Phạm Nam Kim
Thời gian qua, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu đang là điểm nóng của kinh tế thế giới. Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi phỏng vấn ông Phạm Nam Kim - chuyên gia tư vấn tài chính tại Thụy Sĩ, đồng thời là cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ về thực trạng này và tác động của nó tới kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trang mạng Vietnam+ của TTXVN ngày 5.8.2011 đã chỉ đăng một bài đã bị cắt nhiều đoạn (còn chừng 1/3 bài tác giả gửi cho nhà báo Đức Hùng, người thực hiện phỏng vấn), nhất là những ý kiến về tình hình lạm phát hiện nay. Dưới đây là nguyên văn bài trả lời phỏng vấn do tác giả gửi cho Diễn Đàn, với nhan đề do chúng tôi đặt.
Hiện nay, trên thế giới đang có những diễn biến phức tạp, đó là vấn đề nợ của Mỹ và vấn đề khủng hoảng nợ tại châu Âu và sự mất giá mạnh của đồng Euro, anh đánh giá như thế nào về tình trạng này, anh nhận định thế nào về triển vọng của tình hình này trong thời gian tới.
Những vấn đề tài chính tại Âu Châu và Mỹ Châu đều phát sinh bởi lượng nợ công khổng lồ của các chính phủ đi quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên. Tính đến thời điểm 2010 nợ công của Mỹ lên đến 90.4% GDP, của khối liên minh Châu Âu (EU) là 80.3% (với những quốc gia nợ đầm đìa như Hy Lạp, 123% GDP- Ý, 127% - Islande 142% - kỷ lực thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP). Hiện tượng này không có gì mới lạ, khởi đầu từ thập niên 80 và người ta nhận thấy mỗi khi kinh tế suy yếu thì nợ công bắt đầu tăng vọt và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Cho đến ngày nay, mức nợ đã lên quá cao vì qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới vừa qua các chính phủ đã rốc túi ra để một mặt hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tài chính và doanh nghiệp và mặt khác làm công tác xã hội, trợ giúp khối lao động thất nghiếp. Kết quả một số quốc gia đang lâm vào tình trạng khó giải quyết những món nợ đã đến kỳ hạn.
Trong tuần vừa rồi khối EU đã dập tắt được ngọn lửa Hy Lạp, nhưng chưa thể nói là đã thoát hẳn được nguy cơ, những hoả hoạn nợ công có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở Ý, ở Islande, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và rất có thể lan qua những quốc gia hàng đầu EU như Đức (tổng nợ công: 2000 tỷ Euro – 82%GDP), Pháp (1600 tỷ Euro, 92% GDP), Anh (1300 tỷ Euro, 80% GDP). Ngoài ra giải pháp đề ra cứu vãn Hy Lạp, gần một nửa là dựa trên sự hỗ trợ của những ngân hàng thương mại lớn tại Âu Châu, nhưng chính những ngân hàng này vừa được khảo sát về khả năng quản lý rủi ro (stress test) và 8 ngân hàng đã được đánh giá là sẽ không thể qua khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế, như vậy nếu có những cơn hoả hoạn sau Hy Lạp, ai sẽ đứng ra để tài trợ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đang đặt ra và chính vì vậy mà đồng Euro sau thoả ước về Hy Lạp chỉ tăng được thêm vài điểm.
Vấn đề nợ công của Mỹ, có lẽ trong tuần tới sẽ được giải quyết ổn thoả ở chỗ Quốc hội sẽ thông qua tăng chỉ số nợ công và ngọn lửa Hoa Kỳ cũng sẽ được dập tắt. Tuy nhiên nó sẽ tắt được bao lâu, khi nợ công đã quá 90% GDP?
Nói chung, tình hình Kinh tế ở Mỹ cũng như ở Âu Châu, không được tốt lắm, những vấn đề cốt lõi và căn bản không được các chính phủ nhìn nhận và tìm giải pháp lâu dài phù hợp, họ chỉ chú tâm vào những giải pháp nhất thời, miễn là qua được kỳ bầu cử là được rồi.
Căn bản kinh tế Âu Mỹ đã suy thoái từ khủng hoảng dầu lửa đầu tiên vào những năm 75-80, từ khi sản xuất công nghệ đã lùi bước để nhường chỗ cho ngành dịch vụ, và chính ngành dịch vụ là động cơ phát triển của những quốc gia Âu, Mỹ trong 30 năm qua. Sự chuyển hướng, tái cấu trúc của nền kinh tế, nhường lãnh vực sản xuất công nghệ cho những nước mới nổi và phát triển những ngành dịch vụ với giá trị gia tăng cao thì không có gì để bàn. Vấn đề đặt ra là trong những năm 90, ngành dịch vụ phát triển mạnh nhất lại là những ngành xây dựng trên kẽ hở của thị trường, trên lãnh vực thiên về đầu cơ và những ‘bong bóng’ do chính những người trong ngành thổi phồng lên – Hiện tượng “Kinh tế mới” (new economy) vào cuối thế kỷ trước, là một ví dụ cụ thể về một chiến dịch đầu cơ quy mô – Và những quốc gia đó đã sống trong sự giầu có “ảo” gây nên bất bình đẳng xã hội, một thiểu số ‘Trai vàng’ (golden boy) hái ra tiền và đại đa số thanh niên, thanh nữ thì thất nghiệp kinh niên, lao động tại các cơ sở sản xuất thì chỉ sống nhờ sự hỗ trợ của chính phủ, và cũng chính từ đó nợ công càng ngày càng chồng chất.
Chính nền kinh tế ảo này đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và tiếp theo là khủng hoảng kinh tế thế giới. Không một chính phủ nào tái cấu trúc lại nền kinh tế của họ để thoát ra cảnh ảo, họ chỉ lấy những biện pháp nhất thời, giúp các ngân hàng thoát cảnh phá sản và đương nhiên duy trì lãnh vực ảo (các lãnh đạo ngân hàng trung ương thế giới sau 3 năm họp liên miên tại Basel – Thụy Sỹ đã chỉ đi đến kết luận, nên đặt lại cách tính rủi ro và từ đó bắt các ngân hàng thương mại tăng vốn chủ sở hữu). Kết luận, kinh tế Âu-Mỹ hoàn toàn chưa qua khỏi cơn giông tố, sẽ còn phải qua nhiều cuộc thử thách như ở Hy Lạp và đòi hỏi sự sáng suốt và cương quyết của giới lãnh đạo mới có thể mang trở lại sự phát triển ‘thực’ và bền vững. Trong nhất thời, một nhà đầu tư lâu dài sẽ chỉ phân bổ một phần nhỏ vào thị trường Âu- Mỹ và chủ yếu vào những doanh nghiệp có cơ sở bền vững và phát triển ngoài khối Âu-Mỹ
- Theo anh những diễn biến xấu của tình hình tài chính, kinh tế thế giới kể trên có ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế Việt Nam.
Trước tiên, nên nói đến những hậu quả tích cực cho kinh tế Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã ‘đốt’ đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi. Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Trong đó Việt Nam đã được xếp vào hạng những mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì nước ta đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa rồi. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu ta chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát, hiện đang ở mức kỷ lực trong vùng.
Về hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lãnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của ta cũng sẽ gặp khó khăn, với phần cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao (so với các đấu thủ cạnh tranh) ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, ngay như giữ được xuất khẩu khối lượng như xua, nhưng kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đá tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua). Hiện tượng mất giá của đồng đô cũng có hậu quả không tốt, khi giá cả của những mặt hàng định trên đồng USD tăng nhanh, đó là hiện tượng lạm phát do nhập khẩu mà chúng ta phải đối mặt
- Anh đánh giá thế nào về tình hình tài chính, kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm nay.
Nói về tình hình kinh tế của Việt Nam ta phải nói đến hiện tượng lạm phát. Từ đầu năm đến tháng Ba, mức lạm phát hàng tháng đã đặt mức trần kỷ lực là 3,2% để rồi quay đầu đi xuống tới mức 1,09% trong tháng sáu. Những ngỡ lạm phát đã được kềm chế, nhưng kết quả tháng 7 vừa rồi, lạm phát lại tăng lên mức 1,17%.
Có lẽ còn quá sớm để đánh giá kết quả của Nghị quyết 11 của chính phủ nhằm tập trung kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, nhưng có thể nói sau 5 tháng hoạt động tình hình kinh tế nước ta chưa được sáng tỏ một phần có lẽ là tại những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới nhưng một phần cũng có thể chính phủ đã đưa ra những biện pháp không hoàn toàn phù hợp với tình hình việt nam (tôi xin giải thích rõ quan điểm này ở phần sau).
Trước mắt, đầu tư FDI trong sáu tháng đầu năm chỉ bằng 73% so với cùng kỳ năm ngoái và đây cũng là lần đầu tiên nguồn vốn đầu tư sụt giảm mạnh như vậy. Sự thể này chứng tỏ là chúng ta đã không tạo dựng lại được niềm tin của giới đầu tư, họ đã đánh giá rất gắt gao sự thiếu cương quyết trong việc ổn định tình hình kinh tế và ngăn chặn lạm phát, cũng như việc xử lý khối nợ không lồ của tập đoàn Vinashin.
- Theo anh, những vấn đề chính sách nào Việt Nam cần điều chỉnh để khắc phục những vấn đề tài chính, kinh tế trong nước cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực của kinh tế thế giới.
Tầm nhìn của Đại Hội Đảng XI là Việt Nam sẽ có một nền kinh tế phát triển dựa trên công nghệ sản xuất ngang hàng với những cường quốc trong vùng. Con đường đi đến mục tiêu này nhất thiết cần vốn đầu tư và tiết kiệm quốc gia không thể cung ứng cho nhu cầu vốn và việc thu hút vốn nước ngoài là vấn đề then chốt. Muốn thu hút vốn nước ngoài ta phải có một định vị khác biệt tích cực với các quốc gia khác và có sức ‘hấp dẫn’ để họ rót tiền vào Việt Nam . Đối với một nhà đầu tư sự ‘hấp dẫn’ này được thể hiện qua 3 tiêu chí, đó là thứ nhất an toàn nguồn vốn, thứ nhì, lợi nhuận và thứ ba tự do luân chuyển dòng tiền. Về tiêu chí thứ nhất, tối thiểu ta phải bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế và trong đó ưu tiên là khống chế được lạm phát, nhưng ta cũng không thể vì muốn kìm hãm lạm phát bẻ gẫy đà phát triển của quốc gia. Tất nhiên các chuyên gia nước ngoài, khi được mời tư vấn chính phủ họ sẽ khẳng định là không thể vừa chống lạm phát vừa phát triển kinh tế và việc trước mắt muốn bẻ gẫy lạm phát phải thắt chặt khối tiền tệ, họ đã dùng một toa thuốc hiệu quả cho những quốc gia lão thành Âu Mỹ trong nhưng năm 80 (khi lạm phát ở những nước này đặt những mức kỷ lực là 18-19%) và kê đơn cho một đứa trẻ (Việt Nam) mới biết đi !!! Ta phải hiểu rõ nguyên do căn bệnh lạm phát Âu Mỹ chính là khối tiền tệ (xem chú thích dưới đây), thế cho nên liều thuốc thắt chặt khối tiền tệ để chống lạm phát là chính đáng. Còn lạm phát ở Việt Nam thì nguyên nhân chính không phải ở khối tiền tệ. Xin nhắc lại là từ 2 năm nay các quốc gia mới nổi trong vùng đều mắc căn bệnh lạm phát, từ Trung Quốc, qua Ấn Độ, Việt Nam và những nước lân bang, ta không thể nói các ngân hàng trung ương của các quốc gia này đều đồng lòng cùng lúc thả lỏng khối tiền tệ để rồi cùng mắc bệnh lạm phát một lúc !! Nguyên nhân chính là nhờ sự phát triển kinh tế vượt bực trong những năm vừa qua, mức thu nhập của người dân đã tăng trưởng rất nhanh và mức tiêu thụ đã đi một bước dài, có thể nói xấp xỉ bằng những quốc gia phát triển, nguồn cầu trên thị trường nội địa đã không gặp nguồn cung vì công nghệ sản xuất của những quốc gia này chủ yếu là để xuất khẩu và tất nhiên sự mất thăng bằng cung / cầu đưa đến lạm phát và để điều chỉnh cung cầu nhập khẩu của những quốc gia này đã tăng vọt (và nhập khẩu đồ xịn chỉ bổ béo cho các công ty như Audi, BMW, Mercedes hay những công ty đồng hồ Thụy Sỹ hiện tại sống nhờ xuất khẩu qua Trung Quốc), và với những quốc gia không đủ dự trữ ngoại tệ, như Việt Nam thì sẽ là một bài toán nan giải khác (trong năm vừa qua, 6 tháng xuất khẩu gạo Việt Nam, vừa đủ chi trả nhập khẩu một container điện thoại di động xịn để các Cô các Cậu phô trương). Thế nhưng tại sao ở những quốc gia đó lạm phát chỉ ở mức 5, 6% trong khi đó ở Việt Nam lạm phát lại ở mức 15% ? Xin trả lời là riêng ở Việt Nam, đầu cơ, tích trữ và lách luật đã trở thành môn thể thao quốc gia !! Mỗi khi có thấy có món hàng khan hiếm, lập tức những nhà đầu cơ bỏ tiền ra vơ vét để rồi bán lại với giá gấp 2 gấp 3 cho những nguời có nhu cầu thực sự, thậm chí có khi phao tin đồn khan hiếm để lợi dụng đầu cơ (điển hình năm ngoái, tin xuất khẩu lậu gạo qua Trung Quốc làm dân việt Nam không có gạo mà ăn và giá gạo đã tăng vọt).
Thế cho nên giải pháp thắt chặt khối tiền tệ không giải quyết được vấn đề cốt lõi của lạm phát ở Việt Nam là sự mất thăng bằng cung, cầu hàng hóa. Ngược lại đó là mối đe dọa chính cho kiềm chế lạm phát và cho đà phát triển kinh tế. Thật vậy, vì muốn thắt chặt khối tiền tệ Ngân hàng Nhà nước giữ mức lãi suất rất cao, lý luận của họ là như vầy, muốn giảm khối tiền tệ thì phải một mặt ‘giam’ tiền của dân cư ở ngân hàng bằng một lãi suất tiền gửi cao hơn lạm phát và mặt khác hạn chế các ngân hàng cho vay. Kết quả là khi lãi suất tiền gửi ở mức 17% các ngân hàng lập tức áp 3% chênh lệch (được NHNN công nhận) và cho vay doanh nghiệp với mức 20%, nhưng khi bị NHNN hạn chế tín dụng (và không định lãi suất trần tín dụng) thì Ngân hàng sẽ tha hồ lựa chọn khách hàng tốt, không rủi ro và chịu trả lãi suất lên đến 23, 25%. 99% doanh nghiệp Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ và mắc bệnh kinh niên thiếu vốn, khi lãi suất đi đến cái mức 25% thì gần như ép họ chọn lựa trong 2 giải pháp, một là tăng giá mặt hàng đến mức tương đương (và nuôi dưỡng lạm phát), hai là đi vào con đường đầu cơ, tích trữ để có đủ lợi nhuận trả lãi ngân hàng (và như vậy đẩy nền kinh tế quốc gia vào con đường kinh tế ảo và bẻ gãy đà phát triển).
Tóm lại theo quan điểm của tôi, chính phủ mới và Ngân hàng Nhà nước phải coi lại phương án kềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và có một chương trình hành động rạch ròi, chữa bệnh từ gốc và cương quyết giữ mục tiêu đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển hàng đầu trong khu vực.
Phạm Nam Kim
Ghi chú : Nguyên do lạm phát của những quốc gia phát triển trong những năm 80. Sau thế chiến thứ hai, với thoả thuận Bretton Woods (1948), các quốc gia muốn phát hành tiền phải có số lượng vàng tương xứng dự trữ ở ngân hàng trung ương, đến những năm 60, các quốc gia phát triển lần lượt từ bỏ dự trữ vàng và thay vào đó bằng dự trữ đồng USD (đồng tiền độc nhất được định nghĩa trên vàng), đến 1968, chính quyền Nixon cũng bỏ luôn định nghĩa vàng, nhưng USD vẫn được các ngân hàng trung ương dùng làm ngoại tệ dự trữ và USD cũng chính thức là đồng tiền quốc tế được dùng cho tất cả các dịch vụ quốc tế. Với chức năng mới này chính phủ Mỹ đã phát hành ồ ạt USD để đảm bảo giao thương quốc tế và họ cũng không quên phát hành ‘thêm’ rất vô tội vạ cho chính nhu cầu của nền kinh tế Mỹ. Chính sự bùng nổ của khối tiền tệ thế giới qua đồng USD là nguyên nhân chính làm cho nạn lạm phát ở bên Mỹ lên đến 19% và sau đó được “xuất khẩu” qua tất cả các nước phát triển.
Nợ công Âu-Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam?
Thời gian qua, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu đang là điểm nóng của kinh tế thế giới. Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi phỏng vấn ông Phạm Nam Kim - chuyên gia tư vấn tài chính tại Thụy Sĩ, đồng thời là cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ về thực trạng này và tác động của nó tới kinh tế Việt Nam.
Theo ông Phạm Nam Kim, những vấn đề tài chính tài chính tại châu Âu và châu Mỹ thời gian qua đều phát sinh bởi lượng nợ công khổng lồ của các chính phủ vượt quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên.
Tính đến thời điểm 2010, nợ công của Mỹ lên đến 90,4% GDP, của khối liên minh châu Âu là 80,3% GDP. Đặc biệt, có những quốc gia có khối lượng nợ lớn như Hy Lạp 123% GDP; Italy 127% GDP, Iceland 142% GDP, kỷ lục thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP.
Hiện tượng này không có gì mới lạ, khởi đầu từ thập niên 80, người ta nhận thấy mỗi khi kinh tế suy yếu thì nợ công bắt đầu tăng vọt và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Cho đến ngày nay, mức nợ đã lên quá cao vì qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới vừa qua, các chính phủ đã dốc ngân sách ra để một mặt hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tài chính và doanh nghiệp, mặt khác, làm công tác xã hội, trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Kết quả là một số quốc gia đang lâm vào tình trạng khó giải quyết những món nợ đã đến kỳ hạn.
Trong những tuần qua, khối Liên minh châu Âu (EU) đã dập tắt được "ngọn lửa" Hy Lạp, nhưng chưa thể nói là đã thoát hẳn được nguy cơ, những "hỏa hoạn nợ công" có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở Italy, ở Iceland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và rất có thể lan qua những quốc gia hàng đầu EU như Đức (tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP), Pháp (1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP), Anh (1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP).
Ngoài ra, giải pháp đề ra cứu vãn Hy Lạp, gần một nửa là dựa trên sự hỗ trợ của những ngân hàng thương mại lớn tại châu Âu, nhưng chính những ngân hàng này vừa được khảo sát về khả năng quản lý rủi ro và 8 ngân hàng đã được đánh giá là sẽ không thể qua khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, nếu có những "cơn hỏa hoạn" sau Hy Lạp, ai sẽ đứng ra để tài trợ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đang đặt ra và chính vì vậy mà đồng euro sau thỏa ước về Hy Lạp chỉ tăng được thêm vài điểm.
Vấn đề nợ công của Mỹ, có lẽ sẽ được giải quyết ổn thỏa do Quốc hội sẽ thông qua tăng chỉ số nợ công và "ngọn lửa nợ công" ở nước này cũng sẽ được dập tắt. Tuy nhiên, nó sẽ tắt được bao lâu, khi nợ công đã ở mức rất cao.
Tóm lại, kinh tế Âu-Mỹ hoàn toàn chưa qua khỏi "cơn giông tố," sẽ còn phải qua nhiều cuộc thử thách như ở Hy Lạp và đòi hỏi sự sáng suốt và cương quyết của giới lãnh đạo mới có thể mang lại sự phát triển thực và bền vững. Trước mắt, một nhà đầu tư dài hạn sẽ chỉ phân bổ một phần nhỏ vào thị trường Âu-Mỹ và chủ yếu vào những doanh nghiệp có cơ sở bền vững và phát triển ngoài khối Âu-Mỹ.
Về ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tới Việt Nam, chuyên gia Phạm Nam Kim cho rằng trước tiên, nên đề cập đến những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã "đốt" đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi.
Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Việt Nam đã được xếp vào hạng mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì Việt Nam đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa qua. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.
Hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lĩnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.
Với nhu cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, nếu giữ được xuất khẩu khối lượng như xưa thì kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua)./.
-Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)Thời gian qua, vấn đề nợ công của Mỹ và châu Âu đang là điểm nóng của kinh tế thế giới. Phóng viên TTXVN tại Geneva đã có buổi phỏng vấn ông Phạm Nam Kim - chuyên gia tư vấn tài chính tại Thụy Sĩ, đồng thời là cựu giám đốc Ngân hàng bang Vaud, Thụy Sĩ về thực trạng này và tác động của nó tới kinh tế Việt Nam.
Theo ông Phạm Nam Kim, những vấn đề tài chính tài chính tại châu Âu và châu Mỹ thời gian qua đều phát sinh bởi lượng nợ công khổng lồ của các chính phủ vượt quá khả năng chi trả của các quốc gia nói trên.
Tính đến thời điểm 2010, nợ công của Mỹ lên đến 90,4% GDP, của khối liên minh châu Âu là 80,3% GDP. Đặc biệt, có những quốc gia có khối lượng nợ lớn như Hy Lạp 123% GDP; Italy 127% GDP, Iceland 142% GDP, kỷ lục thế giới thuộc về Nhật Bản với 197% GDP.
Hiện tượng này không có gì mới lạ, khởi đầu từ thập niên 80, người ta nhận thấy mỗi khi kinh tế suy yếu thì nợ công bắt đầu tăng vọt và mỗi khi có bầu cử, nợ công cũng leo thang. Cho đến ngày nay, mức nợ đã lên quá cao vì qua cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới vừa qua, các chính phủ đã dốc ngân sách ra để một mặt hỗ trợ các tổ chức tín dụng, tài chính và doanh nghiệp, mặt khác, làm công tác xã hội, trợ giúp khối lao động thất nghiệp. Kết quả là một số quốc gia đang lâm vào tình trạng khó giải quyết những món nợ đã đến kỳ hạn.
Trong những tuần qua, khối Liên minh châu Âu (EU) đã dập tắt được "ngọn lửa" Hy Lạp, nhưng chưa thể nói là đã thoát hẳn được nguy cơ, những "hỏa hoạn nợ công" có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở Italy, ở Iceland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và rất có thể lan qua những quốc gia hàng đầu EU như Đức (tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP), Pháp (1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP), Anh (1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP).
Ngoài ra, giải pháp đề ra cứu vãn Hy Lạp, gần một nửa là dựa trên sự hỗ trợ của những ngân hàng thương mại lớn tại châu Âu, nhưng chính những ngân hàng này vừa được khảo sát về khả năng quản lý rủi ro và 8 ngân hàng đã được đánh giá là sẽ không thể qua khỏi một cuộc khủng hoảng kinh tế. Như vậy, nếu có những "cơn hỏa hoạn" sau Hy Lạp, ai sẽ đứng ra để tài trợ? Đó là câu hỏi mà các chuyên gia đang đặt ra và chính vì vậy mà đồng euro sau thỏa ước về Hy Lạp chỉ tăng được thêm vài điểm.
Vấn đề nợ công của Mỹ, có lẽ sẽ được giải quyết ổn thỏa do Quốc hội sẽ thông qua tăng chỉ số nợ công và "ngọn lửa nợ công" ở nước này cũng sẽ được dập tắt. Tuy nhiên, nó sẽ tắt được bao lâu, khi nợ công đã ở mức rất cao.
Tóm lại, kinh tế Âu-Mỹ hoàn toàn chưa qua khỏi "cơn giông tố," sẽ còn phải qua nhiều cuộc thử thách như ở Hy Lạp và đòi hỏi sự sáng suốt và cương quyết của giới lãnh đạo mới có thể mang lại sự phát triển thực và bền vững. Trước mắt, một nhà đầu tư dài hạn sẽ chỉ phân bổ một phần nhỏ vào thị trường Âu-Mỹ và chủ yếu vào những doanh nghiệp có cơ sở bền vững và phát triển ngoài khối Âu-Mỹ.
Về ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới tới Việt Nam, chuyên gia Phạm Nam Kim cho rằng trước tiên, nên đề cập đến những yếu tố tích cực cho kinh tế Việt Nam. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính vừa qua đã "đốt" đi khoảng 1/3 tài sản thế giới, nhưng không phải vậy mà vốn đầu tư bị kiệt quệ, ngược lại dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới đang tăng mạnh với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sau những biến cố vừa rồi.
Dòng tiền này chọn những cơ hội đầu tư nào mang đến lợi nhuận cao và rủi ro thấp, cái mà họ khó kiếm được tại thị trường Âu-Mỹ và họ tin tưởng là thị trường của những nền kinh tế mới nổi sẽ mang lại những gì họ mong muốn. Việt Nam đã được xếp vào hạng mãnh hổ của những nước mới nổi. Đó là một cơ hội rất tốt mà ta cần nắm bắt vì Việt Nam đang cần những nguồn vốn khổng lồ để tái cấu trúc nền kinh tế và giữ được mức độ phát triển của những năm vừa qua. Cơ hội này hoàn toàn trong tầm tay, nếu Việt Nam chứng tỏ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia cũng như khả năng ngăn chặn lạm phát.
Hậu quả tiêu cực phát sinh từ những diễn biến tình hình thế giới thì chủ yếu là trên lĩnh vực ngoại thương. Tất nhiên, khi kinh tế thế giới gặp khó khăn, xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ gặp khó khăn.
Với nhu cầu yếu đi thì sự cạnh tranh trên thị trường thế giới sẽ khốc liệt hơn và với những mặt hàng không có chất lượng cao so với các đối thủ cạnh tranh, chúng ta sẽ phải giảm giá. Kết cuộc, nếu giữ được xuất khẩu khối lượng như xưa thì kim ngạch sẽ giảm (lý luận này không áp dụng cho một số mặt hàng thô, nhất là về nông lâm sản, giá cả thị trường đã tăng rất nhanh trong thời gian vừa qua)./.
-Nguồn:- Nợ công Âu-Mỹ tác động như thế nào tới Việt Nam? (VN+ 6-8-11) -– Mỹ bị hạ định mức tín nhiệm nợ: Cú sốc trên thị trường tài chính (TT). -Sống trong nợ nần - thế giới lại lâm nguy(Tamnhin.net) - Đảng Cộng hòa ở Mỹ đòi cách chức Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner. Đó là cách phản ứng của phe đối lập đối với việc chỉ số tín nhiệm tín dụng của Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử bị hạ bậc. Ban lãnh đạo Mỹ bị buộc tội không có khả năng đưa nền kinh tế đất nước thoát khỏi khủng hoảng. -Trung Quốc dùng Đại Công để hạ thấp uy tín Mỹ(Tamnhin.net) - Trong bối cảnh các tổ chức đánh giá tài chính của Mỹ ngày càng bị chỉ trích, Trung Quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng thông qua công ty thẩm định tài chính Đại Công. Thế giới khẩn trương tìm cách ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính- Lần đầu tiên điểm tín nhiệm về nợ công của Mỹ bị hạ thấp — (RFI). - Kinh tế thế giới trong tuần: “Nợ công, không mới” – Bậc tín dụng của Mỹ bị hạ gây ra thêm những đòn đánh chính trị — (VOA).
- Trung Quốc thúc hối Hoa Kỳ phải chú tâm giải quyết vấn đề nợ — (VOA).