-Phải lập liên minh quân sự
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến thăm Việt Nam nhân dịp 15 năm 2 nước Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ. Ảnh: AFPTôi đã đọc hơn chục phản hồi dưới bài viết nhan đề ‘‘Phải lập liên minh quân sự’’, Radio RFA đưa 14.7.2011 (trong mục Bạn đọc viết, nguyên gốc của Tide: Trao đổi cùng Tiến sĩ Vũ Cao Phan), rồi suy nghĩ nghiêm túc về những ý kiến đó. Đặc biệt phản hồi của Bác sĩ TRAN ĐANG TRUNG (gửi từ Hà Nội): ‘‘… Ít có quốc gia nào quên đi lợi ích của quốc gia và dân tộc mình, do đó chúng ta cần thận trọng hơn trong vấn đề liên minh cũng đúng thôi. Trong bài phân tích bạn đã vô tình hay cố ý quên đi sự kiện Con chó ngao Trung Quốc – cướp quần đảo Hoàng Sa từ tay VNCH mà hạm đội 7 Mỹ (lúc đó) đứng bên cạnh làm ngơ (khi) chúng tôi cầu cứu trong tuyệt vọng’’!
BS TĐT và bạn đọc!
Tâm trạng ông lúc bị TQ đánh chiếm Hoàng Sa khi Hạm đội 7 của HK đang hiện diện trên biển Đông , nhưng án binh bất động để mặc TQ thôn tính người ‘‘đồng minh trung thành’’ của mình. Đó thật là thảm cảnh.
Sự kiện này có nguyên nhân: Vì quyền lợi, danh dự của cá nhân và nhóm lợi ích của ông ta, R.Nichxon cùng H. Kit Xinh Giơ – vào mùa xuân , hè năm 1972 – 2 ngưởi đại diện cho chính giới Hoa Kì, lén lút ‘‘lỏn’’ vào Trung Nam Hải gặp Mao Trạch Đông cùng bộ sậu của ông ta ‘‘đi đêm’’, bắt tay với chính quyền Mao Trạch Đông (Sau sự kiện này được dư luận gọi làNgoại giao bóng bàn…) – ‘‘thí con tốt vô dụng’’ – (chính quyền của ông Nguyễn Văn Thiệu) – rút, bỏ miền Nam Việt Nam, đổi lấy món lợi nào đó – chẳng hạn: Phân chia lại khu vực ảnh hưởng (vốn của Mĩ) cho chính quyền MTĐ… Cam kết trong thời hạn nào đó (…) Mĩ không can thiệp, ngăn chặn hành động (bành trướng), mà Mao và phe nhóm khởi xướng. Để yên cho TQ phát triển…
Đổi lại, (có thể) TQ ‘‘để cho ASEAN yên (khi đó chưa có VN), Mĩ tự do thực hiện chiến lược toàn cầu của mình trên các vùng khác (đông Âu…), cùng chĩa mũi nhọn tấn công vào Liên Xô …
Nếu các vị đang sống ở nửa nước phía Nam – người anh em ‘‘cùng một bọc’’ do Mẹ Âu Cơ sinh ra – đau xót cho thân phận bọt bèo của nước nhược tiểu, những người lãnh đạo ngây thơ đi ‘‘nhờ’’Đại quốc quyết định hộ vận mệnh dân tộc mình nhằm ‘‘ngăn chặn làn sóng đỏ’’ (phe XHCN) tràn xuống phương nam (…), phục vụ Đại quốc Hoa Kì yên tâm tại vị, và cuối cùng đến nông nỗi ‘‘chết đuối không vớ được Cọc’’, chết tức tưởi, chết không kịp biết vì sao mà mình chết?
Thì, các vị có thấu hiểu cho những người ‘‘đồng bào’’ đang sống ở phía Bắc tổ quốc? Cũng tương tự như các vị, chúng tôi cũng bị họ dắt đi, bám vào cái phao ý thức hệ tự tưởng, tự hãnh diện Miền Bắc XHCN đang là ‘‘Người lính trên tuyến đầu, bảo vệ Tiền đồn của phe XHCN ở Đông Nam Á’’.
Dứơi mục đích đó, họ ngụy trang, tiến hành cuộc chiến huynh đệ tương tàn, anh em đánh nhau đến ‘‘máu chảy thành sông, xương chất thành núi’’… Khi cuộc chiến kết thúc, những người lãnh đạo nhận ra thâm ý của ‘‘các ông anh’’, không chịu vâng lời, làm theo ‘‘cái gậy chỉ huy’’ ! Lập tức ‘‘anh Hai’’ (Trung Quốc) nổi đóa. Muốn hợp pháp hóa việc làm vô cùng nguy hiểm, tránh mũi nhọn phản ứng của thế giới, làm món qùa lễ ra mắt của mình với Chú Sam – đang là ‘‘anh cả đỏ’’, Bình Nhỏ (Tiểu Bình) thân chinh sang gặp J. Cater (đang đứng đầu nhà trắng 1977 – 1981) xin tình nguyện trả thù, rửa hận ‘‘hộ’’ cho ‘‘Đại ca’’ – trừng phạt tên’’ Tiểu bá – tên Vong ân bội nghĩa – tên Ăn cháo ‘‘đái bát’’ (như báo chí của TQ dẫn lời của đám lãnh đạo chóp bu Trung Nam Hải (TNH)! nhằm xoa dịu vết thương của Mĩ bị đối thủ làm mất mặt trong cuộc chiến tranh Việt Nam (cuốn cờ tháo chạy…), và trả mối thù – Tên tiểu bá dám xua quân sang tiêu diệt tên đàn em mạt hạng Pol pốt – bằng cách ‘‘Dậy cho Việt Nam bài học’’.
Bài học đó quá đắt giá cho cả 2 dân tộcViệt – Trung, hoàn toàn chẳng có lí do gì để chém giết nhau mà chỉ do tên Bình Nhỏ nghĩ ra nhằm lấy lòng kẻ sẽ giúp họ thoát ra bế tắc cô lập, bứt lên, thực hiện giấc mơ bành trướng quy mô toàn cầu…
Còn ‘‘Anh cả’’ (Liên Xô), biết rõ mười mươi (qua hệ thống tình báo tinh vi của mình): TQ sẽ đánh Việt Nam – vẫn không thể giúp đỡ (chia sẻ thông tin) cho ‘‘Thằng Em Dại’’ (TED), ngược lại – dường như còn lơ đi khiến TED mang hết lực lượng sang truy kích Pol Pot, bỏ ngỏ cửa ngõ phía Bắc…
Khi ‘‘Bình nhỏ’’ nhận được tin tình báo do J cater cung cấp , đại lược: ¾ lực lượng LX tập trung ở khu vực châu Âu nên họ không có khả năng điều đến biên giới Xô – Trung. Tin này củng cố cho Đặng quyết tâm đánh VN mà không còn e ngại gì Liên Xô. Quả nhiên LX bỏ mặc TED giơ đầu, lấy thân – hứng đòn… thù, trong khi bản hiệp định Hợp tác Hữu nghị Việt – Xô kí trước đó 4 tháng (11.1978) – vẫn chưa KHÔ MỰC!
Rút cục : Nhân dân chúng ta bị thiệt hại chỉ vì những người lãnh đạo đất nước ngây thơ, háo thắng, sĩ diện cho phe nhóm, không đặt quyền lợi của dân tộc Việt lên trên hết để hành động!
Hệ qủa của quan điểm chính trị thiển cận phi dân tộc – đã khiến toàn dân tộc, tổ quốc Việt Nam thiệt hại nặng nề, luôn luôn bị động, suốt đời chỉ chống đỡ với mọi loại xâm lăng trong thế yếu, từ Chính trị, Kinh tế, Văn hóa đến Quân sự .
Thế đấy!
Các bạn ‘‘đau lòng’’ còn chúng tôi đâu có ‘‘yên lòng’’!
Từ những viện dẫn của quá khứ trên đây, hôm nay, câu hỏi đặt ra cho chúng ta – cả những người lãnh đạo đất nước và toàn dân tộc Việt – cần phải làm gì để thoát ra khỏi chiếc vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu? Cởi chiếc dây thòng lọng đang treo lơ lửng, đung đưa trước mắt?
Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần điểm qua tình hình và cục diện trên thế giới cùng khu vực châu Á, mà điểm xung yếu là vùng biển Đông – Tây của Việt Nam – Philipin.
1. Trung quốc đang hù dọa thế giới về sự trỗi dậy trong kinh tế, hùng mạnh trong quân sự. Họ dùng tiền (tự huyênh hoang qủang cáo…) thao túng thế giới, đồng thời hung hăng thực hiện chính sách bành trướng cố hữu, trước hết là định chiếm trọn vùng Biển Đông (Việt Nam) hay Biển Tây (Philipin).
2 – Thế lực có khả năng ngăn chặn, dập tắt giấc mộng bá chủ thế giới của TQ, trực tiếp gồm: Hoa kì – Nga – Ấn Độ, gián tiếp là các nước, các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, ổn định trên thế giới.
A. Về Hoa Kì:
Do bị cuốn hút vào cuộc chiến chống khủng bố quốc tế (Iraq, Iran, Áp ganistan, Pakistan) Mĩ phải chi phí khá nhiều tiền, kinh tế đi xuống, phải vay nợ chồng chất nên sự hùng cường kinh tế giảm đáng kể… ‘‘có thực mới vực được Đạo’’, nhưng hiện tại, nước Mĩ ‘‘thiếu Thực’’ nên không thể mạnh… bạo…, đi đầu, làm chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc đang bị … ‘‘các thế lực thù địch’’ của Tiến bộ – Tự do – Nhân quyền, cản trở, đe dọa.
Một lí do khác nữa: Có thể dưới thời TT R. Nichxon đã ‘‘ngầm’’ kí kết với Mao Trạch Đông (các chính phủ nối tiếp của Mĩ tuân thủ thực hiện) – những hiệp định (như dạng) phân chia quyền lợi trên thế giới của hai bên Mĩ – Trung… nên suốt thời gian dài (khoảng 35 năm từ 1975 – 2010, Mĩ mặc cho TQ làm mưa làm gió ở vùng Đôn nam Á)… Giờ đây, sự ràng buộc kia (có thể) vẫn còn hiệu lực và Mĩ lại trở thành con nợ của TQ, vì vậy Chú Sam không thể nhanh chóng, linh hoạt, kiên quyết giành lại quyền kiểm soát khu vực vốn của mình, giờ đang bị TQ ‘‘nẫng tay trên’’!
Dù các ông Lái buôn (súng) đại bự – người chủ thực sự của Nhà Trắng – có tỉnh người, nhận ra thiếu sót trong chính sách đối ngoại, nhưng cũng không thể tùy tiện hành động vô tư như 35 năm trước. Con nợ cũng phải nhìn sắc diện của ông chủ để hành động. Một vài thí dụ đã diễn ra: Cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng diễn ra ở khu vực ASEAN năm trước (2010). Bà H.Clinton tuyên bố ‘‘vỗ mặt’’ làm Ngoại trưởng Dương Khiết Trì nổi đóa… Nhưng mới đây, trong cuộc hội đàm ở Ba Li, giọng của bà H.Clinton khác hẳn: Bà ca ngợi bản tuyên bố DOC nhưng thực ra nội dung của nó, lần này, chẳng có gía trị khi cần làm cơ sở pháp lí để khống chế hành động bành trướng xâm lược vùng biển Đông, chẳng thể làm giảm căng thẳng, giảm nguy cơ của cuộc chiến tranh ăn cướp mà TQ muốn, sẽ gây ra…
Phải chăng Chú Sam đang e ngại chú AQ?
Có thể nghi ngờ điều này, nhưng bảo Hoa Kì từ bỏ vùng chiến lược châu Á Thái Bình Dương để mặc cho TQ chiếm trọn, chắc chắn không bao giờ. Hiện tượng Hoa Kì hoà dịu với TQ chỉ là tạm thời. Liên minh quân sự với Hoa Kì vẫn là ưu tiên hàng đầu, có lợi cho việc trang bị quốc phòng (vay nợ), khi có khí tài hiện đại, với ý chí kiên cường của toàn dân tộc, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tự mình giữ gìn an ninh toàn vẹn lãnh thổ.
B. Về Liên Bang Nga:
Nước Nga, sau khi thay đổi thể chế, lụn bại đi toàn diện: Chính trị, Kinh tế, Quốc phòng (hủy chương trình thăm dò vũ trụ, Hải quân rệu rạo, tầu ngầm Kursk chìm… máy bay chiến đấu lạc hậu…). Khi Putin lên cầm quyền theo mô hình ‘‘Bố già chỉ huy’’, chỉ trong vòng 10 năm, từ nước Nga đổ nát, đã vươn lên, lấy dần vị thế của đế chế ‘‘hậu cộng sản’’ hùng mạnh: Trả ngay nơ lần… có của ăn của để. Công nghệ sản xuất vũ khí phát triển, vẫn giữ được vị thế Nhị ca ‘‘I van lái súng’’ sau đại ca Chú (lái)…Sam.
Nước Nga, Tổng thống, Thủ tướng vẫn mang trong mình nỗi đau: ‘‘Xốc quần’’, cuốn gói xuống tầu ngầm, lẳng lặng rời quân cảng Cam Ranh (lí do kết thúc hiệp định thuê 30 năm 1978 – 2008)), ra các dàn khoan của liên doanh Vietso Petro đón lính tráng rời vùng biễn đầy dầu, rời đất nước nóng ấm (có rất nhiều đệ tử…ruột) , trở về nơi đầy băng gía!
Chúng ta tự hỏi: Liệu con Gấu… Trắng rời khỏi dàn khoan dầu kia, có liên hệ gì đến chuyện con Gấu… Trúc, lấn chiếm vùng biển đầy dầu hoả khí đốt và hiện tượng cắy cáp, quấy rối dân đánh cá, phá huỷ việc thăm dò dầu khí của VN ?
- Liệu có thể làm ông thầy, bực mình, ngán ngẩm, cay cú thốt lên: ‘‘Chúng tao đi rồi, chúng mày cứ đánh bỏ mẹ thằng’’ăn cháo đái bát, lừa thầy, phản bạn – đi?’’.
- Chúng ta lại tự hỏi: Nếu Nước Nga vẫn còn hiện diện ở quân cảng Cam Ranh, tầu ngầm Kilo vẫn lượn lờ, ra vào vùng biểren Đông, chuyên gia Nga vẫn đang ngày đêm sát cánh cùng công nhân VN khai thác dầu – TQ có dám ngang nhiên hoành hành bá đạo như hôm nay không?
- Chắc không!
Bởi vậy – Liên minh quân sự với Nga lúc này là thích hợp, hiệu qủa, đáng tin tưởng…
C – Về Ấn Độ:
Ấn độ là nước có số dân đông xấp xỉ TQ. Có nền kinh tế mới trỗi dậy không thua kém TQ. Cũng đang muốn củng cố vị thế mình ở châu Á, biển Thái bình dương. Ấn Độ còn là cựu thù của TQ, chưa bao giờ quên được mối thù với TQ về vấn đề đường biên giới Mác Ma Hông… Liên minh quân sự với Ấn độ hoàn toàn có lợi về mọi mặt.
Khi cả 4 mặt cùng bao vây TQ: Nga (phía Bắc), Ấn Độ (phía Tây), Việt Nam (phía Nam) và Hoa Kì, Nhật Bản (Phía Đông) thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Một đất nước dù mạnh đến đâu nhưng cả 4 phía đều chống lại, ‘‘Tứ bề thọ địch’’, thì, liệu TQ có thể chịu được sức ép này không? Ấy là chưa kể nhân dân thế giới lên án, phỉ nhổ, cùng nhau chống lại!
D. Cuối cùng là Trung Quốc:
Người dân Trung Hoa rất thật thà, chất phác. Nhân dân TH đã làm lên lịch sử vĩ đại trong qúa khứ từ mấy nghìn năm trước, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân loại trên khắp hành tinh về văn hóa – tư tưởng Khổng, Mạnh. Thế nhưng đám con cháu, hậu sinh – nắm quyền điều hành đất nước TQ hôm nay – đã không giữ thanh danh cho tổ tiên, nòi giống, mà kiêu căng một cách mù quáng giành, tìm vinh quang trong việc xâm lược bạn bè, lân bang hòng mở rộng biên giới, lấy hão danh siêu cường. Họ cứ tưởng thời cơ đi xâm lược, ăn cướp đã đến nên hùng hục tranh thủ… Cướp, gây sự với tất cả những ai chống lại..
Sự thật trong vòng 30 năm qua, thực hiện mưu kế ‘‘Hàn Tín luồn háng’’ (1), chịu nhục để tích luỹ chờ thời , đám lãnh đạo trong Trung Nam Hải, không từ thủ đoạn nào – kể cả việc ‘‘Luồn háng Chú Sam’’ để phát triển kinh tế, chắt chiu nhằm có của để dành, chờ thời thực hiẹn ý đồ. Trong khi chú Sam ‘‘To đầu mà dại’’, mất cảnh giác… và bây giờ, ‘‘Hàn Tín hiện đại’’, khi đã luồn được vào háng đối thủ… liên Bóp…Bóp. (Vị trí này vô cùng quan trọng đối với con người. Dù yếu như các bà, nếu các ông bị các bà nắm trúng, còn…xỉu – chết giấc… nữa là).
Cuối cùng ‘‘Câu to đầu mà dại’’ – thua thằng – ‘‘Bé dái mà khôn’’!
Hành động này ngay chính dân Trung Hoa ghét cay ghét đắng bảo ‘‘chơi võ… bẩn’’ (đánh vào hạ bộ đối thủ), gọi bọn này là lũ ‘‘Tiểu nhân bỉ ổi’’! Vị thế của đám lãnh đạo đang ngự trong TNH chính là cách hành xử của lũ võ biền, không có tâm thức của người quân tử, thấm đẫm tư tưởng của Khổng Tử – nhà triết học, nhà tư tưởng cổ đại lừng danh của dân tộc TH, được nhân dân thế giới dung nạp vào nền tư tưởng của mình, nhân dân Việt Nam kính trọng, tiếp thu luận thuyết đầy nhân tính của ông trong nhiều nghìn năm: Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác!
Nhân dân TQ chắc chắn không muốn ai đến ăn cướp nhà mình, chỉ muốn chung sống hoà bình, cùng phát triển. Thế thì vì lẽ gì đám đầu nậu, đám hậu duệ ‘‘Khả ố’’ (chứ không phải Khả úy) – đang ngự trong TNH lại đi gây chiến với lân bang, hàng xóm, cướp đất đai, biển trời, tài nguyên – của họ?
Danh tướng Lý Thường Kiệt thời Lý của Việt Nam, cách đây nghìn năm đã dõng dạc tuyên bố:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Đây là lẽ trời!
Đi ngược lại lẽ trời tất sẽ bị trời trừng phạt!
28.7.2011
© TCN
© Đàn Chim Việt
—————————————————
(1) Theo cồ sừ của TH, Hàn Tín là danh tướng của Hán Cao Tổ. Lúc hàn vi, tính tình nhút nhát, hiền lành. Một lần ra chợ, làm mất lòng anh hàng thịt Chu Hợi. Anh kia bực tức, lại biết HT nhát, Chu Hợi bắt HT chui qua háng để làm nhục. HT nhịn nhục làm theo bị mọi người cười chê.
Hạng Vũ nổi lên tập hợp lực lượng đánh Tần Thủy Hoàng. HT đi theo… nhưng HV không tin dùng. Biết tài của HT, quân sư Trương Lương của Lưu Bang bầy mưu, dụ được Hàn Tín về, tổ chức lễ trao ấn soái linh đình. HT lập lên công trạng lớn… (Chương trao ấn soái cho HT được miêu tả trong tiểu thuyết Hán – Sở tranh hùng – thật tuyệt diệu…).
Thành ngữ ‘Hàn Tín luồn háng’ dùng để nói về sự nín nhịn của người anh hùng, không câu nệ việc nhỏ để thành đạt việc lớn – ‘Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu’!