Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Chuyên gia quân sự quốc tế bình luận về lữ đội tàu ngầm của Việt Nam

-– Chuyên gia Nga: ‘Tàu ngầm Việt Nam có khả năng tấn công đất liền’ (TP). TPO- 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa tấn công mặt đất sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng, còn hệ thống tên lửa Bastion-P cho phép tổ chức tuyến phòng ngự rộng 2000 km...
Hai tàu ngầm Kilo Projekt 06361 đầu tiên là HQ-182 Hà Nội và HQ-183 Thành phố Hồ Chí Minh sẽ về Việt Nam trong năm 2013 (TsKB Rubin).

Tiền Phong trích giới thiệu bài viết của Chuyên gia về hải quân Yu.V. Vedernikov đăng trên trang của Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga. Ông Vedernikov đánh giá Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng nhưng về truyền thống, Việt Nam chưa bao giờ được coi là cường quốc hải quân. Tuy nhiên, cùng với những biển đổi địa-chính trị của thế giới kể từ những năm 1990  và sự tái cấu trúc chính trị không gian thế giới đã làm gay gắt vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông mà Việt Nam là nước có liên quan.
Điều này đã đặt Việt Nam trước thách thức phải cấp thiết hiện đại hóa lực lượng hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như tạo thế cân bằng nhằm duy trì môi trường hòa bình để phát triển kinh tế. Verdenikov điểm lại các hợp đồng mua sắm, hiện đại hóa lực lượng hải quân Việt Nam thời gian qua, đánh giá các điểm yếu điểm mạnh của các loại trang thiết bị hiện có cũng như sắp trang bị và nêu rõ đỉnh điểm huy hoàng của việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam sẽ là việc xây dựng lực lượng tàu ngầm.
Theo Vedernikov, về hình thức Việt Nam bắt tay vào xây dựng binh chủng tàu ngầm từ năm 1997 khi mua sắm 2 tàu ngầm siêu nhỏ của Bắc Triều Tiên với năng lực chiến đấu đáng ngờ vì chúng không có ngư lôi và có thời gian lặn ngắn. Các tàu ngầm siêu nhỏ này chỉ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát-phá hoại hạn chế trên một vùng biển hạn chế, chẳng hạn như vịnh Bắc Bộ.
Thực tế, Việt Nam bước vào xây dựng lực lượng tàu ngầm vào năm 2009 khi công bố ý định mua 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 636 của Nga. Về thực chất, lớp Projekt 636 là sự hiện đại hóa sâu loại tàu ngầm Kilo vốn “phổ biến khắp thế giới. Theo các nhà thiết kế, tàu ngầm hiện đại hóa có tốc độ chạy ngầm cao hơn nhiều (đến 20 hải lý/h) do lượng giãn nước chỉ tăng nhẹ, thời gian lặn ngầm cũng tăng lên, độ ồn giảm đi và trang bị vô tuyến điện tử được cải tiến.
Điểm nổi bật của lớp Projekt 636 là sự hiện diện của hệ thống tên lửa Club-S mà tùy thuộc vào cấu hình có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất (tên lửa 3M-14E) và mục tiêu mặt nước (tên lửa 3M-54E) ở cự ly 220-300 km. Mặc dù báo chí Nga đưa tin phải trong năm 2013, Nga mới giao cho Việt Nam 2 tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên, tuy nhiên Vedernikov lại quả quyết rằng tàu ngầm điện-diesel đầu tiên đã được đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam vào mùa thu năm 2012 (?), còn tàu cuối cùng dự kiến được đưa vào trang bị vào năm 2016.
Mô hình bên trong tàu ngầm lớp Kilo 636
Mô hình bên trong tàu ngầm lớp Kilo 636. Ảnh: naval-technology.com

Cùng với đó, Việt Nam cũng đã công bố việc xây dựng một căn cứ tàu ngầm. Và mặc dù vị trí xây dựng căn cứ không được tiết lộ cho báo chí công khai, nhưng các chuyên gia Nga cho rằng, đó sẽ là Cam Ranh như một điểm cách đều các vùng lãnh thổ và vùng biển phía bắc, phía đông và phía nam.
Trong số các khía cạnh khác của hoạt động hiện đại hóa Hải quân Việt Nam cần nói đến việc mua sắm vào năm 2011 2 hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bastion-P, mỗi hệ thống được trang bị các tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont có tầm bắn đến 300 km. Đến năm 2015, dự báo sẽ có thêm một số hệ tên lửa bờ biển cơ động loại này được đưa vào trang bị.
Để khái quát những điều trình bày ở trên, Vedernikov kết luận rằng, hiện tại, việc hiện đại hóa Hải quân Việt Nam đang được thực hiện theo hướng mở rộng tiềm lực tấn công, việc đổi mới các lực lượng và phương tiện của hạm đội chỉ đi theo hướng này.
Ví dụ, việc đưa vào biên chế hạm đội Việt Nam 6 tàu ngầm trang bị hệ thống tên lửa Club-S với các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, sẽ cho phép hạm đội Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ kiềm chế chiến lược đối với đối phương tiềm tàng nhờ có khả năng tấn công lãnh thổ đối phương.
Biên chế tương lai của các tàu chiến mặt nước sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện thường xuyên của 2-3 tàu chiến mặt nước tại vùng biển tranh chấp Trường Sa, trong trường hợp khủng hoảng leo thang thì thành lập lực lượng dự bị để triển khai trên 2-3 hướng tác chiến.
Biên chế tương lai của lực lượng tàu ngầm sẽ cho phép bảo đảm sự hiện diện đồng thời tại các vị trí chiến đấu của 3-4 tàu ngầm. Việc trang bị tên lửa chống hạm cho các tàu ngầm này giúp tăng cường sức mạnh tiến công của các lực lượng tàu mặt nước. Không nên bỏ qua cả khả năng rải lôi ngăn chặn của các tàu ngầm, cũng như khả năng tiến hành rải lôi bí mật và có lựa chọn các vùng biển của đối phương tiềm tàng.
Sự hiện diện của các tàu ngầm có độ ồn thấp làm tăng mạnh tiềm lực chống ngầm của hạm đội Việt Nam. Điều không phải nghi ngờ là khả năng của các lực lượng tàu nổi và tàu ngầm tương lai của Việt Nam gây áp lực lên các tuyến đường giao thông hàng hải của đối phương tiềm tàng tại các eo biển chiến lược của Đông Nam Á. Với đường bờ biển trải dài 3260 km của Việt Nam, việc tập trung các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động cho phép tổ chức một tiền duyên phòng ngự rộng 2000 km.
Sau khi nêu bật một loạt những sự phát triển về chất của hải quân Việt Nam thời gian qua, ông Vedernikov cũng phân tích, chỉ ra những điểm còn hạn chế của lực lượng này như vấn đề phòng không lãnh thổ, phòng không cho các chiến hạm, cho các vị trí trú đóng của hạm đội và hạ tầng hải quân. Điểm yếu hiển nhiên khác là phòng thủ chống thủy lôi cho các vùng biển quốc gia với chỉ 6 tàu quét lôi do Liên Xô đóng và được trang bị các phương tiện quét lôi của “thời đại đó”.
Hải quân Việt Nam không có các phương tiện cơ động lực lượng đổ bộ đường biển như một yếu tố tăng cường cho các lực lượng đồn trú ở quần đảo Trường Sa. Chưa có các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu hướng sâu vào Biển Đông. Ngoài ra, Vedernikov nhìn nhận hải quân Việt Nam còn thiếu vắng thực tế kinh nghiệm chiến đấu và các phương tiện truyền tin và chỉ huy, kinh nghiệm tổ chức hiệp đồng cần thiết giữa Hải quân, Không quân và Lục quân.
Một tàu ngầm lớp Kilo 636 trên công trường
Một tàu ngầm lớp Kilo 636 trên công trường. Ảnh: naval-technology.com

Theo Vedernikov, dù sao thì cũng không có ai nghi ngờ quyền chủ quyền của Việt Nam trong việc phát triển lực lượng hải quân của mình như một thành tố của nền quốc phòng. 
Vị chuyên gia này cũng cảnh báo về việc các nước tại vùng biển này sử dụng chưa đầy đủ tiềm năng ngoại giao để giải quyết hòa bình các vấn đề ở Biển Đông, sự tích tụ nguy hiểm các vấn đề này và việc các quốc gia liên quan không có được sự yên tâm nên theo đã đuổi nguyên tắc “Si vis pacem, para bellum” (Muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh).
- ‘Võ sĩ giác đấu’ của hải quân Việt Nam (TP). – Sức mạnh “ong bắp cày” Osa II bảo vệ biển Việt Nam (Soha). QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC LẬP RA LÀ ĐỂ BẢO VỆ AI ? (DĐCN).
Tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt giữ
- Trung Quốc ngang nhiên “ưu tiên hàng đầu” đưa tàu ra Trường Sa (VnMedia). – Trung Quốc núp bóng ngư dân kiếm cớ xâm phạm Trường Sa (Sống mới).
- Philippines kiện Trung Quốc ra toà: Kiếm cớ hay tạo cớ? (DT). – Nhật – Philippines đẩy mạnh hợp tác quốc phòng (Sống mới).- Trung Quốc giăng phao gần Senkaku/Điếu Ngư (DT). – Nhật quyết thành cường quốc lấn át Trung Quốc(VnMedia). – Nhật sang đông tìm Mỹ, Trung Quốc ngược bắc gặp Nga (Sống mới). – Thủ tướng Abe thăm Mỹ – mũi tên nhắm ba đích (VOV).- Va chạm tàu Đài Loan, hai tàu cá Nhật Bản lật (TT).
- Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!” (Infonet).
- Campuchia và cuộc chiến Việt – Trung (BBC).-
- Trung Quốc vẽ kế hoạch “sửa chữa chính quyền trung ương” (Infonet).
- Triều Tiên: Quân Mỹ sẽ bị hủy diệt thê thảm! (PT).
Trung Quốc muốn thay thế Google, nhưng thất bại hoàn toàn: The Little Search Engine That Couldn’t (FP 23-2-13)
Điểm sách mới của Kishore Mahbubani: ‘The Great Convergence: Asia, the West, and the Logic of One World’(WP 24-2-13)
News Analysis: U.S. Confronts Cyber-Cold War With China
NYT The Obama administration is escalating demands that China halt the state-sponsored computer hack attacks that Beijing insists it is not mounting.
Phi thuyền mini của Mỹ để tấn công từ không gian?
TT - Chương trình phi thuyền X-37B tối mật của Mỹ đang khiến giới chuyên gia và khoa học không ngừng đồn đoán về mục đích thật sự của quân đội Mỹ. Hình đồ họa mô phỏng phi thuyền X-37B khi hoạt động trong không gian - Ảnh: EPA. 1 …
Miến Điện, niềm hy vọng mới của các tập đoàn dầu khí lớn thế giới
Một số nước có trữ lượng dầu khí lớn hơn, khả tín hơn và có cơ sở hạ tầng tốt hơn, thế nhưng, kể từ khi quốc tế bãi bỏ cấm vận và cùng với tiến trình cải tổ chính trị tại Miến Điện, quốc gia này lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các tập đoàn lớn trên thế giới, cho dù chưa ai biết rõ trữ lượng của nước này.

-Chuyên gia quân sự quốc tế bình luận về lữ đội tàu ngầm của Việt Nam
Ngày 4/8, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5 - 6 năm tới, hải quân VN sẽ có một biên đội tàu ngầm, gồm 06 chiếc tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất.  Một số mạng tin quốc tế dẫn lời bình luận của các chuyên gia quân sự về khả năng của hải quân Việt Nam.
Loại tàu ngầm mà Nga bán cho VN được coi là một trong những loại tàu ngầm có tính năng tĩnh âm nhất. Nó được lắp 6 nòng phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị chính có ít nhất là 4 tên lửa, 18 quả ngư lôi và 24 quả thủy lôi.
Bình luận trên mạng “Tân Hoa xã” ngày 5/8, chuyên gia quân sự TQ cho rằng, khả năng của 6 tàu ngầm này là không thể coi thường, nếu vận hành đúng kỹ thuật, có thể gây phiền hà tương đối lớn cho đối thủ. Hải quân VN có thể bằng huấn luyện 1 - 2 năm, có thể sử dụng tàu ngầm hiện đại hóa cao này và có thể sử dụng được các loại vũ khí của nó, nhưng điều này không có nghĩa là có thể nhanh chóng thành thạo việc điều khiển tàu ngầm, cũng không có nghĩa là tàu ngầm đó có thể phát huy tác dụng khi giao chiến với đối thủ mạnh có năng lực tác chiến tương đối hoàn thiện.
Đối với hải quân chưa từng được trang bị tàu ngầm, để vận hành thành thục sẽ gặp phải nhiều vấn đề phức tạp. Đầu tiên là xây dựng hệ thống đồng bộ. Khi tàu ngầm tác chiến cần dựa vào hệ thống bên ngoài như: chỉ huy thông tin, tiếp tế trên mặt biển…; trong bảo trì hàng ngày cũng cần một hệ thống đồng bộ như trạm năng lượng, trạm cấp điện cấp khí, trạm nước sạch… mà hải quân VN trong những lĩnh vực này vẫn chưa có gì. Ngoài ra, bản đồ hàng hải dưới nước khi vận hành tàu ngầm cũng rất khó mua được bằng tiền, mà phải điều tra chính xác tỉ mỉ tình hình đáy biển ở vùng biển mà tàu ngầm hoạt động mới có thể đảm bảo tàu ngầm vận hành an toàn, phát huy đầy đủ sức chiến đầu của nó. Tuy nhiên, hiện nay VN cũng cơ bản không có khả năng này. Vì vậy, dùng 5 - 6 năm để xây dựng một biên đội tạu ngầm thì cũng có thể, nhưng hình thành sức chiến đầu toàn diện thì e rằng hơi ngắn.
Theo giới quan sát, VN muốn dự phòng mọi bất trắc có thể xảy đến trong trường hợp tranh chấp chủ quyền với TQ tại vùng Biển Đông biến thành xung đột vũ trang. Bình luận về việc này, chuyên gia quân sự Trương Bác (TQ) cho rằng, VN là nước có thực lực quân sự mạnh nhất ở khu vực ĐNÁ, mặc dù ông Phùng Quang Thanh nhấn mạnh biên đội tàu ngầm nói trên là nhằm phục vụ mục đích tự vệ, nhưng nguy cơ an ninh tiềm tàng lớn nhất của VN hiện nay là cọ sát với các nước trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Nhìn từ góc độ này, biên đội tàu ngầm của VN “mang ý nghĩa đề phòng TQ”. Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu ĐNÁ Ian Stanley thì cho biết cách đây 2 năm VN đã mua 02 chiếc tàu ngầm loại nhỏ từ BTT, hiện đều đang được sử dụng. Lần này VN mua tàu ngầm từ Nga, “chính là để tranh đoạt Biển Đông”. VN dù rơi vào khó khăn tài chính do lạm phát nghiêm trọng, nhưng chi tiêu quốc phòng thì chưa bao giờ giảm đi. Năm 2010, VN chi 1 tỷ USD để mua 12 máy bay chiến đấu SU-30MK2 từ Nga. Mới tuần trước, VN cũng đã nhận được chiếc máy bay tuần tra bờ biển mẫu C212 đầu tiên trong hợp đồng đặt mua 03 chiếc của công ty Airbus Military (Tây Ban Nha), để trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển VN.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 1/8 đưa tin, ngày 25/7, chiếc tàu chiến thứ hai loại Gepard mà VN đặt mua của Nga đã chính thức cập cảng Cam Ranh. Sự kiện này cho thấy là Hà Nội tiếp tục củng cố lực lượng hải quân của mình. Cũng theo nguồn tin trên, chiếc tàu chiến mới giao cho VN lần này đã được cải tiến hơn so với chiếc tàu cùng loại đã được bàn giao ngày 5/3. Cả hai chiếc tàu này đều được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu từ trên không cho đến trên và dưới mặt biển, có khả năng tác chiến độc lập hoặc phối hợp. Việc tiếp nhận chiếc tàu chiến Gepard thứ hai đã được chính quyền VN hoàn toàn giữ kín, như để tránh đổ thêm dầu vào lửa trong bối cảnh quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh đang căng thẳng, sau hàng loạt hành động hung hăng của TQ nhắm vào VN.
Trên tờ Manila Standard Today trên mạng ngày 17/7, nhà báo PLP Art Villasanta mới đây đã không ngần ngại cho rằng hai tàu khu trục Gepard thuộc loại hiện đại nhất trong khu vực ĐNÁ hiện nay, chỉ thua 6 tàu chiến tàng hình đa chức năng lớp Formidable của Singapore. Việc hải quân VN được trang bị thêm hai tàu khu trục này nằm trong tiến trình hiện đại hóa quân đội khởi sự từ nhiều năm qua, từ trước khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng do các hành động áp đặt chủ quyền của TQ. Theo nhà báo này, mặc dù các hệ thống vũ khí mua của Nga đã góp phần giúp quân đội VN thêm tự tin trong khả năng đối phó với TQ nếu tình hình Biển Đông xấu đi nhưng hiện tại, nếu tính về tương quan lực lượng, VN kém xa TQ. Hải quân TQ có 26 tàu khu trục, 50 thuyền hộ tống, 7 tầu ngầm tấn công, ba tàu ngầm hạt nhân, 80 tàu tuần duyên trang bị tên lửa, hơn 200 thuyền tấn công nhanh. Tuy nhiên, ông này nói rằng năng lực chống tàu ngầm của TQ chưa được chứng minh, và các hạm đội của TQ dễ trở thành con mồi cho các tàu ngầm Kilo của VN trong tương lai./.
Thanh Tân (gt)- 'Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại'"Thiếu kinh nghiệm vận hành, khả năng làm chủ trang bị thấp, thiếu các phương tiện hỗ trợ liên quan"... là những gì mà báo Trung Quốc nhận xét về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam


"Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo là lực lượng không nên xem nhẹ"


Ngay sau khi Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố Việt Nam sẽ xây dựng hạm đội tàu ngầm trong 6 năm tới, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, trong đó sôi nổi nhất là trang Junshijia lên tiếng bàn luận, bình phẩm, đánh giá về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam.

Dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng “Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam là để tự vệ và không phải là mối đe dọa cho các nước láng giềng” nhưng các thành viên trên mạng của Trung Quốc lại cho rằng "được sử dụng đúng cách hạm đội tàu ngầm này sẽ là một mối đe dọa với tàu sân bay của Trung Quốc.


Tàu ngầm Kilo của Nga thực sự là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ tàu chiến nào.

Tàu ngầm Kilo 636 biệt danh là “Hố đen” đây được xem là tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị đi kèm có ít nhất 4 tên lửa chống hạm Club-S, 18 ngư lôi và 24 quả mìn.


Thành viên mạng quân sự Trung Quốc tin rằng, đây là một khả năng không nên bỏ qua, theo quan điểm của họ “nếu các chiến thuật được sử dụng đúng cách, có thể gây rắc rối không nhỏ cho đối thủ”.


Các hệ thống vũ khí của tàu ngầm Kilo được thiết kế cho mục đích chống tàu nổi và tàu ngầm, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm Club-S, với phạm vi tác chiến rất rộng.


Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M14E được phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm, tương tự như tên lửa chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tên lửa có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2,9, rất khó để đánh chặn. "Nếu các tàu ngầm này được sử dụng cho chiến thuật phục kích, đó là mối đe dọa chết người đối với các tàu mặt nước", một ý kiến được đăng trên mạng quân sự Trung Quốc.


Dân mạng quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực tác chiến của tàu ngầm Kilo, bởi chính Hải quân Trung Quốc cũng đang sử dụng ít nhất là 12 chiếc tàu ngầm Kilo với nhiều biến thể khác nhau. Trung Quốc cũng đã sao chép tàu ngầm Kilo của Nga thành tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: "Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta".
"Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại"

Tuy nhiên, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại. Tác giả bài viết này tin rằng, Hải quân Việt Nam sẽ phải mất từ 1-2 năm cho công tác đào tạo lái tàu ngầm và các hệ thống vũ khí. "Nhưng điều đó không có nghĩa là các thủy thủ sẽ lái tàu ngầm một cách khéo léo, khó có khả năng để chiến đấu tốt trước một đối thủ hùng mạnh. Để vận hành một hạm đội tàu ngầm không phải là điều đơn giản", một ý kiến trong bài viết.



Bởi theo tác giả, các hệ thống và thiết bị trên tàu ngầm thuộc loại cực kỳ phức tạp, cùng với đó là rất nhiều các vấn đề liên quan. Đầu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm, hệ thống bảo vệ cho các tàu ngầm, hệ thống thông tin truyền thông giữa sở chỉ huy mặt đất và tàu ngầm, hệ thống liên lạc giữa tàu ngầm và tàu mặt nước, hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tàu ngầm trên biển, công tác bảo trì, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí. 


Tuy nhiên, với "Hải quân Việt Nam hiện nay những yếu tố trên gần như bằng không". Ngoài ra, hệ thống bản đồ định vị cho tàu ngầm dưới nước rất khó mua và sử dụng, hệ thống định vị dưới nước này là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo an toàn và khả năng chiến đấu cho các tàu ngầm khi hoạt động ở bất kỳ vùng biển nào trên bản đồ định vị.


"Hiện tại Việt Nam gần như không có khả năng trong lĩnh vực này. Hạm đội tàu ngầm này chẳng những không làm tăng khả năng tấn công mà còn dễ bị tổn thương trước các phương tiện chống  ngầm của đối phương", tác giả nhắc lại bình luận về khả năng của Hải quân Việt Nam.
Dân mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại.
Cũng theo bài viết, nếu tàu ngầm Kilo muốn phát huy năng lực tối đa của các tên lửa chống hạm Club-S, tên lửa cần thiết phải có sự hỗ trợ dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài sau khi rời khỏi mặt nước, cụ thể là các máy bay trực thăng, nếu không có hệ thống dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu, tên lửa Club-S chỉ có tầm hoạt động tối đa là 30-40km. "Năng lực dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phóng từ tàu ngầm của hải quân Việt Nam gần như không có".


"Hệ thống sonar trang bị trên Kilo do Nga sản xuất không phải là những hệ thống xuất sắc, một khi tàu ngầm Kilo bị mất khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng từ bên ngoài, hoặc sự gián đoạn thông tin liên lạc. Tàu ngầm Kilo rất dễ rơi vào tình trạng “mù mục tiêu” và biến thành mồi ngon cho hệ thống chống ngầm của đối phương. Thậm chí với tình hình như hiện nay, tàu ngầm Kilo còn bị tiêu diệt ngay khi chưa kịp khởi hành", bài viết có đoạn.


Kết thúc bài viết, tác giả này kết luận, 5-6 năm để xây dựng một hạm đội tàu ngầm là có thể. Nhưng việc hình thành khả năng chiến đấu toàn diện là điều rất khó xảy ra trong thời gian tới.
Hệ thống huấn luyện thủy thủ Gepard và Kilo

Theo một số nguồn tin, Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661 dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam. Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.

Việt Nam đánh giặc bằng trí tuệ

>> Chuyện 'chuyển hệ vũ' khí để đánh địch
>> Người hẹn giờ cho những chiến công
>> Vị đại tá già kể chuyện chống phong tỏa thủy lôi
>> Hải quân Việt Nam và mùa xuân 1975 (kỳ 1)
>> Hải quân Việt Nam và mùa xuân 1975 (kỳ 2)


Quốc Việt (tổng hợp)
-Nguồn:'Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại'

Tổng số lượt xem trang