Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”: Không thể xúc phạm báo chí


Tin liên quan: -Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”
-Khởi tố ba sĩ quan Công an Tiền Giang
-Tướng Nguyễn Việt Thành trả lời về nghi ngờ "bảo kê" cho CA Tiền Giang
 Vụ 3 sĩ quan Công an Tiền Giang bị khởi tố: Họ bị bắt vì tội gì? (Kỳ I)
--Chuyện về một người hai lần tự tử nhưng không… được chết!
  -Vì sao có "người hùng" trong vụ Năm Cam bị khởi tố?(Kỳ cuối)

Vụ án Năm Cam và đồng phạm hay Chuyên án Z5.01 là vụ án về tội phạm có tổ chức đặc biệt đã được phanh phui và xét xử. Với quyết tâm của hệ thống chính trị, đây thực sự là một chiến công quan trọng của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan báo chí đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ thông tin kịp thời, trung thực về diễn biến điều tra, xét xử vụ án. Thậm chí, đã có những cây bút thể hiện sự dũng cảm trong quá trình tìm hiểu, phản ảnh những vấn đề có liên quan đến đường dây tội ác. Thế nhưng… 
Đến nay, lại có cơ quan báo chí đăng bài viết cho rằng vụ án Năm Cam (giai đoạn 2) là “có oan sai”; quy kết tướng Nguyễn Việt Thành “sử dụng báo chí làm công cụ” theo kiểu “rỉ tai, tuồn tài liệu” với dẫn chứng và hàm ý cho rằng các nhà báo khi hợp tác chặt chẽ với cơ quan điều tra lúc đó đã thể hiện sự “thâm độc”, góp phần tạo ra “uẩn khúc và oan sai” cho một số người, trong đó có cả cán bộ hoặc người đang có vị trí xã hội...
Quy kết này xem ra đã xúc phạm đến các đồng nghiệp khi họ đang thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nghề báo để đấu tranh từng ngày trước cái ác, cái xấu. Nói như thế là chưa tôn trọng đầy đủ vai trò của các cơ quan chức năng trong chỉ đạo, quản lý báo chí đối với một vụ án cụ thể mà nghiêm trọng là vụ Năm Cam và đồng bọn.
Thông tin trong bài viết trên cho rằng do có tình trạng “oan sai” nên cần “xem xét lại vụ án” coi còn trường hợp nào cần “minh oan hoặc giảm tội” nữa hay không. Về oan sai thì Thanh Niên ngày 9.8.2011 có bài phân tích thì không hiểu sao lại có đề nghị việc lật lại hồ sơ vụ án Năm Cam cũng như nhận định, đánh giá lại về báo chí trong thời gian diễn ra giai đoạn phá án?

 
Phóng viên trong nước và quốc tế tác nghiệp tại phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam - Ảnh: Ngọc Hải
Dư luận vẫn không quên, trong vụ án Năm Cam, vai trò của các cơ quan báo chí quan trọng như thế nào. Cùng với nhiều đồng nghiệp khác, Báo Thanh Niên đã nỗ lực trên mặt trận phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức từ trước khi tướng Nguyễn Việt Thành được phân công điều hành lực lượng cảnh sát phía Nam. Cách đây 6 năm, trong tập sách Phá đường dây tội ác lớn nhất Việt Nam phát hành cuối năm 2005, chúng tôi đã nói rõ:
“…Ngay từ thời điểm giữa năm 1995, Thanh Niên đã lên tiếng báo động về những thế lực đứng đằng sau băng nhóm của Năm Cam, tạo vây cánh cho băng nhóm này lớn mạnh và nhân rộng, phủ trùm lên khắp thành phố, không ai khác hơn là những quan chức trong bộ máy công quyền...”. Và “Lúc đó, ông Nguyễn Việt Thành vẫn còn công tác ở Tiền Giang, chưa được phong tướng và cũng chưa quen biết gì với các phóng viên khu vực TP.HCM. Sau này, ngay cả khi ông Nguyễn Việt Thành đã trở thành Phó tổng cục trưởng TCCS phụ trách phía Nam, là Trưởng ban chuyên án, ngoại trừ những bài trả lời phỏng vấn một cách dè dặt và những thông tin được công bố trong các cuộc họp báo, tướng Thành cũng như những người trong Ban chuyên án tuyệt đối không cung cấp bất cứ một thông tin gì về vụ án cho Thanh Niên. Rất nhiều chuyện liên quan đến vụ án, chúng tôi phải làm những cuộc điều tra riêng; đôi khi đến hỏi ông để xác minh, ông không gật cũng không lắc mà né sang chuyện khác”.
Trong dịp kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam năm 2002, ông Mai Thúc Lân, lúc đó là Phó chủ tịch Quốc hội, trong bài viết nhan đề Báo chí với việc phát hiện đường dây chạy án trong vụ Năm Cam đăng trên Báo Thanh Niên, có nhận định: “Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc phanh phui những tiêu cực “động trời” trong đường dây chạy án này. Điều đáng nói là từ những vụ việc này, chắc chắn lãnh đạo  Đảng, Quốc hội, Chính phủ cũng như các địa phương sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác cán bộ, một vấn đề hết sức quan trọng có quan hệ đến vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ”.
Lúc ấy, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính T.Ư Trương Vĩnh Trọng, các vị lãnh đạo TP.HCM, các ban Đảng và lãnh đạo Bộ Công an từng nhiều lần động viên, chia sẻ với tập thể Báo Thanh Niên. Tại cuộc họp tổng kết vụ án Năm Cam cuối năm 2003 của các cơ quan chức năng, ông Trương Vĩnh Trọng, ông Vũ Quốc Hùng (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư) cùng lãnh đạo nhiều ban, ngành cũng nhắc đến vai trò của báo chí trong việc dày công, đóng góp vào thắng lợi của việc phanh phui, xét xử vụ án.
Ai cũng biết vụ án Năm Cam và đồng phạm đã khép lại bằng bản án phúc thẩm đúng pháp luật do Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước phán quyết, có sự quan tâm sát sao của lãnh đạo các cấp. Trong giai đoạn 2 của vụ án, trên tổng thể thành tích chung của công tác điều tra, xét xử đã có sự điều chỉnh (đình chỉ điều tra) phù hợp. Riêng những vi phạm trong hành xử với doanh nhân liên quan và với tài sản của họ, những ai lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ vừa bị khởi tố. Thiết nghĩ, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, lẽ phải và sự công bằng đã được thể hiện. Chuyện nào ra chuyện ấy, không thể bóc tách một vụ việc để quy nạp thành toàn bộ vụ việc rồi xúc phạm các nhà báo viết bài cùng các cơ quan báo chí đăng bài về vụ án Năm Cam...
Hoàng Khánh

-Nguồn: Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”:Không thể xúc phạm báo chí
- Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”: Trưởng ban chuyên án nói gì?

Vừa qua, do có tờ báo nêu ý kiến đề nghị “xem xét lại vụ án Năm Cam và đồng bọn”, khi gặp gỡ PV Thanh Niên, trung tướng Nguyễn Việt Thành, Trưởng ban Chuyên án vụ án này đã trao đổi ý kiến của mình về những việc liên quan. Để rộng đường dư luận, Thanh Niên ghi nhận và phản ảnh các ý kiến của ông.
 
Trung tướng Nguyễn Việt Thành - Ảnh: H.K
Trước thông tin cho rằng “Trong quá trình điều tra vụ án Năm Cam và sau đó, tướng Nguyễn Việt Thành đã có sự tùy tiện...”, ông Nguyễn Việt Thành nói:
“Xuất phát đầu tiên là quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (TCCS). Trong đó, điều 1 là thành lập Ban chỉ đạo điều tra vụ giết người xảy ra tại 17 Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM , tức vụ giết Dung Hà. Phải nắm hệ thống từ đầu đến cuối mới hiểu vì sao Công an Tiền Giang vô cuộc. Điều 2 của quyết định là phân công tôi làm Trưởng ban chỉ đạo, đồng chí Võ Văn Măng, Phó giám đốc Công an TP.HCM, làm Phó ban thường trực. Hai đồng chí Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng C14 và Nguyễn Thế Bình, Cục phó C16, là Phó ban. 4 ủy viên là các đồng chí Trưởng phòng PC14 - Công an Hà Nội, Công an Hải Phòng, Công an TP.HCM và đồng chí Nguyễn Mạnh Trung, Phó trưởng phòng PC16 - Công an TP.HCM. Như vậy sao có thể nói tôi một mình tùy tiện được?
Đến quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 19.12.2001 về việc thành lập Ban chỉ đạo đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hoạt động có tổ chức theo kiểu xã hội đen ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh mới chi tiết hơn. Bộ trưởng phân công tôi làm Trưởng ban chỉ đạo. 3 phó ban là anh Thế Bình; anh Hoàng Tân Việt và anh Út Măng. Các ủy viên đều là những phó giám đốc phụ trách cảnh sát của công an các tỉnh lân cận, trong đó có Nguyễn Chí Phi, Phó giám đốc - Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an Tiền Giang. Quyết định này cũng nêu rõ: “Trưng dụng lực lượng cảnh sát công an các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bình Dương, BR-VT, Tiền Giang và TP.HCM khi có yêu cầu cần thiết. Tập trung tài liệu, hồ sơ về một đầu mối phục vụ khai thác, đấu tranh chống tội phạm”. Như vậy, nói “người của Tiền Giang lên bắt người của Bình Dương là không đúng” thì không đúng ở chỗ nào?
Trước khi có quyết định này chừng 2 tháng thì có báo cáo của anh Mạnh Trung. Báo cáo rất dài nhưng tôi lưu ý đoạn “đề xuất hướng điều tra tiếp theo” của anh Mạnh Trung lúc đó là cần đưa Hải Bánh về tạm giam tại trại tạm giam Công an tỉnh Tiền Giang để tránh việc thông cung và có điều kiện bố trí các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ công tác xét hỏi. Khi nhận được báo cáo đó tôi đã phê “Kính gửi anh Bình, Phó cục trưởng C16. Bố trí thời gian để họp. Tôi, anh Bình, anh Việt, anh Út (tức ông Võ Văn Măng - PV), Mạnh Trung để có sự thống nhất. Tôi đã giao Công an Tiền Giang chuẩn bị mọi mặt. Đây là công tác quan trọng cần phải tập trung”. Tại cuộc họp sau đó các ý kiến đều thống nhất với đề xuất của anh Mạnh Trung, biên bản họp vẫn còn. Ý kiến tôi là: “Đồng ý đề xuất của Công an TP.HCM, cho di lý Hải Bánh về trại tạm giam Công an Tiền Giang giao cho tổ điều tra đang khai thác Dũng chim xanh tập trung khai thác Hải Bánh”. Thì đúng như các anh ấy đề xuất chứ tôi có chỉ đạo gì khác đâu?”.
Dư luận đặt vấn đề vụ việc ở Công ty gas Bình Dương không lớn, lại ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và trên thực tế cũng có ý kiến của Viện KSND tối cao. Ông có thể cho biết vì sao Cơ quan điều tra đã bảo lưu quan điểm xử lý các đối tượng liên quan, đặc biệt là với ông Lân?
Ông Lân là Giám đốc Công ty Hưng Thịnh, là chủ Khu công nghiệp Đồng An, còn những đối tượng khác chỉ là người làm thuê ăn lương. Công ty gas Bình Dương thuê đất của khu công nghiệp, ông Lân góp vốn nhưng để cho ông Bằng đứng tên. Lời khai của ông Lân tại cơ quan điều tra và các chứng cứ khác cũng thể hiện là nếu không có sự chỉ đạo của ông ta thì những người khác không dám làm.
Khi ông Lân bị bắt giam thì Liên Khui Thìn cũng có đơn tố cáo. Đơn này do bộ phận phục hồi điều tra của anh Nho thu thập và báo cáo lên Thứ trưởng Lê Thế Tiệm. Khi nhận được báo cáo đó tôi đã bút phê cho bộ phận điều tra xét hỏi Lân và ông ta cũng thừa nhận, tự nguyện làm giấy ủy quyền bán nhà để nộp tiền khắc phục hậu quả. Ông Lân còn viết bản tự khai 30 trang nhưng tôi xem xét rất thận trọng và chưa sử dụng đối với những nội dung trong tự khai ấy...”.
Ông có thể giải thích vì sao có trường hợp giam giữ quá thời hạn?
Lần thứ nhất đưa hồ sơ xin phê giam, Viện KSND tối cao phê hết, nhưng chừa hai ông Hướng và Lân lại. Tôi chỉ đạo củng cố lại chứng cứ đối với ông Lân, vì trong báo cáo thì ông Lân là chủ mưu. Lúc đó đã hết nửa tháng rồi. Khi mang hồ sơ ra đề nghị phê giam lần thứ 2 thì Viện KSND tối cao lại không chịu. Giằng co cho đến khi Viện KSND tối cao đồng ý phê chuẩn thì đã gần hết hạn. Khi có chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an phải kiên quyết giữ ông Lân lại để đối chất với Phùng Long Thất, anh Thế Bình đề nghị phê giam một lần nữa nhưng Viện KSND tối cao không đồng ý. Lúc đó chưa trích xuất được Phùng Long Thất về tới Bộ Công an. Tôi mới điện cho anh Hồng (Văn Danh Hồng, Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố và Kiểm sát điều tra án hình sự - PV) nói tình trạng như thế, anh Hồng nói thôi, không được, phải thả, thì bữa sau tôi cho thả liền. Đến khi đưa được Phùng Long Thất về thì đâu còn hỏi được gì nữa...
Hoàng Khánh (thực hiện)

Tổng số lượt xem trang