Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Cơ quan chức năng “phân trần” về lợi nhuận ngân hàng

16:02 (GMT+7) - Thứ Sáu, 26/8/2011
Cơ quan chức năng của Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra khuyến nghị dư luận cần có sự nhìn nhận khách quan về quy mô lợi nhuận của các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2011.

Khuyến nghị trên xuất phát từ thực tế thời gian qua có nhiều thông tin bình luận, phản hồi về tình hình lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Trong đó có những bức xúc, khi đặt lợi nhuận “lớn” của các nhà băng trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, đời sống của nhiều người dân và hoạt động của nhiều doanh nghiệp chật vật…

Tuy nhiên, trong tài liệu phân tích khá chi tiết mà cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, thuộc Ngân hàng Nhà nước, công bố, lợi nhuận các nhà băng 6 tháng đầu năm 2011 cần có một cái nhìn “biện chứng” hơn.


Qua theo dõi số liệu về kế toán tài chính của tổ chức tín dụng do cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước thu thập được cho thấy, tình hình thu nhập 6 tháng đầu năm của các tổ chức tín dụng Việt Nam có những đặc điểm đáng chú ý.

Tính đến 30/6/2011, tổng số chênh lệch thu nhập trừ chi phí (chứ chưa phải và không phải là lợi nhuận) toàn hệ thống tổ chức tín dụng tăng 42% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, kết quả và hiệu quả kinh doanh không đồng đều giữa các tổ chức tín dụng; phần lớn các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh an toàn, có hiệu quả, vẫn còn 13,6% số lượng các tổ chức tín dụng vì nhiều lý do và nguyên nhân, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, chênh lệch thu nhập trừ chi phí 6 tháng đầu năm bị âm.

Tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm của các tổ chức tín dụng Việt Nam cao, theo cơ quan này là do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, xét mối quan hệ tương quan (và có thể nói đây là mối quan hệ biện chứng, cơ bản và cùng chiều) giữa thu nhập với qui mô tài sản và vốn chủ sở hữu thì tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm so với tốc độ tăng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu là hợp lý. Bởi lẽ tốc độ tăng tổng tài sản và tăng vốn chủ sở hữu của hệ thống các tổ chức tín dụng so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 39% và 44% so với tốc độ tăng thu nhập 42%.

Phân tích sâu hơn, tốc độ tăng tổng tài sản của các tổ chức tín dụng trong  6 tháng đầu năm 2011 so với 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy tỷ lệ là 37%, cũng so sánh tương tự về vốn chủ sở hữu thì tốc độ tăng là 176%. Chính vì vậy, mặc dù số tuyệt đối về thu nhập tăng cao so với cùng kỳ năm 2010 nhưng chỉ số ROA (thu nhập so với tổng tài sản) và chỉ số ROE (thu nhập so với vốn chủ sở hữu), hai chỉ số quan trọng nhất đánh giá hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của tổ chức tín dụng 6 tháng đầu năm 2011 ở mức chỉ số ROA = 0,77% và ROE = 8,1%, cũng tương đương với chỉ số này của 6 tháng đầu năm 2010 (lần lượt là 0,75% và 8,2%) nhưng thấp hơn so với chỉ số cả năm của những năm trước (ROA 2009 và 2010 lần lượt là 1,0% và 0,9%; ROE lần lượt là 10,4% và 10,3%).

So sánh hai chỉ số này của ngành ngân hàng với 21 ngành khác của nền kinh tế cho thấy ROE ở mức trung bình (thứ 11/21) và ROA ở mức thấp nhất, cũng có thể vì lý do này mà mặc dù tổng thu nhập của các tổ chức tín dụng tăng nhưng cổ phiếu của các ngân hàng thương mại vẫn chưa có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong thời gian qua.

Nhìn rộng hơn ra hoạt động ngân hàng các nước trong khu vực và thế giới, chỉ số ROE của các ngân hàng khu vực Đông Nam Á là từ 14% - 15% và thế giới thường ở mức 17%.

Nhóm các tổ chức tín dụng có kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm âm chủ yếu là những ngân hàng có qui mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu nhỏ, quản trị điều hành kém linh hoạt.

Như vậy, xét trên yếu tố này thì tốc độ tăng thu nhập 6 tháng đầu năm của các tổ chức tín dụng phù hợp với xu hướng tăng trưởng lớn về qui mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu.

Thứ hai, số liệu chênh lệch thu nhập trừ chi phí của các tổ chức tín dụng tại thời điểm 30/6/2011 chưa phản ánh đầy đủ hết các khoản mục chi phí của tổ chức tín dụng.

Nguyên do là theo quy định hiện hành về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước thì đến ngày 15 tháng đầu quý sau các tổ chức tín dụng mới tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cho cuối quý trước. Chính vì vậy phần chi phí tại thời điểm 30/6/2011 chưa được tính đúng, tính đủ số dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, mà chắc chắn rằng số chi phí dự phòng phải trích thêm này sẽ không nhỏ, vì theo số liệu theo dõi của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thì số tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã liên tục tăng lên từ đầu năm đến nay và như vậy các tổ chức tín dụng sẽ phải trích lập thêm khoản chi phí này.

Thứ hai là theo quy định, các tổ chức tín dụng còn phải tính toán điều chỉnh các khoản dự thu, dự chi, dự phòng các khoản đầu tư khác, những khoản này thực hiện trong báo cáo tài chính quý và thực hiện sau ngày 30/6.

Thứ ba, theo quy định hiện hành, các khoản nợ được phân loại, trích lập dự phòng rủi ro mới chỉ giới hạn trong phạm vi các khoản cấp tín dụng, trong khi nhiều tài sản tiềm ẩn rủi ro tín dụng khác như các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp... chưa được phân loại và trích lập dự phòng.

Thứ tư, số liệu chênh lệch thu chi của các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2011 chỉ là sơ bộ, chưa được kiểm toán độc lập xác nhận. Nếu tính đúng, tính đủ và chính xác những khoản chi này thì chênh lệch thu nhập - chi phí của các tổ chức tín dụng không phải là con số như nhiều tổ chức tín dụng đã công bố, trong đó sẽ có tổ chức tín dụng có mức chênh lệch thu nhập - chi phí thấp hơn con số đã công bố.

Ngoài những yếu tố trên đây, đóng góp vào tăng thu nhập của các tổ chức tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2011 còn có các yếu tố khác.

Thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ lượng tiền cung ứng, việc huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư gặp nhiều khó khăn, các tổ chức tín dụng chủ động nâng cao hệ số sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của các cổ đông.

Các tổ chức tín dụng đã mở rộng thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới như dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ thanh toán các loại... vừa thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng vừa góp phần tăng thu nhập, tỷ lệ thu nhập từ thu dịch vụ của các tổ chức tín dụng trong tổng thu nhập đã ngày càng tăng (thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011tăng 43,8% so cùng kỳ 2010).

Từ những phân tích và đánh giá như trên, chênh lệch thu nhập, chi phí 6 tháng đầu năm của các tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với quy mô tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu. Việc các tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh giữ được mức độ ổn định và an toàn hiệu quả cũng là một trong nhưng điều kiện góp phần giữ ổn định cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, việc công bố thông tin về “lợi nhuận” ngân hàng dù với lý do và mục đích gì cũng cần phải đảm bảo tính chính xác và minh bạch, thận trọng hơn.

Như vậy, sau nhiều thông tin đa chiều về tình hình lợi nhuận các ngân hàng thương mại 6 tháng đầu năm 2011, đặt trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, phía cơ quan quản lý cũng đã lên tiếng để tạo thêm góc nhìn về vấn đề được cho là khá nhạy cảm này.

-Nguồn:Cơ quan chức năng “phân trần” về lợi nhuận ngân hàng
Lê Đôn
17:14 (GMT+7) - Thứ Sáu, 26/8/2011

Phân tích tài chính và báo cáo lãi lỗ 1 ngân hàng để biết thực trạng tài chính là việc hết sức khó, do đó mới có nhu cầu tuân thủ các chuẩn mực kế toán, nhất là kế toán hợp nhất, hiện nay việc áp dụng VAS ( Viet Nam Accounting Standards) và IFRS (International Financial Reporting Standards) chưa thống nhất và thực hiện chế độ kiểm toán chưa đầy đủ.

Đối với NH có phần đặc biệt hơn vì còn phải tuân thủ chuẩn mực quốc tế ( trước mắt là Basel 1). Quan trọng nhất trong hoạt đông NH là quản lý rủi ro qua việc quản lý Tài Sản có Tài Sản Nợ (ALM).

Mặt khác trong tình hình kinh tế và điều kiện giám sát hiện nay thì khó mà nói, hoạt động NH nếu phải minh bạch thì khó đạt được mức sinh lời cao được.

1. Nếu phân tích các báo cáo tài chính của NH đã công bố thì sẽ thấy nhiều điểm khác biệt cần lưu ý: (mà phải đi vào chi tiết thì mới phân tích được, mà không phải NH nào cũng nói thật).

- Tổng tài sản có gấp 1.5 hoặc hơn nũa số dư huy động ( deposit của khách hàng) vậy số vượt này là nguồn vay ngắn hạn (thường gọi vay nóng, vay bù đắp thanh khoản…) từ Thị trường Liên NH hoặc trưc tiếp vay lẫn nhau giữa các NH và lãi suất không thể thấp được (LS LNH > 20%, báo chí có đăng).

- Đánh giá và dự phòng giảm giá chứng khoán đã làm đúng chuẩn mực kế toán chưa? Nhất là các loại CK OTC thì vẫn hạch toán theo giá lúc mua chứ chưa đánh giá lại như CK đã niêm yết.

Số lượng đầu tư trái phiếu dài hạn mà nay lãi suất thấp so với lãi suất tiền gửi Ngân hàng, Trái phiếu chính phủ có phần yên tâm hơn vì còn được xem là đầu tư dự phòng và có thể làm tài sản cầm cố NH NN VN để tái cấp vốn còn Trái phiếu doanh nghiệp thực chất là cho vay hay cấp tín dụng dài hạn với mức độ rủi ro không nhỏ đặc biệt là thủ tục kiểm soát sau / đánh giá tài chính doanh nghiệp phát hành nhằm phân loại nợ trích dự phòng đến nay quy chế kiểm soát của NH NN và tự kiểm soát của các Ngân hàng / TCTD chưa được quan tâm, đó là chưa kể việc do trước đây chưa phân loại là cấp tín dụng nên không trích dự phòng chung và trích lập dự phòng rủi ro khi định kỳ đánh giá tài chính doanh nghiệp phát hành.

- Tính chính xác của việc phân loại dư nợ tín dụng để áp dụng trích dự phòng rủi ro ( khoản này được xem như phí trích trước).

2. Theo thông lệ ( hay kinh nghiệm?) thì 1 NH hoạt động được xem là tốt cần đạt các hệ số tài chính sau:

- Hệ số CAR : > 8% Hiện nay quy định là 9 %
- Hệ số ROA : >1.5%
- Hệ số ROE : >15%

Và hệ số nợ xấu < 3%

Tạm vận dụng công thức để phân tích kỹ hơn:

Tỷ lệ sinh lời: (Thu nhập – Chi phí / Doanh thu )x(Doanh thu/ Tổng TS có)x(Tổng TS có/Vốn chủ sở hữu) để thấy lợi thế sinh lời của Ngân hàng , cụ thể tỷ số TTS có / Vốn CSH ( lưu ý là bị hạn chế bởi hệ số CAR, ai kiểm soát việc này? Chính là chức năng của NH NN).

3. Đơn giản hóa cách tính và qua báo cáo tài chính 1 số Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, 1 NH TM VN sẽ tối đa lợi nhuận và tối thiểu rủi ro khi hoạt động theo cơ cấu kinh doanh sau:

- Cơ cấu TS có: Cho vay: 60% ( 50% thì tốt hơn), Đầu tư tiền gửi ( trong tình hình hiện nay chỉ ngắn hạn thì tốt hơn): 20% ( vừa có lãi vừa tạo thanh khoản nhanh khi cần, thời gian qua 1 số NH đã tận dụng được thời cơ này khi cho vay liên NH ). Đầu tư Trái phiếu nhà nước ( vì Lãi suất gần bằng lãi suất tiền gửi của dân cư, TP lại có tính thanh khoản cao, cầm cố để được tái cấp vốn): 10%. Đầu tư chứng khoán dài hạn hoặc góp vốn trực tiếp: 10% nếu có nhân lực làm được và quản lý được việc này ( không có thì thôi ). Cho vay nhiều với lãi suất cao như hiện nay và khách hàng dưới chuẩn thì chắc chắn rủi ro phải lớn.

- Cơ cấu TS nợ: Nhận ký thác Dài hạn ( trên 1 năm):10 - 15%.

- Có Kỳ hạn ngắn hạn (các loại 3,6,9…tháng):60- 70% và không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán):10-15% và bù đắp thanh khoản khi cần từ thị trường II không quá 10 %. Cơ cấu này tùy thuộc vào chính sách lãi suất của từng thời kỳ và kinh nghiệm kinh doanh và kỹ năng Marketing của Ngân Hàng, do bộ phận ALCO làm.

- Cơ cấu doanh thu : Nhiều Ngân hàng mong muốn tái cấu trúc lại hoạt động để nâng cao nguồn thu từ dịch vụ nhưng thực tế và điều kiện hiện có thì tỷ lệ doanh thu từ Tín dụng/thu dịch vụ: 70/30, không dễ gì thực hiện khi dịch vụ NH của các NH TM VN vừa ít mà tiện ích không nhiều.

Từ đó việc tính toán và khẳng định có lãi nhiều ít cũng được đơn giản hóa như sau:

• Chênh lệch lãi suất ( nôm na hay gọi chênh lệch đầu vào đầu ra): tối thiểu cũng phải được 3.5% trong đó : Chi phí quản lý: 1%, trích dư phòng rủi ro: 1%, thuế phí khác: 0.3-0.5%, còn lại là thu nhập của NH là hơn 1% cộng với thu nhập từ thu dich vụ thì tỷ lệ lợi nhuận ròng / TTS có sinh lời # 1.5% . Quy ra ROE thường là 15 % , Ngân hàng nào hoạt động có hiệu quả hơn thì ROE > 25% ( vì thế trước đây giá Cổ phiếu NH 3x là được rồi).

• Việc các NH TM VN thực sự có lãi trong thời gian qua? cần phải xem lại các hệ số tính toán trên và việc trích dự phòng rủi ro ( theo tháng chứ không đợi đến cuối Quý /niên độ quyết toán ) và việc hạch toán đầu tư CK nhất là CK OTC và các khoản Trái phiếu doanh nghiệp dài hạn , Tỷ lệ nợ xấu có đúng không? Để có kết luận.

• Môt nguồn phát sinh lãi lớn như vài năm qua là mua bán ngoại tệ ( thu gom và bán lúc cao giá và hệ quả 2 tỷ giá song hành), Kinh doanh sàn vàng ;việc tính thu thêm phí ngoài lãi vay… 
------------
TLQ: 
 

Tổng số lượt xem trang