Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông

-Hoàn Cầu báo: Xuất hiện xu thế khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông

(GDVN) - Khai thác dầu khí nước sâu ở biển Đông đang trở thành xu thế, vấn đề công nghệ không quá lớn, các công ty phương Tây ngày càng sẵn sàng tham gia…
Dàn khoan dầu khí Việt Nam 
LTS: Ngày 22/3, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” có bài viết nhan đề “Các công ty phương Tây và các nước xung quanh biển Đông đã khoan hơn 1.000 giếng để khai thác dầu khí”. Sau đây là những nội dung chính của bài viết:
Bài báo dẫn thông tin từ trang mạng của Cục Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ cho rằng: “Biển Đông là một trong những khu vực tập trung tài nguyên dầu khí của thế giới, là vịnh Péc-xích thứ hai”. Những năm gần đây, sở dĩ một số nước xung quanh biển Đông và báo giới Mỹ, phương Tây tuyên truyền về “mối đe dọa từ Trung Quốc” trên biển Đông là do các nước này đẩy mạnh khai thác dầu khí trên biển Đông:
Sản lượng dầu khí của Việt Nam chiếm 24% GDP; Malaysia khai thác dầu khí ở biển Đông giúp cho giá xăng 95 của nước này giữ ở mức 4 nhân dân tệ/lít (nếu tính theo tiền TQ) trong thời gian dài; gần đây Philippinese (nước có công nghiệp dầu mỏ lạc hậu) gia tăng mời thầu khai thác dầu khí ở biển Đông.
Những ngày qua, các tờ báo Trung Quốc đưa tin, biên đội tàu Hải giám Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra định kỳ lần thứ ba trên biển Đông trong năm 2012, hành trình tuần tra đi qua quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV), thẳng tiến xuống quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV), đi đến điểm cực nam “đường lưỡi bò”, phía nam bồn địa Tăng Mẫu. Trong quá trình tuần tra, họ đã phát hiện ra hơn 30 giàn khoan dầu khí của nước ngoài nằm trong “đường lưỡi bò” (do Trung Quốc tùy tiện vạch ra -PV), và cho rằng đây là các hoạt động “khai thác phi pháp”.
Biên đội tàu tuần tra Tổng đội Nam Hải - Hải giám Trung Quốc vừa tiến hành tuần tra định kỳ lần thứ ba trên biển Đông năm 2012. Trong hình là tàu Hải giám 83 Trung Quốc có lượng choán nước là 3980 tấn.
Phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” qua quá trình tiến hành theo dõi, cho rằng hầu như tất cả các công ty dầu khí lớn của phương Tây đã có mặt ở các nước xung quanh biển Đông, đã có hơn 1.000 giếng dầu được xây dựng.

Trong khi đó, hoạt động thăm dò khai thác của Trung Quốc chỉ tiến hành ở vùng biển nông ở vịnh Bắc Bộ và cửa biển sông Châu Giang, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa có giếng dầu nào trên vùng biển Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam - PV) – nơi có nguồn tài nguyên tập trung nhất.
Các nước láng giềng gia tăng thăm dò dầu khí ở biển Đông
Cục Điều tra Địa chất Mỹ đưa ra báo cáo cho biết, tổng lượng tài nguyên dầu mỏ ở biển Đông có thể lên tới 28 tỷ thùng. Còn mạng “An ninh toàn cầu” Mỹ có bài viết cho rằng, trữ lượng dầu mỏ đã phát hiện ở biển Đông ít nhất là 7,5 tỷ thùng.

Các nước Việt Nam, Philippinese, Malaysia và Brunei có quy mô thăm dò, khai thác ở biển Đông tương đối lớn, lượng khai thác dầu mỏ mỗi ngày hơn 50 triệu tấn, rất nhiều nước đang đẩy mạnh mời thầu thăm dò khai thác.
Trong đó, Việt Nam đã phân ra 185 lô, ký kết hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí với hơn 50 công ty dầu mỏ nước ngoài, có rất nhiều lô nằm trong vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Những năm gần đây, Malaysia cũng phân ra nhiều lô dầu khí ở vùng nước sâu để mời thầu, trong đó hợp đồng thăm dò khai thác 13 lô hoàn toàn hoặc một phần nằm ở biển Đông.
Tàu Hải giám 75 của Trung Quốc, có lượng choán nước là 1290 tấn.
Còn Brunei, nước này và công ty Shell đã liên doanh xây dựng hơn 240 giàn khoan dầu khí trên biển. Theo tuyên bố chính thức từ Brunei, vùng kinh tế của họ bao gồm đá Louisa và vùng biển 3.000 km2 (Trung Quốc nói họ có chủ quyền).
Hiện nay, Philippinese đang mời thầu 15 lô dầu khí, trong đó có 3 lô (lô 3, 4 và 5) bị Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, tức nằm trong “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra.
Ở Đông Nam Á, công nghiệp dầu mỏ của Philippinese tương đối lạc hậu, gần đây Philippinese gia tăng mời thầu thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông. Bộ Năng lượng Philippinese vừa cho biết, Philippinese đang tiến hành mời thầu thăm dò năng lượng 15 lô, và “sẽ không có bất cứ sự chậm trễ nào”, “không có công ty Trung Quốc nào tham gia đấu thầu”.
Theo Sarah, Trợ lý Văn phòng Bộ trưởng Bộ Năng lượng Philippinese thì chương trình nhận thầu năng lượng vòng thứ tư bao gồm 15 lô này được chính thức khởi động từ ngày 30/6/2011, Chính phủ Philippinese sắp bắt đầu cấp thỏa thuận thăm dò cho các công ty bỏ thầu. Nhưng bà từ chối tiết lộ thông tin cụ thể về lô và công ty khai thác dầu khí.
Báo Trung Quốc cho rằng, một bản đồ phân lô của Philippinese cho biết, lô 3 và 4 nằm trong “lãnh hải Trung Quốc”, còn lô 5 có một phần nằm trên “đường lưỡi bò” do Trung Quốc vạch ra. Được biết, có 38 công ty nước ngoài tham gia đấu thầu ở Philippinese lần này, bao gồm Total của Pháp, Esco của Mỹ, Shell của Hà Lan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản đối về vấn đề này.
Theo phóng viên “Thời báo Hoàn Cầu” thì đến ngày 31/7 sẽ hết hạn cấp thỏa thuận các lô 3, 4 và 5 – đây là thời gian chậm nhất trong số 15 lô. Theo định hướng của Bộ Năng lượng Philippinese thì khai thác dầu khí của Philippinese sẽ tăng 40% trong 20 năm tới.
Giàn khoan dầu khí của Philippinese ở biển Đông.
Nhiều nước giàu lên từ biển Đông
Trong các nước xung quanh biển Đông, Malaysia tỏ ra rất lặng lẽ. Nhưng trên thực tế, Malaysia là một trong những nước được lợi nhiều nhất từ khai thác dầu khí ở biển Đông.

Cách bờ biển Malaysia không xa có rất nhiều giàn khoan, ngư dân ở đây cho biết, trong mấy năm qua, ngọn lửa phun lên từ những giếng dầu không ngừng, những tàu chở dầu cỡ lớn đã đi lại như con thoi giữa giàn khoan và cảng dầu.
Wilson, người phụ trách quan hệ công chúng, Ban hợp tác đối ngoại của Công ty Dầu khí Malaysia (công ty dầu khí lớn nhất Malaysia) cho biết: “Mỏ dầu gần nhất cách Miri của Sarawak, Timur, Malaysia chỉ 12 km, khoảng cách xa nhất so với đất liền chỉ vài trăm km, ngồi máy bay trực thăng sẽ mất mấy tiếng”.
Ở Malaysia, nguồn dầu mỏ hầu như toàn bộ đều hút lên từ biển. Malaysia đã khoan hàng trăm giếng dầu khí ở biển Đông, hàng năm sản xuất 30 triệu tấn dầu mỏ. Những lợi ích từ biển Đông có thể nhìn thấy từ các trạm xăng dầu của các công ty dầu mỏ nước ngoài và Malaysia trên lãnh thổ nước này.

Giá xăng 95 ở đây chỉ 1,9 Ringgit/lít (khoảng 4 nhân dân tệ). Giá dầu thấp làm cho chỉ 28 triệu người Malaysia lại có tới hơn 10 triệu xe chạy bằng máy.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu dầu khí của Malaysia lên tới 23 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Bảng báo cáo tài chính thường niên của Công ty Dầu khí Malaysia cho biết, trong năm tài chính 2011, lợi nhuận ròng dầu mỏ của Malaysia lên tới 20,1 tỷ USD. Theo tiết lộ từ nội bộ, sự tăng trưởng kếch xù về lợi nhuận của công ty này một phần rất lớn đến từ khai thác dầu khí ở biển Đông.
Giàn khoan của Malaysia ở vùng biển quần đảo Trường Sa
Wilson cho biết, đến cuối năm 2010, Công ty Dầu khí Malaysia đã ký hơn 70 hợp đồng chia sẻ khai thác với rất nhiều công ty dầu khí quốc tế. Mỗi hợp đồng đều có đàm phán cụ thể, thường phân chia theo tỷ lệ 60:40 hoặc 70:30.

Trước khi công nghệ khai thác dầu mỏ của Malaysia hoàn thiện, hầu hết đều giao cho công ty nước ngoài nhận thầu khai thác, hiện nay Công ty Dầu khí Malaysia đã bắt đầu nhận thầu nghiệp vụ trong nước và quốc tế.
Không chỉ ở Malaysia, khai thác dầu khí ở biển Đông cũng trở thành trụ cột kinh tế lớn nhất của Việt Nam, đồng thời giúp cho Việt Nam từ một nước ít dầu mỏ trở thành một nước xuất khẩu dầu mỏ. Việt Nam là nước tiến hành khai thác dầu khí sớm nhất ở biển Đông.

Năm 1975, hãng Mobil Oil đã phát hiện ra dầu mỏ ở vùng biển phía nam Việt Nam. Vào thập niên 1980, Công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công ty Dầu khí Liên Xô đã thành lập công ty liên doanh khai thác mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu Bạch Hổ đến nay vẫn là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam, từng chiếm một nửa sản lượng dầu thô của Việt Nam trong một thời gian.

Sản lượng dầu mỏ của Việt Nam khoảng 400.000 thùng/ngày, lượng xuất khẩu là 53.000 thùng/ngày, trong đó một nửa được xuất khẩu sang Mỹ. Dầu mỏ ở biển Đông là trụ cột kinh tế hàng đầu của Việt Nam, năm 2010 tổng thu nhập của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là 478,4 nghìn tỷ đồng (1 USD bằng 21.000 đồng), chiếm 24% GDP của Việt Nam trong năm.
Khai thác biển sâu sẽ gây ra tranh chấp nhiều hơn
Tại Malaysia, tất cả nguồn tài nguyên dầu khí đều do Công ty Dầu khí Malaysia phụ trách, công ty này trực thuộc Phủ Thủ tướng, tương đương ủy ban ngang Bộ của nhà nước, không chịu sự quản lý của Bộ Năng lượng, Tổng Giám đốc của họ trực tiếp chịu trách nhiệm với Thủ tướng.
Giàn khoan của Malaysia trên biển Đông.
Theo một người phụ trách của Công ty Dầu khí Malaysia: “Dùng hình thức Công ty Dầu khí Malaysia chứ không phải Ủy ban ngang Bộ nhà nước để quản lý thống nhất ngành công nghiệp dầu khí Malaysia là nhằm để cho công nghiệp dầu khí tách rời chính trị, không bị ảnh hưởng từ tình hình chính trị, duy trì hoạt động khai thác dầu khi một cách bình thường và phát triển bền vững”.

Nhưng trên thực tế, ở Malaysia có lưu truyền câu nói rằng “kho dầu thông kho nhà nước, kho nhà nước thông kho đảng cầm quyền”.
Một học giả Malaysia cho biết, các khoản ban đầu của Công ty Dầu khí Malaysia chỉ có một số nhân vật chính như Tổng giám đốc Công ty, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Đảng UMNO (đảng cầm quyền) nắm được.

Thu nhập của Công ty Dầu khí Malaysia là nguồn kinh phí quan trọng để Chính phủ hoạt động và đảng cầm quyền Malaysia tranh cử.
Ở Việt Nam, khai thác dầu mỏ ở biển Đông đã trở thành chiến lược quốc gia. Để gia tăng mức độ khai thác, Việt Nam từng tập trung sửa đổi “Luật Dầu khí”, làm cho điều kiện tham gia tranh thầu của các công ty dầu khí quốc tế rất ưu đãi, cổ phần của nước ngoài trong công ty liên doanh có thể chiếm 80%. Các trùm dầu mỏ phương Tây như Exxon Mobil, BP, Total đều đang đầu tư lớn ở Việt Nam.
Mặt khác, do khai thác dầu khí trên biển là một ngành đòi hỏi đầu tư lớn, công nghệ cao, xuất phát từ những tính toán chính trị và thực tế, các nước Đông Nam Á bắt đầu đã đi theo con đường lôi kéo phương Tây “làm bạn”, thông qua phương thức liên doanh trực tiếp hoặc gián tiếp, mời các công ty dầu khí lớn của phương Tây hợp tác khai thác tài nguyên dầu khí ở biển Đông.
Tàu chiến của Philippinese trong một cuộc tập trận chung.
Được biết, hiện nay hơn 200 công ty năng lượng phương Tây đã có tới hàng ngàn giếng khoan ở biển Đông, với sự tham gia của tất cả các công ty dầu khí lớn của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Những năm gần đây, Mỹ và Nhật Bản không ngừng gia tăng đầu tư vào khai thác dầu khí ở biển Đông.

Công ty Dầu khí lớn thứ ba của Mỹ, hãng Conoco Phillips có quy mô tài sản lên tới 1,5 tỷ USD ở Việt Nam, có cổ phần trong 3 dự án dầu khí ở bờ biển Việt Nam, mà 3 dự án này được báo chí Trung Quốc cho là đều nằm trong “khu vực tranh chấp” ở biển Đông.
Ngoài Mỹ và châu Âu, từ thập niên 1980 Nhật Bản đã đặt chân vào biển Đông khai thác tài nguyên. Mấy năm gần đây, Nhật Bản rơi vào suy thoái kinh tế, nhưng không ngăn được các bước tiến vào biển Đông của các công ty dầu mỏ Nhật Bản.
Stephen Doyle, Chủ tịch Hiệp hội Thăm dò Dầu khí Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore nói với phóng viên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” rằng, khai thác dầu khí vươn ra vùng nước sâu ở biển Đông đã trở thành xu thế, hơn nữa công nghệ khai thác ở vùng nước sâu đã không còn là vấn đề quá lớnngày càng nhiều công ty dầu khí phương Tây sẵn sàng tiến hành khai thác các vùng nước sâu trên biển Đông.

Mặt khác, để thu hút đầu tư nước ngoài, các nước xung quanh biển Đông đều có sự nhượng bộ rất lớn về phân chia lợi nhuận, có sức hấp dẫn rất lớn với các công ty xuyên quốc gia. Nhưng Stephen lo ngại, với việc vươn ra khai thác ở vùng nước sâu trên biển Đông, chắc chắn sẽ đi vào “khu vực tranh chấp chủ quyền”, có thể làm cho tranh chấp biển Đông gay gắt và nổi cộm hơn.
Giàn khoan nước sâu "Dầu khí Hải dương 981" của Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” dẫn nội dung bài viết của Robert Baker, Chủ nhiệm Trung tâm Luật quốc tế, Đai học Quốc lập Singapore cho rằng, tiến hành hoạt động đơn phương ở “khu vực có tranh chấp”, đặc biệt là nếu những hoạt động này có liên quan đến khai thác tài nguyên mang tính thực chất, sẽ đi ngược lại tinh thần “Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc”.
-'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh đv -VN MIỆT THỊ TQ XÂM PHẠM “CHỦ QUYỀN” CỦA MÌNH Ở NAM HẢI LÀ ẨN CHỨA ĐỘNG CƠ ĐEN TỐI GÌ? vietsuky - Ngay từ năm 1958, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã từng gửi Công hàm ngoại giao cho Thủ tướng Trung Quốc đương vị Chu Ân Lai, thừa nhận chủ quyền các quần đảo Nam Sa, quần đảo Tây Sa kể từ thời Tống là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam không có ý Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang – (RFI)  “Vua” ở quân cảng Cam Ranh (Petrotimes). - biểu tàu TQ … “đậu trái phép”.  Đất Việt-phát hiện hai tàu Trung Quốc tại vịnh Nha Trang  Pháp luật TP. -  Tuổi trẻ  Tiền phong



-Trung Quốc lên tiếng về việc giành thầu khai thác dầu trên Biển Đông(GDVN) - Tờ Nhân dân Nhật báo ngày 8/8 đưa tin cho biết, ba công ty dầu mỏ Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ thông tin được các phương tiện truyền thông gần đây đăng tải cho rằng họ đã trả tiền cho chính phủ Philippines để giành các hợp đồng thăm dò dầu khí trên Biển Đông.

Trước đó, ngày 2/8, hãng thông tấn AFP dẫn lời ông Jose Layug - Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippines cho biết, Philippines đã thành lập 15 khu thăm dò dầu khí trên vùng lãnh hải rộng 100.000 km2 cách không xa quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), mà ông cho rằng thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370km) của Philippines, và cho đấu thầu thăm dò và khai thác.
Dàn khoan lớn nhất thế giới của CNOOC dự kiến sẽ được đưa ra khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Dàn khoan lớn nhất thế giới của CNOOC dự kiến sẽ được đưa
ra khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Ông Layug không tiết lộ địa điểm cụ thể của 15 thăm dò trên nhưng khẳng định thêm rằng: "Đây không phải là khu vực tranh chấp. Khu vực chúng tôi đấu thầu chắc chắn nằm trong phạm vi lãnh thổ của Philippines".
Ông Layug cũng tiết lộ thêm rằng, một vài công ty nước ngoài, bao gồm tập đoàn dầu khí quốc doanh Trung Quốc CNOOC và hai công ty Trugn Quốc khác muốn khai thác ở vùng biển phía tây đảo Palawan.

Ngay sau đó, các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin cho biết, 3 công ty khai thác dầu khí của Trung Quốc đã trả tiền cho Chính phủ Philippines để giành hợp đồng thăm dò dầu khí tại các địa điểm trên, trong đó có tập đoàn khai thác dầu khí quốc gia Trung Quốc - tên tiếng anh là China National Offshore Oil Corporation (CNOOC).
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc sau đó tiết lộ hai tên công ty dầu khí tham gia đấu thầu còn lại là: BGP Ltd, một công ty con của CNOOC, và Polyard Petroleum International Group Ltd (PPIG).

Tuy nhiên, theo Nhân dân Nhật báo, cả ba công ty trên đã lên tiếng bác bỏ thông tin cho rằng họ đã tham gia đấu thầu khai thác dầu khí ở Biển Đông. Tờ báo này cũng đã liên lạc với đại diện của CNOOC, nhưng ông này đã từ chối bình luận và nói rằng ông không được nhận được báo cáo về sự việc trên.

Một nhà quản lý cấp cao của BGP, người từ chối tiết lộ danh tính, cho biết: công ty của ông không nằm trong số các nhà thầu. "Tôi chưa bao giờ nghe nói về điều đó. Chúng tôi chỉ đọc được thông tin về việc đấu thầu từ các phương tiện truyền thông" - ông nói.

Theo tờ Nhân dân Nhật báo, Lai Chun Liang - giám đốc điều hành của PPIG, nói rằng công ty của ông có biết về vụ đấu thầu trên nhưng PPIG không tham gia vào đó.
Tuy nhiên, một quan chức Trung Quốc giấu tên nói với tờ Nhân dân Nhật báo rằng, một vài trong số 15 khu thăm dò dầu khí do Philippines đưa ra đấu thầu hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc và 4 trong số các khu còn lại nằm trong vùng lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines cũng đã đệ đơn khiếu nại chính thức lên Chính phủ Philippines vào hôm 4/8 sau khi có thông báo mời thầu. Chính phủ Trung Quốc cũng đã gửi yêu cầu đề nghị Chính phủ Philippines cho biết thêm thông tin về sự việc trên.

Ông Lưu Kiến Siêu, Đại sứ Trung Quốc đến Philippines một lần nữa đã lên tiếng tuyên bố Trung Quốc là quốc gia sở hữu quần đảo Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa, thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam) và kêu gọi các nước trong khu vực ngừng thăm dò dầu tại đây khi chưa có sự đồng thuận của Trung Quốc - tờ Nhân dân hàng ngày cho biết.

Trong khi đó, quần đảo Trường Sa, nơi các nước Philippines, Đài Loan, Brunei, Malaysia, Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, vốn thuộc quyền chủ quyền và quyền lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam.


Nguồn: -Trung Quốc lên tiếng về việc giành thầu khai thác dầu trên Biển Đông-
-Philippines muốn thăm dò dầu khí Biển Đông, Trung Quốc cũng có “kế hoạch” (Dân trí) - Chính phủ của Tổng thống Aquino có kế hoạch mời thầu thăm dò dầu khí tại một số khu vực trên Biển Đông - quan chức Philippines xác nhận, giữa lúc tranh chấp trên vùng biển này đang nóng lên và Trung Quốc thông báo kế hoạch đưa tàu Giao Long tới đây.

Philippines khẳng định nhiều công ty của Trung Quốc muốn tham gia hoạt động thăm dò dầu khí ngoài khơi đảo Palawan, phía tây Philippines.
Báo chí Philippines hôm qua dẫn lời Thứ trưởng Năng lượng nước này Jose Layug xác nhận một số công ty nước ngoài, trong đó có cả Tổng Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC), đã bày tỏ quan tâm tới hoạt động khoan thăm dò tại các vùng biển ngoài khơi đảo Palawan, phía tây Philippines.
Theo ông Layug, cũng có 2 công ty khác của Trung Quốc muốn tham gia hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông (mà Manila gọi là Biển Tây Philippines), nhưng ông từ chối tiết lộ tên những công ty này.
Danh sách các công ty trúng thầu sẽ được thông báo vào năm tới.
Trong thông điệp toàn quốc đọc tuần trước, Tổng thống Benigno Aquino III từng nói 140 công ty Philippines và nước này đã bày tỏ mong muốn tham gia hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi nước này.
Một bản đồ do Công ty Nghiên cứu Toàn cầu Deloitte công bố cho thấy có 3 khu vực với tổng diện tích 16.400km2 ở tây bắc Palawan được mời thầu thăm dò dầu khí lần này.
Tuy nhiên, trong tuyên bố mới nhất, Thứ trưởng Năng lượng Philippines khẳng định những khu vực dự kiến tiến hành thăm dò này “cách xa khu vực tranh chấp và nằm trong vùng đặc khu kinh tế 200 hải lý của Philippines, hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Cộng hòa Philippines”.
Trung Quốc lâu nay vẫn tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông (mà nước này gọi là biển Hoa Nam). Trong thông báo mời thầu, quan chức Philippines hy vọng “Bắc Kinh sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu mỏ được Philippines cho phép hoạt động”.
Hồi đầu tháng này, Bộ Năng lượng Philippines từng tuyên bố sẽ mời thầu cho các dự án khai thác dầu ở Bãi Recto Bank, tức Bãi Cỏ Rong, một khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trung Quốc: Giao Long sẽ thăm dò Biển Đông
Tàu Giao Long của Trung Quốc.
Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng chính thức trước kế hoạch trên của Philippines. Tuy nhiên, ngay sau tuyên bố của Thứ trưởng Năng lượng Jose Layug, tờ China Daily đã lên tiếng cho rằng Philippines “thiếu chân thành trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam (Biển Đông)”, đồng thời cảnh báo “những hậu quả khôn lường nếu các quan ngại của Bắc Kinh bị phớt lờ”.
Nhưng tờ báo đề cập đến hoạt động xây dựng gần đây của Philippines trên một hòn đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền, cho rằng hành động này “vi phạm tinh thần của một kế hoạch sơ bộ đạt được cuối tháng trước nhằm giải quyết các vụ tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giàu tài nguyên này” (Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận hướng dẫn thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông - DOC trong hội nghị khu vực vừa diễn ra ở Bali).
“Điều này chứng tỏ Manila thiếu chân thành trong việc giải quyết tranh chấp. Trung Quốc sẽ không im lặng”, tờ báo viết.
Trong khi đó, cùng lúc, báo chí Trung Quốc đưa tin nước này “sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò tài nguyên trên Biển Hoa Nam trong năm 2012”. Theo hãng tin Xinhua, tàu lặn có người lái mang tên Giao Long sẽ thực hiện cuộc thăm dò khảo sát đầu tiên từ tháng 3 đến tháng 5/2012 trên Biển Đông.
Vài ngày trước đây, cũng hãng tin này cho biết tàu Giao Long đã lặn thử thành công ở độ sâu 5.000m ở Thái Bình Dương. Tàu này dài 8,2 m và có trọng tải 22 tấn.
Báo chí Trung Quốc cho rằng việc tàu Giao Long có người lái thực hiện thành công các chuyến lặn đột phá dưới đáy biển ở độ sâu 5.000m “đã chứng tỏ năng lực của Trung Quốc trong thăm dò trên 70% đáy biển sâu của toàn cầu”.
Còn hãng tin AP viết: “Gần đây, Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động đảm bảo quyền lợi trên biển, bất chấp những tranh cãi về chủ quyền Biển Đông với một số quốc gia láng giềng”.
“Kế hoạch tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò tài nguyên trên Biển Hoa Nam được dự báo sẽ lại làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông”.
Nguyễn Viết
Tổng hợp AP, AFP, Xinhua,Business World
 
-Nguồn: -Philippines muốn thăm dò dầu khí Biển Đông, Trung Quốc cũng có “kế hoạch” DTri- Tàu Trung Quốc khảo sát ở biển Đông (PLTP). - Tập đoàn dầu khí TQ xin khai thác cùng Philippines (VTC/Bangkokpost).- Tòa Philippines triệu tập 122 ngư dân Việt Nam(TN).

Tổng số lượt xem trang