Đó là đoạn video cực hiếm chỉ kéo dài 3 giây, ghi được từ đài quan sát Solar Dynamic thuộc quyền quản lý của NASA.
NASA đã công bố đọan phim này trên YouTube tại địa chỉ http://www.youtube.com/watch?v=TT0SyfqzTGE. Người xem phải thực sự tập trung và tinh mắt mới cảm nhận được sự kiện xảy ra quá nhanh ở phía bên phải màn hình.
Việc một sao chổi va chạm với mặt trời không là điều bất thường, tuy nhiên ghi được hình ảnh khi sự kiện xảy ra ở tốc độ rất cao là không dễ dàng. Theo báo Daily Mail, sao chổi vừa “tự sát” trước ánh rạng đông có tên gọi Kreutz, nó được đặt tên để vinh danh nhà thiên văn học Heinrich Kreutz - người đã phát hiện ra sao chổi này vào thế kỷ thứ 19. Vào thời điểm đó, ông Kreutz đã xác định quỹ đạo của sao chổi này rất gần mặt trời.
Sao chổi Kreutz thực ra chưa va chạm trực tiếp với mặt trời mà đã bốc hơi vì bức xạ và sức nóng trong vòng 15 phút khi tiếp cận.
Việc một sao chổi va chạm với mặt trời không là điều bất thường, tuy nhiên ghi được hình ảnh khi sự kiện xảy ra ở tốc độ rất cao là không dễ dàng. Theo báo Daily Mail, sao chổi vừa “tự sát” trước ánh rạng đông có tên gọi Kreutz, nó được đặt tên để vinh danh nhà thiên văn học Heinrich Kreutz - người đã phát hiện ra sao chổi này vào thế kỷ thứ 19. Vào thời điểm đó, ông Kreutz đã xác định quỹ đạo của sao chổi này rất gần mặt trời.
Sao chổi Kreutz thực ra chưa va chạm trực tiếp với mặt trời mà đã bốc hơi vì bức xạ và sức nóng trong vòng 15 phút khi tiếp cận.
Tạ Xuân Quan