Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Thuyền nhân Việt nam: thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang

--Thuyền nhân Việt nam: thảm trạng lịch sử chưa thể sang trang
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ 1975 đến 1997, tổng cộng khoảng 839.000 người Việt Nam đã vượt biển trên những chiếc thuyền mong manh, tấp vào các trại tị nạn thuộc các quốc gia trong khu vực. Vẫn theo ước tính của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, trong số 839.000 thuyền nhân đó, ít nhất 10% bỏ mạng ngoài khơi, vĩnh viễn không bao giờ tới miền đất hứa.

Một giai đoạn lịch sử bi thương
Năm 1979 Liên Hiệp Quốc tổ chức hội nghị quốc tế về người tị nạn Đông Dương, thừa nhận quy chế tị nạn đối với thuyền nhân đến các trại tiếp cư Thái Lan, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Philippines…, mở đường cho việc hàng loạt người được đi định cư ở một quốc gia thứ ba.
Về làn sóng người tị nạn Việt Nam dâng cao vào giai đoạn đó, luật sư Trịnh Hội của VOICE, tổ chức phi chính phủ có văn phòng ở Philippines chuyên giúp đỡ những người tị nạn Việt Nam, cho biết.
Từ năm 79 đến 89 có một khung pháp lý rõ ràng là những thuyền nhân Đông Dương đều được đi định cư. Đó là lý do có con đường đi. Đó là lý do đi nhiều người. Đặc biệt nữa là đầu thập niên 80, kinh tế Việt Nam xuống rất rõ. Lúc đó chưa có đổi mới. Lúc đó sự đàn áp, áp bức lên rất cao, vào đầu những năm 80. Sau đó người ta ồ ạt ra đi.
Không chỉ người miền Nam, do không sống nỗi trong chế độ mới, tìm cách vượt thoát khỏi nước, mà đến cuối thập niên 70 bước sang đầu thập niên 80 trở đi thì người miền Bắc từ Hải Phòng và Quảng Ninh, nơi có hai cảng biển lớn của miền Bắc, cũng hòa vào làn sóng ra khơi tìm tự do:
Mình thấy cuộc đời chán nản quá, mọi người đều đi nên mình cũng phải đi. Nói đúng ra lúc đó mình ở Việt Nam thì giấy tờ mình có đâu. Lúc ấy giấy tờ mình không có, như kiểu người thừa. Xin giấy chứng minh khó, xin không được. Mình vừa làm ngư dân, vừa buôn bán thấy cuộc sống chán.
Đó là lời anh Thụy, đã cùng cha mẹ, anh em tất cả 12 người trong gia đình hòa vào làn sóng người vượt biển năm 1981. Hai ba lần ra khơi, trải qua sóng gió dập vùi trước khi may mắn tới được Hồng Kông năm 1981, nay gia đình đã ổn định cuộc sống tại California, Hoa Kỳ:
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người.
Có chuyến mất tích hết, đấy là người quen, rồi con bà cô, em bố anh bị công an ở đảo Bạch Long Vĩ bắn chết hết, công an bắn đắm chết hết 28 người
anh Thụy
Đã là thuyền nhân Việt thì ai cũng có một ký ức, một câu chuyện phiêu lưu nhớ đời để thuật lại. Bão tố, sóng dữ, hải tặc, đói khát, tới bờ hoặc bị đẩy ra khơi trở lại đều là thảm cảnh chung của thuyền nhân hai miền.
Thuyền Nhân cũng là một giai đoạn lịch sử chưa thể sang trang, không thể sang trang, mà phải được ghi chép lại bằng mọi cách, là lời nhà báo Ngụy Vũ với tác phẩm Hành Trình Thuyền Nhân khởi sự năm 2001, hoàn tất năm 2003, được dịch sang Anh Ngữ tựa đề Boat People năm 2013:
Cách thực hiện là tìm lại những nhân chứng ngày xưa, kể cả những người thân hay bè bạn của họ đã chết trên biển Đông hay bị hãm hiếp, sau đó tôi lập ra một nhóm để cùng với tôi biên soạn lại. Tôi muốn chuyển những câu chuyện đó qua Anh ngữ, mục đích là bỏ vào Thư Viện Quốc Hội, tuy nhiên cái chính là cho giới trẻ về sau này có tài liệu đó để nghiên cứu. Thuyền nhân là một giai đoạn lịch sử bi thương nên đối với tôi 40 năm vẫn chưa đủ, đó là nói riêng về thuyền nhân thôi.
Vực Xoáy, Tiếng Uất Gào Còn Vang Vọng Trên Biển Đông, là tựa đề tác phẩm gần đây nhất về thuyền nhân Việt Nam của tác giả Châu Thụy, nổi tiếng với bức tranh Thuyền Nhân qua nghệ thuật bút họa. Bắt đầu vượt biên từ 1979 khi tuổi đời còn trẻ, sau đôi ba lần thất bại Châu Thụy đến được Thái Lan năm 1980. Tác phẩm Vực Xoáy ra mắt độc giả Quận Cam, Nam California Chúa Nhật vừa qua, nhân kỷ niệm hồi ức 40 năm xa xứ:
Ông Talbot Bashall và cô Carina Hoàng trao tặng bộ sưu tập Thuyền Nhân VN ở Hong Kong cho tiến sĩ Thụy Võ Đặng của đại học Úc Irvine In California. (từ trái ông Talbot Bashall, tiến sĩ Thụy Võ Đặng , ông John Renaud, và cô Carina Hoàng.
Ông Talbot Bashall và cô Carina Hoàng trao tặng bộ sưu tập Thuyền Nhân VN ở Hong Kong cho tiến sĩ Thụy Võ Đặng của đại học Úc Irvine In California. (từ trái ông Talbot Bashall, tiến sĩ Thụy Võ Đặng , ông John Renaud, và cô Carina Hoàng.
Là một nạn nhân của chế độ và phải bỏ nước ra đi thì trong đầu luôn hằn sâu những nỗi buồn. Khi mà bước vào nghệ thuật Bút Họa, vẽ lên bức tranh thuyền nhân thì quá khứ bắt đầu trở lại. Rồi giống như động lực thúc đẩy gây nên cảm xúc, từ đó Châu Thụy ngồi xuống viết về chuyến đi của mình.
Năm nay kỷ niệm 40 năm, đối với những người đến định cư trước hay định cư sau thì những buổi kỷ niệm như vậy nhắc đến những đau thương không bao giờ có thể quên đi được. Qua Vực Xoáy, Châu Thụy muốn lồng vào tất cả những nỗi đau của một người trẻ trên đường vượt biên, một là thoát ra hoặc là chết, nhưng nếu còn sống thì còn tìm được tự do.
Thuyền nhân là một giai đoạn lịch sử bi thương nên đối với tôi 40 năm vẫn chưa đủ, đó là nói riêng về thuyền nhân thôi
nhà báo Ngụy Vũ
Vết thương không bao giờ lành
Bốn thập niên qua, ngoài những cuốn sách viết về thuyền nhân thì còn có những truyện ngắn, truyện dài, hồi ký, tự thuật, chưa kể phim ảnh, nói lên những thảm trạng đau lòng của người vượt biển Việt Nam. Tuy nhiên có thể nói một cuốn sách thuyền nhân nặng tính nghiên cứu, công phu và tốn kém nhất là cuốn Boat People tiếng Anh của nữ tác giả Carina Hoàng từ năm 2011. Bản tiếng Việt tựa đề Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông, vừa hoàn tất khi cô từ Perth, Australia, đến Quận Cam thuộc Nam California tuần trước.
Tác phẩm của Carina Hoàng, tức Oanh Hoàng, tràn ngập những hình ảnh sống động mà cô đã bỏ rất nhiều công sức sưu tầm hay được ủy thác:
Hình đầu tiên trong cuốn sách, sau cái hình bìa, là 152 thuyền nhân Việt Nam được tàu Cap Amamur của Đức vớt trên biển Đông năm 1982. Trong vòng mấy tiếng đồng hồ nữa nếu không được cứu thì 152 người đó sẽ bị chôn trong nấm mồ tập thể là chiếc thuyền của họ.
Đầu tiên thì Oanh muốn cuốn sách này có mặt tại Thư Viện Quốc Gia và thư viện các trường học thì điều này Oanh đã làm được ở bên Úc rồi. Hiện giờ trường học bên Úc đang dùng cho học sinh trung học.
Tác phẩm Vực Xoáy của tác giả Châu Thụy và tác phẩm Boat People bằng tiếng Việt với tựa đề Thuyền Nhân của Carina Hoàng
Tác phẩm Vực Xoáy của tác giả Châu Thụy và tác phẩm Boat People bằng tiếng Việt với tựa đề Thuyền Nhân của Carina Hoàng

Boat People hay Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông, bao gồm 38 câu chuyện kể lại từ những người vượt biên may mắn đến được bến bờ tự do, là tác phẩm tài liệu và tim óc của Oanh Hoàng cũng là một thuyền nhân năm 1979 khi mới 16 tuổi. Ra đi cùng hai em nhỏ và mẹ phải ở lại để nuôi bố là quân nhân miền Nam đang bị tù, chứng kiến bao cảnh chết chóc, phân ly, đau đớn tửng ngày, Oanh Hoàng không thể chọn lựa mà phải dấn thân vào những hoàn cảnh ngặt nghèo như phụ đỡ đẻ cho một phụ nữ vượt biển đến phút lâm bồn hay tẩn liệm xác một em bé 8 tháng chết dần mòn khi cả đoàn bị bỏ lại trên đảo vắng.
Tôi nghĩ đó là một thảm kịch lớn của nhân loại mà tôi may mắn được làm nhân chứng. Tôi đã tận mắt thấy mọi chuyện xảy ra, những chuyện không ai có thể tưởng tượng nỗi, không tưởng tượng nỗi
Talbot Bashall
Oanh qua Mỹ lần này có hai lý do. Thứ nhất là tham dự những chương trình tưởng niệm 40 năm, đồng thời giới thiệu cuốn sách Boat People bằng tiếng Việt với tựa đề Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông. Đây là thời điểm đúng để nói về thảm cảnh thuyền nhân, hậu quả của sau ngày 30 tháng Tư 1975.
Vì 40 năm là bắt đầu thế hệ thứ ba rồi, nếu mình không trang bị sự hiểu biết này cho con cháu thế hệ thứ hai thì thế hệ thứ ba càng khó khăn hơn.
Làm thế nào để Boat People Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông có được những tấm ảnh sống động và thực đến nỗi đập vào mắt vào tìm người xem như vậy:
Khi bắt đầu làm cuốn sách thì Oanh đi tìm hình ảnh, Oanh tìm trên Internet trước, biết chủ nhân của những tấm hình đó thì Oanh bắt đầu liên lạc để xin phép quyền sử dụng.
Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thì Oanh liên lạc qua thư viện chính của họ ở Thụy Sĩ thì họ đã cho Oanh hình ảnh từ lâu rồi trong những chương trình nghiên cứu của Oanh.
Rồi bắt đầu từ đó Oanh liên lạc với chính phủ Hồng Kông, chính phủ Indonesia rồi đến các tòa báo có những hình ảnh như vậy.
Sự thành công của cuốn sách về giá trị lịch sử và giá trị văn hóa, Oanh Hoàng kể tiếp, đã tạo cơ hội cho cô biết và đến với thêm nhiều tổ chức nhân đạo hay truyền thông chú ý đến tập sách tài liệu được in ấn đẹp mắt và công phu đó:
Sau khi Oanh ra mắt cuốn sách này rồi thì ngay cả chính phủ Úc, hầu hết quốc hội các tiểu bang đều mời Oanh vào để nói chuyện và giới thiệu cuốn sách này. Tại vì họ làm cho chính phủ, họ đưa ra những chính sách cho thuyền nhân, cho người tị nạn hoặc di dân nhưng mà họ chưa hiểu biết nhiều về sự ra đi bằng thuyền như thế nào, tại sao họ ra đi, họ đi cho cái gì. Từ đó trở đi cuốn sách được phổ biến nhiều, không chỉ với người đọc Việt Nam không mà cho trường học, cho đại học và cho chính phủ.
Tại buổi kỷ niệm 40 Năm Hành Trình Tự Do Và Vươn Tới ở Nam California tuần trước, quyển sách Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông của tác giả Carina Hoàng lần đầu tiên được giới thiệu đến độc giả ở đây.
Việc biên soạn cuốn sách Boat People tiếng Anh, Thuyền Nhân Nước Mắt Biển Đông tiếng Việt sau này, đã đưa tác giả Oanh Hoàng quen biết ông Talbot Bashall, một người Anh từng là trưởng Trung Tâm Quản Lý Các Trại Tị Nạn Hồng Kông từ 1979 đến 1982, thời điểm mà số lượng thuyền nhân Việt tấp vào lãnh địa này cao nhất.
Trong 4 năm cùng vợ làm việc qua các trại tị nạn Hồng Kông, ông Bashall kể lại với Thanh Trúc rằng ông có thể đoan chắc khi ấy Hồng Kông chưa bao giờ đẩy một chiếc tàu nào ra khơi trở lại.
Ông nói ông còn nhớ rất rõ ngày 10 tháng Sáu năm 1979, ông và tất cả nhân viên đã nhận 4.315 thuyền nhân Việt Nam đến từ 43 chiếc tàu khác nhau. Đó là thời gian ông Bashall chịu rất nhiều áp lực, có khi làm việc đến kiệt sức nhưng bù lại là những giấc ngủ bình yên mỗi tối.
Hôm thứ Hai 27 tháng Tư vừa qua, tại tòa soạn báo Người Việt ở thành phố Westminster quận Cam, California, ông Bashall năm nay 89 tuổi đã cùng tác giả Carina Hoàng của Thuyền Nhân, Nước Mắt Biển Đông, trao lại bộ sưu tập mà người vợ của ông thực hiện lúc sinh thời cho Đại Học UC Irvine in California.
Đây là bộ sưu tập 6 cuốn, trước đó được tặng cho cô Carina Hoàng, qui tụ gần như đầy đủ hồ sơ, thư từ, bài vở, hình ảnh, những bài báo, những số liệu của chính phủ Hồng Kông thời cao trào thuyền nhân Việt tấp vào đất này. Lời ông Talbot Bashall:
Nỗi đau, vết thương của thuyền nhân VN sẽ không bao giờ lành. Một số những gia đình có người thân chết trên biển khơi hoặc chết trong trại tị nạn mà không được một nắm mồ. Nhưng đau khổ nhất là những người bị bắt cóc đi mà đến hôm nay gia đình cũng không biết nên để tang ... hay vẫn tiếp tục hy vọng tìm được họ
Carina Hoàng
Đây có thể là bộ sư tập vô cùng xúc tích về thuyền nhân Việt Nam ở Hồng Kông, cũng đồng thời phản ảnh một giai đoạn khốc liệt của những người vượt biển đến các quốc gia khác ngoài Hồng Kông. Bộ sưu tập cho thấy một giai đoạn lịch sử đau thương cần được bảo vệ, cho thấy vì sao người dân Việt nối tiếp nhau đi khỏi nước bằng những chiếc thuyền mong manh vô định. Khi quyết định trao bộ sưu tập mà vợ tôi dày công thực hiện cho đại học Irvine của California, chúng tôi nghĩ nó không còn là bộ sưu tập riêng tư nữa mà phải là một hồ sơ mở, một tài liệu mở sẽ được lật ra nghiên cứu trong tầm vóc một đại hoc danh tiếng của Hoa Kỳ, nơi đã đón nhận không biết bao nhiêu người vượt biển Việt Nam.
Tôi nghĩ đó là một thảm kịch lớn của nhân loại mà tôi may mắn được làm nhân chứng. Tôi đã tận mắt thấy mọi chuyện xảy ra, những chuyện không ai có thể tưởng tượng nỗi, không tưởng tượng nỗi…
Sau 30 tháng Tư 1975, thuyền nhân, vượt biển, người tị nạn Việt Nam, đột nhiên biến thành tâm điểm sự chú ý của thế giới. Bốn mươi năm qua rồi mà câu chuyện thuyền nhân vẫn chưa thể sang trang. Với những người ngồi xuống và viết lại hoặc thu thập lại tài liệu hay hồ sơ thuyền nhân Việt bao năm qua, đây là công việc không thể không làm dù như phải xoáy thêm con dao vào vết thương hãy còn rỉ máu. Lời tác giả Carina Hoàng của Boat People Thuyền Nhân Nước Mắt Biển Đông:
Nỗi đau, vết thương của thuyền nhân Việt Nam sẽ không bao giờ lành. Một số những gia đình có người thân chết trên biển khơi hoặc chết trong trại tị nạn mà không được một nắm mồ. Nhưng đau khổ nhất là những người bị bắt cóc đi mà đến hôm nay gia đình cũng không biết nên để tang cho con cho vợ hay vẫn tiếp tục hy vọng tìm được họ. Có nhiều chuyện mà mỗi câu chuyện cho mình thấy những khía cạnh của thảm cảnh thuyền nhân Việt Nam. Oanh nghĩ không bao giờ mình sang trang được, trang lịch sử này sẽ tồn tại mãi mãi.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tạm ngưng ở đây. Thanh Trúc xin hẹn quí vị tối thứ Năm tuần tới.
CÂU CHUYỆN THUYỀN NHÂN VƯỢT BIỂN VIỆT NAM

Hồ Hải

Chuyến Tàu Hải Hồng do chính quyền cộng sản Việt Nam mua sắm từ một tàu cũ của Panama, và tổ chức thu tiền người Việt gốc Hoa để được ra đi tỵ nạn cộng sản vào tháng 11 năm 1978 và bị Indonesia và Malaysia từ chối, nó bị neo ngoài biển Đông 2 năm - Ảnh Corbis

Ngày 30/4 năm nay trên báo đảng có 1 bài báo nói láo một cách trơ trẽn về việc công an cứu người vượt biển và trả lại vàng cho dân. Mặc dù mồm lãnh đạo cộng sản vẫn kêu gọi hòa hợp hòa giải.

Tôi là một trong những người là nạn nhân của vụ mất của vì 8 lần đi vượt biển không thành từ năm 1976 đến mãi khi là sinh viên y khoa năm thứ tư, giấc mộng vượt biển không ngày nào không ám ảnh trong tâm trí tôi.

Ngay cả khi là sinh viên Y khoa ở Sài Gòn, chúng tôi vẫn tìm hài cốt lính Mỹ để cất trong tủ ký túc xá, chờ ngày đi vượt biên, để làm vật thế chấp, để được định cư nước thứ 3 sau khi đi đường bộ, hoặc đường biển đến một quốc gia Đông Nam Á, nên tôi hiểu rất rõ vụ này. Câu chuyện đã hơn 30 năm, nhưng như mới hôm qua.

Không ai thời vượt biển mà quên vụ án ông Mười Vân - tức Nguyễn Hữu Giộc giám đốc công an tỉnh Đồng Nai - vào năm 1978 đến 1979 tỉnh Đồng Nai được đảng cầm quyền giao nhiệm vụ mua sắm phương tiện, tổ chức vượt biển để kiếm tài chính cho đảng. Nhưng ông Mười Vân có thò tay bòn rút chỉ vài ngàn lượng vàng chia nhau cho nhóm trong số 2.500kg vàng thu được của dân. Nên cuối cùng ông Mười Vân bị tội xử tử hình. 

Cũng không ai có thể quên vụ Biến cố tàu Hải Hồng do chính nhà nước cộng sản Việt Nam mua lại tàu của Panama, tổ chức cho người đi vượt biển bị các chính quyền Indonesia, Malaysia từ chối cho dân vượt biển được vào đảo của họ để tạm cư. Vì họ cho rằng chính quyền cộng sản Việt Nam đẩy dân mình ra đi vừa kiếm tiền của dân, vừa bắt các quốc gia khác phải nuôi. Trong biến cố này, mỗi người ra đi phải đóng cho chính quyền cộng sản Việt Nam 16 lượng vàng để được ra đi 2500 người trên chiếc tàu Hải Hồng.


Biến cố tàu Hải Hồng đã bị neo ngoài biến Đông từ năm 1978 đến năm 1979. Nó làm cho chính phủ Canada từ quan điểm từ chối tiếp nhận người Việt tỵ nạn cộng sản phải họp quốc hội để thông qua đạo luật chấp nhận thuyền nhân tỵ nạn cộng sản, với chương trình:Saving Lives: Canada and the Hai Hong.

Và chính quyết định này của Canada đã làm lay động toàn thế giới đồng lòng cứu người vượt biển Việt Nam trong 10 năm sau đó, từ 1979 đến 1989, từ Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Anh, Thụy Sỹ, Phần Lan, Đan Mạch, etc. Nhưng tuyệt nhiên mọi thông tin trong nước không hề hay biết, vì chính sách bế quan tỏa cảng của chính quyền cộng sản Việt Nam lúc bấy giờ.

Người vượt biển trên tàu Hải Hồng nằm la liệt vì đói khát để chờ được các quốc gia cho phép tỵ nạn. Ảnh Corbis

Trong thư ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Margaret Thatcher vào ngày 05/6/1979 lúc ấy bà Thatcher là thủ tướng Anh có đoạn ông Lý viết rằng, 

"Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.

Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu..."

Bác sĩ Bernard Kouchner thuộc tổ chức Không biên giới - Sans Frontieres - mang một đứa trẻ Việt tị nạn từ tàu Hải Hồng lên một bệnh viện trên Tàu l'Ile de Lumiere của Pháp vào năm 1979. Ảnh của Corbis.

Hầu hết hơn 90% các cuộc vượt biển của người Việt sau ngày 30/4/1975 là do đảng cầm quyền ra lệnh cho công an tổ chức.

1. Cài người sang các quốc gia phương tây để làm ăn và phục vụ cho hoạt động tình báo, giữ an ninh nội địa, theo kiểu "chúa vào Nam, nên con chiên cũng vào Nam" thời 1954, và có những Vũ Ngọc Nhạ chui tận nách chính quyền VNCH. Bây giờ thì có những đặc tình vượt biển như Nguyễn Phương Hùng ở Wesminster California.

(Từ trái qua) Thiếu tướng Đặng Trần Đức (tức Ba Quốc), Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, 3 con át chủ bài chiến lược trong các lưới tình báo hoạt động trước năm 1975 tại miền Nam . (Ảnh tư liệu của đạo diễn Lê Phong Lan)

2. Bắt và tịch thu vàng của dân đi vượt biển để có nguồn kinh phí cho bản thân và cho đảng cầm quyền.

Vì thế cho nên hầu hết các cuộc vượt biển mà tổ chức đông người thì đều được công an bán bãi đáp tập kết để kiếm tiền. Kết quả cuối cùng lạ hoặc bị bắt vì bị lộ, hoặc bị chìm tàu vì bị đục đáy thuyền để cướp vàng của dân đi bán chính thức, như vụ người Hoa đi bán chính thức chìm tàu trên sông Sài Gòn vào năm 1980, chết cả hơn ngàn người, mà trong đó có bà cô họ của tôi.

Số còn lại đi được đến nơi một phần là nhờ có an ninh cộng sản đi theo để thực hiện mục đích thứ nhất đã nói ở trên. Phần nhỏ là 1 hoặc 2 gia đình thân thiết tổ chức đi thuyền nhỏ, bí mật không mua bãi, nên không bị lộ.


Những người vượt biển mua bãi do công an cộng sản Việt Nam tổ chức thì đa phần bị bắt, nếu trong số đó bên chính quyền Việt Nam không cài cắm người vượt biển sang các nước phương Tây để làm tình báo.

Khi người vượt biển bị bắt vào thì công an chia người lớn thành 2 tốp nam và nữ khám xét. Việc khám xét được lột trần truồng như nhộng, kể cả khám hậu môn, âm đạo xem có giấu vàng hay không? Không loại trừ cho uống thuốc xổ để đi cầu ra phân hứng vào xô để kiểm tra vàng và hột xoàn đã được nạn nhân nuốt vào phi tang. Con nít thì chỉ khám qua loa.

Ai bị bắt mà ở tuổi hơn 18 thì bị kết tội phản động tù chính trị, đưa đi học tập cải tạo, lao động khổ sai ít nhất 6 tháng rồi mới thả ra, nếu được quản chế trại giam tù chính trị. Sau khi về thì mọi hoạt động ở địa phương có an ninh giám sát, theo dõi ít nhất 1 năm. Cho nên, ai đã bị bắt 1 lần vượt biển thì tan gia bại sản vì bị bắt nhiều lần sau đó. May mắn lắm mới có thể thoát thân sang nước ngoài sau một lần bắt.

Nhưng trong số không bị lộ đó thì cá biển và cướp biển ăn thịt hơn nửa. Vì thế con số người Việt chết trên biển vì tỵ nạn cộng sản Việt Nam tới giờ này không thể nào tổng kết được là bao nhiêu, có thể 1 triệu, hai triệu hay nhiều hơn, chưa có ai tổng kết, chỉ có hồ sơ lưu trữ của chính quyền cộng sản Việt Nam mới có được con số chính xác.

Tôi chỉ mong những lời chân thật này giúp các bạn trẻ hiểu như thế nào là nỗi khổ của dân Việt sau 1975 do cộng sản gây ra.



-Khoảng không
Nguyễn Thuyền Nhân

Mỗi sáng anh dậy lúc năm giờ. Lúc vợ và con vẫn còn ngủ, và trại còn im lặng, chỉ thỉnh thoảng mới có vài người thức dậy đi tắm sớm.

Anh cầm bình tích ra khỏi buồng đi lấy ít nước sôi. Về đến phản, anh rót nước, pha một ấm trà nhỏ. Rồi anh ngồi một mình, rót từng tí trà xanh ra cái tách bằng sành gẫy quai.

Anh uống từ từ từng ngụm và ngồi trầm ngâm như vậy cả tiếng đồng hồ; đôi mắt nhìn vào khoảng không trước mặt. Anh ngồi nghe tiếng gió, tiếng trở mình của ai đó trong buồng, tiếng dép ai đi lẹp xẹp ngoài sân vắng lặng. Không ai làm phiền anh. Không có tiếng loa sắt bắt anh suy nghĩ. Không có tiếng kếu réo của vợ của con. Bạn bè cũng không đến chuyện gẫu.


Anh bảo những giây phút như vậy là lúc anh hạnh phúc nhất trong ngày.


Không ai biết những lúc như vậy anh sống trong quá khứ, tương lai hay hiện tại. Mà thực ra thì đối với anh, thời gian không hiện hữu. Dĩ nhiên là như mọi người, anh có những ước mơ. Ước mơ của anh là kết quả cuả mười bảy năm trời không có được khoảng không gian của riêng mình. Khoảng không gian đó là chút không khí trong chiếc vỏ trứng cho chú gà con hít thở. Nhưng cũng không hẳn đó chỉ là kết quả của mười bảy năm ngộp thở, mà anh đã mơ có được khoảng không như vậy từ thuở ấu thơ.

Trong đầu anh vẫn còn hình ảnh một thằng bé con, năm mười hai tuổi, một hôm trước cửa nhà, nó đứng một chân, dựa lưng vào tường, chân kia bắt chéo chĩa mũi giầy xuống đất. Trên đầu nó đội cái mũ lệch, hai tay nó thọc túi quần. Thằng bé con bị ông anh đánh một trận nên thân vì cái tội đứng một chân tay thọc vô túi quần ấy. Trận đòn nát thịt, mà nó vẫn không khóc.
Thằng bé con lại có tật viết chữ “d” theo kiểu số "6" ngược. Và nó lại bị ông anh nghiêm khắc khẻ roi mây vào tay bật máu.

Trong mớ kỷ niệm hỗn độn tuổi thơ anh, anh vẫn còn nhớ những bức tranh anh vẽ nguệch ngoạc trên bất cứ miếng giấy nào có khoảng trống. Những bức tranh vẽ bằng than hoặc bằng bút chì trên giấy xi-măng vàng, trên giấy vở, trên vỏ bao thuốc lá, trên giấy thùng, hoặc trên mặt bàn, mặt tường.

Thằng bé con thực ra không hề lớn, dù tuổi đời nó già đi. Nó vẫn đứng thọc tay vào túi quần, chân chéo, trong khi những người chung quanh cúi mặt xuống mà đi. Nó vẫn cứ đội mũ lệch chứ không thể đội chiếc mũ chụp lên đầu đám đông.

Chẳng lạ gì khi cường quyền lùng bắt anh. Và anh chạy, như con thú bỏ rừng mùa hạn. Rồi khi những nơi trú ngụ ở bến xe miền đông Saigon hay ở nhà người quen Đà Nẵng, ở vùng kinh tế mới Dakmil hay ở rẫy rừng Long Khánh không còn khoảng trống nữa, tự nhiên anh nhớ ngay tới khoảng trống trên trần nhà mẹ mình.



Người tị nạn cộng sản (Hong Kong)
Nguồn: metroactive.com

Anh đã về ở trên trần nhà mẹ mình nhiều lần trong suốt mười bảy năm không nhà đó. Anh cũng bảo rằng nếu sau này được quyền lựa chọn, thì sau khi lo xong cho vợ con, anh sẽ xách gói đi tìm cái đẹp, đúng hơn là đi sống cho cái đẹp. Có người nói với anh rằng anh không nên vì cái đẹp mà quên cái thiện và trách nhiệm của mình. Anh trả lời rằng dù sao thì đó cũng mới chỉ là giấc mơ thôi.

Giờ thì giấc mơ của anh được khơi dậy vào những buổi sáng sớm, lúc uống trà một mình. Anh biết khi đã có ý tưởng thì không sớm thì muộn anh cũng phải đương đầu với hậu quả của những ý tưởng đó. Biết, nhưng anh chấp nhận, vì anh không thể nào giết chết giấc mơ. Cũng như không thể nào không dành cho mình ít giờ yên tịnh buổi sáng.

Hôm trước có người kể rằng một hôm hai vợ chồng anh cãi nhau chí tử. Anh gọi vợ bằng “mày” và xưng “tao”. Người đứng ngoài kẻ về phe vợ anh, kẻ thương anh. Không bên nào sai. Cả hai đều biết mình đang xâm lấn khoảng không gian của nhau, mà không tài nào ngưng được.

Nhưng rồi đâu lại vào đó. Những buổi sáng ngồi im, anh thường ôn lại chuyện vừa xảy ra hôm qua, thường thì anh hối hận đã không kềm được cơn nóng giận của mình. Nhưng cái dằn vặt chỉ tới thoáng qua, vì những khi im lặng sáng sớm, anh nhìn mọi sự bằng cái nhìn khác, như cái nhìn của người đạo sĩ trên cao nhìn xuống xóm làng tí hon chân núi, thấy mọi sự đều phù phiếm, đều cỏn con, đều tội nghiệp, và đều phù du.

Khổ một điều, buổi sáng sớm nào rồi cũng qua. Khoảng sáu giờ rưỡi thì vợ con anh đã thức dậy, cùng với những người chung quanh. Loa sắt bắt đầu khạc ra những tiếng động chát chúa và toàn trại bừng sống dậy với đủ mọi nhịp điệu. Cõi riêng của anh phải khép lại.
Và anh lại bị cuốn vào cuộc sống với muôn ngàn những động tác máy móc hàng ngày, dù là cái máy móc cần thiết để tồn tại. Anh bảo tự do đối với anh chính là một khoảng không gian của riêng mình. Mất tự do hay có tự do đồng nghĩa với chuyện khoảng không gian ấy bị tước đoạt đi hay vẫn được giữ gìn.

Rắc rối nằm ngay ở đó. Vì mỗi ngày anh chỉ được ngồi im chút vậy thôi, thời giờ còn lại anh giống hệt bao nhiêu người khác, cả bên ngoài lẫn bên trong. Bên trong có khác chăng là ở chỗ anh vẫn có ước muốn tìm được một khoảng không, ở chỗ anh biết mình muốn gì.Cuộc sống tập thể, tự nó đã tước đoạt của cá nhân anh cõi riêng tư, tức là tước đoạt tự do.

Tự do bỗng trở thành cụ thể như miếng nước trà uống một mình buổi sớm.





Bài do Thuan Phan gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
Khoảng không
Nguyễn Thuyền Nhân

Rắc rối nằm ngay ở đó. Vì mỗi ngày anh chỉ được ngồi im chút vậy thôi, thời giờ còn lại anh giống hệt bao nhiêu người khác, cả bên ngoài lẫn bên trong.

Tổng số lượt xem trang