VNN dịch rất ẩu , ttngbt cũng từng phát hiện VNN dịch sai hẳn nghĩa của 1 bài (về Nhật Bản )(ĐVO) Đại Đức Thích Minh Trí, Trụ trì chùa Phúc Lâm, thành phố Biên Hòa vừa bày tỏ sự bức xúc trước bài dịch ẩu trên một tờ báo điện tử đã 'làm tổn thương Phật giáo'.
“Sự phiên dịch sai, sự mạo hóa từ nguồn tin Huanqiu của S.H đã tổn thương nghiêm trọng tới Phật giáo và gây phẫn nộ trong hàng tăng ni, Phật tử khắp nơi”, vị Trụ trì chùa Phúc Lâm viết.
Bài “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ” do S.H dịch phản ánh tục “khi đến tuổi cập kê, con gái của những gia đình địa vị thấp ở Ấn Độ đều phải lên chùa để làm "Thánh nữ" nhưng thực tế là trở thành nô lệ tình dục của những cao tăng...”. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Minh Trí, bài viết trên Huanqiu nói về một tục lệ không liên hệ gì tới Phật Giáo. Trong khi đó, “S.H hoặc trình độ Việt Ngữ quá kém" đã dịch sai một số danh từ như "chùa", "cao tăng", "nhà sư" làm người đọc có thể hiểu nhầm đây là tục lệ của nhà Phật.
Truy cứu lịch sử cũng như phương thức hành đạo của các giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới, dù ngay tại Ấn Độ, chưa bao giờ Phật Giáo có việc tuyển chọn các cô gái trinh để huấn luyện phong cho danh hiệu “Thánh Nữ” như là một biểu tượng để thờ phượng Thần Linh, Đại đức Thích Minh Trí viết.
Cư sĩ Nguyên Giác nhận định, bản tin gốc về "hủ tục thánh nữ" là bịa đặt. “Bản tin "hủ tục thánh nữ" không hề có địa danh nào ở Ấn Độ như thế”, cư sĩ Nguyên Giác viết.
-Một bản dịch bị phản ứng vì 'tổn thương Phật giáo'Bài “Phận những nô lệ tình dục trên chùa Ấn Độ” do S.H dịch phản ánh tục “khi đến tuổi cập kê, con gái của những gia đình địa vị thấp ở Ấn Độ đều phải lên chùa để làm "Thánh nữ" nhưng thực tế là trở thành nô lệ tình dục của những cao tăng...”. Tuy nhiên, theo Đại đức Thích Minh Trí, bài viết trên Huanqiu nói về một tục lệ không liên hệ gì tới Phật Giáo. Trong khi đó, “S.H hoặc trình độ Việt Ngữ quá kém" đã dịch sai một số danh từ như "chùa", "cao tăng", "nhà sư" làm người đọc có thể hiểu nhầm đây là tục lệ của nhà Phật.
Truy cứu lịch sử cũng như phương thức hành đạo của các giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới, dù ngay tại Ấn Độ, chưa bao giờ Phật Giáo có việc tuyển chọn các cô gái trinh để huấn luyện phong cho danh hiệu “Thánh Nữ” như là một biểu tượng để thờ phượng Thần Linh, Đại đức Thích Minh Trí viết.
Cư sĩ Nguyên Giác nhận định, bản tin gốc về "hủ tục thánh nữ" là bịa đặt. “Bản tin "hủ tục thánh nữ" không hề có địa danh nào ở Ấn Độ như thế”, cư sĩ Nguyên Giác viết.
“Trong tiếng Anh chỉ có từ temple, thỉnh thoảng có dùng từ pagoda để chuyển ngữ các từ: chùa, đình, đền, am, miếu. Với từ nhà tu hành của các tôn giáo, tiếng Anh có các từ: monk, nun, priest, clergyman v.v. Thông thường, trong các bản tin liên quan đến tôn giáo của các báo có uy tín trên thế giới: AP, AFP, Reuters, BBC v.v, để tránh sự hiểu nhầm của bạn đọc, họ thường thêm tính từ vào các danh từ mang tính tôn giáo để chỉ rõ đối tượng hay vấn đề mà họ đang đề cập thuộc tôn giáo nào, chẳng hạn như: Buddhist temple, Buddhist monk/nun, Hindu temple, Hindu clegyman v.v”, Đại Đức Thích Minh Trí, Trụ trì chùa Phúc Lâm, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. |
--TLQ:
- - Đề nghị ông TBT VietNamNet hiệu đính các từ ngữ mập mờ làm tổn thương nghiêm trọng Phật Giáo – (TTXVA).
Sự phiên dịch sai, sự mạo hóa từ nguồn tin Huanqiu của Sầm Hoa đã tổn thương nghiêm trọng tới Phật giáo và gây phẫn nộ trong hàng Tăng ni, Phật tử khắp nơi. Vì uy tín của quý báo, vì lương tâm chức nghiệp, đề nghị ông TBT cho hiệu đính lại một số danh từ đã cố tình dịch sai do sự thiếu hiểu biết của người dịch
Kính gửi: Ông Bùi Sỹ Hoa, Tổng biên tập (TBT) báo điện từ VietNamNet
Thưa ông TBT,
Trong mục Quốc Tế của http://vietnamnet.vn, ngày 23/08/2011, vào lúc 07:00:00 AM (GMT+7), quý báo có phổ biến bài viết “Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ” của Sầm Hoa.Truy cứu lịch sử cũng như phương thức hành đạo của các giáo hội Phật giáo trên toàn thế giới, dù ngay tại Ấn Độ, chưa bao giờ Phật Giáo có việc tuyển chọn các cô gái trinh để huấn luyện phong cho danh hiệu “Thánh Nữ” như là một biểu tượng để thờ phượng Thần Linh.
Rõ ràng bài viết nói về một tục lệ quái gở không liên hệ gì tới Phật Giáo, hiện có ở Ấn Độ và còn tồn tại ở một vài quốc gia khác, nhưng Sầm Hoa hoặc trình độ Việt Ngữ quá kém hoặc cố tình dịch sai một số danh từ như: chùa, cao tăng, nhà sư để nhập nhằng bôi lọ, đánh phá Phật giáo, mà BBT đã không kiểm duyệt kỹ lưỡng trước khi xuất bản.
Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân – Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM xuất bản năm 2006,
- chùa (dt): Nơi dựng lên để thờ Phật.
- nhà sư (dt): Người tu hành theo đạo Phật
- cao tăng (dt – Hán: tăng: sư): Vị sư tu hành lâu năm và giữ được đạo đức cao quý.
Như vậy, các từ ngữ trên đều là các từ nói về các cơ sở thờ tự và các tu sỹ của Phật giáo.
Trong tiếng Anh chỉ có từ temple, thỉnh thoảng có dùng từ pagoda để chuyển ngữ các từ: chùa, đình, đền, am, miếu. Với từ nhà tu hành của các tôn giáo, tiếng Anh có các từ: monk, nun, priest, clergyman v.v…
Thông thường, trong các bản tin liên quan đến tôn giáo của các báo có uy tín trên thế giới: AP, AFP, Reuters, BBC v.v, để tránh sự hiểu nhầm của bạn đọc, họ thường thêm tính từ vào các danh từ mang tính tôn giáo để chỉ rõ đối tượng hay vấn đề mà họ đang đề cập thuộc tôn giáo nào, chẳng hạn như: Buddhist temple, Buddhist monk/nun, Hindu temple, Hindu clegyman v.v…
Sự phiên dịch sai, sự mạo hóa từ nguồn tin Huanqiu của Sầm Hoa đã tổn thương nghiêm trọng tới Phật giáo và gây phẫn nộ trong hàng Tăng ni, Phật tử khắp nơi.
Vì uy tín của quý báo, vì lương tâm chức nghiệp, đề nghị ông TBT cho hiệu đính lại một số danh từ đã cố tình dịch sai do sự thiếu hiểu biết của người dịch trong bài ““Phận Những Nô Lệ Tình Dục Trên Chùa Ấn Độ”, đồng thời cáo lỗi cùng độc giả trên toàn thế giới.
1) Chữ chùa phải hiệu đính là đền thờ Ấn Độ hoặc đền thờ Ấn Giáo.
2) Chữ cao tăng phải sửa là các trưởng lão Bà La Môn
3) Chữ nhà sư phải đổi ra là nhà tu hành/giáo sĩ hoặc nhà tu hành/giáo sĩ Bà La Môn giáo
Kính gửi ông TBT lời chào trân trọng,Trụ trì chùa Phúc Lâm, TP. Biên Hòa
---- Đề nghị ông TBT VietNamNet hiệu đính các từ ngữ mập mờ làm tổn thương nghiêm trọng PG (Chùa PL).