Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Lạnh Nhạt Internet?

-– Mạng 3G tại Việt Nam bị xếp vào dạng ‘rùa bò’ trên thế giới (Thanh Niên)-29/04/2015 

(TNO) Theo số liệu thống kê của trang netindex, tốc độ truy xuất 3G trung bình tại Việt Nam trong tháng 4.2015 đang ở mức 1,66 Mbps, xếp vị trí áp chót trên tổng số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong bảng khảo sát.

Mạng 3G tại Việt Nam bị xếp vào dạng 'rùa bò' trên thế giới - ảnh 1Việt Nam đang sở hữu tốc độ mạng 3G xếp áp chót trong bảng xếp hạng của netindex - Ảnh chụp màn hình
Để tham khảo, người dùng có thể truy cập vào trang http://explorer.netindex.com/maps, sau đó bấm vào tùy chọn Mobile để kiểm tra. Tiếp theo bấm vào quốc gia cần đo tốc độ mạng truy cập trên di động. Theo đó, mạng 3G tại Việt Nam đang có tốc độ truy cập trung bình là 1,66 Mbps (xếp vị trí thứ 113 trên tổng số 114 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong bảng khảo sát).

Theo số liệu của netindex, tại Việt Nam đang có 3 nhà cung cấp mạng di động lớn nhất là: Mobifone (tốc độ đạt 3,11 Mbps), Vinaphone (tốc độ 2,89 Mbps) và Viettel (tốc độ đạt 1,23 Mbps).
Mạng 3G tại Việt Nam bị xếp vào dạng 'rùa bò' trên thế giới - ảnh 2New Zealand là quốc gia có tốc độ truy xuất internet di động cao nhất thế giới - Ảnh chụp màn hình
Ngoài ra, tại Việt Nam vị trí địa lý có tốc độ truy xuất mạng di động tốt nhất là Hà Nội (tốc độ truy xuất 3,66 Mbps), TP.HCM đạt tốc độ 3,24 Mbps và Hải Phòng là 2,77 Mbps.

Nếu so sánh với các nước lân cận, thì theo bảng đánh giá netindex tốc độ trung bình 3G tại Việt Nam còn thua cả Lào (tốc độ đạt 3,33 Mbps), Campuchia (tốc độ đạt 5,85 Mbps) hoặc Thái Lan (tốc độ đạt 5,41 Mbps).

Hiện tại, tốc độ truy xuất dữ liệu mạng di động chậm nhất đang là Ukraine (tốc độ đạt 1,51 Mbps). Tốc độ mạng di động cao nhất thế giới là New Zealand đạt 26,41 Mbps.

Được biết, số liệu của netindex được lấy từ trang đánh giá tốc độ internet quốc tế www.Speedtest.net, đây là dịch vụ của công ty Ookla ra đời vào năm 2007. Công ty này hiện điều hành trang Pingtest.net chuyên đo lường chất lượng kết nối quốc tế. Đây là những trang web đo kiểm tốc độ internet nổi tiếng trên thế giới.
Tranh cãi về khảo sát tăng cước 3G tại Việt Nam

Vào hôm 23.4, hãng nghiên cứu thị trường GfK đã công bố một kết quả khảo sát “Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014”. Khảo sát này được thực hiện từ tháng 11.2014 đến tháng 1.2015.

Đáng ngạc nhiên, khi chỉ có 8% không chấp nhận tăng giá, 82% vẫn duy trì dịch vụ nếu mức tăng chỉ dưới 5%. Ngay sau khi kết quả khảo sát này được công bố, đã có rất nhiều ý kiến cho rằng khảo sát chưa hợp lý khi chỉ có 576 người được khảo sát và những người tham gia khảo sát lại ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.

Tốc độ internet tại Việt Nam được đánh giá là tương đối tốt

Trái ngược với phần tốc độ mạng di động, thì tốc độ đo kiểm internet (bấm vào tùy chọn Broadband) mà trang netindex công bố thì Việt Nam đang xếp hạng thứ 55 trên tổng số 201 quốc gia và vùng lãnh thổ trong bảng khảo sát.
Mạng 3G tại Việt Nam bị xếp vào dạng 'rùa bò' trên thế giới - ảnh 3Singapore được cho là quốc gia có tốc độ truy xuất mạng internet nhanh nhất thế giới - Ảnh chụp màn hình
Ước tính, tốc độ internet tại Việt Nam trung bình là 18,67 Mbps và nhà mạng cung cấp internet có tốc độ cao nhất tại Việt Nam là FPT Telecom với 24,38 Mbps.

Hiện tại, quốc gia đang có tốc độ truy cập internet nhanh nhất thế giới thuộc về Singapore với tốc độ truy xuất là 120,18 Mbps.

Mùa Euro đã qua, tường lửa vẫn còn đó, ?! 
Người Việt từ internet, ông Tây sốt sắng thế thiên hành đạo
(Phunutoday) 2012 – (Trái hay phải) - Trong một ngày mà các thí sinh khốn khổ với đường sá để đến được trường thi, thì báo chí cho biết một triệu người Việt Nam đã quyết dứt tình với internet. Còn một anh chàng Tây bỗng nổi cơn gàn dở khi đứng giữa phố phường Hà Nội để phân làn giao thông.
Biết đi hướng nào?
Biết đi hướng nào?
Vai trò của internet trong một thế giới luôn quay cuồng biến đổi từng phút từng giây thì rõ như ban ngày rồi, chẳng ai rỗi hơi tranh cãi làm gì cho mệt. Ấy vậy mà, sau một thời gian dài liên tục tăng không biết mệt, từ đầu năm đến nay, số người dùng internet tại Việt Nam đã liên tục giảm.

Bài báo trên VnExpress không giải thích rõ nguyên nhân của hiện tượng này, nên các độc giả cứ phải bán tin bán nghi như mò kim trong chậu mực. Thôi thì, có vô số những lý do được các độc giả của chúng ta đưa ra.
Trong số đó, ta hoàn toàn có thể tự tin mà loại trừ khả năng do giá cước tăng mà chất lượng dịch vụ lại tậm tịt, hoặc do chính sách thắt lưng buộc bụng thời đói kém, thậm chí do bà con ta mải mê với trái bóng Euro tít tận trời Âu nên hững hờ với internet. Theo tiết lộ của một số con nghiện thông tin, lý do có thể giản dị hơn nhiều.
Tại sao ta không nghĩ rằng, sau một thời gian dài bị mang tiếng là vô ý thức, vô tổ chức, vô kỷ luật, cho tới nay, ý thức tự vấn, khả năng tự đề kháng của dân Việt ta đã được nâng lên trông thấy. Mà với những người như vậy, internet ngày nay thật sự là một nguồn nguy hiểm cao độ tới tâm hồn con người.
Ái chà, riêng về cái khoản này thì chắc không cần nhắc lại, quý vị cũng có thể tự tìm cho mình một số kha khá những ví dụ mang hơi thở cuộc sống đầy sức thuyết phục. Về bạo lực khủng bố, ở phạm vi xã hội thì đã có nào Lê Văn Luyện nào Nguyễn Đức Nghĩa, dưới mái gia đình thì chồng giết vợ con vì thua độ bóng đá, con giết bố mẹ đẻ vì không xin được tiền… Về sex thì ôi thôi, đúng là xã hội ta đang khủng hoảng thừa về những thông tin trên internet liên quan đến giường chiếu, đến giới tính, đến da đến thịt con người.
Ấy, với những thứ có khả năng gây nguy hại cho tâm hồn, cho nhân cách như vậy, thì có lẽ chúng ta nên đứng xa xa mà nhìn, chứ miệt mài nghiên cứu thì mang vạ có ngày.
Chưa hết, nếu tiếp tục đi theo hướng này, ta có thể dễ dàng nhận ra rằng việc từ bỏ internet không chỉ có thể giúp ta sống tử tế hơn, mà còn đóng góp một phần to lớn khiến đời người ngập chìm trong đại dương hạnh phúc. Cách đây chưa lâu, thế giới đã run cầm cập khi nghe tin Việt Nam được một tổ chức quốc tế nọ xếp hạng đứng thứ hai thế giới về mức độ hạnh phúc, chỉ chịu thua mỗi xứ Costa Rica ở bên kia bán cầu.
Cũng không có gì là khó hiểu, vì như ta đã biết, người hiểu biết lắm thì hay gặp nhiều hoạn nạn ưu tư, trong khi đám (…) thì lại hưởng thái bình. Mà, cứ nhìn kỹ, quan sát kỹ, nghe kỹ, đọc kỹ, nghĩ kỹ, thì thấy rất nản. Một ví dụ nho nhỏ và rất gần gũi, là giả như bạn không hề biết giá điện đã tăng 5%, lại không biết giá nước sắp tăng, thì đêm về hẳn bạn không phải trằn trọc canh khuya. Ta sẽ càng có thêm động lực để không cần biết, vì cái sự trằn trọc ấy vô nghĩa lắm, chẳng có ảnh hưởng tí teo nào đến quyết định tăng giá điện cả.
Tất nhiên, niềm tin của chúng ta không phải vì thế mà mất tăm mất tích như thể bị bắt cóc. Hôm qua, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã một lần nữa yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải giảm giá xăng dầu.
Đây hiển nhiên là một tin vui, dù bé nhỏ nhưng vẫn vô cùng đáng quý. Chỉ lạ lùng một điều, là mấy ngày trước đó, cũng hai Bộ này đã trao lại cho các doanh nghiệp quyền quyết định giá xăng dầu, với ý tưởng nếu giá thế giới tăng thì được tăng, nhưng giá thế giới mà giảm thì cũng phải giảm.
Thật không ai dám nghi ngờ tí nào về thiện chí của các bộ, nhưng thiển nghĩ ta hoàn toàn có quyền đặt dấu hỏi về cái gọi là ý thức tự giác của các doanh nghiệp: Tại sao họ vẫn cứ lờ lớ lơ việc giảm giá bán lẻ khi đã hoàn toàn đủ điều kiện giảm giá nhỉ, mà phải đợi đến khi hai Bộ thúc vào đít như kiểu giục con nít đi học bài. Bố ai mà biết được, nhưng thử đợi đến khi giá xăng dầu thế giới rục rịch nhích lên xem, hẳn họ sẽ linh hoạt và nhanh nhẹn như vừa được tẩm bổ bằng nhân sâm Triều Tiên chính hiệu.
Một ví dụ khác, khả dĩ củng cố vững chắc hơn niềm tin của những người hay dùng internet để đọc báo, đến từ Ngân hàng Nhà nước. Theo VOV News, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã khẳng định việc giải quyết khối nợ xấu ngân hàng khoảng 96.000 tỷ là không đáng lo ngại, vì 84% số này được đảm bảo bằng tài sản với giá trị bằng 135% khoản vay. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng còn có khoảng 67.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu…
Nếu bạn hay đọc báo, hẳn bạn sẽ không biết lắng nghe ai, nên nghe Ngân hàng Nhà nước khẳng định nợ xấu không đáng lo ngại hay nghe Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra ý tưởng về công ty mua bán nợ xấu với quy mô 100.000 tỷ đồng hồi đầu tháng 6 để giải quyết “cục máu đông” của nền kinh tế? Tóm lại là thế nào ấy nhỉ, bố ai mà hiểu nổi?
Để tránh bị bị tự kỷ hoặc trầm cảm do những kiểu thông tin như trên, từ bỏ internet rõ ràng là một giải pháp không tồi!
Cũng liên quan đến chuyện niềm tin, nhưng nhìn ở khía cạnh khác, hôm nay, các báo đưa tin các cụ rùa ở Văn Miếu lại tiếp tục bị đám con cháu ham học sờ cho đến trọc cả đầu, khi chúng lên đất Hà Nội ngàn năm văn vật để ứng thí.
Thậm chí, nhiều thí sinh không ngần ngại đọc to điều tâm ước, cầu xin cụ Khổng Tử, các vị Tiến sĩ, thầy Chu Văn An phù hộ để mỗi môn thi đều trên 7 điểm. Chưa hết, ở thành phố nọ, người ta còn tổ chức hẳn một lễ cầu an cho cả nghìn sĩ tử.
Chẳng biết cầu cúng ra sao hay vì tại các cụ rùa bị sờ nhiều quá mà đâm ra cáu bẳn rồi không thèm phù hộ độ trì, hay vì thánh thần đi vắng,  mà sáng nay, cánh phóng viên đã chụp được vô số ảnh về những hành trình gian khổ để đến được trường thi của các sĩ tử. Lý do không có gì mới: Tắc đường.
Tắc đường thì sao? Không sao cả! Chúng ta làm gì? Không làm gì cả! Tắc chán rồi nó lại thông thôi! Cùng lắm, thì ta đi khấn vái trời Phật!
Trong bối cảnh ấy, như để nêu bật niềm lạc quan của người Việt trước mọi khó khăn, các báo hôm nay cũng đồng loạt đưa tin về một ông Tây dở dở ương ương đã ra giữa phố phường Hà Nội chỉ để làm một việc: Chặn đầu những xe đi ngược đường và nhắc nhở: "Bạn đã đi vào đường ngược chiều. Xin hãy quay lại! Cảm ơn".
Trời ạ, sao người Việt Nam chúng tôi đã từ bỏ internet để  quên đi những cảnh trái tai gai mắt, mà ngài lại vẫn cứ hăng hái dời non lấp bể làm vậy? Xin thưa là ngài chẳng giúp được gì, mà lại còn khiến chúng tôi không thể nào trốn tránh nổi thực tế phũ phàng.
Chúng tôi – những người tự cho mình và được thế giới cho là lạc quan và anh dũng kiên cường hàng đầu quả đất – giờ chỉ thích chọn một trong 3 thôi: Hoặc là ngắt internet để phó mặc sự đời và không làm gì cả, hoặc là cầu cúng trời đất quỷ thần phù hộ.
Hoặc, cãi cọ nhau xem dân tỉnh lẻ hơn hay dân Hà Nội hơn…
  • Tam Thái
Video ông Tây phân làn đường: “Không dám phát tán vì thấy nhục quá”
(GDVN) - “Cảm ơn anh bạn Tây! Tôi thành thật xin lỗi anh vì có một số người thiếu liêm sỉ đã phản bội lại sự chân thành của anh. Họ chiếm khá nhiều trong số những người được anh nhắc nhở. Tôi xem clip này một mình, không dám gửi cho bạn bè vì thấy nhục quá. Cảm ơn anh lần nữa vì việc làm cao đẹp này, nhưng anh cũng phải cẩn thận về tai nạn giao thông cũng như tai bay vạ gió gởi từ những kẻ không liêm sỉ nhé! Chúc anh sức khỏe".




Video: Ông Tây chặn xe, yêu cầu đi đúng làn đường ở thủ đô Hà Nội

(GDVN) - “Qua việc làm của một người ngoại quốc, là người Việt Nam, chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về ý thức tham gia giao thông và tự thấy xấu hổ với trước những hành vi vi phạm luật giao thông như vậy”.
VOV Giao thông đưa tin, vào khoảng 17h chiều ngày 2/7, tại nút giao thông Trần Bình Trọng – Trần Nhân Tông (Hà Nội), người tham gia giao thông đã bị bất ngờ trước việc làm của một người đàn ông ngoại quốc có tên là Long: chặn những phương tiện đi sai làn đường (ngược chiều) và yêu cầu quay lại theo đúng làn đường quy định.

Việc làm của anh Long đã được những người tham gia giao thông ủng hộ (Ảnh cắt từ clip)
Trước mỗi trường hợp vi phạm Luật giao thông tại đây, người đàn ông này đều từ tốn nhắc nhở: “Bạn đã đi vào đường ngược chiều, xin hãy quay lại, cảm ơn!”. Có trường hợp, người đàn ông này còn phải chặn đầu xe, kéo phần đuôi xe người cố tình vi phạm… Ban đầu, nhiều người tỏ ra không đồng tình với hành động này nhưng sau đó, những người tham gia giao thông đã chuyển thái độ sang ủng hộ.
Trao đổi với Phóng viên Giáo dục Việt Nam về sự việc này, đồng chí Vũ Văn Ngoại – Đội phó đội CSGT số 4 (CSGT Hà Nội - phụ trách khu vực trên) cho biết: “Tôi rất hoan nghênh hành động của anh Long. Qua đây cũng phải nói rằng, ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam nói chung và của người dân Hà Nội nói riêng rất kém. 

Cầm điếu cày phân làn giao thông: Một khi dân đã 'cùn'
Hà Nội: Phát sốt với clip “phân làn đường” bằng… điếu cày
@-Lạnh Nhạt Internet?  Bạn thân,
Chúng ta có một con số rất lạ: trong khi thế giới liên tục tăng lượng người sử dụng Internet, số lượng người Việt trong 6 tháng qua từ bỏ Internet.
Chúng ta không biết chính xác tại sao như thế, vì người ta chỉ có thể suy đoán thôi; nhưng đây là một hiện tượng cần suy nghĩ vì là trái nghịch với dòng tiến của xã hội toàn cầu.
Có phải vì sức mua của dân quá yếu, khi giá điện, giá xăng, giá gạo tăng vọt... và rồi đành phải tiết kiệm băng cách ngưng sử dụng Internet? Hay phải chăng, dân chúng sử dụng Internet ở ngoài tiệm cho rẻ hơn, vì nhu cầu không nhiều nữa, và dùng Internet chỉ là để gửi vài email mỗi tháng? Nghĩa là, người ta thấy Internet không phải là cái gì thực dụng như cơm áo? Với hiện tượng như thế, cuộc “cách mạng thông tin” hay “cách mạng tin học” còn bao nhiêu ý nghĩa?
Bản tin VnExpress có bản tin “Một triệu người Việt 'từ bỏ Internet'...” trong đó ghi nhận, trích như sau:
“Đến cuối tháng 6, chỉ có 32,4 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, giảm một triệu so với đầu năm theo công bố của Tổng cục Thống kê.
Theo báo cáo mới đây của Tổng cục thống kê, tại thời điểm cuối tháng 6, thuê bao Internet trên cả nước ước đạt 4,4 triệu, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số người dùng Internet là 32,4 triệu người, tăng hơn 10%.
Tuy nhiên, nếu so với thống kê tháng một do chính đơn vị này công bố, số thuê bao tăng 100.000 và lượng người dùng giảm một triệu.
Trước đó, báo cáo định kỳ của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy số người dùng Internet liên tục giảm. Cụ thể, tháng 3 giảm 500.000 người so với tháng 2, tháng 2 giảm 800.000 người so với tháng một. Tháng 5 và tháng 6, chỉ số này có nhích nhẹ song tổng người dùng Internet vẫn giảm một triệu so với đầu năm.”
Quả là đáng ngại, nếu thưc sự dân mình không muốn đọc nữa... Quả là nguy hiểm, nếu thực sự dân mình không còn muốn tìm hiểu những gì đang xảy ra tại quê nhà và thế giới...
Có phải như thế là lạnh nhạt với xã hội chung quanh, hay chỉ đơn giản vì không có dư tiền và không dư thì giờ để  vào Internet?
Kể cả chuyện Biển Đông cũng không cần xem nữa, có phải không?
@-Lạnh Nhạt Internet?
- Một triệu người Việt ‘từ bỏ Internet’ (VnEx). Đến cuối tháng 6, chỉ có 32,4 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, giảm một triệu so với đầu năm theo công bố của Tổng cục Thống kê.
Cước giảm, doanh thu viễn thông vẫn tăng
Theo báo cáo mới đây của Tổng cục thống kê, tại thời điểm cuối tháng 6, thuê bao Internet trên cả nước ước đạt 4,4 triệu, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số người dùng Internet là 32,4 triệu người, tăng hơn 10%.
Tuy nhiên, nếu so với thống kê tháng một do chính đơn vị này công bố, số thuê bao tăng 100.000 và lượng người dùng giảm một triệu.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, số người dùng Internet ở Việt Nam giảm một triệu sau 5 tháng. Ảnh minh họa.
Thống kê thuê bao và người dùng Internet trong 6 tháng đầu năm 2012 (đơn vị: triệu người, triệu thuê bao). Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trước đó, báo cáo định kỳ của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy số người dùng Internet liên tục giảm. Cụ thể, tháng 3 giảm 500.000 người so với tháng 2, tháng 2 giảm 800.000 người so với tháng một. Tháng 5 và tháng 6, chỉ số này có nhích nhẹ song tổng người dùng Internet vẫn giảm một triệu so với đầu năm.
Nguồn tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, báo cáo về số thuê bao di động, cố định, người dùng Internet hằng tháng được cung cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Khái niệm "thuê bao" được hiểu là những khách hàng có hợp đồng, giao kết sử dụng dịch vụ với các doanh nghiệp cung cấp. Trong khi đó, "người dùng" được tính chung là cá nhân sử dụng Internet ở bất kỳ chỗ nào có mạng ADSL, 3G..., có thể không qua đăng ký. Việc tính toán số người dùng Internet thường dựa trên số thuê bao và số người sử dụng trên mỗi đầu thuê bao, theo báo cáo hằng tháng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp viễn thông cho rằng, khó có chuyện Internet bị "thất sủng" hiện nay. Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc Viettel Telecom cho biết số lượng khách hàng dùng Internet thông qua ADSL, 3G tại doanh nghiệp không giảm trong thời gian qua. Theo ông Dũng, việc định nghĩa thế nào là người dùng Internet, cách tính, phương pháp của mỗi đơn vị cũng có thể đưa ra những kết quả không trùng nhau.
"Trong thời buổi bùng phát công nghệ như hiện nay, ai dùng Internet rồi mà bỏ thì hơi khó, thường khách hàng chỉ chuyển từ dịch vụ này sang dịch vụ khác, phù hợp hơn với nhu cầu và điều kiện", ông Dũng nói.
Tương tự, lãnh đạo của một nhà mạng chỉ cung cấp dịch vụ 3G cho biết, số lượng thuê bao liên tục tăng. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011, doanh nghiệp này có hơn 4 triệu người dùng, ước tính thêm một triệu người nữa trong năm 2012. Hiện, tốc độ phát triển thuê bao 6 tháng đầu năm vẫn năm trong kế hoạch đặt ra.
Vị này cho rằng, nếu căn cứ trên lượng thuê bao ADSL thì số người dùng Internet có thể giảm đôi chút vì khách hàng chuyển sang sử dụng 3G ngày càng đông. Thêm đó, xu hướng "xài" máy tính bảng, smartphone, kết nối Internet chủ yếu qua 3G cũng khiến lượng thuê bao dịch vụ 3G tăng.
"Tiện, giá rẻ, tốc độ tăng 3 lần so với ngày đầu, tính bảo mật cao nên khó có chuyện số lượng người dùng 3G sụt giảm", ông nói.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, sau 6 tháng đầu năm 2012, số thuê bao điện thoại phát triển mới tại Việt Nam ước đạt 5,49 triệu. Trong đó, 13.700 thuê bao cố định và 5,48 triệu thuê bao di động (tăng 17,8% so với giữa năm 2011). Tính đến cuối tháng 6, thuê bao cả nước ước đạt 135,9 triệu, bao gồm 15,2 triệu cố định và 120,7 triệu di động, lần lượt giảm 1,8% và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng doanh thu thuần bưu chính viễn thông 6 tháng qua ước đạt 74.900 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kì năm 2011.

- Ẩn họa từ Baidu Trà đá quán (NLĐ).  - Bức xúc vì đọc báo lá cải quá ! - (Lê Dũng).

Tổng số lượt xem trang