còn “đối với dân tộc thì lời kêu gọi hay hơn cả là nâng cao dân trí và lòng dũng cảm, biết thế nào là quyền dân chủ và đấu tranh cho quyền ấy, không để người lãnh đạo dẫn đi sai đường, để cơ hội không bị vuột mất”.
Lần nữa, tôi xin đồng ý và đồng cảm với anh. Rõ ràng, trong hoàn cảnh toàn trị khắc nghiệt hiện nay, Đảng CSVN chính là người có thể nắm bắt hay để vuột cơ hội trước mắt này. Rõ ràng, trong quá khứ, đảng CSVN có trách nhiệm đối với những tổn thất khủng khiếp cho đất nước, tình trạng chậm tiến và mất từng phần chủ quyền lãnh thổ hiện nay…
Tuy nhiên, tôi lại nghĩ rằng, một dân tộc hiếu hòa thì khó ai có thể xách động nó làm chiến tranh, một dân tộc bao dung thì khó ai có thể đẩy nó vào vòng cực đoan thù hận. Bốn cơ hội lớn như chúng ta cùng đồng ý với nhau đều đã bị bỏ lỡ phần lớn bởi vì tính chất cực đoan, hận thù, không chấp nhận nhau của dân tộc… Cho nên khi đặt tựa bài viết là “Dân tộc VN ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng”, tôi thực lòng nghĩ tới dân tộc nói chung. Trong đó có Đảng CSVN đang lãnh đạo toàn diện và nắm quyền toàn trị, và có dân chúng cần tự nâng cao dân trí, quan tâm tới chính trị và vận mệnh đất nước trước các diễn biến quốc tế và khu vực, hiểu rõ và tranh đấu cho quyền tự do căn bản của người dân trong một xã hội dân chủ… Với đà đi tới của cục diện hiện nay, tôi tin rằng đất nước có cơ tiến lên.
Ngoài ra, về mặt tình cảm và tình tự, khi dùng chữ dân tộc, tôi cảm nhận mình là một hạt cát bình đẳng trong 90 triệu hạt cát anh em, có cùng tính chất và cùng trách nhiệm cộng đồng với thực trạng của Tổ Quốc hôm nay. Đó cũng là cách tôi tự dặn lòng: không hận thù, không bực bội, sẵn sàng chung tay, góp sức xây dựng tương lai dân tộc chung.
Anh Cống thân mến, xin có vài dòng tâm sự với anh.
Trân trọng!
T.Q.C.



-BÀN VỀ CƠ HỘI CỦA DÂN TỘC Nguyễn Đình Cống
-Tôi vừa đọc bài “Dân tộc Việt nam ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng” của bác Trần Quí Cao, đăng trên Bô xít Việt Nam ngày 18 tháng 5. Xin có vài lời bàn. Bác Cao đã kể ra 3 cơ hội cho dân tộc Việt Nam, bắt đầu vào năm 1954, 1975 và 1990. Tôi biết còn một cơ hội nữa, vào năm 1945, chẳng những cho dân tộc mà còn cho Đảng nữa. Cơ hội cho Đảng đã được lợi dụng thành công, đã được trình bày nhiều, còn cơ hội cho dân tộc đã bị vuột mất. Tôi chỉ xin bàn về cơ hội đã bị vuột mất đó.

Trong hội nghị Tam cường* vào thời gian Đại chiến thế giới thứ 2, Tổng thống Mỹ Roosevelt đưa ra ý kiến không cho Pháp trở lại các thuộc địa của mình sau khi kết thúc chiến tranh, để trừng phạt Pháp đã nhanh chóng đầu hàng Đức. Chắc là Hồ Chí Minh biết rõ những chuyện đó nên đã tìm cách liên lạc với tướng Claire Channault đại diện Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở Côn Minh, nhận viện trợ về chuyên gia và khí tài do Mỹ thả dù cho Đội Tuyên truyền Giải phóng quân, thành lập đội Liên quân Việt- Mỹ gồm trên 200 người do Đàm Quang Trung chỉ huy để chống Nhật.

Tháng 4 năm 1945 Việt nam thành lập Chính phủ Trần Trọng Kim tại Huế và tuyên bố độc lập, hủy bỏ các hiệp ước ký với Pháp trước đây, thu hồi đất Nam Bộ về trong đất nước thống nhất. Cụ Trần Trọng Kim đã gặp đại diện của Việt Minh tại Hà nội để bàn chuyện hợp tác nhưng đã bị từ chối. Cuộc Cách mạng tháng Tám thực chất chỉ là cuộc giành chính quyền. Người ta tuyên truyền là cướp chính quyền của thực dân phong kiến chuyển vào tay nhân dân nhưng thực chất là cướp chính quyền của một đất nước đã tuyên bố độc lập, thuộc Chính phủ Trần Trọng Kim chuyển vào tay Cộng sản. Sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất muốn được sự công nhận và ủng hộ của Mỹ, đã trích “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ” ngày 14 tháng 7 năm 1776, để mở đầu cho “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam, sau đó ba lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt nhưng đều không được trả lời. Tại sao vậy? Mỹ ghét Cộng sản nên tôi đoán Stalin đã giải tán Quốc tế Cộng sản 3 vào tháng 5 -1943 để tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ trong chiến tranh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng muốn Mỹ ủng hộ nên mới đề ra việc giải tán Đảng Cộng sản. Tiếc rằng Đảng không giải tán mà chỉ rút vào hoạt động bí mật, điều đó không lừa được tình báo Mỹ. Có thể là Hồ Chí Minh ban đầu xem Đảng Cộng sản là phương tiện chứ không phải mục đích nên thực tâm muốn giải tán và lập ra Đảng Dân tộc yêu nước, lấy tên Đảng Xã hội hoặc Đảng Dân chủ chẳng hạn. Nhưng rồi chắc có thế lực nào đó ngăn cản nên ông không thực hiện được. Những tưởng đã đi một nước cờ cao nhưng thực ra quá thấp vì đó là mưu mô, là sự lừa dối chứ không phải trí tuệ, không phải thực lòng. Vì không có được sự ủng hộ cần thiết nên Việt Nam đã lâm vào nhiều khó khăn, dẫn đến cuộc kháng chiến 9 năm hao người tốn của.

Trong năm 1945, Việt Nam đã có hai cơ hội tốt cho dân tộc bị vuột. Cơ hội thứ nhất là Việt Minh bắt tay với Trần Trọng Kim lập chính phủ liên hiệp, theo chế độ Quân chủ lập hiến. Nếu nói mục tiêu của Việt Minh là đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập thì vào tháng 8 năm 1945 Pháp đã bị Nhật hất cẳng, Nhật đã đầu hàng, Chính phủ Trần Trọng Kim đã tuyên bố độc lập. Chỉ còn một điều là Việt Minh còn muốn lật đổ vua quan, nhưng nếu họ biết lật đổ được vua quan thì dễ, nhưng sau đó sẽ đưa dân tộc vào thảm họa, thì thà cứ để một ông vua theo chế độ lập hiến như Anh, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ, Nhật, Thái Lan, Căm pu chia v.v… còn hay hơn nhiều.

Cơ hội thứ hai là sau tháng 11 năm 1945, đã tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản thì cứ giải tán thật lòng, rồi cũng vẫn với những đảng viên yêu nước trước đây lập ra đảng Dân chủ chẳng hạn, thu nhận thêm những đảng viên mới trong các thành phần khác. Trong khi Đệ tam Quốc tế đã thực sự bị giải tán, chúng ta “ tát nước theo mưa” giải tán luôn Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó cử người sang gặp trực tiếp chính phủ Mỹ thiết lập quan hệ thì tình hình sẽ khác đi nhiều.

Cả hai cơ hội trên đều đã bị vuột chỉ vì lý thuyết đấu tranh giai cấp, chuyên chính vô sản và sự dối trá về thiên đường của CN cộng sản. Có phải dân tộc Việt Nam đã hoặc sẽ để vuột mất cơ hội không. Tôi nghĩ là không phải. Dân tộc là một tập hợp người chứ không phải một tổ chức chặt chẽ. Dân tộc đi theo sự hướng dẫn, dìu dắt của những người cầm đầu. Như vậy chủ ngữ của “để vuột mất cơi hội” không phải là dân tộc mà là những người cầm đầu. Chính họ phải chịu trách nhiệm trước dân tộc.

Bác Quí Cao đưa ra một cơ hội mới và kêu gọi “Dân tộc VN ơi, xin đừng để vuột mất cơ hội muộn màng”. Tôi nghĩ là lời kêu gọi đó trước hết nên dành cho lãnh đạo ĐCS, cho Chính phủ , cho Quốc hội và cho những đại biểu sẽ tham dự Đại hội 12 của Đảng sắp tới. Đối với dân tộc thì lời kêu gọi hay hơn cả là nâng cao dân trí và lòng dũng cảm, biết thế nào là quyền dân chủ và đấu tranh cho quyền ấy, không để người lãnh đạo dẫn đi sai đường, để cơ hội không bị vuột mất.

N.Đ.C

Tác giả gửi BVN



Chú thích:

* Hội nghị Tam cường: Họp tạiTehran, là một cuộc hội đàm giữa 3 nhà lãnh đạo Iosif Vissarionovich Stalin, Franklin D. RooseveltWinston Churchill từ ngày 28 tháng 11 đến1 tháng 12 năm 1943 tại Tehran, Iran. Đây là hội nghị bàn về Đệ nhị thế chiến đầu tiên giữaTam cường (Liên bang Xô Viết, MỹAnh) có sự góp mặt của Stalin, Roosevelt và Churchill.


Dân tộc Việt Nam ơi, xin đừng để vuột cơ hội muộn màng!

(40 NĂM SAU NGÀY 30–4–1975)
Tới bây giờ, Việt Nam vẫn còn lay hoay trong vòng chậm tiến, trong khi các quốc gia, năm mươi năm trước, từng ở cùng mức độ phát triển với Việt Nam, đã tăng tốc bứt phá và hiện nay có GDP/đầu người cao hơn Việt Nam từ gấp vài lần (Thái Lan, Mã Lai) tới gấp vài chục lần (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Họ có cấu trúc xã hội, cấu trúc kinh tế, cấu trúc văn hóa-tư tưởng tiến bộ và hữu hiệu hơn Việt Nam làm nền móng để phát triển.
Trong vòng 60 năm qua, Việt Nam đã có nhiều cơ hội phát triển rất lớn, nhưng, xót xa thay, dân tộc chúng ta đã vứt bỏ hết cơ hội này đến cơ hội khác. Tôi tin rằng nếu dùng được một trong các cơ hội đó, Việt Nam hiện đã là một quốc gia rất phát triển rồi.
Hiện nay, mâu thuẫn chính trên thế giới đã chuyển sang thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh gồm Nhật, Hàn Quốc và Úc. Mâu thuẫn này đang mang tới cho Việt nam một cơ hội lớn nữa.
Bài viết này xem xét 3 cơ hội lớn trước đây Việt Nam đã bỏ lỡ, và từ đó thảo luận cơ hội đang bày ra cho đất nước.
PHẦN I: CÁC CƠ HỘI ĐÃ BỎ LỠ
1) Cơ Hội Những Năm 1954 – 1968
Trong thời gian này, mâu thuẫn giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản lên tới đỉnh cao, dù chấp nhận chung sống hòa bình toàn cầu nhưng đồng thời cũng đi vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt.
Nước Mỹ lúc đó là siêu cường toàn diện, về kinh tế, về khoahọc-kỹ thuật, về giá trị sống và theo đó là về phương thức tổ chức xã hội tự do và khai phóng.
Mỹ dẫn đầu thế giới Tự Do, thế giới trong đó môi trường sống Tự Do thúc đẩy sự phát triển con người cá nhân và cộng đồng xã hội. Lợi ích của Mỹ nằm trong việc bảo vệ thế giới Tự Do không bị xâm lấn bởi khối Cộng Sản. Khối Cộng Sản đang dược dẫn đầu bởi Liên Xô, và kế đó là Trung Cộng. Khối này mạnh về quân sự, nhưng kinh tế thì thua phương Tây, và cách tổ chức xã hội theo chính thể độc tài trong đó người dân không có các quyền tự do căn bản.
Để thực hiện Sứ Mạng ngăn chặn ảnh hưởng của khối Cộng Sản, Mỹ đã chọn miền Nam Việt Nam làm đối tác chiến lược. Mỹ dự định hỗ trợ Nam Việt Nam xây dựng một xã hội Tự Do, Dân Chủ và Giàu Mạnh làm hình mẫu cạnh tranh. Lúc đó miền Nam Việt Nam có dân số khoảng 18 triệu, tài nguyên thiên nhiên đầy đủ, dân chúng quen với tinh thần tôn trong con người, quen với nếp sống của xã hội Dân Chủ, Tự Do. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ điều kiện hợp tác với Mỹ xây dựng đất nước thành một thí dụ điển hình giàu mạnh và văn minh.
Như vậy, mâu thuẫn giữa hệ thống Tự Do và Cộng Sản đã tạo điều kiện và cho Việt Nam 15 năm để phát triển. Lẽ ra người Việt nên chọn chiến lược làm đồng minh với Mỹ, siêu cường kinh tế, kỹ thuật và tổ chức xã hội thời đó, để xây dựng đất nước hùng mạnh và ấm no. Lẽ ra, sau năm 1954, khi chiến tranh đã chấm dứt, hai miền của đất nước nên tận dụng thời cơ hòa bình để xây dựng và phát triển. Đau đớn thay, Việt Nam chẳng những đã không chọn lựa phương cách có lợi đó, mà còn gây nên cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước, Giải Phóng Miền Nam. Hậu quả là đưa đất nước, về đối ngoại, vào thế thù địch với Mỹ và phương Tây, về đối nội, vào vòng hận thù, chém giết, tàn phá tương lai…
Một cơ hội rất lớn đã bị phung phí. Các độc giả có nghĩ rằng, nếu biết tận dụng cơ hội này, Việt Nam đã có thể hóa thành con rồng đầu tiên và con rồng rất lớn hay không?
2) Cơ Hội Những Năm 1975 – 1986
Lúc này đất nước vừa chấm dứt cuộc nội chiến tương phân tàn khốc. Hoàn cảnh đó gieo trong lòng người dân một tình cảm hòa giải dân tộc sâu xa cùng ý chí phát triển đất nước mạnh mẽ. Sức mạnh tinh thần đó có thể khai sơn phá thạch đưa quốc gia cất cánh theo hướng rồng bay!
Do đất nước được thống nhất bởi Bắc Việt, Việt Nam có những mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với khối Cộng Sản Liên Xô, Đông Âu, lúc đó đang trong thời kỳ mạnh mẽ và sẵn sàng ủng hộ Việt Nam.
Ngoài ra, Mỹ, dù đã bắt tay Trung Cộng và rút quân ra khỏi Việt Nam, vẫn còn giữ những mối quan hệ có thể tái lập tốt đẹp với Việt Nam.
Các quốc gia dân chủ hùng mạnh trên thế giới như Đức, Pháp, Anh, Nhật… cũng sẵn sàng đầu tư tại một Việt Nam đầy tiềm năng cất cánh.
Có thể nói, trên thế giới lúc đó hầu như Việt Nam là nước duy nhất có thể dùng nguồn lực của cả hai khối Tự Do và Cộng Sản. Hai khối đang trong thế chung sống hòa bình nên môi trường thế giới rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thật là thời cơ hiếm thấy khi cùng lúc Việt Nam có thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thời cơ phát triển lớn như vậy, Việt Nam lại mắc các sai lầm không thể hiểu nổi:
– Đối nội: Phá tan sự đoàn kết quốc gia bằng các chính sách Học Tập Cải Tạo, Tuyển Sinh Phân Biệt…; tàn phá cơ sở hạ tầng cứng và mềm của nền kinh tế quốc gia bằng các chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp…
– Đối ngoại: Đào sâu hơn các bất hòa khó hàn gắn với phương Tây và Mỹ. Thẳng thừng gạt bỏ bàn tay “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao chìa ra của Mỹ. Gây nên các cuộc chiến hao tổn với Campuchia, Trung Cộng…
Sau năm 1978, trong khi Trung Quốc tiến hành cải tổ kinh tế, giao thiệp với phương Tây, kêu gọi đầu tư… thì Việt Nam tự biến mình thành nước bị cô lập trên thế giới. Trong khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế 8-9% một năm thì Việt Nam ngày càng kiệt quệ vì sa lầy trong cuộc chiến với Campuchia, vì bị cấm vận và vì nhân tài bỏ nước ra đi hoặc bị vùi dập trên chính quê hương…
Những năm 1975 – 1980 Việt Nam có điều kiện tốt hơn Trung Quốc để phát triển kinh tế. Trong khi xã hội Trung Quốc đông cứng trong chế độ Cộng Sản từ năm 1949, thì Việt Nam đã có sẵn miền Nam với cấu trúc kinh tế-xã hội mở và năng động.
Nếu tận dụng được cơ hội của những năm 1975 – 1980 thì Việt Nam đã chiếm tiên cơ phát triển trước Trung Quốc. Cả một đất nước đầy tiềm năng trãi dài trên  ba ngàn rưỡi km bờ biển Đông và vịnh Thái Lan, có rừng núi, có sông lớn, có đồng bằng, có biển cả, có nguồn nhân lực dồi dào… đất nước đó mở rộng vòng tay đón nguồn lực tài chính và công nghệ cao cấp đến từ Mỹ, Nhật, châu Âu… thì chắc chắn phải phát triển với vận tốc cao hơn Trung Quốc và với chất lượng phát triển tốt hơn.
Một Việt Nam giàu mạnh như vậy, ước tính sẽ nắm trong tay dự trữ ngoại tệ 80-90 tỉ đô-la Mỹ (vào năm 1986 – ước tính của tác giả) để tạo đà tiến xa thêm nữa mấy thập niên về sau, nước Việt Nam đó có bị Trung Quốc lấn lướt và lấn chiếm như hiện nay không?
Thêm một cơ hội rất lớn đến với dân tộc lại bị vứt bỏ!
3) Cơ Hội Những Năm 1986 – 1990
Sau 11 năm với các sai lầm dìm đất nước xuống vực sâu, đảng CSVN cũng bắt đầu nhận ra “sửa đổi hay là chết”. Nhà lãnh đạo mang tai tiếng trong Cải Cách Ruộng Đất, cựu Tổng Bí Thư đảng CSVN, ông Trường Chinh, đã chủ trương một kế hoạch đổi mới tương đối căn bản so với thời cuộc lúc đó.
Từ năm 1986 trở đi, hàng hóa bắt đầu dồi dào tại Tp. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn của miền Nam. Dân chúng các nước Đông Âu đồn đãi với nhau: Việt Nam đang đổi mới thành công, có thể là tấm gương cho sự đổi mới toàn bộ hệ thống các nước Cộng Sản…
Thời cuộc thay đổi tương đối nhanh. Trong những năm sau của thập niên 1980, dân chúng tại các nước Cộng Sản Đông Âu ngày càng nhanh chóng nhận ra các khiếm khuyết của cách tổ chức xã hội cộng sản. Các phong trào, tổ chức, lực lượng dân chúng tại Ba Lan, Hung, Tiệp, Rumani vạch trần tác hại khủng khiếp của chính thể độc tài toàn trị và kêu gọi đất nước từ bỏ chế độ Cộng Sản, tổ chức quốc gia theo chính thể Tự Do Dân Chủ. Những năm 1989-1990, bức tường Bá Linh bị phá bỏ, các nước Đông Âu như Ba Lan, Hungarry, Tiệp Khắc, Rumani, Liên Xô… nối nhau từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản và từ bỏ chính thể độc đảng toàn trị. Thời cơ cực lớn cho Việt Nam thoát chủ nghĩa Cộng Sản. Lúc này ông Nguyễn Văn Linh đang chức Tổng Bí Thư đảng CSVN.
Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu Phản Cộng và Thoát Cộng trên thế giới. Trong nước bắt đầu dấy lên các tranh luận về bản chất và vai trò của đảng CSVN, về Dân Chủ, Tự Do… Đáng tiếc và đáng hận thay, trước trào lưu đó, ông Nguyễn Văn Linh, người bảo thủ và kiên quyết bảo vệ đảng CSVN bằng mọi giá, đã đưa nước Việt Nam ngược chiều tiến hóa văn minh của đa số các nước, nhất là các nước đã trãi nhiều kinh nghiệm xương máu dưới ách cộng sản.
– Đối nội: Các chính sách cởi mở, cởi trói được siết lại. Tự do ngôn luận bị cấm triệt để. Các tiếng nói phản biện bị dập tắt. Hai đảng ngoại vi của đảng CSVN là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội bị yêu cầu tự giải tán. Những nhà bất đồng ý kiến Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ… bị bức hại tàn nhẫn. Ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân Bách ủng hộ cải cách bị khai trừ.
– Đối ngoại: Trong vai trò Tổng Bí Thư đảng CSVN, ông Nguyễn Văn Linh, với sự ủng hộ của ông Đỗ Mười, đã, sau hội nghị mờ ám Thành Đô, tròng vào đầu Việt Nam cái ách nô thuộc Trung Quốc, chính thức “mở đầu một thời kì Bắc thuộc mới” cho Việt Nam. Cái ách này, từ đó cho tới nay, ngày càng siết lại với các tác hại ngày càng nặng nề hơn mà chúng ta chưa tìm cách thoát ra được.
Để biết cơ hội mà Việt Nam đã bỏ lỡ lớn như thế nào, xin mới quí độc giả cùng xem các số liệu về GDP/đầu người (USD) của Ba Lan và Hungary qua các năm:
GDP/đầu người (USD)
PolandHungary
1980     1,592     2,111
1985     1,896     1,985
1990     1,626     3,251
1995     3,605     4,409
2000     4,476     4,538
2005     7,982   10,925
2010   12,30512,732
2014  15,047   13,433
Nguồn: List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Các số liệu cho thấy:
– Sau 10 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 275% (năm 2000 so với năm 1990). Và sau 10 năm nữa, năm 2010, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 275% so với năm 2000. Tổng cộng, sau 20 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 757%.
– Sau 10 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Hungary tăng 140% (năm 2000 so với năm 1990). Và sau 10 năm nữa, năm 2010, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 281% so với năm 2000. Tổng cộng, sau 20 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Hungary tăng 392%.
Vậy: dân chúng trong những nước thoát ra khỏi chính thể Cộng Sản giàu có hơn và lấy lại được các quyền tự do căn bản mà chính thể độc tài cộng sản đã tước đoạt của họ.
Riêng Việt Nam, nếu tận dụng được thời cơ này, thì chẳng những Việt Nam thoát Cộng mà còn thoát Trung. Những tính toán sơ khởi cho thấy nếu làm được như vậy thì hiện nay:
– Việt Nam có thể có tổng GDP/năm gấp khoảng 2 lần hiện nay (ước tính của tác giả).
– Việt Nam có thể có dự trữ ngoại tệ 400-500 tỉ đô la Mỹ (năm 2014 – ước tính của tác giả).
– Việt Nam là đối tác tin cậy của hệ thống các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật…
Một Việt Nam như vậy sẽ đầy đủ lòng tự tín và tự hào dân tộc, tới mức Việt Nam đó có thể bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc đồng thời thu nhập các giá trị văn minh thế giới. Lòng tự tín và tự hào cũng giúp dân chúng vượt qua dễ dàng các rào cản quá khứ tiến tới hòa giải hòa hợp dân tộc trong tình đồng bào cùng quyết tâm hướng tới một tương lai của ước vọng chung.
Một Việt Nam như vậy, nước Trung Hoa nào có thể ngang ngược bức hiếp?
PHẦN II: CƠ HỘI TRƯỚC MẮT
Kinh nghiệm lịch sử phát triển thế giới cho thấy, thời nào cũng có mâu thuẫn giữa các khối nước lớn. Đồng minh và đối thủ thay đổi tùy theo thời. Với thời đại hiện nay, mâu thuẫn giữa các nước và các khối nước còn đan xem với hợp tác và hội nhập của từng nước với nhau và với quốc tế, nên tạo một vẻ ngoài phức tạp và rối rắm.
Dù sao, vẫn phải lần ra cái mâu thuẫn chủ đạo. Các nước trung và nhỏ, nếu biết nương theo thời thế, dùng các mâu thuẫn đó một cách hữu hiệu, sẽ phát triển vượt bậc. Nước nào thất bại sẽ rơi vào vòng xoáy tụt hậu, như Miến Điện, Việt Nam, Bangladesh… hiện nay, hay thậm chí, vào vòng chiến tranh tan nát, như Aghanistan, Lybia, Iraq… Chú ý rằng, chưa xa hiện nay, Việt Nam cũng đã có 15 năm tan nát bởi nội chiến tương tàn…
1) Môi Trường và Khuynh Hướng Chính Trị của Khu Vực
Như trên đã nói, hiện nay, mâu thuẫn chính trên thế giới đã chuyển sang thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc (và Nga, tạm thời cũng liên kết với Trung Quốc) với Mỹ và đồng minh gồm Nhật, Hàn Quốc và Úc. Do vị trí địa chính trị của Việt nam, mâu thuẫn này đang mang tới cho Việt Nam một cơ hội rất lớn.
(1) Trung Quốc thi hành chính sách bành trướng đòi quyền kiểm soát biển Đông. Các biện pháp Trung Quốc thi hành như:
  1. a) Đưa ra đường lưỡi bò lãnh hải
  2. b) Dùng tàu hải giám xua đuổi hay húc chìm tàu cá nước khác trong vùng đòi hỏi lãnh hải vô lí của mình
  3. c) Dùng biện pháp quân sự chiếm các đảo đang tranh chấp
  4. d) Bồi đắp và xây dựng đảo nhỏ hay bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự uy hiếp các quốc gia chung quanh
Các biện pháp trên đều bị các nước trên thế giới đánh giá là ngang ngược, không tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng xử chung.
(2) Chính Sách chính sách bành trướng đòi quyền kiểm soát biển Đông của Trung Quốc uy hiếp, xâm hại quyền lợi chính trị và kinh tế của các nước lớn:
Do vị trí địa chính trị-kinh tế của biển Đông, đòi hỏi này của Trung Quốc uy hiếp, xâm hại quyền lợi chính trị và kinh tế của các nước lớn khác, trong đó có Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ, Úc… Các nước này đang tìm cách liên kết nhau trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị để bảo đảm con đường hàng hải huyết mạch biển Đông không thuộc quyền thống trị của một quốc gia riêng rẽ nào, trong hoàn cảnh hiện nay, quốc gia riêng rẽ đó chính là Trung Quốc. Về mặt trận quân sự là chính sách “chuyển trục” của Mỹ, là các liên minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ-Úc, Nhật-Úc…, và có thể là Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra biển Đông. Về mặt trận kinh tế, quan trọng nhất là TPP.
3) Mong Muốn và Thái Độ Các Nước Đó Đối Với Việt Nam:
Việt Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với mâu thuẫn này. Việt Nam là Bản Lề của các nước Ấn Độ Dương và các nước Thái Bình Dương. Việt Nam là Bản Lề của các nước ASEAN lục địa và các nước ASEAN quần đảo. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm các thành phố lớn của ASEAN. Việt Nam là nước cùng với Phi Luật Tân nằm ở hai biên Đông và Tây của biển Đông. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc và án ngữ biển Đông…
Việt Nam có khối dân lớn. Khối 90 triệu dân này đã trãi qua một ngàn năm bị Trung Quốc chiếm đóng, rồi giành lại độc lập và từ đó tới nay đã tồn tại hơn một ngàn năm dưới sức ép xâm chiếm liên tục của Trung Quốc, được trui rèn qua 9 cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lăng.
Hẳn nhiên, Việt Nam là tác nhân rất quan trọng trong chính sách “chuyển trục” lực lượng quân sự của Mỹ sang vùng này của thế giới. Việt Nam cũng là tác nhân không thể thiếu trong chiến lược bảo vệ biển Đông như là con đường hàng hải chung của thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, Việt Nam phải có thực lực quân sự và thực lực kinh tế.
Do đó, các nước Mỹ, Nhật… đã công khai bày tỏ mong muốn cung cấp cho Việt Nam vũ khí đủ sức tuần tra, phát hiện, ngăn chặn các xâm chiếm lãnh thổ. Hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa rất quan trọng cho ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Từ năm trăm năm nay, các chính quyền tiếp nối nhau của Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này mà Trung Quốc không có vai trò gì cả. Chỉ cần Việt Nam bảo vệ được chủ quyền của mình trên hai quần đảo này (hay ít nhất, trước mắt, trên quần đảo Trường Sa) là góp phần giải quyết phần quan trọng của vấn đề biển Đông. Các nước trên cũng mong muốn Việt Nam tham gia tập trận chung, và từ đó có thể phát triển thành nền móng cho liên minh quân sự về sau…
Về kinh tế, TPP là một dự án lớn mà Việt Nam sẽ rất có lợi khi tham gia, vì sẽ có điều kiện phát triển kinh tế và dần dần “tự chủ hóa” nền kinh tế của mình khỏi vòng lệ thuộc tệ hại vào Trung Quốc như hiện nay. Các quốc gia chủ chốt trong dự án này, nhất là Mỹ, Nhật rất muốn Việt Nam tham gia.
2) Tác Động của Chính Sách Bành Trướng của Trung Quốc Đối Với Việt Nam
Chỉ cần lướt qua một số sự việc đã xảy ra từ năm 1974 tới nay, chúng ta cũng cảm và thấy được các tác động của chính sách bành trướng này.
– Năm 1974: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ miền Nam Việt Nam
– Năm 1979: Trung Cộng tiến công biên giới, giết hại hàng trăm ngàn chiến sĩ và dân chúng Việt Nam
– Năm 1988: Trung Cộng đánh chiếm biển đảo ở khu vực Trường Sa, giết chết 64 chiến sĩ Việt Nam.
Từ đó tới nay là các quấy nhiễu liên tục trên biển, từ giấu mặt đâm chìm tàu cá Việt Nam, cho tới ngang nhiên lập Tam Sa, cắt cáp biển, mang giàn khoan khủng vào cắm trên thềm lục địa Việt Nam. Và gần đây là xây căn cứ quân sự trên các đảo thực và đảo nhân tạo mà họ mới chiếm từ tay Việt Nam.
Chính sách này cùng các hành động đơn phương và bất chấp luật pháp của Trung Quốc gây các tác động trước mắt là cướp đoạt một phần chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, giết hại dân chúng, ngư dân Việt Nam, cướp đoạt tài sản biển đảo của Việt Nam, uy hiếp an toàn toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam.
Về lâu dài, nếu chấp nhận các việc này như “đã rồi”, VN sẽ ngày càng lệ thuộc, càng suy thoái, và nguy cơ “rơi vào vòng Bắc thuộc lần thứ hai” ngày càng hiển hiện. Sau một đời tận tâm phục vụ đảng CSVN, ở vị trí ủy viên Bộ Chính Trị, rồi ông Nguyễn Cơ Thạch cũng thấy được điều mà ông Ngô Đình Nhu đã cảnh báo khẩn thiết 30 năm trước đó!
3) Việt Nam Nên Có Đối Sách Gì?
Đây là một đề tài rất quan trọng, nhà cầm quyền cần sự tham gia góp ý của những người dân quan tâm và muốn đóng góp vào quá trình vạch chính sách cho đất nước.
Tác giả, với tư cách một người dân có quan tâm, xin mạnh dạn nêu ý kiến của mình qua trả lời hai câu hỏi:
(1) Việt Nam Nên Theo Phe Mỹ-Nhật hay phe Trung Quốc?
Kinh nghiệm ngàn năm chống chọi với tham vọng và ý đồ xâm lăng của Trung Quốc, kinh nghiệm 150 năm kể từ khi Pháp đến Việt Nam cho tới nay, các quan sát và chiêm nghiệm những ván cờ tranh chấp chính trị giữa các quốc gia cùng với sự phát triển của các con Rồng cất cánh trong vòng 50 năm trở lại đây, cho chúng ta bài học rằng:
Việt Nam không theo ai cả, mà chỉ theo chính Việt Nam. 
Điều này phù hợp với các nhận định sau:
a) Lực lượng lớn nhất, tin cậy nhất mà nước Việt Nam có thể dựa vào là dân tộc Việt Nam. Dân tộc này sẽ quyết định họ muốn sống trong một nước Việt Nam như thế nào, và dân tộc này có đủ khả năng xây dựng nước Việt Nam như ước muốn đó. Để làm được điều này, dân tộc này bên trong phải xây khối đoàn kết dân tộc vững chắc, nghĩa là tổ chức sự hòa giải hòa hợp dân tộc rộng lớn, bên ngoài phải biết cách, trong tư thế tự chủ, dùng các nguồn lực quốc tế thích hợp để xây dựng tổ quốc giàu mạnh và ấm no cho đa số rộng khắp dân chúng.
b) Các cường quốc và siêu cường có liên quan trực tiếp như Úc, Ấn, Nhật, Mỹ… cũng chia sẻ ý tưởng tự nhiên này. Bản chất của các quốc gia dân chủ tự do là tôn trọng con người, từ đó mà nghiêng về quan điểm các bên cùng thắng (WIN-WIN) trong công bằng và minh bạch. Đây là quan điểm văn minh, tiến bộ trong giao thương và giao thiệp quốc tế. Do đó, các quốc gia này mong muốn được góp phần với nhân dân Việt Nam xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do, giàu mạnh đủ sức tự chủ mà không bị bất kì một cường quốc hay một siêu cường nào bức hiếp. Nước Việt Nam mạnh bước trên con đường tiến lên đó chắc chắc có đóng góp tích cực vào cục diện hòa bình và ổn định của khu vực, bảo vệ tuyến đường hàng hải quốc tế biển Đông. Đây chính là lợi ích của thế giới cũng đồng thời là lợi ích rất to lớn cho Việt Nam, là thời cơ mà nước ta không nên bỏ lỡ để thoát chậm tiến, thoát yếu nghèo.
c) Việt Nam không chống Trung Quốc. Không gây hại cho Trung Quốc. Tuy nhiên cần thấy rõ, nước Trung Quốc bành trướng hiện nay không có quan điểm tích cực và tiến bộ trong giao thương và giao thiệp với Việt Nam. Họ chỉ muốn họ THẮNG. Họ chỉ muốn Việt Nam là phiên quốc của họ, là đàn em xung kích theo ý đồ của họ. Họ can thiệp vào việc xếp đặt bộ máy lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Họ can thiệp vào chính sách ngoại giao Việt Nam theo cách để Việt Nam không thể tự chủ, tự lập. Sự gia nhập WTO chậm trễ của Việt Nam là một thí dụ Việt Nam không nên quên. Các cuộc chiến biên giới và biển đảo cùng thực trạng biển đảo hiện nay là những thí dụ khác… Do vậy, Việt Nam cần xây dựng để tiến về hướng tự chủ bảo vệ quyền lợi trước mắt và tương la phát triển lâu dài. Đương nhiên, Việt Nam sẽ hoan nghênh và hợp tác tích cực với một nước Trung Hoa có cung cách giao thiệp văn minh và không xâm phạm quyền lợi của Việt Nam.
(2) Việt Nam Nên Xác Định các Mục Tiêu Chiến Lược Nào?
a) Mục Tiêu Tối Thượng Của Quốc Gia
Trước hết, Việt Nam cần Xác Định Rõ Mục Tiêu Tối Thượng của Quốc Gia cho giai đoạn hiện tại. Mục Tiêu Tối Thượng đó nên chứa các ý chính như sau:
– Đất Nước Giàu Mạnh và Văn Minh, Đủ Sức Giữ Vững
– Nền Tự Chủ và Toàn Vẹn Lãnh Thổ
b) Các Mục Tiêu Chiến Lược để đạt được Mục Tiêu Tối Thượng Của Quốc Gia
Để đạt được Mục Tiêu Tối Thượng nói trên, Việt Nam cần xác định các Mục Tiêu Chiến Lược trên các mặt sau:
– Kinh Tế – Quân Sự
– Các Đối Tác Trên Thế Giới Hài Lòng và Ủng Hộ
– Dân Chúng Trong Nước Hài Lòng và Ủng Hộ
– Trình Độ Dân Trí Được Nâng Cao 
Về Kinh Tế – Quân Sự, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
  • Gia Nhập TPP
  • GDP tăng trung bình 8%-10%/năm (2015-2020)
  • Dự Trữ Ngoại Tệ: 150 tỉ đô la Mỹ năm 2020
  • Quân Sự (các chỉ tiêu cụ thể về Quân Sự như ngân sách quốc phòng…)
Về Các Đối Tác Trên Thế Giới Hài Lòng và Ủng Hộ, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
  • Thực Thi Các Yêu Cầu Phổ Quát của Thế Giới về Nhân Quyền
  • Tham Gia Liên Minh với Mỹ, Nhật, Úc…
  • Giữ Giao Thiệp Tốt với Trung Quốc
Về Dân Chúng Trong Nước Hài Lòng và Ủng Hộ, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
  • Tự Do Lập Hội
  • Lập Công Đoàn Độc Lập
  • Đa Đảng
  • Tự Do Ứng Cử, Bầu Cử chọn đảng thành lập chính quyền
  • Tam Quyền Phân Lập
Về Nâng Cao Dân Trí một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
  • Đa Nguyên
  • Tự Do Ngôn Luận – Báo Chí Tư Nhân
Kính thưa quí độc giả, trên đây là các ý kiến chân thành mong góp phần mình trong cuộc thảo luận sâu sắc và rộng rãi sắp tới của các chuyên gia và nhà chính trị về tương lai Việt Nam.
Tương Lai Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang bế tắc trong chọn lựa chính thể thích hợp để phát triển và giữ vững chủ quyền trước mưu đồ xâm lấn của Trung Quốc, luôn là chủ đề thôi thúc suy tư…
T.Q.C.

-Đôi điều lạm bàn về lịch sử hiện đại Việt Nam từ sau Tháng 8 năm 1945

-Đặt vấn đề


Đảng Cộng Sản Việt Nam (viết tắt: đảng CSVN) thường nói đảng CSVN có vị thế chính đáng để lãnh đạo đất nước lâu dài. Chính nhân dân Việt Nam đã chọn đảng CSVN, chớ không chọn ai khác, làm lãnh đạo, vì trong bảy chục năm qua Đảng đã tổ chức và lãnh đạo nhân dân giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, và do đó Đảng có công lao trời biển đối với đất nước.

Các thành tích lớn Đảng CSVN thường nêu lên là:

1) Lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành độc lập từ tay phát xít Nhật.

2) Khi Pháp quay lại Đông Dương, Đảng CSVN đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc Kháng chiến chín năm giành độc lập từ Pháp.

3) Khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ phải rút khỏi Đông Dương, nước Việt Nam bị chia thành hai miền Nam, Bắc theo các thể chế khác nhau, Đảng CSVN đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục công cuộc giành độc lập bằng cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”.

4) Sau khi thống nhất đất nước bằng bạo lực cách mạng “hai mười năm nội chiến từng ngày”, Đảng CSVN tiếp tục lãnh đạo toàn diện nhân dân xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển mọi mặt và có vị trí quốc tế quan trọng.

Về lý thì vậy, nhưng trên thực tế chưa bao giờ trong nước có một cuộc hội thảo khoa học đúng nghĩa về những chủ đề trên. Các thành tích mà Đảng CSVN tự hào đã mang lại những hậu quả gì cho dân tộc? Những hội thảo, hội nghị được gọi là “khoa học” nhưng lại mang tính phong trào, nghĩa là tổ chức nhân dịp những ngày đại lễ mừng chiến công của Đảng, và chỉ có mục đích chứng minh cho lập luận của Đảng CSVN. Ai cũng biết, các hội thảo, hội nghị như vậy không hề có tính khoa học , bởi vì chúng thiếu mất hai khâu quan trọng là khách quan và trung thực.

Loạt bài viết này có thể xem như một tổng hợp các quan điểm, cách nhìn khác với quan điểm chính thống, nhằm phân tích xem cuộc “Cách mạng Tháng Tám”, cuộc “Kháng chiến chín năm”, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” và sự lãnh đạo toàn diện đất nước dưới chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng CSVN đã thực sự mang lại những gì cho dân tộc này.

Bài 1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Thế chiến thứ 2 là cuộc chiến giữa phe Trục dẫn đầu bởi các nước Đức, Ý, Nhật và phe Đồng Minh dẫn đầu bởi các nước Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga. Thế chiến 2 bắt đầu năm 1939 và kết thúc năm 1945 với sự đầu hàng của Nhật và Đức.

Những năm đầu Thế chiến, phe Trục thắng liên tiếp trên các mặt trận lớn. Pháp bị Đức đánh bại và đầu hàng. Nước Pháp suy yếu, khiến chính quyền Pháp tại Đông Dương cũng yếu theo. Năm 1941 Nhật tấn công và phá hủy gần như toàn bộ Hạm đội Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân chính của Mỹ tại Thái Bình Dương. Từ đó Nhật hùng cứ Thái Bình Dương và sau đó chiếm đóng Bán đảo Đông Dương.

Vào thời điểm ấy, Việt Nam đúng là đang bị một cổ hai tròng. Tuy nhiên, hai tròng đó đang dần dần được cởi bỏ bởi:

a) Sự đấu tranh bền bỉ của dân tộc Việt Nam trong 80 năm dưới sự đô hộ của Thực dân Pháp, và

b) Mâu thuẫn của hai phe trong thế chiến thứ hai

Tại Đông Dương mâu thuẫn này được thể hiện bởi tranh chấp Pháp Nhật, để cuối cùng, Nhật đảo chính Pháp vào tháng 3/1945. Lúc này “tròng Pháp”, đã được cởi bỏ. Tròng còn lại, “tròng Nhật”, thực ra đang ngày càng yếu ớt vì Nhật đang rơi vào thế hạ phong. Nhiều nhà quan sát và hoạt động chính trị đã nắm rõ tình hình và thấy trước hướng biến thiên thời cuộc sắp tới. Dù đã lật đổ Pháp và đang nắm quyền cai trị Đông Dương, Nhật chắc chắn sẽ nhanh chóng bại trận trước phe Đồng Minh. Lúc đó Đông Dương sẽ có khoảng trống quyền lực trước khi Pháp kịp quay trở lại. Những phe phái chính trị tại Việt Nam đã vạch ra kế hoạch nắm thời cơ giành độc lập.

Thời kỳ này, Đảng Cộng sản đang hoạt động ngoài vòng pháp luật. Họ tích cực chuẩn bị cho thời cơ “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (tựa một bài báo của ông Trường Chinh).

Lúc đó, một nhóm các nhà hoạt động xã hội có tâm huyết gồm các ông Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh… bàn bạc rồi tìm cách thuyết phục vua Bảo Đại lập Chính phủ để chuẩn bị tuyên bố độc lập khi Nhật đầu hàng. Việc này cũng phù hợp với nhu cầu của Nhật là lập một Chính phủ người Việt cho danh chính ngôn thuận với phong trào Đông Á do Nhật khởi xướng từ những năm trước.

Đây là nguồn gốc của sự ra đời Chính phủ Trần Trọng Kim, được thành lập ngày 17/4/1945.

Dù được hình thành dưới thời Nhật chiếm Đông Dương, nội các Trần Trọng Kim thực chất là một Chính phủ lợi dụng thời cơ phát sinh từ mâu thuẫn giữa phe Đồng minh và phe Trục trong Thế chiến thứ 2 để mưu cầu độc lập cho Việt Nam. Chính phủ gồm các nhà hoạt động chính trị, xã hội đương thời, hầu hết là những trí thức có trình độ học vấn cao và tư cách đáng kính trọng.

Bốn tháng sau, ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng.

Trong thời gian ngắn ngủi đó, Chính phủ Trần Trọng Kim đã lầm được những việc quan trọng:

1) Thiết lập một Chính phủ Việt Nam thống nhất, tạo điều kiện và thúc đẩy quần chúng tham gia các sinh hoạt chính trị công khai, chuẩn bị tinh thần hướng giành độc lập dân tộc.

2) Thu hồi các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và, quan trọng hơn, sáp nhập được Nam Kỳ trở lại thành một phần của nước Việt Nam thống nhất.

3) Xác nhận nền độc lập của Việt Nam ngày 18/8/1945

4) Chuyển đổi thành công nền giáo dục từ hệ thống dùng tiếng Pháp sang hệ thống dùng tiếng Việt từ bậc tiểu học tới bậc đại học. Điều này rất quan trọng nhằm phổ biến kiến thức văn hóa, khoa học, kỹ thuật… cho dân chúng để nâng cao dân trí. Nó cũng nhắm vào mục tiêu nung đúc tinh thần tự chủ của dân tộc, chuẩn bị cơ sở mềm tiếp nhận độc lập khi Nhật đầu hàng.

Trong điều kiện khó khăn như vậy và trong một thời gian ngắn như vậy, các thành quả nói trên thực đáng kinh ngạc và khâm phục. Không phải là một Chính phủ có tâm huyết với nền độc lập dân tộc và tương lai phát triển đất nước, không thể làm được. Nếu so sánh những kỳ tích trong bốn tháng đó với những gì chính quyền của Đảng CSVN làm trong 40 năm sau khi nước nhà thống nhất, ta sẽ thấy sự khác biệt không chỉ ở thành quả, mà rõ rệt hơn, ở đẳng cấp của tri thức và ở tấm lòng của Chính phủ Trần Trọng Kim đối với vận mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam.

Trên thực tế, Chính phủ Trần Trọng Kim đã thực sự điều hành đất nước một cách tự chủ, trong đó có việc sáp nhập các phần lãnh thổ trước đây bị chia cắt vào một quốc gia thống nhất, và, sau ngày Nhật đầu hàng Đồng Minh, Việt Nam đã thực sự độc lập. Chỉ cần tranh thủ sự công nhận của cộng đồng quốc tế là hoàn tất mọi thủ tục về pháp lý của một Nhà nước độ lập.

Ngày 17/8/1945, hai ngày sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng, Chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức tập họp các công chức làm lễ mừng độc lập và thống nhất lãnh thổ. Tuy nhiên, trong ngày lễ đó, phe Việt Minh chiếm diễn đàn và tuyên bố giành chính quyền tại Hà Nội. Do không muốn tranh giành, có thể tổn đến hại sự đoàn kết dân tộc trong hoàn cảnh nền độc lập nước nhà đang trong thế rất chông chênh, Chính phủ Trần Trọng Kim đồng ý giao chính quyền cho Việt Minh và vua Bảo Đại thoái vị ngày 25/8/1945. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, ông Hồ Chí Minh tuyên bố nước Việt Nam độc lập tại một cuộc mít tinh ở vườn hoa Ba Đình, nơi sau này được đổi tên thành Quảng trường Ba Đình. Ngày 2/9 sau này được chọn là ngày Quốc khánh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

Như vậy, chúng ta có thể thấy:

Cách mạng Tháng Tám thực chất là một cuộc cướp quyền điều hành đất nước của Chính phủ Trần Trọng Kim do ông Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam tiến hành.

Chính phủ Trần Trọng Kim lúc đó thực chất là Chinh phủ của một nước Việt Nam độc lập và thống nhất, có chính quyền Trung ương tập quyền trên suốt lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ Trần Trọng Kim là Chính phủ gồm những người ưu tú của đất nước, sau bốn tháng thành lập, đã có những thành quả cực kỳ to lớn, nhưng đã bị Việt Minh vu cáo là tay sai Nhật. Chính phủ đó, trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng, đáng lẽ ra phải được ủng hộ để đối phó hữu hiệu với nguy cơ xâm lược ngoại bang, lại bị lật đổ.

Việt Minh lúc ấy, do Đảng Cộng sản thao túng, tranh cướp chính quyền, nên, Cách mạng Tháng Tám đã phá vỡ cơ hội đoàn kết và hợp tác giữa các thành phần và đảng phái dân tộc nhằm đấu tranh với Pháp đang tìm cách quay lại Đông Dương.

Ai cũng thấy chính sách đối với thuộc địa sau năm 1945 của Pháp là thiển cận và không hợp thời. Lúc đó, nếu phải đối diện với một nước Việt Nam đoàn kết vì mục đích độc lập, tự do thì chúng có hung hăng đến mấy cũng không dám nổ súng tái xâm lược nước ta. Cuộc chiến chống Pháp giành độc lập chẳng những đã cướp đi hàng triệu sinh mạng và tài sản mà còn đánh mất đi những cơ hội lịch sử quý hơn vàng để chấn hưng đất nước.

Cách mạng Tháng Tám là điểm khởi đầu cho một tâm lý chính trị rất xấu là giành quyền điều hành đất nước bằng bạo lực thay vì cạnh tranh lành mạnh, hợp tác xây dựng một nhà nước dân chủ đa nguyên để mọi thành phần dân tộc có thể góp sức phục vụ đất nước. Kể từ đó, lịch sử chính trị Việt Nam bị chi phối rất nặng nề bởi chế độ độc tài toàn trị, trong đó, quyền lợi dân tộc, vận mệnh đất nước được/bị xếp dưới quyền lợi của Đảng.

Vậy thì, Cách mạng Tháng Tám đem lại phúc hay họa cho dân tộc Việt Nam? Điều này thiết tưởng chẳng cần phải nói trắng ra, tôi nghĩ rằng, mỗi người dân bình thường trong chúng ta đều có sẵn câu trả lời cho chính mình.






Bài 2: Cuộc Kháng chiến chín năm giành độc lập từ Pháp.



Nếu không có cuộc Cách mạng Tháng Tám (CMT8) thì rất có thể các đảng phái khác nhau, các thành phần khác nhau của dân tộc VN đã đoàn kết trên một mặt trận đối phó với Pháp. Hoàn cảnh đó, thực lực đó, Việt Nam có thể giành được độc lập mà không phải trả giá bằng cuộc chiến 9 năm. Nhà sử học và nhà hoạt động văn hóa chính trị đáng kính của Việt Nam, người từng nghiêng về ủng hộ cuộc kháng chiến 9 năm, ông Hoàng Xuân Hãn, nhớ lại: “Chiến tranh sở dĩ xảy ra vì bên ngoài ta không thuyết phục được Pháp tôn trọng chúng ta hơn, bên trong ta không dẫn dắt được dân chúng đấu tranh hòa bình”.


Dù sao cuộc chiến cũng đã nổ ra. Truyền thống chống ngoại xâm được hun đúc ngàn năm đã biến Việt Nam thành một chiến trường toàn diện.


1) Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nơi nào cũng có thể trở thành chiến trường.


2) Các thành phần dân tộc đồng loạt xung phong lao ra trận. Cả đất nước xếp lại mọi sinh hoạt đời thường để cầm vũ khí xông vào bắn giết.


Cuộc chiến 9 năm là cuộc ra trận của cả một dân tộc. Từ những nông dân chân lấm tay bùn, người thợ lam lũ cực nhọc trong nhà máy, cho tới ông Thầy giáo dạy chữ, vị Bác sĩ cứu người, các Đại điền chủ điền sản bạt ngàn, các ông Quận trưởng, Đô trưởng đầy đủ tri thức và tài năng quản trị, các nhà chuyên môn trong mọi mọi ngành nghề, tất cả bỏ hết quyền lợi riêng tư, đem cả gia đình vào kháng chiến. Họ không biết chủ nghĩa Cộng sản, chỉ theo tiếng gọi Độc lập cho Tổ Quốc, Hạnh Phúc cho Nhân dân: “Người sau kẻ trước lao vào giặc/Lưu lại ngàn thu một giống nòi” ( Hoàng Cầm)


Đối với rất nhiều người trong họ, cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc chiến thiêng liêng, là lẽ sống cao nhất của cuộc đời.


Trong khi rất kính trọng nhân cách của đa số con người tham gia kháng chiến, trong khi nghiêng mình trước những hy sinh quá lớn lao mà họ tự nguyện chấp nhận vì công cuộc giành độc lập cho tổ quốc, Tôi vẫn thường tự hỏi:


1) Những ai chủ trương đưa dân tộc vào cuộc “Kháng chiến trường kỳ” làm hao tổn nguyên khí Quốc gia, mài mòn sinh lực và tài lực của đất nước?


2) Có phải không còn cách nào để đoàn kết toàn dân đấu tranh chính trị, ngoại giao với Pháp?


3) Tại sao trong khi nền độc lập non trẻ của nước nhà đang “ngàn cân treo sợi tóc” lại tiến hành loại bỏ không khoan nhượng những đảng phái khác cũng đang hoạt động cùng mục tiêu bảo vệ nền độc lập đó?


Tôi tin rằng nhiều người Việt Nam cũng thắc mắc với những câu hỏi như trên hay những câu tương tự. Đặt ra những câu hỏi đó không phải là bới móc lịch sử, mà là để hướng tới xây dựng tương lai. Không thể xây dựng tương lai với quyết tâm và tinh thần mạnh mẽ vượt mọi khó khăn, nếu không biết rõ quá khứ.


Những câu hỏi này bị cấm đoán hay chưa từng được nêu lên rộng rãi trong dân chúng, nhất là các nhân sĩ, trí thức, với mục đích phản biện trong tinh thần thực sự khoa học và cầu thị. Chúng phải được trả lời bởi những sử gia, chính trị gia công tâm. Không thể tìm câu trả lời trong tinh thần “minh họa”, “chứng minh” cho một đường lối, một chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam.


Trở lại cuộc chiến tranh với người Pháp , cuộc chiến mà Đảng Cộng sản Việt Nam tự hào là đã lãnh đạo toàn dân “kháng chiến thành công”. Cuộc chiến bắt đầu từ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tháng 12 năm 1946 của ông Hồ Chí Minh và kết thúc bằng trận Điện Bên Phủ mà phần bại thuộc về đội quân viễn chinh Pháp. Ta hãy phân tích xem, sau “cuộc kháng chiến thần thánh” đó, những người Cộng sản Việt Nam đã đem lại những thành quả gì cho dân tộc xứng đáng với hàng núi xương sông máu họ đã tự nguyên hy sinh.


Hậu Quả của Cuộc Chiến:


1) Các số liệu thống kê cho thấy khoảng ba triệu người Việt Nam ưu tú đã nằm xuống. Hãy nhớ, trong ba triệu vong nhân đó, có không ít trí thức nổi tiếng với kỹ năng quản trị, có trình độ chuyên môn cao được đào tạo từ các nước văn minh có nền giáo dục tiên tiến. Đó là cái vốn nhân lực quý giá để xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh trong tương lai. Một điều cần ghi nhận nữa là, hầu hết trong số ba triệu người ngã xuống đó đang trong lứa tuổi thanh niên. Những người trẻ tuổi đồng loạt hy sinh tất yếu là nguyên khí Quốc gia hao tổn, phải nhiều thế hệ sau mới bù đắp được.


2) Cả nước biến thành chiến trường trong suốt chín năm. Thời gian chiến tranh gần gấp đôi thời gian Thế chiến thứ 2. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp) bị tàn phá nặng nề.


3) Nền tảng văn hóa truyền thống bị phá vỡ, đạo đức xã hội bị xuống cấp nghiêm trọng.


4) Hận thù được gieo rắc và nuôi dưỡng.


5) Nước Việt Nam chính thức bị chia đôi. Lịch sử phân tranh Trịnh-Nguyễn tái lập với cấp độ tàn khốc gấp rất nhiều lần.


Dọc theo 9 năm chiến tranh, trong khi máu đang chảy thành sông, xương đang chất thành núi, thì những người lãnh đạo kháng chiến lại phát động cuộc thảm sát man rợ trên quy mô lớn dưới chiêu bài Cải cách ruộng đất.


Tại sao gọi là thảm sát man rợ?


1) 172.008 * người vô tội bị đấu tố, sát hại dưới mọi hình thức trên diện tích khoảng 20 ngàn km vuông, chỉ với một dân số khoảng 5 triệu người (vùng giải phóng miền Bắc), trong khoảng thời gian tương đối ngắn.


2) Việc giết người được quyết định bởi những mệnh lệnh sai lầm của những người Cộng sản cực tả (do các Cố vấn Tàu chỉ đạo), thiểu năng trí tuệ nhưng thừa lập trường “đấu tranh giai cấp” kiên định.


3) Việc giết người được thi hành trước đám đông cuồng nhiệt, mà lòng căm thù mang hội chứng bầy đàn bị kích động bởi những kẻ cuồng tín ngu dốt.


4) Việc giết người được tiến hành ngay lập tức bằng cách treo lên cao hay trói vào cột, rồi cho năm bảy dân quân xả súng bắn, thậm chí có nơi còn đào hố chôn đến cổ rồi cho trâu bừa lên.


5) Việc giết người được tiến hành trước sự chứng kiến của dân làng, trong đó có nhiều trẻ em.


(Hãy so sánh với cách thức xử tử con tin mà phiến quân IS tiến hành và quay phim tung lên mạng hiện nay, để cảm nhận mức độ man rợ của những người chủ trương Cải cách ruộng đất đối với đồng bào của mình 60 năm trước)


Qua 9 năm chiến tranh, mâu thuẫn xã hội bị đẩy lên cao. Dân tộc bị phân chia làm “ta” và “địch”. Không có thành phần đứng giữa hay đứng ngoài. Người nào không cầm súng chiến đấu trong phe “ta”, người đó là “địch”. Người Việt không được quyền sống hòa bình và yên ổn. Người Việt không được quyền làm thường dân, nếu sống trong vùng Pháp kiểm soát thì đương nhiên là theo Pháp. Người Việt không được quyền sống theo tôn giáo của mình, giáo dân có khuynh hướng được xếp vào hàng ngũ địch.


Để có ngân sách theo đuổi chiến tranh, càng về sau, mức độ lệ thuộc của Việt Nam vào nước Tàu Cộng sản càng sâu. Cố vấn Tàu có ảnh hưởng lớn đến đường lối cai trị của ban lãnh đạo Việt Nam. Những giọt nước mắt của ông Hồ chí Minh khi xin lỗi đồng bào về hậu quả Cải cách ruộng đất, cùng những lập luận Việt Nam tiến hành CCRĐ là do áp lực của Tàu, với mục đích chạy tội, càng chứng tỏ Việt Nam lệ thuộc Tàu tới chừng nào!


Cuối cuộc chiến, khi đất nước bị chia đôi, rất nhiều người Việt không chấp nhận sống dưới chế độ Cộng sản. Do chính quyền Cộng sản lúc đó chưa hoàn toàn kiểm soát được tình hình, và việc thi hành hiệp định Geneve được đặt dưới sự giám sát của Quốc tế, chính quyền phải chấp nhận việc đồng bào miền Bắc di cư vào Nam. Tuy nhiên, chính sách bắt ép dân ở lại vẫn được tiến hành không chính thức. Rất nhiều người không đi được , bị Chính quyền bạc đãi, phân biệt đối xử, bị tù đày, bị thủ tiêu… chính là nguyên nhân của lòng hận thù dân tộc không thể hóa giải được trong một sớm một chiều.


Sau cuộc chiến 9 năm, rất nhiều gia đình lại có con em bị đẩy vào cuộc chiến 20 năm được gọi bằng dánh xưng mỹ miều là “Chống Mỹ Cứu Nước”, để rồi sau năm 1975 mới ngộ ra mình chỉ là con tốt trên bàn cờ chính trị. Tấm lòng yêu nước bằng truyền thống và tinh thần chống ngoại xâm của của những người tham gia cuộc chiến thực đáng kính trọng. Khi đối chiếu tấm lòng của họ, sự hy sinh của họ với thực tế thoái hóa trầm trọng trên hầu như tất cả các mặt của đất nước hôm nay, lòng tôi lại dâng niềm thương cảm và đau xót.


Hãy phóng tầm mắt sang các lân bang có cùng cảnh ngộ:


Phi Luật Tân độc lập năm 1945; Indonesia độc lập năm 1945; Ấn Độ độc lập năm 1947; Mã Lai độc lập năm 1957; Thái Lan không chịu hoàn cảnh thuộc địa.


Những nước này độc lập mà không phải trải qua một cuộc chiến khốc liệt nào, đất nước không phải chia cắt, dân tộc đoàn kết xây dựng cuộc sống hạnh phúc, không hận thù, trốn chạy và truy sát lẫn nhau. Nền dân chủ của họ ngày càng bền vững, người dân được hưởng các quyền tự do căn bản trong một thể chế tiến bộ, làm bệ khai phóng cho đất nước phát triển một cách hài hòa với mỗi cá nhân. Các nước này, hiện nay có mức phát triển kinh tế cao hơn hẳn Việt Nam, có GDP/đầu người cao hơn Việt Nam ba bốn lần.


Cuộc kháng chiến 9 năm đã nên hay đã không nên nổ ra?


Do đó, trong khi những câu hỏi ở đầu chương này chưa được công khai nêu lên với đông đảo đồng bào, tôi bắt buộc phải có những câu hỏi khác:


Khi quyết định đưa dân tộc vào một cuộc chiến tranh lớn và lâu dài tới như vậy, những người lãnh đạo cuộc chiến này:


1) Họ thực lòng yêu nước chống ngoại xâm hay lợi dụng lòng yêu nước chống ngoại xâm để chiếm độc quyền thống trị? Họ có yêu qúy đất nước không? Có trân trọng mạng sống của người dân không? Có trân trọng tài nguyên, nguyên khí của dân tộc để dành cho sự phát triển lâu dài?


2) Họ có kiến thức chính trị đủ rộng và đủ sâu để nắm bắt khuynh hướng chính trị của Thế giới, thời cơ Quốc tế, vận hội Quốc gia, thực lực và tiềm năng dân tộc mà vạch ra hướng đi có lợi nhất cho Tổ quốc hay không?



Bài 3: Hai Miền Nam Bắc sau Hiệp định Genève
Sau trận chiến Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết mang lại hòa bình cho Đông Dương. Kể từ đó Việt Nam tạm thời chia làm hai miền:
1) Phía Bắc sông Bến Hải là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức chính trị xã hội theo hệ thống xã hội chủ nghĩa dưới quyền cai trị của ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam.
2) Phía Nam sông Bến Hải là Việt Nam Cộng Hòa tổ chức xã hội theo hệ thống tư bản chủ nghĩa với hệ thống Tam quyền phân lập, trong đó quyền Lập pháp thuộc về Quốc hội lưỡng viện do dân trực tiếp bầu ra.
3) Mỗi bên tự xây dựng phần lãnh thổ của mình trong hòa bình, sau hai năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Trước khi việc chia cắt được thực hiện triệt để, có một khoảng thời gian cho người dân hai miền tự do di chuyển tìm đến nơi mình muốn sống. Chính quyền không được ngăn cản mà phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển này.
Ở miền Nam các cán binh Cộng sản có những điểm tập kết an toàn để chuyển ra miền Bắc. Người dân miền Bắc di cư vào Nam được Chính quyền tiếp nhận và tổ chức định cư chu đáo. Nhà nước bắt đầu trù hoạch các chương trình tái thiết quốc gia. Hệ thống giáo dục với chương trình giảng dạy từ tiểu học tới đại học… được nâng tầm với sự tư vấn của chuyên gia các nước phát triển. Sự trao đổi văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật với Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc… được tiến hành thường xuyên. Dân chúng được hưởng nền giáo dục phổ cập tới lớp 9 (nghĩa là trẻ em đi học do Chính phủ đài thọ, gia đình không phải trả bất kì chi phí giáo dục nào). Đây là một hệ thống giáo dục tiến bộ so với các nước trong khu vực thời đó. Hệ thống Y tế liên hoàn và tương đối hoàn chỉnh được triển khai toàn miền. Tại Sài Gòn những bệnh viện công và tư khang trang bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn cao. Các bệnh viện công, mà người dân gọi là nhà thương thí vì không phải trả tiền (như Chợ Rẫy, Bình Dân…) cũng sạch đẹp mà không có tình trạng một giường hai bệnh nhân… Đã xuất hiện những kế hoạch kinh tế như Khu Công nghiệp tập trung Nhà Bè (mà nếu không có chiến tranh đã trở thành một kiểu như Khu Chế xuất Tân Thuận sau này, nhưng được tiến hành trước đó vài chục năm), các vùng nông nghiệp chuyên canh, v.v. Cho tới cuối những năm 1950, trước khi quân đội miền Bắc thâm nhập vào miền Nam trên quy mô lớn, Việt Nam Cộng hòa vẫn còn xuất khẩu lúa gạo, nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Thời kỳ này, GDP bình quân đầu người của Việt Nam Cộng hòa gấp 2,2 lần Thái Lan, và 1,49 lần Hàn Quốc. Nền kinh tế Việt Nam đầy triển vọng với giá trị đồng tiền ổn định. Các giá trị văn hóa, đạo đức được tôn trọng.
Ngược lại với miền Nam, miền Bắc lại là bức tranh với gam màu xám. Rất nhiều đồng bào miền Bắc muốn di cư nhưng chính quyền Cộng sản đã dùng nhiều biện pháp ngăn chặn. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn cũng đã có hơn một triệu người đã thoát được vào Nam. Nhân cơ hội này, Cộng sản miền Bắc tìm cách gài mật vụ của mình vào các nhóm di cư, đồng thời bí mật tổ chức cho các cán binh ở lại miền Nam chôn giấu vũ khí, chuẩn bị cơ sở vật chất cho các cuộc “tấn công nổi dậy” sau này.
Khi “bức màn sắt” buông xuống trên miền Bắc, mọi khuynh hướng nghiêng về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tinh thần pháp trị… bị đàn áp triệt để. Chiến dịch “Trăm hoa đua nở” bỏ tù và bức tử nghề nghiệp hàng loạt các nhà báo, nhà văn hóa có tư tưởng cách tân, có tinh thần tự do học thuật. Đây thực chất là một chiến dịch “Cải cách ruộng đất” trong lãnh vực văn hóa, tư tưởng.
Kể từ đó, miền Bắc chỉ có một đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam, và một siêu thần tượng là ông Hồ Chí Minh.
Từ những gì thấy được qua cách điều hành đất nước của chính quyền Cộng sản miền Bắc, các nhà quan sát có thể dự đoán, cuộc Tổng Tuyển cử chưa chắc được tổ chức như quy định trong Hiệp định Genève. Và trong thực tế, vì nhiều lý do, cuộc Tổng Tuyển cử đã không được tiến hành.
Bộ máy tuyên truyền cho cuộc chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam trên miền Bắc, trước đây hoạt động âm thầm, nay mở hết công suất đưa báo chí, phát thanh, mít tinh, tuần hành… vào cuộc:
1) Chế độ miền Nam không tuân thủ hiệp định Genève, cản trở việc tổ chức Tổng Tuyển cử.
2) Đế quốc Mỹ xâm lược nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên, nô dịch đồng bào miền Nam.
3) Chế độ miền Nam dâng miền Nam cho Mỹ.
4) Chế độ miền Nam lê máy chém giết hại đồng bào yêu nước, bỏ thuốc độc giết tù chính trị.
5) Chế độ miền Nam thực chất là chính quyền Ngụy, là chế độ bán nước cho Mỹ, tiếp tay Mỹ đày đọa, bóc lột thậm tệ dân chúng miền Nam và biến họ thành nô lệ…
Sau “bức màn thép”, không một tin tức trung thực nào về đời sống ấm no và tiến bộ của miền Nam đến người dân miền Bắc. Chỉ có một chiều: dân chúng miền Nam đang sống đời nô lệ khổ đau, đang bị bóc lột cùng cực bởi chế độ Mỹ Ngụy.
Do đó, miền Bắc cần “giải phóng miền Nam”, giành độc lập cho miền Nam, cứu dân miền Nam khỏi kiếp nô lệ đói nghèo…
Giải phóng Miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước,
Diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi
Lòng hận thù ngất trời… (Lời ca khúc Giải phóng miền Nam)
Thế là miền Bắc, chưa kịp hưởng thanh bình mấy bữa, đã, với “lòng hận thù ngất trời”, dốc tất cả nhân lực và tài lực vào cuộc chiến “giải phóng” miền Nam. Trong thời đại máy bay, tên lửa, bom nguyên tử…, tuổi trẻ Việt Nam được đốc thúc “cầm gươm ôm súng xông tới”, đối đầu với các loại vũ khí tối tân của của đội quân hùng mạnh và văn minh nhất thế giới! Phải tiêu diệt kẻ thù cho dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn!”.
Hàng triệu sinh mạng, trong đó đa số đang lứa tuổi thanh xuân, bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh. Hàng triệu con người “sinh Bắc tử Nam”, trở về quê trong quan tài hay bị mất tích trong chiến tranh, trở thành phế nhân trên quê hương tan nát, điêu tàn… để ngày 30/4/1975 những chiếc xe tăng T54 của quân miền Bắc húc đổ cổng sắt tiến vào Dinh Độc Lập, tổng hành dinh của miền Nam. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài thống trị toàn bộ đất nước!

Bài 4: Hậu quả của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
Dưới đây là các hậu quả dễ thấy của cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước”:
1) Đẩy dân tộc vào một cuộc chém giết khủng khiếp. Một phần rất lớn sinh lực của đất nước bị thiêu cháy trong lò lửa chiến tranh chống lại cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Các ước tính cho rằng, khoảng 8-10 triệu sinh mạng bị cướp đi. Miền Bắc mất 5-6 triệu, miền Nam mất 3-4 triệu. Nếu so sánh với con số 58 ngàn lính Mỹ thiệt mạng trên chiến trường Việt Nam, chúng ta thấy hơn 99% số thương vong là của người Việt! Cuộc chiến này, dù được trang điểm dưới bất kỳ ngôn từ hoa mỹ nào, cũng không che đậy được bản chất nội chiến.
2) Tàn phá toàn bộ nền kinh tế đất nước. Đẩy miền Nam Việt Nam từ phồn vinh xuống đói nghèo.
Phải chăng Đảng Cộng sản Việt Nam công giải phóng dân chúng miền Nam khỏi đời nô lệ nghèo đói?
Tác giả xin trình bày các số liệu sau:
GDP/đầu người (USD)
1960196519701975
Nam Việt Nam22312313044
Thái Lan101192138351
Nam Hàn (Hàn Quốc)155279106608
Nguồn: List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Năm 1954, Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến với Hiệp định Genève. Miền Nam Việt Nam bắt tay kiến thiết xã hội, phát triển kinh tế, và tới năm 1956 thì kinh tế Nam Việt Nam bắt đầu tăng trưởng dương. GDP/đầu người năm 1960 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam phồn vinh hơn hẳn Thái Lan và Nam Hàn (223 USD so với 101 USD của Thái lan và 155 USD của Nam Hàn). Tại châu Á, nếu tính theo GDP/đầu người, miền Nam Việt Nam chỉ thua có Nhật (479 USD), và gần với Mã Lai (299 USD), hơn hẳn Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Hàn…
Khoảng năm 1957, miền Bắc phát động cuộc chiến xâm chiếm miền Nam, bắt đầu với “chiến tranh du kích”. Năm 1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập, chiến tranh càng lan rộng. Từ năm 1964, khi Mỹ đưa quân vào miền Nam (1965), Đảng Cộng sản Việt Nam gia tăng cường độ chiến tranh và toàn bộ miền Nam trở thành bãi chiến trường.
Rất tương ứng với các biến chuyển của thời cuộc chiến tranh, GDP/đầu người các năm 1965, 1970 và 1975 cho thấy kinh tế miền Nam Việt Nam biến chuyển từ phồn vinh trở thành yếu kém rồi rất yếu kém so với Thái Lan và Nam Hàn. Từ gấp đôi Thái Lan năm 1960 thành một phần tám của Thái Lan năm 1975. Từ gấp rưỡi Nam Hàn năm 1960 thành ít hơn một phần mười ba của Nam Hàn năm 1975.
Cuộc chiến tranh Giải phóng miền Nam rõ ràng đã đẩy dân chúng miền Nam từ đời sống giàu có vào nghèo đói.
Thực ra, cuộc chiến đã tàn phá kinh tế toàn bộ đất nước. Nếu tính GDP/đầu người chung cho toàn bộ Việt Nam, gồm cả miền Nam và miền Bắc, thì năm 1960 con số ước tính là là 148 USD, năm 1970 là 120 USD và năm 1975 là 70 USD, chỉ bằng 50% so với năm 1960. Trong thời gian đó, Thái Lan phát triển gấp 3,5 lần, Nam Hàn phát triển gấp 4 lần.
3) Sự chia rẽ đầy hận thù Quốc – Cộng được đẩy lên tột đỉnh. Hai thành phần của một dân tộc biến thành “Ta” với “Địch”, thành kẻ thù hay thậm chí kẻ tử thù của nhau.
4) Cuộc chiến nhiều lần tàn phá các thành phố lớn, gieo rắc vào dân tộc tính độc ác man rợCuộc Tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân thực chất là một cuộc vi phạm thỏa thuận ngừng bắn giữa hai phe tham chiến, trong đó phe Cộng sản lật lọng và tiến công miền Nam giữa lúc thỏa thuận ngừng bắn để dân chúng đón Tết cổ truyền vẫn còn hiệu lực. Trận chiến Tết Mậu Thân là cuộc thảm sát giữa người Việt theo phe miền Bắc đối với người dân miền Nam. Riêng tại Huế, cả thành phố phải chít trắng khăn sô: những kẻ cầm súng theo Cộng sản đã giết mấy ngàn thường dân không phương tiện tự vệ. Con số nạn nhân đã kinh hoàng, cách thức và tính dã man của việc giết người càng kinh hoàng hơn.
5) Việt Nam mất đi các đảo trong quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Cộng. Khi cuộc chiến lên cao độ, khi toàn bộ sinh lực miền Nam phải dồn vào chống trả cuộc xâm lăng miền Bắc, Trung Cộng, nước đồng minh viện trợ vũ khí, lương thực để miền Bắc tấn công miền Nam, đánh chiếm đảo Hoàng Sa của miền Nam. Chính phủ miền Nam kiên quyết đánh trả. Đây là bước ngoặc bi thảm cho dân tộc vì tạo đà cho Trung Cộng lần lượt chiếm các đảo khác của Việt Nam, lấy mất một phần lớn tài nguyên biển và tạo gọng kìm quân sự uy hiếp toàn bộ lãnh thổ của chúng ta sau này.
Trước việc xâm chiếm này, chính quyền miền Nam yêu cầu miền Bắc hợp tác cùng lên tiếng phản đối Trung Cộng trên các diễn đàn quốc tế thì miền Bắc im lặng. Trong khi đó họ tuyên truyền trong giới chiến binh của họ rằng “Trung Quốc là bạn của Việt Nam, Họ chiếm Hoàng Sa là chiếm cho miền Bắc, chờ khi miền Bắc thắng miền Nam thì các đồng chí Trung Quốc sẽ trả các đảo đó lại cho nước Việt Nam thống nhất”.
6) Việt Nam đã chống lại Mỹmột siêu cường không có tham vọng xâm chiếm lãnh thổ nước khác, một việc mà nhà chính trị xuất sắc của thời đại, ông Lý Quang Diệu, cho là ngu ngốc. Lịch sử thế giới thời đó và tới tận bây giờ cho thấy các nước đồng minh của siêu cường này đều phát triển kinh tế xã hội vượt bậc. Trong khi đó Việt Nam lại buộc mình vào vòng lệ thuộc Trung Cộng, một quốc gia luôn có tham vọng lấn chiếm lãnh thổ các nước láng giềng và nuôi giấc mộng trở thành siêu cường quân sự vài chục năm sau.
6) Toàn bộ Việt Nam bị đặt dưới chính thể Độc đảng và Toàn trị, mở ra một thời kì nhiều bi thảm và bế tắc cho dân tộc.
Tiếp theo cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp”, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” mang lại những tai họa khủng khiếp và lâu dài cho dân tộc như đã trình bày ở trên, và chắc hẳn rằng đa số người Việt Nam đã cùng nhìn thấy.
Nếu như sự cần thiết của cuộc “Kháng chiến 9 năm chống Pháp” là đề tài còn được tranh cãi, thì Tính phi lý của “cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã được đa số tán thành. Tác giả tin chắc rằng, nếu tiến hành điều tra xã hội học một cách thực sự khoa học và độc lập, đại đa số ý kiến nhân dân sẽ cho rằng cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước vô nghĩa và tai hại”. Tất nhiên, Đảng Cộng sản đương quyền không bao giờ dám tiến hành một công việc như vậy, và cũng không bao giờ cho phép các thành phần độc lập trong xã hội làm điều đó.
Trong lúc cuộc chiến nồi da xáo thịt, huynh đệ tương tàn đang được Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân danh Chống Mỹ cứu nước, quyết tâm tiến hành, nhà lãnh đạo miền Nam, ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn chính trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra nhận định:
Thực ra thì dù chính sách của Pháp có thiển cận, chúng ta cũng có thể đòi lại độc lập với ít tổn thất sinh lực hơn. Chính lập trường Cộng sản lệ thuộc Nga Xô và Trung Cộng đã khiến cho phe Cộng sản Việt Nam chọn chiến tranh thay vì đấu tranh chính trị. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ ý đồ của Nga và Trung Cộng, thì có thể họ đã từ chối làm đồng minh với Cộng sản như Ấn Độ.
Dù không đồng ý, chúng ta cũng thông cảm việc các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam đồng minh với Nga Xô để giành độc lập. Nhưng sau đó, để lãnh đạo công cuộc phát triển đất nước, họ phải thoát khỏi vòng ảnh hưởng của hai khối Tự do và Cộng sản, nếu họ nhận thức rõ:
1) Thâm ý chiến lược của Nga và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng sản thực ra chỉ là một phương tiện tranh đấu của người Nga trước đây, và của Trung Cộng hiện nay.
2) Cần chấm dứt đồng minh với Cộng sản khi không còn ích lợi cho dân tộc.
3) Đối với Việt Nam, Trung Hoa của Mao Trạch Đông, cũng như Trung Hoa của các triều đại Tống, Nguyên, Minh, Thanh là một đe dọa truyền kiếp.
Tai họa thay, các nhà lãnh đạo Bắc Việt đã không thoát ra khỏi ảnh hưởng đó, và Việt Nam biến thành chiến trường của tranh chấp Tự do – Cộng sản. Mâu thuẫn giữa hai khối, lẽ ra là cơ hội, biến thành tai họa tàn phá khủng khiếp sinh lực của đất nước! (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt NamPhần III, Điều kiện nội bộ).
Ông Ngô Đình Nhu tiên đoán:
Việt Nam đã ra ngoài vòng chi phối của Trung Hoa gần một thế kỉ. Nay, khi tự đặt mình dưới sự chi phối của Trung Hoa, các nhà lãnh đạo miền Bắc đã đặt dân tộc trước viễn cảnh khủng khiếp là lệ thuộc Trung Hoa, mà kinh nghiệm ngàn năm qua cho thấy thực là tàn khốc.
Hiện nay miền Bắc đang tiến hành xâm chiếm miền Nam. Sự tồn tại của miền Nam, dưới ảnh hưởng của khối Tự do, có vai trò cực kì quan trọng: nó chưa cho phép Trung Cộng thống trị Việt Nam. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. Vậy chúng ta bảo vệ miền Nam không chỉ cho miền Nam, mà còn giữ một lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt NamPhần III, Điều kiện nội bộ).
Từ đó ông Ngô Đình Nhu đề nghị:
Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương tiện Cộng sản nữa. (Ngô Đình Nhu, Chính đề Việt NamKết luận)
Đến nay đã hơn 55 năm kể từ ngày mất của hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, đã 40 năm sau ngày miền Bắc chiến thắng miền Nam. Đối chiếu những gì ông Nhu viết với các thực tế đã xảy ra từ đó tới nay, chúng ta ngạc nhiên vì mức độ chính xác của những lời tiên đoán. Với quan điểm không hề tôn sùng bất kì cá nhân nào, lãnh tụ nào, mỗi khi đọc lại tác phẩm Chính đề Việt Nam của ông Ngô Đình Nhu, tác giả thấy rõ rệt, trên từng dòng chữ, kiến thức và tầm nhìn của một nhà chính trị có viễn kiến cùng tấm lòng thiết tha với vận mệnh lâu dài của đất nước.
Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đưa dân tộc vào cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” vô nghĩa và thảm khốc, có tấm lòng này không? Có kiến thức và tầm nhìn này không?
Nếu nhìn lại tiến trình lịch sử, cùng các hậu quả của nó, cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mang lại hạnh phúc hay tai họa cho đất nước?
Cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đưa Việt Nam tiến bước lên hàng ngũ các nước độc lập, giàu mạnh, văn minh hay đẩy Việt Nam vào vòng lệ thuộc, chậm tiến, suy thoái?





Bài 5: Sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ năm 1975 tới nay
Cuộc “Kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã kết thúc bằng chiến thắng của Hà Nội vào ngày 30/4/1075.
Nếu tạm quên đi sự đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi mà cuộc chiến này gây ra cho dân tộc, công cuộc thống nhất hai miền cũng khiến nhiều người hy vọng vào một tương lai hòa giải hòa hợp dân tộc và tái thiết đất nước. Nhưng, rất nhanh chóng, người dân miền Nam sững sờ vì sau những lời đường mật đầu môi chót lưỡi “chiến thắng này là chiến thắng của cả dân tộc” của kẻ thắng cuộc, chính quyền mới đã nhanh chóng đưa phần lớn quân cán chính phía bại trận “đi học tập”, thực chất là vào các trại tù, giam giữ năm, mười, mười lăm năm với tội danh “ngụy quân, ngụy quyền” phản quốc. Cũng trong thời gian đó, tài sản của các “phạm nhân” này bị chính quyền Cộng sản các cấp tịch thu,  cha mẹ, vợ con bị đày đến những nơi  ma thiêng nước độc được gọi là “Khu kinh tế mới”.
Sau hai mươi năm, chính quyền Hà Nội lại cho áp dụng kịch bản giống như Cải cách ruộng đất và Cải tạo công thương ở miền Bắc cuối những năm năm mươi. Hàng loạt điền chủ, tài chủ và các nhà doanh nghiệp phải ngậm đắng nuốt cay đưa tài sản của mình vào cái gọi là “Quốc doanh” hoặc “Hợp tác xã”, để rồi chỉ sau một thời gian ngắn, làm ăn thua lỗ, lại trắng tay…
Đến lúc này thì, không chỉ đồng bào miền Nam, mà ngay cả đồng bào miền Bắc vốn từ lâu bị tuyên truyền tín điều Cộng sản, cũng đã thức tỉnh. Họ hiểu ra rằng, “Sự nghiệp Chống Mỹ cứu nước và Giải phóng miền Nam” thực ra chỉ là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Chính quyền Hà Nội, qua tín hiệu đèn xanh của Trung Cộng, phát động chiến tranh xâm chiếm miền Nam để gom đất nước về một mối dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Sau khi “Giải phóng miền Nam”:
1) Chế độ độc tài đảng trị của Cộng sản Việt Nam được áp đặt trên toàn bộ đất nước Việt Nam thống nhất. Chế độ này phá vỡ hoàn toàn môi trường khai phóng để dân tộc phát triển. Từ đó cho tới nay, trên lãnh thổ Việt Nam không gì có thể phát triển ra ngoài cái bóng bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam lớn hơn quyền lực của nhân dân. Quyền lợi của đất nước phải hy sinh cho quyền lợi của Đảng.
2) Cả miền Nam bị tàn phá và thương tổn tận gốc rễ bởi các chính sách hay chiến dịch như “Học tập Cải tạo” (thực chất là bỏ tù không xét xử các viên chức chính quyền và quân đội miền Nam thua trận), “Đánh tư sản mại bản, tư sản công thương nghiệp” (thực chất là tước đoạt của cải của dân chúng miền Nam). Từ các các đợt “Đổi tiền” đến chiến dịch “Bài trừ Văn hóa phản động đồi trụy” được tiến hành dưới nhiều hình thức, chứng tỏ chính quyền dã tuyên chiến với Văn hóa, triệt để  xóa bỏ tri thức mà nhân loại phải mất hàng ngàn năm mới tích lũy được. Các hệ tư tưởng triết học, các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật bị xem là kẻ thù của Chủ nghĩa Cộng sản phải được tận diệt để thay bằng một nền văn hóa mới giàu tính Đảng và tính Giai cấp. Song hành với đó là chính sách phân biệt tuyển sinh vào các trường đại học, hủy diệt nhân tài. Sự nhếch nhác của nền giáo dục hiện nay chính là hệ quả của những chủ trương sai lầm đó.
Đất nước vừa hòa bình sau 30 năm chiến tranh thảm khốc, lẽ ra phải khoan sức dân, phải ban hành và thực thi các đạo luật khuyến khích, hỗ trợ sản xuất để dân giàu, nước mạnh, thì trái lại, Đảng lại chủ trương một nền kinh tế khép kín, triệt hạ tất cả các phương tiện sản xuất, cơ chế xã hội lẫn nguồn nhân lực. Hậu quả của chính sách này là cả nước đói nghèo.
3) Thảm nạn thuyền nhân. Bị áp bức về tự do tư tưởng, trong tình trạng đói nghèo không lối thoát, người miền Nam nghĩ đến chuyện bỏ quê hương ra đi tìm miền đất hứa. phong trào thuyền nhân làm rúng động lương tâm thế giới. Hàng triệu người vượt biển trốn chạy chế độ Cộng sản trên những con thuyền mỏng manh. Theo các nguồn tin không chính thức, trong những cuộc vượt biển tìm tự do có một không hai trong lịch sử nhân loại đó, ít nhất ba trăm ngàn người bỏ xác trên biển bởi bão tố, hải tặc, thậm chí, còn không ít nạn nhân bị chính lực lượng công an Cộng sản thủ tiêu sau khi đã thu vàng theo những hợp đồng bán chính thức.
4) Các cuộc chiến mới. Cuộc chiến biên giới Tây Nam với Campuchia; cuộc chiến biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Trung Quốc hải chiến và chiếm thêm biển đảo của Việt Nam…
5) Hội nghị Thành Đô. Khi hệ thống các nước Cộng sản sụp đổ trên qui mô toàn cầu, tất cả các nước Đông Âu từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản, chính quyền Cộng Sản Việt Nam quay sang thần phục chính quyền Cộng sản Trung Quốc, “mở đầu một thời kì Bắc thuộc mới” theo lời ông Nguyễn Cơ Thạch, người bị loại khỏi Bộ Chính trị vì chủ trương độc lập với Trung Cộng. Nội dung các văn bản ký kết tại Hội nghị Thành Đô, nơi các lãnh đạo Việt Nam sang chầu hầu Thiên triều, cho tới nay vẫn chưa được bạch hóa, và do đó, vẫn còn là một bí mật chính trị của Việt Nam. Đó cũng là trở ngại rất lớn cho Việt Nam trên con đường thoát Trung, nghĩa là độc lập với Trung Quốc.
Những ai còn nghi ngờ về quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận kẻ xâm lăng làm thầy làm bạn thì xin mời xem Hồi ức và suy nghĩ của Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, một nhân chứng quan trọng của giai đoạn đó. Đọc để biết rằng, trong khi nhiều người đã nhận thức rõ: “Cái bất biến của Trung Quốc là tham vọng bá quyền”, và “Mặt bành trướng bá quyền của Trung Quốc đậm nét hơn mặt xã hội chủ nghĩa ” thì sau sự kiện Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa năm 1988, ông Lê Đức Anh vẫn tuyên bố năm 1990: “Ta phải tìm đồng minh, đồng minh này là Trung Quốc”; còn Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thì phát biểu: “Dù bành trướng thế nào đi nữa thì Trung Quốc cũng là một nước xã hội chủ nghĩa!”. Tưởng cũng nên nhắc lại,  theo một nguồn tin, chính ông Lê Đức Anh đã ra lệnh quân đội không bắn trả khi quân Trung Cộng đánh chiếm Gạc Ma và giết 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hai năm trước đó.

6) Sau Hội nghị Thành Đô, Việt Nam ngày càng lệ thuộc Trung Cộng. Nước Việt Nam lệ thuộc mọi mặt về chính trị, văn hóa, kinh tế, và cả quân sự trong tình trạng Trung Quốc ngày càng lấn chiếm đất liền và các vùng biển đảo của Việt Nam.
7) Nền chính trị đất nước bị tha hóa, bất lương hóa toàn diện. Dối trá nối tiếp dối trá. Lừa đảo nối tiếp lừa đảo. Bạo ngược nối tiếp bạo ngược. Các cơ quan đầu não của Nhà nước như Quốc hội, Tòa án, Chính phủ… khó được xem là đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Một nền chính trị như vậy cực kỳ nguy hại cho dân tộc bởi vì nó phá hủy ý chí và tinh thần của cái thiện, cái công bằng, cái liêm chính, cái đạo đức trong xã hội, đồng thời nó phá hủy khả năng cộng đồng để phát triển và giữ nền tự chủ quốc gia.
Cho tới nay, Việt Nam vẫn còn là một trong vài nước rất ít ỏi trên thế giới duy trì chính thể độc tài, toàn trị của một đảng không chính danh. Chính quyền xóa bỏ các quyền tự do căn bản mà người dân. Chế độ này ngày càng bạo ngược, tham nhũng công khai bằng nhiều cách. Chính quyền vẽ ra và thông qua một cách khuất tất các dự án hàng tỉ đô la để chia chác bất chấp sự phản đối của dân chúng. Về ngoại giao thì chính quyền có biểu hiện bạc nhược tìm sự che chở của Trung Quốc, về nội trị thì đàn áp nghiệt ngã những người bất đồng chính kiến, phản đối xâm lược. Tính không trung thực và thiếu lương thiện đã trở thành lối hành xử thường nhật của nhà cầm quyền. Thượng bất chính, hạ tắc loạn, cho nên phong hóa dân tộc suy đồi, đạo đức dân tộc thoái hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mất đi không có gì là lạ.
8) Chính sách gọi là “Đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam thật ra chỉ là sửa lại những gì mà họ đã liên tục phạm sai lầm.
Nền kinh tế của miền Nam trước ngày 30/4/1975 đã có rất nhiều căn bản để  phát triển. Chính cuộc chiến “Chống Mỹ cứu nước” do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động đã phá hủy cơ sở hạ tầng miền Nam, khiến miền Nam phải dồn sinh lực để chống trả thay vì phát triển. Sau năm tháng 4/1975, các chính sách đánh tư sản, xóa bỏ thành phần kinh tế tư nhân, ngăn sông cấm chợ, tuyên truyền tư tưởng thù địch với Thế giới tự do… trên thực tế đã đày cả nước vào đói nghèo. Chính sách “Đổi mới” của Đảng Cộng sản Việt Nam thực chất là sửa lại các sai lầm ghê gớm của chính họ, áp dụng lại nhiều yếu tố căn bản của cách quản lý kinh tế miền Nam trước đây. Tuy nhiên đấy chỉ là những đổi mới không triệt để.
Yếu tố chủ chốt của cách quản lý kinh tế, xã hội của miền Nam trước kia là tinh thần dân chủ và pháp trị. Đảng Cộng sản không dám áp dụng tinh thần đó, nên sự đổi mới chỉ nửa vời. Chính sách đổi mới rốt cuộc chỉ khơi dậy được một phần nhỏ tiềm năng dân tộc, và sau một khoảng thời gian là các khuyết tật của xã hội nảy sinh, lại đẩy đất nước rơi vào bế tắc. Hiện nay, nền kinh tế và chính trị Việt Nam đang nằm trong tay các nhóm lợi ích, đất nước đang kẹt trong bẫy thu nhập trung bình, và trong thế lệ thuộc mọi mặt vào Trung Quốc. Điều này cũng có nguyên nhân từ việc đổi mới không triệt để.
Ông Lý Quang Diệu, nhà lãnh đạo lỗi lạc được thế giới kính trọng, từng nói: “Nếu có vị trí số một ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi vì so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực”.
Nếu lấy các tiêu chí về kinh tế, về xã hội, về chỉ số cạnh tranh, chỉ số phát triển con người, mức độ tham nhũng… để so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia, Philippines… thì Việt Nam đứng sau cùng!
Với các thành quả quản lý đất nước như vậy, một nhà cầm quyền tự trọng và thực sự vì dân có thể tự hào không? Có thể kể lể công lao của mình không? Dân chúng có hài lòng không?
Những thành quả đó mang lại lợi ích cho dân chúng hay mang lại sự suy thoái cho đất nước?
T.Q.C.-BVN

LTS: Đọc xong bài này, mọi người thấy gì? 
Vấn đề quan trọng nhất là phải thay đổi cơ chế -cơ chế hiện nay dẫn tới tham nhũng. Tham nhũng đã giúp Trung Quốc trúng thầu hầu hết các công trình, biến một Đảng cách mạng thành một Đảng tham nhũng! và cố sức chiều ý Trung Quốc một cách khó hiểu
Năm 2009, trong thư gửi Trung ương Đảng kèm bài Đổi mới Đảng tránh nguy cơ sụp đổ, tôi có trích lời nhà văn Stephan Zweig: “Luôn có những con chim báo bão, sứ giả của trí tuệ, đi trước những tai họa lớn bằng sự bay của mình” (Triết gia F. Nietsche dự báo Thế chiến 2 trước 15 năm). Cùng thời gian đó, ông Nguyễn Trần Bạt, tác giả quyển Đối thoại với Tương lai đã phát biểu rõ ràng hơn: “Tôi cho rằng món nợ của những nhà cầm quyền ở Việt Nam đối với dân tộc này chính là dân chủ hóa xã hội… Nếu việc ấy không được thực hiện bởi họ thì dân tộc chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc cách mạng xã hội” (NXB HNV, 2010, trang 923). Tuy vậy, đã có một người cảnh báo sớm hơn 15 năm, đó là cụ Võ văn Kiệt, cho rằng Đảng “cần giương cao hai ngọn cờ dân tộc và dân chủ” để sớm thực hiện dân giàu nước mạnh, giảm sự tụt hậu so với các nước trong vùng, nếu chậm trễ “bỏ lỡ cơ hội này, sẽ là thảm họa cho đất nước, Đảng ta sẽ đứng trước nguy cơ bị tước quyền lãnh đạo - chỉ vì không đáp ứng được đòi hỏi phát triển của đất nước” (Thư gửi Bộ chính trị ngày 9-8-1995).


Từ đó cho đến nay, nguy cơ đối với Đảng và chế độ không giảm đi mà mỗi ngày một tăng lên. Hiện nay độc lập dân tộc đang đứng trước sự đe dọa của ngoại bang còn nguy hiểm hơn những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám. Bởi vì giặc ngoại xâm ngày nay được nối giáo bởi giặc nội xâm, lại ngụy trang bằng mặt nạ đồng chí. Vận mệnh của Đảng bao giờ cũng phải gắn liền với vận mệnh dân tộc, nhưng đang bị ảo giác xui khiến, cố bấu víu vào đồng minh ý thức hệ!
Xin nêu ra 3 vấn đề bức xúc nhất:
1. Chủ nghĩa yêu nước bị thách thức nghiêm trọng
Đảng Cộng sản Việt Nam từ 5000 đảng viên đã lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thành công, đưa hai cuộc kháng chiến 30 năm đến thắng lợi là nhờ khơi dậy được lòng yêu nước của toàn dân. Nhờ đó mà tuy rằng Đảng đã phạm không ít khuyết điểm rất nghiêm trọng, song vẫn được nhân dân thể tất, chờ đợi sửa sai và hy vọng đổi mới.
Điểm yếu có tính chiến lược của Đảng là gắn kết quan hệ đồng chí, đồng minh với một đảng, một nhà nước đã xâm chiếm lãnh thổ của nước ta, lại ngang nhiên tuyên bố lên án ta xâm chiếm trái phép biển đảo của họ. Những sơ suất ngày xưa do cả tin, do bị ru ngủ bởi ý thức hệ, hoặc do phải nín nhịn vì hoàn cảnh chiến tranh cũng đáng chê trách, nhưng nhân dân vẫn có thể hiểu được và rộng lòng tha thứ. Tuy nhiên sự việc không dừng lại, cứ mỗi ngày qua họa lệ thuộc, mối đe dọa mất nước lại hiện rõ hơn và những dấu hiệu mềm yếu, phe cánh với kẻ thù, gây nghi ngờ cứ lặp đi, lặp lại, khiến niềm tin trong lòng dân đối với Đảng cứ bị bào mòn từng ngày.
Không thể thực tâm với “16 chữ vàng” và “4 tốt” mà Trung Quốc lại kiên quyết từ chối bàn bạc với Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa họ đã xâm chiếm trái phép. Nhân dân Việt Nam chăm chú xem Đảng và Nhà nước mình làm gì để đòi lại Hoàng Sa, rất đau lòng khi nghe có ý kiến cho rằng đây là chuyện còn phải tiếp tục tới đời con đời cháu!
Nếu thực sự coi nhau là đồng chí, đồng minh thì khi không thỏa thuận được, cũng nên thẳng thắn bàn chuyện cùng đưa ra tòa án Quốc tế để tìm sự khách quan, công bằng chứ?
Cách phản ứng của chúng ta, phần lớn là của người phát ngôn Bộ ngoại giao, nói như lấy lệ. Mới đây, Trung Quốc hợp tác với Pháp tổ chức khảo sát vùng biển từ Hoàng Sa đến Trường Sa hơn một tháng rưỡi, từ 13-6 đến 30 -7- 2011. Phía ta hoàn toàn im lặng! Thấy ta im lặng, chúng nắm được thóp, đã không thèm im lặng nữa mà hô toáng lên cho toàn thế giới biết. Ngày 2-8 Tân Hoa xã dõng dạc phát tin! Vậy mà phải mất đến 6 ngày sau, người phát ngôn Việt Nam mới yếu ớt lên tiếng bằng hình thức trả lời báo chí, sau đó các báo đều đăng tin ở trang trong! Chúng ta lúng túng vì có Pháp? Đứng sau Pháp là EU và Mỹ, vậy phải làm gì để giữ EU và Mỹ về phía mình trong “ván cờ” Biển Đông của Trung Quốc”? Nếu như tình trạng dân chủ, nhân quyền của ta không khả quan hơn Trung Quốc thì các nước đó sẽ cân nhắc, chọn phía nào cho họ nhiều lợi ích hơn! Bởi vì khi phải hợp tác, giúp đỡ một quốc gia thiếu dân chủ, họ còn phải chống đỡ sự chất vấn của nhân dân họ.
Trong khi Trung Quốc không ngừng hăm he, đe nẹt Việt Nam thì chúng ta lại cố sức chiều ý chúng một cách khó hiểu: Bất chấp ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết liên tục 3 lá thư, bất chấp kiến nghị của hàng ngàn công dân gồm có nhiều đảng viên trung cao cấp, lão thành cách mạng, trí thức và đồng bào trong ngoài nước can ngăn hợp tác với Trung Quốc khai thác bauxite Tây Nguyên, để cho Trung Quốc đặt chân vào một vị trí chiến lược xung yếu; có thể gây ra thảm họa môi trường ảnh hưởng cuộc sống của hơn 20 triệu đồng bào; và cuối cùng là nó không đem lại hiệu quả kinh tế.
Suốt mấy tháng nay lại thêm chuyện nhân dân hai tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai bức xúc kêu cứu vì xe chở bauxite sẽ phá nát đường sá, nguy cơ gây ra rất nhiều tai nạn giao thông!
Lòng dân càng bức xúc, tại sao cho Trung Quốc thuê hàng ngàn hecta đất “trồng rừng” thời gian 50 năm với giá rẻ mạt? Những vùng này là phên dậu quốc gia, từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, đến Quảng Nam… Từ đây, người dân Việt Nam không được phép bén mảng tới đó! Rồi vì sao 90% các công trình công nghiệp đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, hàng chục vạn lao động cơ bắp của Trung Quốc theo chân các công trình do họ trúng thầu rải từ Bắc vào Nam mà không có biện pháp ngăn chặn? Chỉ riêng khu khí điện đạm ở Cà Mau đã có 1056 lao động Trung Quốc, phần lớn không có tay nghề!
Trong khi chưa đủ thời cơ dùng biện pháp quân sự xâm chiếm nước ta, Trung Quốc tận dụng sức mạnh mềm để biến nước ta thành chư hầu, thuộc địa kiểu mới. Chúng có ý thức rất rõ việc gây chia rẽ giữa nhân dân ta với Đảng và nhà nước, vì biết đó chính là nguồn sức mạnh quan trọng bậc nhất trước họa ngoại xâm. Cuộc biểu tình của nhân dân chống Trung Quốc xâm lược năm 2007, bị đàn áp đã gây rạn nứt lớn đầu tiên giữa dân với Đảng, nhà nước. Một số người tham gia biểu tình ngày đó đã phải bỏ nước xin tị nạn ở nước ngoài. Từ tháng 6-2011 đến nay, cách đối phó của các tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng cảnh sát ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đối với các cuộc biểu tình yêu nước gồm nhiều đảng viên, cán bộ, trí thức hàng đầu, đã phô bày trước mắt nhân dân Việt Nam và cả thế giới những hình ảnh phản cảm rất tệ hại! Nhân dân yêu nước bị nện dùi cui, bị kéo lê, ném lên xe như súc vật. Có người còn vu họ là bọn móc túi. Đỉnh cao gây ra phẫn nộ là vụ đảng viên Nguyễn Chí Đức bị một sĩ quan an ninh đạp vào mặt.
Tại sao quyền biểu tình được Hiến pháp ghi nhận, được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban hành đã hơn 60 năm, nhưng người dân vẫn không được hưởng? Cách hành xử như vừa qua đang đặt Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam từng ngày đối lập với chủ nghĩa yêu nước, với lòng dân. Đảng đang tự tước bỏ nguồn sức mạnh vô địch mà các bậc tiền bối của Đảng đã vùi xương ở Côn Đảo, Phú Quốc và các cuộc đấu tranh ngót một thế kỷ mới có được!
Tình trạng trên đây chính là nguy cơ lớn nhất đang đe dọa nền độc lập dân tộc thành quả của Cách mạng Tháng Tám!
2. Đẩy nhân dân về phía thù địch
Tất cả Nghị quyết Đại hội và Hội nghị Trung ương Đảng đều nhắc đến “mở rộng dân chủ”, nhưng những điều cốt lõi, gốc rể của dân chủ tới hôm nay vẫn còn xa vời. Mong muốn của Hồ Chí Minh chưa bao giờ thành hiện thực: “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”; “Dân chủ là để cho dân được mở mồm ra nói”. Dân chủ chính là lý tưởng cao cả của Cách mạng Tháng Tám, thể hiện ở Tuyên ngôn Độc lập với những nội dung về quyền tự do, bình đẳng, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc, đã được thể chế hóa bằng Hiến pháp 1946. Các quyền tự do, dân chủ, đã bị biến dạng sau khi các bản Hiến pháp sửa đổi có gắn thêm mấy chữ “theo pháp luật”. Pháp luật vi hiến mà không có tòa án Hiến pháp để ngăn chặn. Từ Đại hội Đảng lần thứ 4, “dân chủ” đã bị thay thế bằng “làm chủ tập thể”. Các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền đều phải được hiểu là cho cả toàn dân, cho từng giai cấp, từng giới, chứ không phải cho từng người. Khủng hoảng kinh tế, xã hội bắt đầu từ việc thi hành Nghị quyết Đại hội 4 khiến cho Đảng, nhà nước và toàn dân tộc lao đao suốt những năm cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ trước!
Đổi mới đã đem lại dân chủ cho nhân dân trong làm ăn, các hoạt động kinh tế. Từ nay, từng người dân được quyền tự do làm ăn, được quyền bỏ vốn ra kinh doanh. Những ông “vua lốp” được ra tù và được đề cao (Nhân dân gọi ông Nguyễn văn Chẩn là “vua lốp”, vì ông có sáng kiến dùng lốp xe cũ làm dép lốp, dùng ni lông phế thải chế tạo bút máy, đắp lốp xe mòn thành lốp gần như mới. Do đó ông phải 3 lần vào tù và bị tịch biên gia sản). Kinh tế đất nước khởi sắc, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài lạc quan dự báo Việt Nam sắp hóa hổ, hóa rồng. Tuy nhiên, sau hai thập kỷ đến nay tình hình kinh tế xã hôi không tiếp tục sáng sủa mà đang lâm vào khủng hoảng toàn diện. Nguyên nhân chính là vì dân chủ, tự do về chính trị và dân sự chưa được đến với mỗi người tương xứng với dân chủ về kinh tế. Tình hình xã hội nổi lên 3 vấn đề lớn:
Một là, giai cấp công nhân đã có hàng ngàn cuộc đình công, có những cuộc huy động gần 20.000 người, bị cho là bất hợp pháp vì không cuộc đình công nào do Công đoàn chỉ đạo theo quy định của pháp luật. Sáu tháng đầu năm nay, khắp nước số đình công đều tăng, tỉnh Bình Dương 150 vụ, 80.000 công nhân, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010; TP HCM có 132 vụ, 72.000 công nhân, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2010. Ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Dương cho rằng “vì tổ chức Công đoàn rất yếu kém không bảo vệ được quyền lợi công nhân”. Đó là tình trạng chung của Công đoàn cả nước hiện nay, nguyên nhân là vì giai cấp công nhân chưa có quyền dân chủ chọn ra đúng người đại diện của mình.
Hai là, nông dân bị mất đất đi khiếu kiện vượt cấp hàng chục năm không được giải quyết. Có hơn 70% các vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài liên miên là khiếu kiện của nông dân mất đất, đền bù với giá rẻ mạt. Thật trớ trêu là những người trong đội quân chủ lực của cách mạng suốt hai cuộc kháng chiến, nay lại kéo nhau đến trước cổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ để cầu cứu! Nguyên nhân sâu xa là vì họ không có quyền dân chủ về sở hữu đất đai, Hội Nông dân cũng không đại diện bênh vực quyền lợi cho họ. Phần lớn các “đại gia” hiện nay là những kẻ nhờ có thân thế, chèn ép nông dân, kinh doanh đất đai mà phất lên chứ chẳng phải có tài năng quản trị kinh doanh. Đã vậy khi làm ra hạt lúa, nông dân lại bị các nhà xuất khẩu gạo chèn ép một lần nữa, nhiều khi buộc phải bán lúa dưới giá thành. Bi kịch ấy khiến Giáo sư Võ Tòng Xuân trong vòng 20 năm đã 2 lần đặt ra câu hỏi “Bao giờ nông dân mới giàu?”.
Ba là, giới trí thức không có quyền dân chủ trong các hoạt động trí tuệ của mình. Việc nổi cộm là Viện IDS phải tự giải thể và bị buộc phải kiểm điểm. Nhiều kiến nghị yêu nước của trí thức không được xem xét, không ai trả lời, lại còn có xu hướng quy chụp, nghi ngờ họ có động cơ xấu!
Một người lãnh đạo cao cấp của Đảng, ông Trần Xuân Bách sớm phát hiện ra sự khập khiễng của đổi mới chính trị không tương ứng với đổi mới kinh tế: Từng người đã có tự do kinh tế, họ đang yêu cầu phải được các quyền tự do dân sự và chính trị. Ông bị trừng phạt dù nội dung ông nêu ra đã được ghi trong “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị”, và đã được nhà nước ta gia nhập từ 24-9-1982, tức là trước Đổi mới đến 4 năm! Lời nói đầu Công ước này có câu: “Thừa nhận rằng theo Tuyên ngôn nhân quyền thì chỉ có thể đạt được lý tưởng của con người tự do, được tận hưởng tự do về dân sự và chính trị, không bị sợ hãi và thiếu thốn nếu tạo được những điều kiện để mỗi người có thể hưởng các quyền dân sự và chính trị cũng như các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của mình”.
Tiếp bước ông Bách là Trung tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chính ủy miền Nam, Phó chủ tịch Quốc hội cũng bị trừng phạt vì đòi tự do chính trị cho nhân dân.
Vừa qua, ông Nguyễn văn An, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, thẳng thắn phát triển tư tưởng dân chủ chính trị đã bị lên án.
Nếu tỉnh táo Đảng cầm quyền sẽ nhận thấy rằng từ một Trần Xuân Bách năm 1990, ngày nay đã có hàng ngàn Trần Xuân Bách trong Đảng và nhân dân. Xin lắng nghe những ý kiến trong “Biên bản Hội thảo khoa học Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam và Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội quốc gia” có mục đích góp ý văn kiện Đại Hội 11. Cuộc hội thảo này gồm những người thuộc giới tinh hoa của Đảng và chế độ, gồm hai nguyên Phó thủ tướng là Trần Phương và Vũ Khoan, hơn 10 vị Giáo sư, Phó giáo sư, Thứ trưởng, Viện trưởng, những nhà lý luận hàng đầu hiện nay.
Xin trích từ biên bản:
…“Nhận định về quốc tế, về các nước xã hội chủ nghĩa đều sai”.
…“Phải nhằm vào cải cách chính trị chứ không phải chỉ kinh tế. Cải cách chính trị thành một vấn đề bức xúc, không giải quyết thì không phát triển được”…
…“Phải xác định cho rõ vai trò lãnh đạo của Đảng: Lãnh đạo ai? Ai cho anh quyền lãnh đạo? Phải nhìn thẳng vào sự thật. Lừa được người ta chứ không lừa được thực tiễn đâu!”.
…“Loài người đi đến chỗ dân chủ. Nhưng thế nào là dân chủ? Đảng quyết hết mọi thứ mà không chịu trách nhiệm gì. Thế mới chết chứ!”.
…“Chưa bao giờ vấn đề nghiêm trọng như bây giờ. Dân không còn tin Đảng như trước nữa. Không ai quan tâm nữa. Cương lĩnh đầy rẫy cái sai, cái mơ hồ. Nói xã hội chủ nghĩa mà không biết nó là cái gì? Nhiều chuyện ta tự lừa dối mình và lừa dối người khác”…
Những điều các nhà lý luận hàng đầu nói trong cuộc hội thảo này đã chỉ rõ nguyên nhân đẻ ra tình trạng khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, đạo đức.hiện nay.
Trong phiên tòa phúc thẩm xử Cù Huy Hà Vũ, luật sư Trần Quốc Thuận so sánh nội dung Biên bản cuộc hội thảo do ông Trần Phương chủ trì nói trên với các bài viết của Cù Huy Hà Vũ là có quan điểm về tự do chính trị hoàn toàn giống nhau. Nhưng tại sao Cù Huy Hà Vũ lại bị xử tù? Tòa hoàn toàn không chấp nhận lời bào chữa của vị luật sư, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Phải chăng Cù Huy Hà Vũ là một loại “vua lốp” mới trong lĩnh vực tự do dân chủ về chính trị, cho nên ông phải đi tù, một khi lĩnh vực này chưa được đổi mới?
Điều cực kỳ nguy hiểm là sau phiên tòa, các cơ quan truyền thông chính thức bắt đầu đổi giọng khác thường, đẩy mạng Bauxite Việt Nam vào loại rác rưởi, và sau đó ít hôm đã xếp vào loại phản động! Mạng Bauxite Việt Nam là nơi đã đăng tải những bài viết cực kỳ quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Thủ tướng Võ văn Kiệt, Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhiều vị lão thành cách mạng và trí thức yêu nước nêu những vấn đề thiết yếu để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đăng gần 10 bản kiến nghị, mỗi bản có hàng ngàn người ký tên. Mạng Bauxite Việt Nam có hằng chục triệu người truy cập. Gọi mạng Bauxite Việt Nam là phản động, có nghĩa là đẩy tất cả những người có nguyện vọng dân chủ hóa đất nước về phía thù địch? Tiếp theo, trên báo Quân đội Nhân dân ngày 7-8-2011, một vị tướng, giáo sư còn gợi ý phải biết dùng súng đúng lúc! Lẽ ra phải chỉ cách dùng chiếc chìa khóa Dân chủ để mở ra khoảng trời tự do bao la cho nhân dân thì các vị “quân sư” lại đòi tăng thêm dùi cui và súng , để viết một trang sử máu kiểu Thiên An Môn cho nhân dân Việt Nam! Ôi, làm sao hiểu được!
Nên biết rằng, tất cả những hành vi chống dân chủ hóa, gây chia rẽ giữa Đảng với dân chính là phản bội lý tưởng Cách mạng Tháng Tám, là mở cửa cho giặc Phương Bắc!
3. Giặc nội xâm nối giáo cho ngoại xâm
Đại hội 8 năm 1996 kết luận tham nhũng là một trong “4 nguy cơ” đe dọa đất nước và uy tín của Đảng.
Mười năm sau, năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nhận định: “Tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ”.
Năm năm sau, 2011, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói: “Chống tham nhũng là mong mỏi rất chính đáng và tha thiết của người dân. Nhưng cho đến hôm nay tôi tự thấy nhiệm vụ đó tôi làm chưa xong!”. Trước đó một năm, ông nói với bà con Việt kiều: “Ở nước người ta muốn tiêu cực, tham nhũng cũng khó, vì hệ thông pháp luật của họ chặt chẽ. Còn ở nước mình thì có khi không muốn tham nhũng mà cũng động lòng tham”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì cho rằng “Thể chế còn sơ hở”.
Từ năm 1997 đến nay chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam luôn luôn ở nhóm cuối bảng xếp hạng của các tổ chức quốc tế.
Đại hội 11 nhận định với lời văn có vẻ nhẹ nhàng: “Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, chưa được ngăn chặn, gây bức xúc xã hội”. Tuy nhiên, Đại hội 11 vẫn không đề ra một biện pháp phòng chống tham nhũng nào mới, vẫn tiếp tục dùng những vị thuốc đã lờn với con bệnh trầm kha và có chiều biến chứng: Nâng cao phẩm chất đạo đức đảng viên, cán bộ; tăng cường giám sát, kiểm tra; nâng cao hiệu quả các cơ quan chức năng; thực hiện dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân giám sát, phát hiện; cải cách tiền lương. Mới đây, có chính sách khen thưởng cho người dân dám phát hiện tham nhũng.
Tại sao cơ quan chống tham nhũng không thấy rằng, những vụ tham nhũng lớn chưa bao giờ do người dân phát hiện được? Tất cả đều do mâu thuẫn nội bộ trong các cấp ủy Đảng, họ moi ra để hạ gục đối thủ, và thường rộ lên trước các kỳ Đại hội ở mọi cấp, mọi ngành. Bà Lê Hiền Đức, người được Tổ chức Minh bạch quốc tế trao giải thưởng Liêm Chính năm 2009 kể: “Ở cấp nào bọn tham nhũng cũng có ô dù cả. Chúng bao che nhau, bảo kê cho nhau, mình không thể cựa được. Tôi nộp cho Thanh tra nhà nước 214 hồ sơ, họ đến nhà tôi chở đi, nhưng không thấy xử lý xong vụ nào!”.
Mới đây, Tổ chức Minh bạch Quốc tế công bố một tài liệu nghiên cứu có tên “Liêm chính trong thanh niên Việt Nam”. Họ đã phỏng vấn 1022 thanh niên từ 15 đến 30 tuổi ở 11 tỉnh thành, đưa ra những số liệu như sau: 32% cho rằng đưa tiền, quà biếu cho bệnh viện để được chăm sóc tốt hơn là hành vi không sai; 35% sẵn sàng “nới lỏng” định nghĩa về tham nhũng, nếu điều ấy mang lại lợi ích kinh tế; 60% nói muốn tố cáo tham nhũng, nhưng chỉ có 4 người trong số đó đã từng tố cáo. Lý do khiến họ không tố cáo là vì “Đó không phải là việc của tôi” và “Tố cáo cũng chẳng giải quyết được gì”! Số đông cho rằng tham nhũng là “hiện tượng bình thường”. Kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy ít nhất 3 điều: Một là, chống tham nhũng bằng cách vận động nhân dân tố cáo không thể đạt hiệu quả. Hai là, tham nhũng đang làm ô nhiễm môi trường xã hội, các thế hệ trẻ sẽ không còn biết quý trọng phẩm chất liên chính nữa; Ba là, tham nhũng trở thành bình thường sẽ làm mục ruỗng hệ thống chính trị.
Thực tế cho thấy cơ chế hiện nay không giúp các trưởng ban chống tham nhũng “miễn dịch” đối với tham nhũng, càng không thể cho họ khả năng chống tham nhũng ở địa bàn do mình phụ trách. Ông Chủ tịch kiêm Trưởng ban chống tham nhũng tỉnh Ninh Bình không thể ngăn chặn được ông Bí thư Tỉnh ủy, Ủy viên Trung ương Đảng Đinh văn Hùng buôn bình cổ, trống đồng có giá hằng triệu USD. Còn tăng cường giám sát, kiểm tra? Gần 10 cuộc thanh tra vẫn không phát hiện được Tổng giám đốc Phạm Thanh Bình cố ý làm trái và Vinashin đang bên bờ vực phá sản!
Tham nhũng đã giúp Trung Quốc trúng thầu hầu hết các công trình, đưa thiết bị cũ kỹ cho công nghiệp Việt Nam. Tham nhũng làm cho đầu tư không hiệu quả, chỉ số ICOR của Việt Nam cao nhất khu vực, lạm phát đứng thứ 2 thế giới, thứ nhất châu Á, biến một Đảng cách mạng thành một Đảng tham nhũng!
Chẳng lẽ lời cảnh báo của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sẽ phải trở thành định mệnh của Đảng và chế độ này?
Tiến sĩ Hồ Bá Thâm đã dũng cảm và trung thực khi viết rằng: “Với thực tế nảy sinh tràn lan và kéo dài ngày càng nghiêm trọng tệ tham nhũng, cửa quyền, quan liêu và lãng phí hiện nay trong hệ thống chính trị và xã hội, ta càng thấy thiếu sót lớn trong một cơ chế thiếu giám sát và kiềm chế quyền lực tệ hại như thế nào. Đó là lỗ hổng và yếu kém nhất trong hệ thống tam quyền của nhà nước, phải được khắc phục sớm bằng cả nhận thức và thể chế”. Tiếc thay ý kiến của ông từ năm 2009, không được Bộ Chính trị của Đảng chú trọng. Hội đồng lý luận, Ban soạn thảo văn kiện Đại hội 11 không hề nhắc tới, có lẽ vì sợ không đúng với pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hoặc có gì đe dọa đến quyền lãnh đạo của Đảng chăng?
Mới đây một cán bộ tuyên huấn khi đến giảng Nghị quyết Đại hội 11 cho cán bộ, đảng viên ở quận 7 TP HCM, đã giải thích: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Giảng viên giải thích: “Đã là quyền lực của nhân dân thì tất nhiên là phải thống nhất, chứ sao lại có thể chia cắt, có thể phân lập được?”. Thật là ngô nghê, không hiểu rằng, Nhà nước là công cụ của nhân dân, nhân dân hoàn toàn có quyền chia các công cụ của mình ra thành bao nhiêu ngành, nhánh, sao cho việc quản lý hiệu quả nhất, ít sơ hở nhất! Có ai đòi chia nhân dân ra làm ba đâu? Hay vì sợ tam quyền phân lập sẽ làm mất quyền lãnh đạo của Đảng?
Tiến sĩ Hồ Bá Thâm cũng đã giải đáp: “Khi đường lối của Đảng đã được cụ thể hóa thành Hiến pháp thì Hiến pháp phải là cao nhất chứ không phải Đảng cầm quyền khi thực thi quyền lực nhà nước!”. Lại tiếc thay, ý kiến này cũng không được lắng nghe!
Lý thuyết về phân lập ba quyền không hề cao siêu, nó được nhân loại biết đến mấy ngàn năm trước và được hoàn chỉnh mấy trăm năm nay, áp dụng ở hàng trăm quốc gia, nhằm hạn chế sự lộng hành khi con người nắm quyền lực. Nếu không thực hiện sự phân lập ba quyền thì không thể có tư pháp độc lập, không thể có “tòa án là pháo đài của tự do”, do đó tham nhũng sẽ không hề sợ bất cứ hình thức thanh tra, kiểm tra nào!
Từ muôn đời, giặc ngoại xâm luôn luôn tìm bọn nội xâm làm tay sai cho chúng! Những người Việt Nam yêu nước không quá khó nhận ra mặt mũi nhem nhuốc của chúng!
******
Ba “tử đạo” nói trên quan hệ hữu cơ với nhau, kết thành một tổng lực tác động từng ngày vào cuộc sống và trí não của nhân dân. Nếu không sớm ngăn chặn thì không thể tránh khỏi điều mà nhiều người đang nói đến: Một cuộc cách mạng dân chủ! Đó sẽ là sự đổ vỡ rất lớn của quốc gia, một gánh nặng quá sức chịu đựng đối với nhân dân, và là một tặng phẩm vô giá cho kẻ thù phương Bắc! Tuy nhiên, khác với các nước Bắc Phi, Đảng và nhà nước Việt Nam dù đã quá hoang phí uy tín của mình được vun đắp nên từ quá khứ, cho đến nay vẫn chưa phải đã hoàn toàn cạn kiệt. Vấn đề là đã đến lúc phải “báo động đỏ”, để không né tránh mà nhanh chóng dân chủ hóa xã hội. Đại hội 11 đã quyết định: “Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị…”, tuy nhiên lại đề ra điều kiện “theo lộ trình thích hợp”. Điều đáng lo là lộ trình ấy sẽ kéo dài tới bao lâu? Xin đừng để nước đến chân mới nhảy!
Tôi vẫn muốn nhắc lại sự so sánh về ưu thế giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với Đảng nhân dân cách mạng Campuchia (tiền thân là Đảng Cộng sản và nay là Đảng nhân dân Campuchia). Đảng bạn đã dũng cảm đổi mới triệt để, đến nay, sau mười năm Đảng bạn đã mạnh lên tuyệt đối. Đó là bài học rất quý báu.
Tuy nhiên chúng ta đã có sẵn bài học của Cách mạng Tháng Tám: Lý tưởng tự do, dân chủ sẽ khơi dậy nguồn sức mạnh vô tận của nhân dân, chiến thắng kẻ thù dù chúng rất hung hãn và nham hiểm, bảo vệ thành công độc lập của Tổ Quốc.
Kỷ niệm 66 năm ngày Cách mạng Tháng Tám
T.V.C.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
-Cần thực hiện lý tưởng Cách mạng Tháng Tám

Tổng số lượt xem trang