Qua Poorly made in China của Paul Midler, độc giả nhận ra rằng việc sản xuất hàng kém chất lượng ở Trung Quốc không chỉ do non kém về tay nghề, hoặc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, mà thậm chí có thể giả định là do âm mưu ám hại người tiêu dùng Mỹ (!), như tác giả của cuốn Death by China đã ám chỉ.
Nói đến hàng “sản xuất tại Trung Quốc”, người ta nghĩ ngay đến các loại hàng hóa rẻ tiền và kém phẩm chất, có khả năng gây hại cho môi trường và đe dọa sự an toàn tính mạng của người sử dụng. Nhưng tại sao những loại hàng hóa có phẩm chất tồi tệ như thế lại vào được thị trường Mỹ? Phải chăng các doanh nhân Mỹ do quá tham lợi nên đã nhập hàng hóa kém chất lượng của TQ, hay chính họ là nạn nhân của những doanh nhân Trung Quốc ranh ma, láu cá? Câu trả lời cho những câu hỏi trên có trong cuốn sách xuất bản lần đầu tiên năm 2009 và được tái bản năm 2011 của Paul Midler có tựa tiếng Anh là Poorly made in China, có thể tạm dịch sang tiếng Việt là “Sản xuất (hàng dỏm) tại Trung Quốc”.
Theo Midler, cuốn sách này của ông thoạt đầu chỉ là một bài viết ngắn theo đặt hàng của Wharton School of Business thuộc ĐH Pennsylvania, Mỹ vào năm 2007. Đó là năm mà một loạt vấn đề về chất lượng của hàng hóa TQ đã bị phát hiện, nào là sữa cho trẻ em và thức ăn cho thú cưng (pet) bị nhiễm melamin, lốp xe mới toanh bị nổ banh giữa đường, và đồ chơi trẻ em bị nhiễm chì khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Dư luận Mỹ đưa ra lời cáo buộc rằng chính các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự cố trên do đã nhập hàng dỏm từ Trung Quốc vào nước Mỹ.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm sống và làm việc tại TQ trong vai trò người đại diện cho các công ty nhập khẩu của Mỹ để làm việc với các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Midler có một cái nhìn khác về việc này. Theo ông, thực ra những công ty của Mỹ đã cố gắng làm hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, họ đã quá ngây ngô, khờ khạo khi làm ăn tại TQ, với đối tác là những thương nhân ranh ma, quỷ quyệt, đã dùng mọi thủ đoạn để lấy được hợp đồng rồi sau đó lẳng lặng giảm dần các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để gia tăng lợi nhuận. Các sản phẩm nhập vào Mỹ từ TQ thực ra ban đầu cũng đạt chất lượng, nhưng sau đó chất lượng giảm dần một cách tinh vi rất khó nhận ra cho đến khi quá muộn. Hiện tượng nói trên được Midler gọi bằng một cụm từ rất thú vị là “quality fade”, tức là “nhạt phai chất lượng”, hay còn có thể gọi là hiện tượng “chất lượng bốc hơi”.
Bài viết ngắn của Paul Midler đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và phản hồi của độc giả, đặc biệt là những độc giả từ các doanh nghiệp của Mỹ đang làm ăn hoặc có ý định làm ăn với TQ. Điều này đã khuyến khích Midler đồng ý chia sẻ thêm những kinh nghiệm và hiểu biết của mình về đất nước TQ dưới dạng một cuốn sách. Kết quả chính là cuốn sách Poorly made in China dài gần 250 trang, đã được nhà xuất bản Wiley xuất bản vào năm 2009. Và thật bất ngờ cho một tác giả với cuốn sách đầu tay, cuốn Poorly made in China đã được chọn để trao giải thưởng Cuốn sách hay nhất (Best book of the year) trong lãnh vực doanh thương của Tạp chí Nhà Kinh tế (The Economist) của năm 2009. Một vinh dự mà tác giả không bao giờ ngờ đến.
Vì sao cuốn Poorly made in China lại hấp dẫn độc giả đến vậy? Rất đơn giản: cuốn sách đã đưa ra một góc nhìn riêng mà chỉ có những người có kinh nghiệm sống lâu năm trong lòng đất nước Trung Quốc như Midler mới có thể có được. Đa số các tác giả khác khi viết về Trung Quốc đều dùng loại văn nghị luận và nhìn dưới góc độ đơn thuần chuyên môn – hoặc kinh tế, hoặc kỹ thuật, hoặc chính trị. Cuốn sách của Midler thì khác: ông không dung văn nghị luận mà viết dưới dạng một câu chuyện với các nhân vật, và tất cả những thông điệp về TQ đều được Midler cung cấp cho độc giả thông qua lăng kính văn hóa. Điều này khiến cho cuốn sách trở nên nhẹ nhàng, dễ đọc, nhưng các kiến giải của tác giả về các sự kiện ở Trung Quốc lại có được một sự sâu sắc không dễ tìm thấy ở nhiều tác giả khác.
Qua những mẩu chuyện trong Poorly made in China, độc giả nhận ra rằng việc sản xuất kém chất lượng ở Trung Quốc không chỉ do non kém về tay nghề, hoặc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, hoặc thậm chí có thể giả định là do âm mưu ám hại người tiêu dùng Mỹ (!), như tác giả của cuốn Death by China đã ám chỉ. Theo Midler, rất nhiều những trục trặc xảy trong mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ những thói quen hoặc những giá trị văn hóa của đất nước này. Người Trung Quốc hầu như không bao giờ có thể thừa nhận là mình đã sai lầm (vì sợ bị mất mặt), mặt khác cũng luôn tránh không bao giờ chỉ thẳng ra với đối tác những điều mình chưa hài lòng (vì sợ mất hòa khí).
Bên cạnh những quan niệm nói trên, TQ còn có một truyền thống giao tiếp thương mại theo nguyên tắc cố lấy được thật nhiều thông tin từ người khác, đồng thời phải cố giữ bí mật thông tin về phía mình, vì họ biết rất rõ sự lợi hại của vũ khí thông tin. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp thì hợp đồng ký chỉ để mà ký, còn khi thực hiện hợp đồng thì các nhà sản xuất phía Trung Quốc sẽ tự thực hiện theo ý mình, tất nhiên là để bảo vệ lợi ích của mình. Họ hoàn toàn không cần biết phía đối tác có bị thiệt hại gì không, và với những kẻ non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm làm ăn với TQ, thì những thiệt hại có thể sẽ rất đáng kể.
Cuốn sách bao gồm 22 chương, mỗi chương là một mẩu truyện liên quan đến quá trình giao dịch làm ăn giữa một đối tác của Mỹ và một đối tác ở miền Nam TQ (tỉnh Quảng Châu). Mặc dù cuốn sách nhằm giúp ta nhìn ra được mặt trái của quá trình sản xuất (hàng dỏm) tại TQ, nhưng những mẩu chuyện trong sách vẫn toát ra một vẻ nhẹ nhàng, thân thiện, thậm chí một tình yêu đối với một đất nước lạ lùng mà tác giả của nó đã làm việc và sinh sống rất lâu đến nỗi ông tự xem mình là người địa phương. Một cuốn sách rất đáng đọc đối với những ai muốn làm ăn với Trung Quốc, và cả với những ai chỉ muốn hiểu thêm về đất nước và con người Trung Quốc.
Hiểu, để có những cảnh giác cần thiết, để không rơi vào tình trạng bất ngờ với những thiệt hại mà khi biết ra thì đã quá muộn. Một cuốn sách rất cần đối với mọi người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, không chỉ cho các doanh nhân, mà còn cả các vị lãnh đạo, để có được những đối sách cần thiết trong mối quan hệ với người hàng xóm lạ kỳ này.
Để độc giả có thể phần nào thưởng thức cuốn sách, trong những số tới chúng tôi sẽ trích dịch một số chương tiêu biểu của cuốn sách này. Riêng lần này, chúng tôi xin bắt đầu với một quy trình ngược, đó là giới thiệu trước bản dịch Lời cuối của tác giả. Lời cuối này không phải là phần kết của cuốn sách, mà là những trăn trở còn đọng lại của tác giả sau khi viết xong cuốn sách. Và một câu hỏi mà dường như cho đến tận bây giờ tác giả vẫn chưa tìm ra lời giải đáp dứt khoát: Vì sao nước Mỹ, và xa hơn nữa là toàn thế giới, lại dễ dàng rơi vào bẫy của Trung Quốc như vậy? Phải chăng đó là do ngây thơ, thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lãnh, hay do lòng tham? Hay đúng hơn, là do tất cả những điều này cộng lại?
Một câu hỏi cũng đang rất cần được mọi người Việt Nam trả lời cho mình trong giai đoạn hiện nay!
-----------------
Lời cuối
Ngay sau khi cuốn sách Poorly made in China được xuất bản vào mùa Xuân năm 2009, tôi được WFAE mời phỏng vấn trong một tiếng đồng hồ trên radio. WFAE là chi nhánh phát thanh của NPR, truyền thanh từ thành phố Charlotte thuộc bang North Carolina. Trong cuộc phỏng vấn ấy, Mike Collins, người phụ trách chương trình đã hỏi tôi: Tại sao tôi lại viết cuốn sách này?
Để viết cuốn sách ấy tôi đã phải bỏ ra 2 năm trời ròng rã, lẽ ra tôi phải trả lời được dễ dàng câu hỏi đó. Nhưng có thể là do chưa quen với những cuộc phỏng vấn long trọng nên tôi thấy mình thật lúng túng trước câu hỏi này. Vì thế tôi đã nói lan man chẳng ra đâu vào đâu.
Sau cuộc phỏng vấn ấy, tôi đã có thêm thời gian để suy nghĩ về động cơ viết sách của mình. Có người viết sách để kiếm tiền, và người khác thì viết vì mong được chút danh. Riêng tôi, dù đã được nhận tiền trước để viết cuốn sách này, nhưng thời gian để viết cuốn sách đã kéo dài hơn tôi nghĩ nhiều, và tôi đã phải bù tiền túi của mình vào để hoàn tất cuốn sách. Tôi không phải là nhà báo, cuốn sách ấy đối với tôi không phải là một sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tôi đã phải ngưng công việc chính của mình trong suốt thời gian viết sách.
Nếu xét về danh tiếng thì những quan tâm của độc giả đến cuốn sách này chỉ làm cho tôi lo lắng. Do bản chất của cuốn sách – và nhất là do cái tựa gay gắt của nó – nên tôi đã sợ rằng sau khi xuất bản cuốn sách tôi có thể sẽ không được phép làm việc ở Trung Quốc nữa, hoặc nếu vẫn còn được phép trở lại đất nước này thì các đối tác phía TQ cũng sẽ nhìn tôi với cặp mắt thiếu thiện cảm. Thực ra lúc ấy một số lo lắng của tôi cũng đã trở thành hiện thực: tôi bắt đầu vấp phải cách đối xử lạnh nhạt và những bức thư điện tử không được trả lời.
Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, đứng trước cửa phòng thu của mình Mike cám ơn tôi đã đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này, và tiếp tục nhắc lại câu hỏi ban nãy – chỉ có điều lần này câu trả lời của tôi sẽ không được thu và phát đến độc giả nữa. Rõ ràng là tôi chẳng có mấy lợi ích trong việc viết một cuốn sách như Poorly made in China, vì vậy Mike thực sự tò mò muốn biết tại sao tôi lại phải nhọc công đến thế?
Tôi thoáng ngập ngừng và suy nghĩ rất nhanh. Tôi hiểu anh ta muốn ám chỉ cái gì. Lúc này, vì không còn áp lực phỏng vấn nữa, nên tôi đã nở một nụ cười yếu ớt và đưa ra câu trả lời có chút riêng tư: “Ừ, nhưng chắc cũng phải có ai viết ra những điều ấy chứ!” Câu trả lời của tôi đã khiến Mike nhìn tôi với một vẻ tôi không thể nào quên, đầy thất vọng và tiếc rẻ, anh ta bảo tôi rằng anh ấy ước gì trong lúc phỏng vấn tôi đã nói đúng như thế.
Kỹ năng trả lời phỏng vấn của tôi hôm ấy thật kém, nhưng trong mấy tháng sau đó tôi cũng đã làm hết sức mình để cổ động cuốn sách của tôi. Tôi có thêm một số cuộc phỏng vấn khác, đa số là do các đài địa phương thực hiện, và cuốn sách của tôi có thêm một số nhận xét tích cực trong các bài điểm sách, cũng từ các tờ báo nho nhỏ. Rồi thì sau khi cuốn sách ra đời được khoảng 9 tháng, một vận may lớn đã xảy ra. Tạp chí The Economist và một số các nhà xuất bản liên bang khác đã chọn cuốn Poorly made in China làm cuốn sách hay nhất trong năm. Đó là một vinh dự, giúp thu hút sự chú ý của độc giả đến cái tựa sách này. Rồi tiếp theo đó là những nhà phê bình – hoặc ít ra là những nhà phê bình nghiệp dư.
Bất kể tôi đi đến đâu, người ta cũng đều có thái độ theo kiểu “ừ tôi có biết, nhưng cũng thường thôi” về cuốn sách này. Không ai nói là họ không thích cuốn sách, nhưng họ đều ám chỉ rằng cuốn sách này được chọn làm cuốn sách của năm chỉ vì nó có đúng chủ đề mọi người đang quan tâm. TQ lúc ấy đang dính rất nhiều vụ tai tiếng về chất lượng hàng hóa, vì thế mọi người muốn biết thêm về chủ đề này, có thế thôi. “Anh đã có mặt đúng lúc vào đúng thời điểm”, người ta bảo tôi thế, hàm ý rằng nếu như trước đó đã có một vài cuốn sách nào khác về chủ đề này thì cuốn sách của tôi thậm chí chẳng ai buồn để ý đến.
Những nhận xét như trên đã làm cho tôi nhận ra một điều mà trước đó tôi hoàn toàn không nhận ra: cuốn sách của tôi hóa ra là cuốn sách duy nhất đã đưa ra những lý giải về sự yếu kém chất lượng của hàng hóa TQ. Điều này quả là lạ, tôi nghĩ thế. Trong vòng đời của các tin tức thời sự, thông thường khi một chủ đề được báo chí đề cập thật nhiều trong một thời gian, thì y như rằng trong khoảng từ 12 đến 18 tháng sau thế nào cũng có ít ra là một vài cuốn sách viết về chủ đề ấy. Trong khi đó, scandal lớn đầu về chất lượng hàng hóa TQ đã nổ ra tại Mỹ cho đến nay là đã gần 3 năm, chất lượng thì cứ tiếp tục tồi tệ, vậy mà cho đến giờ chỉ mới có một cuốn sách của tôi.
Tôi chẳng phiền giận gì với những nhận xét theo kiểu “có mặt đúng lúc vào đúng thời điểm” về cuốn sách của tôi, vì điều đó là chính xác: Tôi có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất TQ, nên tôi có chất liệu để viết. Nhưng những nhận xét như tôi đã nêu ở trên tạo cho ta cái cảm giác rằng chỉ có một mình tôi mới có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất. Thế còn hàng ngàn người ngoại quốc khác đang làm việc tại TQ thì sao? Và còn một số lượng lớn hơn rất nhiều những người TQ – con số hẳn phải lên đến hàng chục triệu, theo nghĩa đen – cũng đang làm việc trong lãnh vực sản xuất? Rõ ràng là tất cả những người này đều phải có ít nhiều hiểu biết về những bí mật đen tối và sâu kín nhất của các ngành công nghiệp chứ nhỉ?
Lẽ ra tôi đã phải có cảm giác tự hào vì mình là người duy nhất xuất bản được cuốn sách về chủ đề ấy, nhưng tôi không hề cảm thấy thế. Trái lại là khác: tôi cảm thấy rất băn khoăn vì tại sao lại có quá ít người lên tiếng như vậy. Tôi có cảm giác là có nhiều người có thể viết được, nhưng chỉ rất ít người viết vì ở TQ nói chung là người ta khó chấp nhận sự phê phán. Có vẻ như mọi người đều tin vào giả định này, mà không phải là không có cơ sở, là không nên viết những điều phê phán về đất nước này; chính phủ TQ kiểm soát chặt chẽ và khá cứng rắn; ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Từ khi cuốn sách được xuất bản, tôi thường bị người khác hỏi liệu tôi có còn được cho phép quay lại TQ nữa hay không. Câu trả lời đơn giản nhất là tôi vẫn được vào – tại sao lại không nhỉ? Tôi vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian giữa các công ty của Mỹ và các nhà sản xuất tại TQ. Công việc với trung gian của tôi đã giúp tạo ra dòng chảy của đồng Mỹ kim vào một nền kinh tế đang rất cần ngoại tệ. Hàng triệu đô la Mỹ mà tôi giúp để đưa vào Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng góp vào việc củng cố sức mạnh của Đảng Cộng sản TQ thôi.
Nhưng xin các bạn đừng nhầm lẫn: không hề có chuyện TQ đang trải thảm đỏ để đón rước tác giả của cuốn sách này. Nơi xuất bản cuốn sách của tôi đã phải mất nhiều tháng để xin phép nhập bản tiếng Anh của cuốn sách này vào TQ, và cho đến nay chúng tôi vẫn còn chưa tìm được nhà xuất bản nào ở TQ sẵn lòng mua tác quyền để dịch cuốn sách này ra cho thị trường nội địa.
Cá nhân tôi cũng có những nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản tại TQ, và đã trao đổi với một nhà xuất bản mà một người bạn tôi là nhà văn đã giới thiệu cho tôi. Ban đầu họ cũng tỏ ra rất quan tâm vì đã đọc qua những bài điểm sách, nhưng sau đó họ lại tỏ ra lạnh nhạt. Họ nói thẳng cho tôi biết rằng cuốn sách của tôi đem lại quá nhiều rủi ro cho họ, bởi vì nó có thể sẽ tạo ra một sự quan tâm không đúng hướng.
Trong số những câu hỏi khó trả lời nhất mà tôi đã nhận được từ lúc cuốn sách được xuất bản, đặc biệt là liên quan đến vấn đề chất lượng hàng hóa, đó là: Mọi việc phải khá hơn rồi chứ? Nếu trả lời được rằng chúng ta đã qua khỏi giai đoạn hoang sơ ban đầu rồi thì rất tốt, nhưng với một quốc gia mà hầu như bất cứ ai và bất cứ lúc nào người ta cũng phải tự kiểm duyệt thì ta có thể nói gì về nó đây?
Theo Midler, cuốn sách này của ông thoạt đầu chỉ là một bài viết ngắn theo đặt hàng của Wharton School of Business thuộc ĐH Pennsylvania, Mỹ vào năm 2007. Đó là năm mà một loạt vấn đề về chất lượng của hàng hóa TQ đã bị phát hiện, nào là sữa cho trẻ em và thức ăn cho thú cưng (pet) bị nhiễm melamin, lốp xe mới toanh bị nổ banh giữa đường, và đồ chơi trẻ em bị nhiễm chì khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Dư luận Mỹ đưa ra lời cáo buộc rằng chính các nhà nhập khẩu Mỹ phải chịu trách nhiệm về sự cố trên do đã nhập hàng dỏm từ Trung Quốc vào nước Mỹ.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm sống và làm việc tại TQ trong vai trò người đại diện cho các công ty nhập khẩu của Mỹ để làm việc với các nhà sản xuất tại Trung Quốc, Midler có một cái nhìn khác về việc này. Theo ông, thực ra những công ty của Mỹ đã cố gắng làm hết trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, họ đã quá ngây ngô, khờ khạo khi làm ăn tại TQ, với đối tác là những thương nhân ranh ma, quỷ quyệt, đã dùng mọi thủ đoạn để lấy được hợp đồng rồi sau đó lẳng lặng giảm dần các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để gia tăng lợi nhuận. Các sản phẩm nhập vào Mỹ từ TQ thực ra ban đầu cũng đạt chất lượng, nhưng sau đó chất lượng giảm dần một cách tinh vi rất khó nhận ra cho đến khi quá muộn. Hiện tượng nói trên được Midler gọi bằng một cụm từ rất thú vị là “quality fade”, tức là “nhạt phai chất lượng”, hay còn có thể gọi là hiện tượng “chất lượng bốc hơi”.
Bài viết ngắn của Paul Midler đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm và phản hồi của độc giả, đặc biệt là những độc giả từ các doanh nghiệp của Mỹ đang làm ăn hoặc có ý định làm ăn với TQ. Điều này đã khuyến khích Midler đồng ý chia sẻ thêm những kinh nghiệm và hiểu biết của mình về đất nước TQ dưới dạng một cuốn sách. Kết quả chính là cuốn sách Poorly made in China dài gần 250 trang, đã được nhà xuất bản Wiley xuất bản vào năm 2009. Và thật bất ngờ cho một tác giả với cuốn sách đầu tay, cuốn Poorly made in China đã được chọn để trao giải thưởng Cuốn sách hay nhất (Best book of the year) trong lãnh vực doanh thương của Tạp chí Nhà Kinh tế (The Economist) của năm 2009. Một vinh dự mà tác giả không bao giờ ngờ đến.
Vì sao cuốn Poorly made in China lại hấp dẫn độc giả đến vậy? Rất đơn giản: cuốn sách đã đưa ra một góc nhìn riêng mà chỉ có những người có kinh nghiệm sống lâu năm trong lòng đất nước Trung Quốc như Midler mới có thể có được. Đa số các tác giả khác khi viết về Trung Quốc đều dùng loại văn nghị luận và nhìn dưới góc độ đơn thuần chuyên môn – hoặc kinh tế, hoặc kỹ thuật, hoặc chính trị. Cuốn sách của Midler thì khác: ông không dung văn nghị luận mà viết dưới dạng một câu chuyện với các nhân vật, và tất cả những thông điệp về TQ đều được Midler cung cấp cho độc giả thông qua lăng kính văn hóa. Điều này khiến cho cuốn sách trở nên nhẹ nhàng, dễ đọc, nhưng các kiến giải của tác giả về các sự kiện ở Trung Quốc lại có được một sự sâu sắc không dễ tìm thấy ở nhiều tác giả khác.
Qua những mẩu chuyện trong Poorly made in China, độc giả nhận ra rằng việc sản xuất kém chất lượng ở Trung Quốc không chỉ do non kém về tay nghề, hoặc chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá, hoặc thậm chí có thể giả định là do âm mưu ám hại người tiêu dùng Mỹ (!), như tác giả của cuốn Death by China đã ám chỉ. Theo Midler, rất nhiều những trục trặc xảy trong mối quan hệ làm ăn với Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa từ những thói quen hoặc những giá trị văn hóa của đất nước này. Người Trung Quốc hầu như không bao giờ có thể thừa nhận là mình đã sai lầm (vì sợ bị mất mặt), mặt khác cũng luôn tránh không bao giờ chỉ thẳng ra với đối tác những điều mình chưa hài lòng (vì sợ mất hòa khí).
Bên cạnh những quan niệm nói trên, TQ còn có một truyền thống giao tiếp thương mại theo nguyên tắc cố lấy được thật nhiều thông tin từ người khác, đồng thời phải cố giữ bí mật thông tin về phía mình, vì họ biết rất rõ sự lợi hại của vũ khí thông tin. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp thì hợp đồng ký chỉ để mà ký, còn khi thực hiện hợp đồng thì các nhà sản xuất phía Trung Quốc sẽ tự thực hiện theo ý mình, tất nhiên là để bảo vệ lợi ích của mình. Họ hoàn toàn không cần biết phía đối tác có bị thiệt hại gì không, và với những kẻ non nớt, chưa có nhiều kinh nghiệm làm ăn với TQ, thì những thiệt hại có thể sẽ rất đáng kể.
Cuốn sách bao gồm 22 chương, mỗi chương là một mẩu truyện liên quan đến quá trình giao dịch làm ăn giữa một đối tác của Mỹ và một đối tác ở miền Nam TQ (tỉnh Quảng Châu). Mặc dù cuốn sách nhằm giúp ta nhìn ra được mặt trái của quá trình sản xuất (hàng dỏm) tại TQ, nhưng những mẩu chuyện trong sách vẫn toát ra một vẻ nhẹ nhàng, thân thiện, thậm chí một tình yêu đối với một đất nước lạ lùng mà tác giả của nó đã làm việc và sinh sống rất lâu đến nỗi ông tự xem mình là người địa phương. Một cuốn sách rất đáng đọc đối với những ai muốn làm ăn với Trung Quốc, và cả với những ai chỉ muốn hiểu thêm về đất nước và con người Trung Quốc.
Hiểu, để có những cảnh giác cần thiết, để không rơi vào tình trạng bất ngờ với những thiệt hại mà khi biết ra thì đã quá muộn. Một cuốn sách rất cần đối với mọi người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, không chỉ cho các doanh nhân, mà còn cả các vị lãnh đạo, để có được những đối sách cần thiết trong mối quan hệ với người hàng xóm lạ kỳ này.
Để độc giả có thể phần nào thưởng thức cuốn sách, trong những số tới chúng tôi sẽ trích dịch một số chương tiêu biểu của cuốn sách này. Riêng lần này, chúng tôi xin bắt đầu với một quy trình ngược, đó là giới thiệu trước bản dịch Lời cuối của tác giả. Lời cuối này không phải là phần kết của cuốn sách, mà là những trăn trở còn đọng lại của tác giả sau khi viết xong cuốn sách. Và một câu hỏi mà dường như cho đến tận bây giờ tác giả vẫn chưa tìm ra lời giải đáp dứt khoát: Vì sao nước Mỹ, và xa hơn nữa là toàn thế giới, lại dễ dàng rơi vào bẫy của Trung Quốc như vậy? Phải chăng đó là do ngây thơ, thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lãnh, hay do lòng tham? Hay đúng hơn, là do tất cả những điều này cộng lại?
Một câu hỏi cũng đang rất cần được mọi người Việt Nam trả lời cho mình trong giai đoạn hiện nay!
-----------------
Lời cuối
Ngay sau khi cuốn sách Poorly made in China được xuất bản vào mùa Xuân năm 2009, tôi được WFAE mời phỏng vấn trong một tiếng đồng hồ trên radio. WFAE là chi nhánh phát thanh của NPR, truyền thanh từ thành phố Charlotte thuộc bang North Carolina. Trong cuộc phỏng vấn ấy, Mike Collins, người phụ trách chương trình đã hỏi tôi: Tại sao tôi lại viết cuốn sách này?
Để viết cuốn sách ấy tôi đã phải bỏ ra 2 năm trời ròng rã, lẽ ra tôi phải trả lời được dễ dàng câu hỏi đó. Nhưng có thể là do chưa quen với những cuộc phỏng vấn long trọng nên tôi thấy mình thật lúng túng trước câu hỏi này. Vì thế tôi đã nói lan man chẳng ra đâu vào đâu.
Sau cuộc phỏng vấn ấy, tôi đã có thêm thời gian để suy nghĩ về động cơ viết sách của mình. Có người viết sách để kiếm tiền, và người khác thì viết vì mong được chút danh. Riêng tôi, dù đã được nhận tiền trước để viết cuốn sách này, nhưng thời gian để viết cuốn sách đã kéo dài hơn tôi nghĩ nhiều, và tôi đã phải bù tiền túi của mình vào để hoàn tất cuốn sách. Tôi không phải là nhà báo, cuốn sách ấy đối với tôi không phải là một sự thăng tiến trong nghề nghiệp. Tôi đã phải ngưng công việc chính của mình trong suốt thời gian viết sách.
Nếu xét về danh tiếng thì những quan tâm của độc giả đến cuốn sách này chỉ làm cho tôi lo lắng. Do bản chất của cuốn sách – và nhất là do cái tựa gay gắt của nó – nên tôi đã sợ rằng sau khi xuất bản cuốn sách tôi có thể sẽ không được phép làm việc ở Trung Quốc nữa, hoặc nếu vẫn còn được phép trở lại đất nước này thì các đối tác phía TQ cũng sẽ nhìn tôi với cặp mắt thiếu thiện cảm. Thực ra lúc ấy một số lo lắng của tôi cũng đã trở thành hiện thực: tôi bắt đầu vấp phải cách đối xử lạnh nhạt và những bức thư điện tử không được trả lời.
Ngay sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, đứng trước cửa phòng thu của mình Mike cám ơn tôi đã đồng ý thực hiện cuộc phỏng vấn này, và tiếp tục nhắc lại câu hỏi ban nãy – chỉ có điều lần này câu trả lời của tôi sẽ không được thu và phát đến độc giả nữa. Rõ ràng là tôi chẳng có mấy lợi ích trong việc viết một cuốn sách như Poorly made in China, vì vậy Mike thực sự tò mò muốn biết tại sao tôi lại phải nhọc công đến thế?
Tôi thoáng ngập ngừng và suy nghĩ rất nhanh. Tôi hiểu anh ta muốn ám chỉ cái gì. Lúc này, vì không còn áp lực phỏng vấn nữa, nên tôi đã nở một nụ cười yếu ớt và đưa ra câu trả lời có chút riêng tư: “Ừ, nhưng chắc cũng phải có ai viết ra những điều ấy chứ!” Câu trả lời của tôi đã khiến Mike nhìn tôi với một vẻ tôi không thể nào quên, đầy thất vọng và tiếc rẻ, anh ta bảo tôi rằng anh ấy ước gì trong lúc phỏng vấn tôi đã nói đúng như thế.
Kỹ năng trả lời phỏng vấn của tôi hôm ấy thật kém, nhưng trong mấy tháng sau đó tôi cũng đã làm hết sức mình để cổ động cuốn sách của tôi. Tôi có thêm một số cuộc phỏng vấn khác, đa số là do các đài địa phương thực hiện, và cuốn sách của tôi có thêm một số nhận xét tích cực trong các bài điểm sách, cũng từ các tờ báo nho nhỏ. Rồi thì sau khi cuốn sách ra đời được khoảng 9 tháng, một vận may lớn đã xảy ra. Tạp chí The Economist và một số các nhà xuất bản liên bang khác đã chọn cuốn Poorly made in China làm cuốn sách hay nhất trong năm. Đó là một vinh dự, giúp thu hút sự chú ý của độc giả đến cái tựa sách này. Rồi tiếp theo đó là những nhà phê bình – hoặc ít ra là những nhà phê bình nghiệp dư.
Bất kể tôi đi đến đâu, người ta cũng đều có thái độ theo kiểu “ừ tôi có biết, nhưng cũng thường thôi” về cuốn sách này. Không ai nói là họ không thích cuốn sách, nhưng họ đều ám chỉ rằng cuốn sách này được chọn làm cuốn sách của năm chỉ vì nó có đúng chủ đề mọi người đang quan tâm. TQ lúc ấy đang dính rất nhiều vụ tai tiếng về chất lượng hàng hóa, vì thế mọi người muốn biết thêm về chủ đề này, có thế thôi. “Anh đã có mặt đúng lúc vào đúng thời điểm”, người ta bảo tôi thế, hàm ý rằng nếu như trước đó đã có một vài cuốn sách nào khác về chủ đề này thì cuốn sách của tôi thậm chí chẳng ai buồn để ý đến.
Những nhận xét như trên đã làm cho tôi nhận ra một điều mà trước đó tôi hoàn toàn không nhận ra: cuốn sách của tôi hóa ra là cuốn sách duy nhất đã đưa ra những lý giải về sự yếu kém chất lượng của hàng hóa TQ. Điều này quả là lạ, tôi nghĩ thế. Trong vòng đời của các tin tức thời sự, thông thường khi một chủ đề được báo chí đề cập thật nhiều trong một thời gian, thì y như rằng trong khoảng từ 12 đến 18 tháng sau thế nào cũng có ít ra là một vài cuốn sách viết về chủ đề ấy. Trong khi đó, scandal lớn đầu về chất lượng hàng hóa TQ đã nổ ra tại Mỹ cho đến nay là đã gần 3 năm, chất lượng thì cứ tiếp tục tồi tệ, vậy mà cho đến giờ chỉ mới có một cuốn sách của tôi.
Tôi chẳng phiền giận gì với những nhận xét theo kiểu “có mặt đúng lúc vào đúng thời điểm” về cuốn sách của tôi, vì điều đó là chính xác: Tôi có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất TQ, nên tôi có chất liệu để viết. Nhưng những nhận xét như tôi đã nêu ở trên tạo cho ta cái cảm giác rằng chỉ có một mình tôi mới có kinh nghiệm làm việc với các nhà sản xuất. Thế còn hàng ngàn người ngoại quốc khác đang làm việc tại TQ thì sao? Và còn một số lượng lớn hơn rất nhiều những người TQ – con số hẳn phải lên đến hàng chục triệu, theo nghĩa đen – cũng đang làm việc trong lãnh vực sản xuất? Rõ ràng là tất cả những người này đều phải có ít nhiều hiểu biết về những bí mật đen tối và sâu kín nhất của các ngành công nghiệp chứ nhỉ?
Lẽ ra tôi đã phải có cảm giác tự hào vì mình là người duy nhất xuất bản được cuốn sách về chủ đề ấy, nhưng tôi không hề cảm thấy thế. Trái lại là khác: tôi cảm thấy rất băn khoăn vì tại sao lại có quá ít người lên tiếng như vậy. Tôi có cảm giác là có nhiều người có thể viết được, nhưng chỉ rất ít người viết vì ở TQ nói chung là người ta khó chấp nhận sự phê phán. Có vẻ như mọi người đều tin vào giả định này, mà không phải là không có cơ sở, là không nên viết những điều phê phán về đất nước này; chính phủ TQ kiểm soát chặt chẽ và khá cứng rắn; ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra.
Từ khi cuốn sách được xuất bản, tôi thường bị người khác hỏi liệu tôi có còn được cho phép quay lại TQ nữa hay không. Câu trả lời đơn giản nhất là tôi vẫn được vào – tại sao lại không nhỉ? Tôi vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian giữa các công ty của Mỹ và các nhà sản xuất tại TQ. Công việc với trung gian của tôi đã giúp tạo ra dòng chảy của đồng Mỹ kim vào một nền kinh tế đang rất cần ngoại tệ. Hàng triệu đô la Mỹ mà tôi giúp để đưa vào Trung Quốc cuối cùng sẽ đóng góp vào việc củng cố sức mạnh của Đảng Cộng sản TQ thôi.
Nhưng xin các bạn đừng nhầm lẫn: không hề có chuyện TQ đang trải thảm đỏ để đón rước tác giả của cuốn sách này. Nơi xuất bản cuốn sách của tôi đã phải mất nhiều tháng để xin phép nhập bản tiếng Anh của cuốn sách này vào TQ, và cho đến nay chúng tôi vẫn còn chưa tìm được nhà xuất bản nào ở TQ sẵn lòng mua tác quyền để dịch cuốn sách này ra cho thị trường nội địa.
Cá nhân tôi cũng có những nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản tại TQ, và đã trao đổi với một nhà xuất bản mà một người bạn tôi là nhà văn đã giới thiệu cho tôi. Ban đầu họ cũng tỏ ra rất quan tâm vì đã đọc qua những bài điểm sách, nhưng sau đó họ lại tỏ ra lạnh nhạt. Họ nói thẳng cho tôi biết rằng cuốn sách của tôi đem lại quá nhiều rủi ro cho họ, bởi vì nó có thể sẽ tạo ra một sự quan tâm không đúng hướng.
Trong số những câu hỏi khó trả lời nhất mà tôi đã nhận được từ lúc cuốn sách được xuất bản, đặc biệt là liên quan đến vấn đề chất lượng hàng hóa, đó là: Mọi việc phải khá hơn rồi chứ? Nếu trả lời được rằng chúng ta đã qua khỏi giai đoạn hoang sơ ban đầu rồi thì rất tốt, nhưng với một quốc gia mà hầu như bất cứ ai và bất cứ lúc nào người ta cũng phải tự kiểm duyệt thì ta có thể nói gì về nó đây?