Thế giới loài người hình thành và phát triển qua hàng ngàn tỷ năm trên hành tinh xanh. Qua bao thời đại, các hình thái xã hội đã đến và đi từ kết quả của tham vọng con người thông qua các tinh hoa tư tưởng của các khoa học gia xuất chúng.
Khi một triết thuyết ra đời nó nằm ở lĩnh vực khoa học triết học, một khoa học chung nhất - cái chung. Nhưng khi một triết thuyết được tham vọng của con người ứng dụng thành một bộ phận của một hình thái chính trị xã hội cụ thể hoặc một hình thái chính trị xã hội cụ thể thì nó là kinh tế chính trị học - nó không còn là triết thuyết và nó là cái riêng.
Trong một hình thái chính trị xã hội cụ thể luôn hình thành một cặp nhị nguyên: kinh tế và chính trị. Về mặt khái niệm, nhị nguyên là một cặp có đối lập, nhưng bổ khuyết cho nhau để cùng nhau phát triển hoặc kềm hãm, tùy theo việc sử dụng cặp nhị nguyên ấy đúng hay sai với quy luật mối quan hệ biện chứng của nó.
Kinh tế như cái móng và sườn của một ngôi nhà. Chính trị như cái mái và trang trí nội thất của ngôi nhà. Kinh tế như động cơ và thân của chiếc xe. Chính trị như tay lái của chiếc xe. Kinh tế như phần làm nên các bộ phận của một cơ thể. Chính trị như phần hồn của cơ thể. Nhưng kinh tế quyết định chính trị và chính trị chỉ tác động lại kinh tế, mà không thể quyết định được kinh tế. Đó là quy luật của mối quan hệ biện chứng trong kinh tế chính trị học Marxist. Và phải hiểu rằng Marxist chứ không phải là Marxist Leninist!
Thế giới trải qua nhiều cuộc cách mạng về tư tưởng. Từ ăn lông ở lỗ đến tìm ra lửa và lao động tìm tòi đã giúp loài người có nhiều cuộc cách mạng về tư tưởng đến cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong đó, cách mạng tư tưởng như diền mối cho chính trị học. Còn khoa học kỹ thuật như nền tảng cho kinh tế học. Hai lĩnh vực này thúc đẩy và kềm hãm nhau do tham vọng của con người làm thay đổi về nhận thức loài người.
Lịch sử nhận thức của con người cận hiện đại có 3 cuộc cách mạng về kinh tế chính trị học do sự phát triển khoa học kỹ thuật làm nền tảng đáng để quan tâm. Lần thứ nhất, khi loài người chỉ biết lo cuộc sống bản năng sinh tồn. Nông nghiệp và trồng trọt làm nên cuộc cách mạng tư tưởng để hình thành chế độ phong kiến - chiếm hữu ruộng đất về tay lãnh chúa - và các dị bản của nó để sắp xếp trật tự xã hội.
Lần thứ hai khi Jame Watt (1736 -1819) - một nhà phát mình khoa học vĩ đại của Scotland đặt nền tảng cho sự cải tiến động cơ hơi nước. Khoa học kỹ thuật phương Tây đã chuyển mình bằng cuộc cách mạng công nghiệp. Loài người đi từ quá khứ, cuộc cách mạng nông nghiệp từ thời xa xưa, để biết lo bảo tồn nòi giống qua hoạt động bản năng, chuyển sang cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, để nâng đời sống con người lên, ngoài việc bảo tồn nòi giống thêm vào sự sung túc và an sinh xã hội.
Sự chuyển mình cho cách mạng công nghiệp đã làm đòn bẩy thúc đẩy kinh tế tư bản hình thành với thị trường chứng khoán và các tập đoàn kinh tài. Nó làm sự thức tỉnh những công dân miền đất mới bắt đầu làm nên cuộc cách mạng Trà Boston và một nước Mỹ hình thành ở tân lục địa năm 1776.
Bên cựu lục địa phương Tây, cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đi sau nước Mỹ hơn một thập niên đã là nền tảng cho một tư tưởng mới hình thành và xóa bỏ hình thái xã hội tăng lữ quí tộc trên nền chế độ phong kiến xa xưa. Nhưng người đối xử với người vẫn còn khốc liệt, và tàn nhẫn. Phân hóa giàu nghèo gia tăng. Nên tư tưởng nhân loại cần một triết thuyết mới để kềm bớt tham vọng con người, làm cho con người sống với nhau Người hơn.
Hơn nửa thế kỷ sau những cuộc cách mạng tư tưởng làm ra đời chủ nghĩa tư bản. Những nhà tư tưởng của Đức đã cho ra đời một triết thuyết duy vật Friedrich Engels và Karl Marx. Ông Friedrich Engels đã có công đúc kết những kiến thức cũ của nhân loại làm nên duy vật luận - duy vật biện chứng tặng cho Karl Marx. Ông Karl Marx đã có công phát triển duy vật luận, và phát kiến ra giá trị thặng dư, để làm nên hệ thống kinh tế chính trị học. Một chủ thuyết mới được hình thành - chủ thuyết Marx-Engels. Nó có tác động tích cực, làm cho người và người xích lại gần nhau.
Song sự phát triển chủ thuyết Marx-Engels lại bị tham vọng con người chia làm 2 ngả rẻ. Kinh tế chính trị Marx-Lenin và kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa.
Các chính khách đi theo giai cấp vô sản lấy nền tảng chủ nghĩa Marx-Engels làm nền tảng cho đấu tranh giai cấp và bóp méo các quy luật chủ chủ thuyết Marx-Engels để hình thành những hình thái xã hội đơn nguyên tả khuynh cực đoan dưới học thuyết của ông Lenin.
Các chính khách trung thành với tư bản chủ nghĩa sử dụng đúng quy luật khách quan của chủ thuyết Marx-Engels để làm cho người với người xích lại gần nhau và thúc đẩy xã hội loài người ngày càng tiến bộ, an sinh xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Sự đấu tranh giằng co giữa 2 phái trong một chủ thuyết làm nên cuộc chiến tranh lạnh lần thứ nhất kéo dài suốt nửa thế kỷ sau hội nghị tối cao đồng minh thắng trận trong chiến tranh thế giới II, tại Yalta vào ngày 04/02/1945 để quyết định phần ăn chia giữa 2 đầu lĩnh thế giới tả hữu: Hoa Kỳ và Liên Xô.
Với hệ thống kinh tế chính trị học tư bản chủ nghĩa theo đúng quy luật kinh tế thị trường tự do, một hình thái chính trị đa nguyên hữu khuynh cực đoan và ôn hòa thay nhau lãnh đạo, đúng với quy luật mâu thuẩn, thống nhất các mặt đối lập, lượng chất và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với chính trị phù hợp, Hoa Kỳ và phương Tây đã phát triển vượt bậc và hùng cường.
Với một hệ thống chính trị ta khuynh đơn nguyên cực đoan và kinh tế bao cấp không đi theo quy luật của duy vật luật, phá bảo mối quan hệ biện chứng của kinh tế và chính trị, Liên Xô và các chư hầu của Liên Xô sụp đổ.
Một số nước là chư hầu của Liên Xô cũ có địa chính trị cách xa Liên Xô bẻ lái cấu trúc kinh tế, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc thượng tầng để cố bám quyền lợi của các chính khách và giai cấp cầm quyền. Trung Hoa, Việt Nam trong hơn 25 năm qua, và bây giờ có CuBa rồi sẽ Bắc Hàn trong tương lai, nằm trong nhóm này. Song họ vẫn giữ một hình thái chính trị phong kiến kiểu mới.
Lần thứ ba, tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ và phương Tây đã và đã đi đúng quy luật đã thúc đẩy khoa học kỹ thuật đi đến một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cách mạng công nghiệp phần mềm - một nên kinh tế tri thức ra đời trên nền tảng của một nhà khoa học nổi tiếng Gordon Moore - người phát minh ra định luật Moore, đồng sáng lập ra tập đoàn Intel Corporation - để làm nền tảng cho ra chiếc máy vi tính và trên cơ sở từ Mạng lưới cơ quan với các đề án nghiên cứu tiên tiến của bộ quốc phòng Mỹ - ARPANET - internet ra đời. Nó thúc đẩy đời sống con người, kinh tế thế giới phát triển nhanh đến chóng mặt dưới tham vọng của loài người.
Từ thập niên 1970 đến nay, nền kinh tế tri thức phát triển cực thịnh vào giửa thập niên 1980s kéo dài đến cuối thế kỷ XX. Nó thúc đẩy chính trị chạy theo đã hụt hơi. Hệ thống kinh tế Cung và Kéo của John Meynard Keynes - một kinh tế gia người Anh dù ông đã thất bại trong hiệp định Bretton Woods 1944, để bảo vệ vị trí số 1 đồng Bảng Anh và chỉ huy kinh tế toàn cầu cho nước Anh - đã thúc đẩy kinh tế Hoa Kỳ và phương Tây đi đến cực thịnh, nhưng mất cân bằng về cán cân dịch vụ và sản xuất.
Trong lúc đó, con hổ Trung Hoa đang thức dậy chờ thời. Với những thành quả về sản xuất kèm với nền kinh tế có chỉ huy, Trung Hoa đã cướp lấy việc làm toàn cầu bằng neo giá thấp đồng Yuan. Người Mỹ đã vùng vẫy chống lại bằng cách đánh rớt đồng đô la của họ để cướp lại đồng tiền làm ra của Trung Hoa và thế giới, xuất khẩu lạm phát ra thế giới còn lại. Một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai đã ngầm xảy ra từ nhiệm kỳ đầu của ông George Walker Bush nắm nước Mỹ. Hơn một thập kỷ qua, cuộc chiến tranh lạnh không tiếng súng, mà bằng tiền tệ đã đẩy thế giới hiện nay vào một tình trạng bế tắc về tư tưởng loài người, để làm sao cho thế giới về lại mức quân bình.
Tuy vậy, Trung Hoa dù đang được cho là đối trọng trong cuộc chiến tranh lạnh lần hai. Nhưng Trung Hoa đang vướng vào hình thái chính trị đang không kham nổi với tốc độ phát triển kinh tế của mình. Những bất ổn về dân tộc học, về khoảng cách giàu nghèo, về an sinh xã hội, v.v... đang là vấn đề buộc hình thái chính trị của họ phải thay đổi.
Phương Tây cũng không khá gì hơn, một "quốc gia liên minh châu Âu 2 tốc độ" phát triển cũng đang lạn ngụp với những bất ổn về chính trị để sao cho kinh tế có sức khỏe bình thường.
Điểm lại sự phát triển về khoa học kỷ thuật thúc đẩy kinh tế, rồi kinh tế buộc loài người phải tìm ra một tư tưởng phù hợp với thời đại, để thấy rằng, thứ tự của những cuộc cách mạng có tính then chốt đã giúp loài người có được văn minh ngày hôm nay. Qua đó, chúng ta cũng thấy rằng, cuộc cách mạng công nghiệp phần mềm xuất hiện đã làm nên một nền kinh tế tri thức từ thập niên 1980s trở về đây. Nhưng các hình thái chính trị xã hội của loài người vẫn còn nằm ở phong kiến hoặc tư bản chưa thay đổi kịp thời để phù hợp với kinh tế hiện thời.
Vì hình thái chính trị chưa hợp thời với cuộc cách mạng công nghiệp phần mềm và nền kinh tế tri thức nên câu chuyện các chính khách nước Mỹ phải tranh luận nợ trần quốc gia là có thực. Và Trung Hoa lo lắng những tấm giấy cổ phiếu chính phủ Mỹ được qui định bằng đồng đô la Mỹ đang cứ giảm dần về mặt số lượng. Vàng cứ tăng giá, ban đầu là do Hoa Kỳ chủ động hạ giá đồng tiền, sau cùng là mất lòng tin vì tín dụng Hoa Kỳ mất hạng.
Giữa thế giới hổn loạn ấy, có một thế giới rất bình yên và tự tại - Bắc Âu - họ là những xã hội có chính trị trung dung, không tả khuynh và hữu khuynh cực đoan. Với chính trị đa nguyên hữu khuynh ôn hòa và kinh tế kết hợp lợi nhuận tư bản lo an sinh xã hội theo chủ nghĩa xã hội, liệu họ có phải là mô hình tương lai cho toàn cầu đang hướng đến?
Để kết thúc bài viết này tôi xin nhắc lại một câu nói cuối đời của tướng Charles de Gaulle: "Tất cả các chủ thuyết rồi cũng sẽ qua đi, điều còn lại cuối cùng là dân tộc". Song cái dân tộc ấy phải nằm trong một bầu không khí chính trị nhân bản, gạt bỏ tham vọng riêng tư mà lo cho đại nghiệp. Nhìn lại Việt Nam, không biết đến bao giờ nước Việt Nam mới có thể thực hiện được điều nay?
Asia Clinic, 15h05', ngày thứ Ba, 09/8/2011