(TT&VH) - Việc thời gian gần đây Trung Quốc tích cực thử nghiệm J-20, chiếc máy bay "tàng hình" thế hệ 5 của họ, đã cho giới quan sát cơ hội đặc biệt để xem xét và mổ xẻ. Một số nguồn tin phương Tây cho rằng J-20 đã nhận được bàn tay giúp đỡ bí mật từ Nga và Moskva có ý đồ dựa vào sức mạnh của Bắc Kinh để chế ngự Mỹ, cường quốc số 1 thế giới.
Liên hiệp hàng không Nga (UAC) đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc chuyển giao công nghệ hay thiết kế cho phía Trung Quốc.
Nghi ngờ của Phương Tây
Theo một bài báo đăng trên hãng tin Reuters và được nhiều báo Anh đưa lại, Nga có thể đã bán công nghệ và phụ kiện liên quan tới chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình Mikoyan 1.44 cho Trung Quốc.
Phóng viên Thomas Grove của Reuters nói rằng chiếc J-20 của Trung Quốc "có thể đã đi lên từ nền móng" chiếc máy bay Nga, vốn chỉ dừng lại ở mẫu thử nghiệm và không được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Liệu có phải các công nghệ phát triển máy bay Mikoyan 1.44
đã được người Nga chuyển giao cho Trung Quốc?
Nhà phân tích độc lập Adil Mukashev, người có hiểu biết chuyên sâu về quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, thậm chí còn phỏng đoán về việc đôi bên đã ngấm ngầm thực hiện những giao dịch tài chính liên quan tới "thương vụ Mikoyan 1.44". “Trung Quốc có thể đã mua công nghệ để được sở hữu nhiều phận khác nhau, gồm phần đuôi đặc trưng của chiếc Mikoyan” - ông nói.
Theo Reuters, việc Trung Quốc có khả năng chế tạo một máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 có thể đưa nước này vào nhóm các cường quốc quân sự của thế giới. Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, tướng He Weirong, từng tự tin tuyên bố rằng J-20 sẽ được biên chế trong không quân nước này từ 2017-2019.
Số phận chiếc chiến đấu cơ yểu mệnh của Nga
Mikoyan 1.44 là sản phẩm của cục thiết kế Mikoyan - Gurevich nhằm tham gia chương trình Chiến đấu cơ Tiền tuyến Đa năng (MFF), ra đời hồi năm 1986 nhằm cạnh tranh với chương trình Chiến đấu cơ Chiến thuật Tiên tiến của Mỹ. Nó được thiết kế để chống lại những chiếc F-22 Raptor của Mỹ .
Trên giấy tờ, Mikoyan 1.44 là loại máy bay đa nhiệm 1 chỗ ngồi, sử dụng cánh tam giác, 2 cánh đuôi và 1 cặp cánh mũi (canard) nhỏ. "Trái tim" của nó là 2 động cơ Lyulka AL-41F với khả năng điều chỉnh hướng luồng khí phụt, với mỗi chiếc tạo ra 175 kN. Về lý thuyết, chiếc máy bay nặng 35 tấn này có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2,6 (nhanh hơn 2,6 lần âm thanh) ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài. Mikoyan 1.44 có hệ thống hạ cánh 3 bánh đáp, hai bánh kép đằng trước và hai bánh đơn đằng sau.
Mẫu J20 của Trung Quốc, được cho là có nhiều đặc điểm
giống với máy bay thử nghiệm Mikoyan 1.44
Hệ thống điện tử trên chiếc Mikoyan 1.44 được coi là ưu việt theo những tiêu chuẩn phương tây: buồng lái kính, hệ thống radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép chiếc máy bay giao chiến với hai mươi mục tiêu riêng biệt cùng lúc. Có tin cho rằng hệ thống radar cũng cho phép 1.44 có khả năng chiến đấu tương tự chiếc F-22 ở khoảng cách ngoài tầm quan sát.giống với máy bay thử nghiệm Mikoyan 1.44
Mặc dù mang nhiều tính năng tốt như vậy, Mikoyan 1.44 cuối cùng chỉ đóng vai trò phô trương công nghệ và là nền tảng thử nghiệm cho các máy bay chiến đấu tương lai, chứ không phát triển thành dòng sản phẩm hoàn chỉnh.
Chính phủ Nga đã hủy bỏ chương trình MFF vào năm 1997 do chi phí mỗi chiếc máy bay quá cao (2,05 tỷ rouble, tương đương với 70 triệu USD), trong khi sản phẩm cuối lại có tầm nhìn thấp và thiếu các đặc điểm linh hoạt. Sau này nó đã bị thay thế bởi mẫu thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 PAK-FA.
Nga bác bỏ cáo buộc, Trung Quốc từ chối bình luận
Việc dự án Mikoyan 1.44 chết yểu trong khi Trung Quốc đang thèm khát các công nghệ liên quan tới máy bay tàng hình đã dẫn tới những phỏng đoán về việc Bắc Kinh có các thỏa thuận với Moskva.
Nguồn tin quân sự giấu tên cho Reuters biết rằng các quan chức Trung Quốc đã được mời tới xem lễ ra mắt đầu tiên của máy bay Mikoyan 1.44. Còn năm ngoái, ông Li Huei, Đại sứ Trung Quốc ở Nga, đã tuyên bố mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa 2 nước hiện không chỉ dừng lại ở mức mua bán vũ khí.
Reuters nói rằng việc Nga bán bí mật về máy bay tàng hình cho Trung Quốc nằm trong ý đồ gián tiếp dùng sức mạnh quân sự của nước này để kiềm chế các cường quốc khác như Mỹ. Ngoài ra, với tư cách nhà cung cấp phụ kiện gốc cho J-20, Nga sẽ vẫn khống chế được thứ vũ khí "lợi hại" của người Trung Quốc vì đã biết rõ tính năng và điểm yếu của nó.
Hiện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã từ chối bình luận về thông tin của Reuters. Còn Liên hiệp hàng không Nga (UAC), cơ quan giám sát dự án Mikoyan 1.44, đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc chuyển giao công nghệ hay thiết kế cho phía Trung Quốc.
Tường Linh-
Việt Nam dựa vào Nga để đấu với TQ, Nga đứng giữa hưởng lợiMOSCOW (Reuters) - Những nét giống nhau giữa một phi cơ chiến đấu mới của Trung Quốc và một phi cơ mẫu của Nga trước đây đã khiến nhiều người cho rằng Moscow có thể lẳng lặng trợ giúp Bắc Kinh tranh đua với các cường quốc quân sự thế giới.
Hình ảnh chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, Chengdu J-20, đăng trên các trang blog của nước này, khiến giới chuyên gia nghi là do Nga giúp đỡ chế tạo dựa trên mẫu của chiếc Mikoyan 1.44. (Hình: Top81.cn) |
Các chuyên gia cho rằng phi cơ này có thể thoát thai từ chiếc chiến đấu cơ tàng hình Mikoyan 1.44 từng bị bỏ không còn sản xuất.
Một nguồn tin từ giới chức cao cấp thân cận với kỹ nghệ quốc phòng Nga cho hay các điểm tương đồng của hai chiếc phi cơ cho thấy kỹ thuật của Mikoyan có thể đã được chuyển giao cho các nhà chế tạo võ khí Trung Quốc.
“Có vẻ là họ có được tài liệu của Mikoyan... chiếc phi cơ mà Bộ Quốc Phòng quyết định không sản xuất,” theo nguồn tin trên.
Người này cho hay hiện chưa rõ là việc chuyển giao kỹ thuật này có diễn ra một cách hợp pháp hay không. Các phân tích gia quân sự nói rằng việc Nga trợ giúp cho Trung Quốc có thể là một hình thức để Moscow theo dõi khả năng quân sự của láng giềng phía Ðông này.
Phân tích gia độc lập Adil Muskashev, thông thạo về các mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, cho rằng có việc trao tay tiền bạc trong vụ này.
“Trung Quốc mua kỹ thuật qua các món cơ phận đã sản xuất, kể cả đuôi của chiếc Mikoyan,” ông nói.
Hiện nay chỉ Mỹ mới có các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm đang hoạt động, dù rằng vẫn còn một số trở ngại kỹ thuật.
Các phân tích gia cho hay chiếc phi cơ của Mikoyan được vẽ kiểu để đối phó với loại F-22 của Mỹ nhưng sau cùng bị loại khi chính phủ Nga chọn phi cơ Sukhoi T-50, được cho là có khả năng tương đương với phi cơ Mỹ. (V.Giang)
-Nguồn:Nga giúp Trung Quốc làm máy bay tàng hình? (Nguoi-Viet Online) -
- - Trung Quốc tiết lộ ảnh phi cơ tàng hình bay thử (VNE). -Những hình ảnh mới về chuyến bay thử nghiệm hôm 15/8 của máy bay tiêm kích tàng hình J-20 vừa được báo Trung Quốc đăng tải.> Trung Quốc lại thử nghiệm máy bay tàng hình> Máy bay tàng hình J-20
Một bức hình rõ nét nhất ghi lại cú chao liệng của máy bay tàng hình J-20 trên bầu trời thủ phủ Thành Đô của tỉnh miền tây nam Tứ Xuyên. |
J-20 cho thấy khả năng vận hành linh hoạt trên không với cú lật ngược. |
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 được thiết kế dành cho một phi công điều khiển trong mỗi chuyến bay. |
Khói từ máy bay tạo một vệt dài trên bầu trời, giống như những hình ảnh thường thấy trong một cuộc trình diễn máy bay. |
J-20 có độ dài từ mũi tới đuôi là 19m, sải cánh khoảng 12,5m. Phi cơ tàng hình này có thể mang được từ 34 tới 37 tấn khí tài trong mỗi chuyến bay. |
J-20 thuộc thế hệ máy bay chiến đấu thứ 5, tức là cùng thế hệ với các phi cơ tàng hình F-22 của Mỹ, Su-50 của Nga, cũng như một số loại chiến đấu cơ hiện đại khác của các nước như Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc... |
Máy bay tàng hình mà Trung Quốc tuyên bố tự phát triển có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 11/1/2011, và đã trải qua tổng cộng 27 lần bay thử cho tới nay. Trong ảnh, một cú bổ nhào của máy bay có tên mang nghĩa là "kẻ hủy diệt". |
Xem tiếp >> |
Nhật Nam (Ảnh: Global Times)
– Trung Quốc diễn tập tấn công tên lửa . -