Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Vấn nạn “ăn xổi ở thì”!

Theo Báo cáo về tình hình môi trường quốc gia năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), tốc độ suy thoái môi trường ở nước ta tiếp tục gia tăng. Việt Nam được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về suy giảm số loài thú, nhóm 20 nước hàng đầu về suy giảm số loài chim.
Ô nhiễm môi trường nước trầm trọng nên
 chuyện đánh bắt cá như mò kim đáy biển
Ảnh: S. XANH
Ngân hàng Thế giới đánh giá, chúng ta có thể phải chịu tổn thất do ô nhiễm môi trường lên tới 5,5% GDP mỗi năm. Tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ô nhiễm chất hữu cơ trong môi trường nước mặt và ô nhiễm bụi trong môi trường không khí vào loại nhất nhì thế giới. Nhìn lại môi trường cả nước 5 năm qua, các chuyên gia môi trường không khỏi giật mình lo ngại khi hiện nay khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý, gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt trên diện rộng.
Trong mấy ngày gần đây cảnh sát môi trường các tỉnh liên tục phát hiện nhiều công ty "tầm cỡ” xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, cụ thể là Công ty Sonadezi (Đồng Nai), Công ty dệt Thái Tuấn (TP. Hồ Chí Minh)... Công ty Sonadezi xả thải với độ màu vượt gần 3 lần so với quy chuẩn Việt Nam, COD (chỉ tiêu oxy hoá học) tiêu chuẩn là 81 mg/l nhưng vượt lên tới 114 mg/l; tiêu chuẩn Fe (hàm lượng sắt tổng) cho phép là 4,05 mg/l nhưng nước thải của nhà máy lên tới 6,93 mg/l. Còn riêng, Công ty dệt Thái Tuấn, sau khi bị phát hiện xả thải, đại diện Công ty dệt may Thái Tuấn tiết lộ, hệ thống xử lý nước thải của Công ty tối đa là 300 m3/ngày đêm nên Công ty ưu tiên xử lý nước thải ở khâu nhuộm, còn các khâu khác xả thẳng ra môi trường. Ước tính mỗi ngày đêm, doanh nghiệp này không ngần ngại xả khoảng 660m3 nước thải sản xuất không xử lý và chảy thẳng ra môi trường.
Ô nhiễm môi trường ở các đô thị đang trở thành vấn đề lo ngại và bức xúc của toàn xã hội. Một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm môi trường chính là chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, đặc biệt nhà máy có sử dụng hoá chất. Tình trạng doanh nghiệp "ăn xổi ở thì” trong đầu tư đang là một thực trạng báo động. Bởi, hầu hết doanh nghiệp hiện nay không trang bị hệ thống xử lý chất thải hoặc lắp đặt hệ thống xử lý chất thải lạc hậu, cũ kỹ theo kiểu che mắt bàn dân thiên hạ - xây dựng hệ thống xử lý nhưng không vận hành, vì vậy lượng chất thải độc hại xả ra môi trường rất lớn. Điển hình, tại TP. Hồ Chí Minh nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nội thành gây ô nhiễm môi trường khi bị buộc di dời ra ngoại thành vẫn tiếp tục gây ô nhiễm khiến người dân ngoại thành kêu trời.
Trong khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo kiểu "ăn xổi ở thì” thì nhiều địa phương phát triển công nghiệp tràn lan, thiếu tính bền vững. Không riêng gì ở TP. Hà Nội và ở TP. Hồ Chí Minh mà ở nhiều địa phương khác như Bình Dương, Đồng Nai... môi trường đang bị đe doạ trầm trọng bởi các KCX-KCN. Do có hiện tượng "chạy đua” công nghiệp hoá nên hầu hết các địa phương đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp bằng mọi cách mà không quan tâm đến quy hoạch phát triển công nghiệp. Nếu biết nhìn xa hơn, có trách nhiệm với môi trường hơn, bản thân các địa phương phải có hạ tầng tiếp nhận và xử lý chất thải, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCX – KCN. Xây dựng khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm không có nghĩa xây dựng dàn trải, xây dựng bằng mọi giá mà phớt lờ đi gánh nặng và hậu quả về ô nhiễm môi trường. Vấn nạn xem thường về hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây khiến dư luận hết sức băn khoăn trước tình trạng xuất hiện nhiều làng quê gia tăng đột biến số người mắc các chứng bệnh nan y, phổ biến là bệnh ung thư. Có thôn, xóm, tỷ lệ người mắc bệnh lên tới 30-40%, có gia đình vài ba người cùng mắc bệnh. Theo các cơ quan chức năng, địa bàn có số người mắc bệnh ung thư tăng nhanh là do nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm độc hoá chất, kim loại nặng xả ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến gần đó.
Từ những nguyên nhân trên cho thấy ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến rất phức tạp, ngày càng khó kiểm soát và gây thiệt hại nặng nề nhưng việc phát hiện, xử lý hành vi này còn thiếu tính răn đe và chưa kịp thời. Có trường hợp, vụ việc kéo dài hàng năm trời hoặc rơi vào bế tắc, không xử lý được, bởi các cơ quan chức năng loay hoay, lúng túng trong khâu giám định, kết luận hành vi gây hại. Nói về khâu giám định và kết luận vụ việc xả thải ra môi trường, ông Bùi Cách Tuyến, Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định: "Không có sự đồng nhất giữa các đơn vị quản lý cho nên có đơn vị quản lý cho phép doanh nghiệp xả nước thải đạt loại A nhưng đơn vị khác cho phép xả nước đạt loại B khi thanh tra tới kiểm tra đành bó tay”. Bên cạnh đó, với một lực lượng gồm Bộ TN&MT, Sở TN&MT, Tổng Cục Môi trường, Ban Quản lý các KCN, UBND cấp huyện, Cục Cảnh sát Môi trường, Phòng Cảnh sát Môi trường tham gia vào việc quản lý bảo vệ môi trường tại các KCN, song việc quản lý vẫn bộc lộ bất cập khiến công tác quản lý chưa hiệu quả như mong đợi. Do không đồng nhất trong việc phân cấp quản lý để đưa ra tiêu chuẩn thống nhất nên nhiều doanh nghiệp "mượn kẽ hở” mà "lách luật”.
Để công tác bảo vệ môi trường được tốt hơn, cần xác định và phân cấp rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp chịu trách nhiệm có liên quan theo sự phân công. Ngoài ra, nên xác định và tăng trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong công tác bảo vệ môi trường. Như vậy, để tháo gỡ những "nút thắt” trong quản lý này là một khối lượng công việc rất lớn và đòi hỏi một thời gian dài.
THANH GIANG
Nguồn:-Vấn nạn “ăn xổi ở thì”!

-- “Công trường vàng” trái phép (NLĐ).
-
- Phát hiện 2 cơ sở y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Thanh niên -
Ngày 23.8, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định bổ sung 2 cơ sở y tế vào danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước thải trên địa bàn tỉnh, kèm theo biện pháp xử lý. Đáng chú ý, đây là 2 cơ sở y tế gây ô nhiễm nghiêm trọng mới được phát hiện.
 -- Tự phát “đóng cửa” nhà máy vì cho rằng gây ô nhiễm (Tin tức).

  - “Cõng” gỗ qua mặt kiểm lâm rừng Hữu Liên (I) (Bee).
- Phú Yên: Vội vàng thanh lý động vật hoang dã (PLTP).


- Xới tung rừng tìm thảo dược (NLĐ). “Không chỉ nông – hải sản, gần đây thương lái Trung Quốc còn đẩy mạnh thu mua nhiều loại thảo dược tại Việt Nam, tạo ra cơn sốt săn lùng khiến nhiều khu rừng tan hoang”. ---Đổ xô phá rừng tìm ươi bán sang TQ -- - Phá rừng lấy “lộc trời” (NLĐ).
Hơn một tháng nay, người dân nhiều xã vùng đệm của khu Bảo tồn Sao la (H.A Lưới, tỉnh Thừa Thiên – Huế) tràn vào rừng để tận thu hạt ươi. Nhiều cây ươi cổ thụ bị đốn hạ chỉ để tận thu hạt.
- Tận diệt dược liệu trong rừng (TP). -Xới tung rừng tìm thảo dượcgiaoduc.net.vn -Không chỉ nông sản, gần đây thương lái Trung Quốc còn đẩy mạnh thu mua nhiều loại thảo dược tại Việt Nam, tạo ra cơn sốt săn lùng khiến nhiều khu rừng tan hoang
-Dân phản đối phát rừng đầu nguồn
from Thanh niên -Ngày 18.8, ông Mai Văn Rõ, Trưởng thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, H.Hoài Ân (Bình Định) cho biết, nhiều ngày qua người dân trên địa bàn thôn đã phản đối quyết liệt và yêu cầu Công ty TNHH thương mại và sản xuất Thịnh Phú (Bình Định) dừng phát rừng tại tiểu khu 139A thuộc xã Ân Tường Tây.

 --- Hơn 4 ha rừng phòng hộ đầu nguồn bị tàn phá (PLTP).

-
Kiến trúc nhà chống lũ ở miền Trung (Phần hai)

Tổng số lượt xem trang