Thử hỏi ai công thần ai bán nước đây???Tin liên quan: -Vụ hàng ngàn lao động Trung Quốc không phép ở Cà Mau: Nhà thầu Trung Quốc cố tình không tuân thủ pháp luật VN
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau vừa cho biết đại diện nhà thầu Trung Quốc, ông Nie Ning Xin, Giám đốc dự án Nhà máy Đạm Cà Mau, đề nghị cho gia hạn hai tháng để hoàn thành thủ tục xin cấp phép lao động (!?).
Theo nguồn tin chính thức, trong số lao động Trung Quốc hiện có mặt tại Nhà máy Đạm Cà Mau có 600 người chưa được cấp phép, trong đó khá đông là lao động phổ thông buộc phải về nước vào ngày 31-8. Thậm chí đến cuối tuần rồi, hết thời hạn do chính quyền tỉnh Cà Mau cho thêm để nhà thầu Trung Quốc làm giấy bảo lãnh (trước khi làm thủ tục xin phép cho lao động), Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau cũng vẫn chưa nhận được giấy bảo lãnh này.
Nói về việc này, cán bộ quản lý lao động ở địa phương cho rằng thái độ bất chấp pháp luật Việt Nam thể hiện sự thiếu thiện chí của nhà thầu Trung Quốc. Thế nhưng người quan sát lại nói thái độ ấy không thể có nếu không ỷ thế vào các cơ quan chức năng Việt Nam.
Thứ nhất là chủ đầu tư PVN, không chỉ là những sơ hở về pháp luật lao động khi ký kết hợp đồng mà còn là thái độ “lơ lửng” khi việc sử dụng lao động nước ngoài trái phép đã bị công luận phát giác. Đáng chú ý là tại cuộc gặp báo chí mới đây, Phó Tổng Giám đốc PVN Lê Minh Hồng tiết lộ ngày 27-11 sắp tới, đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của ngành, nhà máy sẽ cho ra đời sản phẩm đầu tiên. Người ta hiểu thời điểm đó đồng nghĩa với việc kết thúc xây lắp và các công nhân Trung Quốc (cả có và không phép) sẽ về nước. Do đó, đề xuất “xin gia hạn hai tháng” mà nhà thầu Trung Quốc vừa đưa ra thực chất là… trốn phép, trong đó chuyện nghi ngờ PVN “bật đèn xanh” đứng sau không thể không đặt ra!
Thứ hai là cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Theo quy định, nếu công dân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam bằng giấy thông hành (hoặc hộ chiếu phổ thông) theo visa du lịch thì thời gian lưu trú tối đa là một tháng, trường hợp khác tối đa ba tháng. Còn nếu khai báo sang lao động thì bắt buộc phải xin phép. Thế nhưng suốt thời gian dài, cơ quan này không phát hiện ra và đến khi báo chí đã nêu rõ ràng từng trường hợp cũng không thấy cơ quan này lên tiếng về phạm vi quản lý của mình.
Thứ ba là cơ quan quản lý lao động với bộ máy chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở, vừa có bộ phận cấp phép, vừa có bộ phận thanh tra, lại luôn được dư luận báo chí “lưu ý” về lao động phổ thông nước ngoài suốt hai năm nay, song ngành này cũng lại phải “nhờ” báo chí phát hiện và thúc đẩy xử lý sự việc!?
Có lẽ vì thế nhà thầu mới “không thiện chí”.