Tin liên quan: -Khởi tố ba sĩ quan Công an Tiền Giang
-Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”: Không thể xúc phạm báo chí
Vụ 3 sĩ quan Công an Tiền Giang bị khởi tố: Họ bị bắt vì tội gì? (Kỳ I)
--Chuyện về một người hai lần tự tử nhưng không… được chết!
-Vì sao có "người hùng" trong vụ Năm Cam bị khởi tố?(Kỳ cuối)
-Trưởng ban Chuyên án Năm Cam, Tướng Thành: “Tôi bị quay dữ lắm! gd-(P1)
(GDVN) -Tên tuổi tướng Thành gắn liền với chiến tích đập tan tập đoàn tội ác của Năm Cam. Nhưng hào quang chiến thắng ấy chỉ là một phần trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Loạt bài này sẽ tiết lộ những bí mật chưa bao giờ công bố về vị Trung tướng công an lừng danh này-Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”: Không thể xúc phạm báo chí
Vụ 3 sĩ quan Công an Tiền Giang bị khởi tố: Họ bị bắt vì tội gì? (Kỳ I)
--Chuyện về một người hai lần tự tử nhưng không… được chết!
-Vì sao có "người hùng" trong vụ Năm Cam bị khởi tố?(Kỳ cuối)
-Trưởng ban Chuyên án Năm Cam, Tướng Thành: “Tôi bị quay dữ lắm! gd-(P1)
Một chiều đầu tháng 7, chúng tôi về lại Tiền Giang, thăm lại Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Nguyễn Việt Thành. Giữa vườn cây ăn trái xum xuê, vị tướng từng cả chục năm trải qua trận mạc và cũng từng đó năm đương đầu với tội phạm lại trầm ngâm nói về điều “lãng vãng” trong đầu ông lúc này: đó là lòng dân.
Bà Chín, phu nhân của vị trung tướng nhỏn nhẻn cười, không giấu được sự tự hào hiện lên trong ánh mắt: “Ổng nghỉ hưu, bảo tôi: “Nay anh về rồi, em bớt làm đi. Lương của anh vợ chồng mình sống đạm bạc đủ rồi, anh không muốn em cực khổ nữa!”. Là phụ nữ, nghe vậy tôi vui quá trời. Nhưng ảnh về vài bữa, đi thăm bà con, đồng đội, đi đó đây hoài. Lương tôi có thấy đồng nào đâu”.
“Sơ hở là chết ngay”
Người ta không ít lần nghe có dư luận ác ý rằng anh có vợ bé trẻ đẹp, có con, ở biệt thự cao sang mấy cái, anh có bực không?
Tôi sống thế nào ai cũng biết. Có điều những đồn đại ác ý đó không đơn giản là đồn bậy cho vui đâu.
Dường như việc gắn tin đồn này với sự việc 3 sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang bị xử lý kỷ luật, là có chủ ý?
Theo lời thuật của 1 đàn em Năm Cam, sau khi ông Tư Bốn từ Tiền Giang về TP.HCM nhận nhiệm vụ Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, nhân một chuyến đi chơi Đài Loan, Năm Cam đã tìm đến bà thầy coi bói nổi tiếng ở Đài Bắc để xem về vận số của mình. Bà thầy bói đã gieo quẻ nhiều lần, xủ quẻ rất lâu, cuối cùng phán rằng vận số của Năm Cam đang rất xấu do một mối đe dọa đến từ hướng Tây. Trở về Việt Nam họp ban tham mưu, Năm Cam nhận ra rằng mối đe dọa “từ hướng Tây” mà bà thầy Đài Loan đã phán không thể là ai khác hơn, mà chỉ có thể là tướng Tư Bốn.
Năm Cam triển khai ngay kế hoạch tiếp cận, mua chuộc, vô hiệu hóa vị tướng miền Tây này bằng cách giao cho Hiệp “Phò Mã” và Thọ “Đại Úy” chỉ mỗi việc theo sát ông Tư Bốn để tìm hiểu hoàn cảnh, thân thế, sở thích, thói quen, kể cả việc ông thích ăn uống ở đâu, nhậu loại rượu gì, tối ngủ thế nào.
Mục đích cuối cùng của Năm Cam là mua chuộc cho được Tướng Tư Bốn như ông đã từng mua dễ dàng nhiều cán bộ khác. Thế nhưng, sau thời gian theo dõi sát mọi công việc, sinh hoạt của tướng Tư Bốn, Hiệp “Phò Mã” đã báo cáo cho cha vợ là Năm Cam về ông Tư Bốn bằng mấy chữ ngắn gọn: “Ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân” và kết luận: Đó là con người không thể mua chuộc, sẽ rất nguy hiểm cho công việc của cha con Năm Cam! (Theo ĐS&PL)
Năm Cam triển khai ngay kế hoạch tiếp cận, mua chuộc, vô hiệu hóa vị tướng miền Tây này bằng cách giao cho Hiệp “Phò Mã” và Thọ “Đại Úy” chỉ mỗi việc theo sát ông Tư Bốn để tìm hiểu hoàn cảnh, thân thế, sở thích, thói quen, kể cả việc ông thích ăn uống ở đâu, nhậu loại rượu gì, tối ngủ thế nào.
Mục đích cuối cùng của Năm Cam là mua chuộc cho được Tướng Tư Bốn như ông đã từng mua dễ dàng nhiều cán bộ khác. Thế nhưng, sau thời gian theo dõi sát mọi công việc, sinh hoạt của tướng Tư Bốn, Hiệp “Phò Mã” đã báo cáo cho cha vợ là Năm Cam về ông Tư Bốn bằng mấy chữ ngắn gọn: “Ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân” và kết luận: Đó là con người không thể mua chuộc, sẽ rất nguy hiểm cho công việc của cha con Năm Cam! (Theo ĐS&PL)
Họ cố tình lập lờ, từ những lời đồn vô căn cứ tôi có nhà biệt thự ở ngoài Bắc và trong Nam, có vợ bé v.v… rồi sau đó gắn vào sự việc vi phạm của mấy anh em sĩ quan ở Công an Tiền Giang. Đành rằng, mấy anh em không tư lợi nhưng việc làm đó là vi phạm quy định của ngành, vi phạm pháp luật, nên bị xử lý. Tuy nhiên, thời gian đó tôi đã chuyển công tác về Tổng cục cảnh sát rồi.
Có mấy cán bộ tỉnh cho biết, chính con trai ông Phạm Sĩ Chiến (nguyên phó Viện trưởng VKS nhân dân tối cao, là bị cáo trong vụ án “Nam Cam và đồng bọn”), nay là cán bộ của VKS nhân dân tối cao, đang trực tiếp”làm việc” với anh để truy tìm trách nhiệm liên quan?
Đúng!
Nhiều người cho rằng, thật không khách quan khi để con ông Phạm Sĩ Chiến trực tiếp “làm việc” về vụ này. Anh có ý kiến gì không?
(Trầm ngâm một lát rồi nói) – Cậu ấy “quay” tôi dữ lắm, làm tôi cũng mệt! Tôi đã đề nghị cấp trên phải làm rõ những điều đơm đặt, lập lờ về tôi. Và phải có cơ quan độc lập, công bằng đứng ra giải quyết!
Có một dấu hỏi trong vụ việc này, đó là 3 sĩ quan bị xử lý, trong đó có người rất có công trong chuyên án “Năm Cam và đồng bọn” như anh Nên chẳng hạn…
Pháp luật bình đẳng với tất cả. Ai vi phạm cũng bị xử lý. Mấy anh em này rất tốt, nhưng đã sơ hở, hành động không đúng quy định nên phải bị xử lý, dù không vụ lợi, tư túi. Đó là điều đáng tiếc cho họ và bài học cho tất cả các chiến sĩ, cán bộ công an!
Thành tích của anh Nên và một số anh em công an trong vụ án “Năm Cam và đồng bọn”, chúng ta ghi nhận. Tuy nhiên, như tôi đã nhiều lần khẳng định, muốn chống tội phạm, tham nhũng, tâm anh phải sáng, anh phải trong sạch, anh phải tuyệt đối làm đúng quy định và pháp luật! Anh sơ hở là chết ngay!
Vị trung tướng tự đi chợ, tự nấu ăn, tự giặt quần áo
Trước khi về hưu anh là Phó văn phòng Ủy ban phòng chống tham nhũng Trung ương. Lúc ấy có dư luận cho rằng, sau khi đánh tan tập đoàn Năm Cam anh đã “đụng chạm” quá nhiều nên “bị” đưa ra Hà Nội, thực chất là “vô hiệu hóa”?
Tôi nghĩ phần lớn các đồng chí lãnh đạo không có ý định đó. Với lại, quá trình lựa chọn, bố trí cán bộ chặt chẽ lắm.
Lúc ấy tôi không muốn ra vì chỉ còn hơn 3 năm nữa là về hưu rồi. Nhưng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, động viên. Anh Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng; anh Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng gọi điện kêu riết. Tôi phải đi ra cùng 5 anh em nữa đi cùng…
Lúc ấy tôi không muốn ra vì chỉ còn hơn 3 năm nữa là về hưu rồi. Nhưng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp, động viên. Anh Trương Vĩnh Trọng, Phó Thủ tướng; anh Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng gọi điện kêu riết. Tôi phải đi ra cùng 5 anh em nữa đi cùng…
Suốt thời gian đó anh sống, sinh hoạt ra sao?
(Cười) Tự lo thôi. Tiêu chuẩn của tôi có người phục vụ nấu ăn, giặt đồ, dọn dẹp phòng v.v.. được quy ra tiền là 600.000 đồng/tháng. Mức tiền ấy ở Hà Nội thì thuê ai được nên tôi tự làm hết. Đi làm về là tự nấu ăn, giặt giũ quần áo. Đi chợ thì nhờ ai được thì nhờ, không thì phải tự đi. Mà phần lớn là phải tự đi. Nhờ vậy mà tôi nấu cơm ngon lắm!
Phòng tôi ở gần với anh Trọng (tức Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lúc bấy giờ - PV). Anh Trọng cũng từ miền Nam ra, một thân một mình, có tài nấu cơm cháy ngon lắm. Ăn với mắm kho Nam Bộ thì hết ý. Nhiều hôm ảnh điện thoại gọi tôi qua ăn cho vui. Hai anh em cùng ăn món cơm cháy do ảnh nấu với mắm kho. Ăn ngon giờ vẫn còn nhớ tài nấu cơm cháy của ảnh!
Còn nữa...
Vợ tướng Nguyễn Việt Thành nói về những tin đồn hiểm ác bôi nhọ chồng
Trung tướng "bình dân" Nguyễn Việt Thành trong lòng đồng đội, nhân dân
-PL Trung trướng Nguyễn Việt Thành: “Tôi không lạm quyền!” LTS: Gần đây, dư luận quan tâm đến việc ba sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang, trong đó có ông Nguyễn Văn Nên, nguyên Phó phòng Cảnh sát điều tra, thành viên tích cực có nhiều đóng góp trong chuyên án Năm Cam, bị xử lý kỷ luật và bị khởi tố.
Cơ quan tố tụng cho rằng ông Nên trong thời gian được trưng dụng tham gia chuyên án Năm Cam đã có sai phạm trong việc bắt giữ người, xử lý vụ gây rối ở Công ty Gas Bình Dương và sai phạm trong xử lý vật chứng vụ buôn lậu xăng dầu ở Tiền Giang.
Từ đó, có ý kiến đặt vấn đề về sự liên quan của Trung tướng Nguyễn Việt Thành, Trưởng ban Chuyên án vụ án Năm Cam, trong vụ việc. Loạt bài “Vì sao có “người hùng” trong vụ án Năm Cam bị khởi tố?” của tác giả Nguyễn Như Phong đăng trên báo Năng Lượng Mới có một số nội dung làm người đọc nghĩ rằng ông Nguyễn Việt Thành khi chỉ đạo chuyên án Năm Cam đã có dấu hiệu lạm quyền, chỉ đạo cấp dưới làm sai, dùng báo chí làm công cụ triệt hạ người khác…
Để rộng đường dư luận, Pháp Luật TP.HCM đã lắng nghe, ghi nhận ý kiến của người trong cuộc. Do chưa có đầy đủ thông tin nên chúng tôi chưa đưa ra ý kiến nhận xét, bình luận.
“Việc tôi chỉ đạo Công an Tiền Giang bắt khẩn cấp các đối tượng gây rối trật tự công cộng ở Công ty Gas Bình Dương phù hợp với quyết định Bộ Công an trong đợt cao điểm phòng chống tội phạm có tổ chức mang tính chất xã hội đen ở thời điểm đó chứ tôi không lạm quyền.…” - Trung tướng Nguyễn Việt Thành khẳng định.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an
. Thưa ông, vụ án xảy ra tại địa bàn Bình Dương nhưng vì sao ông lại chỉ đạo Công an Tiền Giang trực tiếp thực hiện các công việc tố tụng, bắt người, tiến hành điều tra…? Có ý kiến cho rằng việc ông chỉ đạo như vậy là vi phạm nghiêm trọng tố tụng và lạm quyền?
+ Vào thời điểm đó, có hai quyết định của tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (TCCS) và Bộ Công an chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho tôi.
Tháng 12-2000, ông Trương Hữu Quốc, tổng cục trưởng TCCS, ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo điều tra vụ án giết Vũ Hoàng Dung (Dung Hà) tại TP.HCM. Quyết định này phân công tôi, Tổng cục phó TCCS, làm trưởng ban chuyên án, Phó giám đốc Công an TP.HCM Võ Văn Măng làm phó ban thường trực, các ông Phạm Xuân Quắc - Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Nguyễn Thế Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra, làm phó ban. Trưởng phòng Cảnh sát hình sự TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng… làm ủy viên.
Trung tướng Nguyễn Việt Thành trong buổi tiếp xúc với phóng viên mới đây. Ảnh: TRUNG DUNG
Sau đó là quyết định của Bộ Công an do thứ trưởng Lê Thế Tiệm ký ngày 19-12-2001 thành lập Ban Chỉ đạo đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hoạt động có tổ chức theo kiểu “xã hội đen” ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Quyết định này phân công tôi làm trưởng ban chỉ đạo. Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra Nguyễn Thế Bình, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự Hoàng Tân Việt và Phó giám đốc Công an TP.HCM Võ Văn Măng làm phó ban. Các phó giám đốc Công an Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu là ủy viên. Ban Chỉ đạo đợt cao điểm tập trung chỉ đạo thống nhất để phối hợp lực lượng, biện pháp ngăn chặn, triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức đã và đang hoạt động tại TP.HCM và các tỉnh giáp ranh… Ban chỉ đạo có quyền trưng dụng lực lượng cảnh sát của công an các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP.HCM khi cần thiết…
Lúc đầu, nhận được đơn thư tố cáo nhóm đối tượng gây rối và chiếm giữ tài sản Công ty Gas Bình Dương, tôi chuyển đơn về Công an tỉnh Bình Dương giải quyết và đề nghị báo cáo lại. Thế nhưng sau thời gian dài, Công an Bình Dương không báo cáo. Thời gian sau, TCCS tiếp tục nhận nhiều đơn tố cáo, tôi mới chỉ đạo Cục Cảnh sát hình sự và Cục Cảnh sát điều tra vào cuộc. Khi ấy tổ công tác của Công an Tiền Giang tăng cường trong chuyên án Năm Cam được giao trực tiếp thực hiện việc bắt khẩn cấp các đối tượng.
Không ưu ái cho Công an Tiền Giang
. Theo quyết định của Bộ Công an thì lúc đó ông có quyền điều động lực lượng công an nhiều địa phương nhưng sao ông lại chỉ đạo Công an Tiền Giang thực hiện? Liệu đây có phải là sự ưu ái do ông từng là giám đốc Công an Tiền Giang?
+ Đúng ra khi có quyết định tổng cục trưởng TCCS và Bộ Công an thì các địa phương nằm trong ban chỉ đạo phải cử cán bộ điều tra lên TCCS. Thế nhưng lúc đó chỉ có hai địa phương cử cán bộ lên là Tiền Giang và Hải Phòng. Một thời gian ngắn, cán bộ Hải Phòng rút về, chỉ còn lực lượng Công an Tiền Giang. Một thời gian sau, có nhiều ý kiến cho rằng Công an Tiền Giang là lính “đánh thuê” nên họ cũng bỏ về gần tuần lễ. Tôi phải đề nghị Ban giám đốc Công an Tiền Giang động viên đưa họ lên trở lại. Khi vụ Công ty Gas Bình Dương xảy ra, tôi chỉ có lực lượng Công an Tiền Giang nên chỉ đạo họ thực hiện việc bắt khẩn cấp vụ này chứ chẳng có ưu ái gì cả.
. Còn tại sao ông đưa Nguyễn Tuấn Hải (Hải “bánh”) về trại tạm giam Tiền Giang để điều tra?
+ Việc đưa Hải “bánh” về trại tạm giam Công an Tiền Giang là do chính Thượng tá Nguyễn Mạnh Trung, Phó Trưởng phòng CSĐT Công an TP.HCM, đề xuất bằng văn bản cho tôi. Nhận được văn bản, tôi cho tổ chức cuộc họp, có đại diện của Công an TP.HCM, Cục Cảnh sát điều tra, Cục Cảnh sát hình sự. Các thành viên trong cuộc họp đề xuất chuyển Hải “bánh” về trại tạm giam Công an Tiền Giang để thuận tiện công tác điều tra, tôi mới đồng ý. Đề xuất của ông Nguyễn Mạnh Trung và biên bản cuộc họp này còn lưu giữ trong hồ sơ vụ án Năm Cam.
Không trù dập cán bộ
. Có người cho rằng trong quá trình điều tra vụ án Năm Cam, bất kỳ cán bộ nào đó ông không ưa thì bị ông ra lệnh điều tra, bắt phải giải trình?
+ Tôi muốn họ chỉ rõ cho tôi biết cán bộ mà tôi trù dập là ai, công tác ở đơn vị nào? Phải nêu cụ thể ra chứ đừng quy chụp khơi khơi vậy. Trong chuyên án Năm Cam, tôi được phân công điều tra các đối tượng xã hội đen. Đại tá Trần Văn Nho, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra, điều tra các cán bộ dính sai phạm phải xử lý hình sự. Mảng cán bộ sai phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì giao cho Công an TP.HCM. Trong vụ án Năm Cam, tôi chưa bao giờ điều tra và xử lý cán bộ nào.
. Có ý kiến rằng ông sử dụng báo chí làm công cụ cho mình trong nhiều vụ án. Đối tượng nào đó vừa bị bắt hoặc đang bị điều tra thì bị tuồn hồ sơ, tài liệu cho các phóng viên bằng cách rỉ tai để họ tha hồ phóng bút. Người bị bắt bị quy chụp là đồng lõa, đệ tử của Năm Cam thì không ai dám bênh vực?
+ Tôi không hề tuồn tài liệu, hồ sơ cho phóng viên nào cả. Trong vụ án Năm Cam, chính ông Nguyễn Như Phong (nhà báo, bấy giờ là phó tổng biên tập báo Công An Nhân Dân - NV) được tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng lúc đó giới thiệu, đề nghị giao toàn bộ tài liệu chuyên án Năm Cam, ông Phong sẽ đưa thông tin trên báo nhưng phải đảm bảo bí mật điều tra. Vậy mà giờ này ông Phong nói là tôi sử dụng báo chí!
. Xin cảm ơn ông.
"Đó là ý kiến cá nhân tôi"
. Bài viết của ông trên tờ Năng Lượng mớicho rằng vụ án Năm Cam cho đến bây giờ vẫn còn nhiều uẩn khúc, hy vọng VKSND Tối cao sẽ cho điều tra lại một số trường hợp và nếu minh oan hoặc giảm tội được cho ai đó thì cũng là việc “cứu một người phúc đẳng hà sa”. Căn cứ nào để ông nêu như vậy thưa ông?
+ Đó là ý kiến cá nhân của tôi. Tôi đâu có nói là ai oan, ai sai đâu. Dư luận có như thế nếu VKSND Tối cao điều tra được là tốt chứ sao đâu.
. Vụ án Năm Cam kết thúc hơn 10 năm, đến nay chưa có trường hợp nào được kết luận là oan sai. Nếu oan sai thì tòa sẽ bồi thường và VKS cũng không vô can vì họ đã truy tố?
+ Đúng rồi, VKS đâu phải vô can.
. Lúc trước ông được Ban chuyên án Năm Cam cung cấp hồ sơ, ông đã viết nhiều bài đăng báo theo hướng tích cực, thậm chí in ra sách. Nay ông viết ngược lại, liệu có trái chiều không, thưa ông?
+ Tôi chả sợ trái chiều. Có nhiều vụ án tày đình xử rồi thời gian lật lại thấy rằng người ta vi phạm chưa đến mức thế mà lôi người ta ra xử như thế chứ đâu phải vụ án Năm Cam đâu.
. Theo ông, có nhiều cán bộ không được Trung tướng Nguyễn Việt Thành ưa thì phải giải trình, phải báo cáo. Trao đổi với tướng Thành, ông ấy nói là hãy nói cụ thể người đó là ai chứ đừng nói chung chung như vậy. Ông có thể nói cụ thể những cán bộ bị ông Thành không ưa bắt phải giải trình?
+ Nếu ông Thành có văn bản yêu cầu thì tôi sẽ công bố cụ thể các trường hợp. Tôi cũng là trường hợp cụ thể.
. Ông có nói cụ thể trường hợp của ông không?
+ Chuyện này dài dòng, không thể nói qua điện thoại được đâu.
. Xin cảm ơn ông.
|
TRUNG DUNG thực hiện
Nguồn: PL Trung trướng Nguyễn Việt Thành: “Tôi không lạm quyền!”
-Tướng Nguyễn Việt Thành trả lời về nghi ngờ "bảo kê" cho CA Tiền Giang
"Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ bé, có 5 căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá ngoài mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con" - Trung tướng Nguyễn Việt Thành nói.
Sau sự kiện ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang từng tham gia vào Ban chuyên án điều tra vụ án Năm Cam vừa bị khởi tố, bắt giam vì có những sai phạm; nhiều tin đồn ác ý đã hướng về phía Trung tướng Nguyễn Việt Thành - nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát Bộ Công an, nguyên Trưởng Ban chỉ đạo điều tra vụ án Trương Văn Cam (Năm Cam).
Tướng Nguyễn Việt Thành |
Lương tâm tôi không hề hổ thẹn
Thưa ông, dư luận thắc mắc việc ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang, mà trong số này có người từng là cấp dưới thân cận của ông và cũng là điều tra viên chính của vụ án Năm Cam từ khi họ còn là lãnh đạo Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang, đã vào vòng lao lý là do phía sau có ông “bảo kê”? Điều này có đúng không mà sao lâu nay ông lại im lặng?
- Việc ba sĩ quan công an tỉnh Tiền Giang sai phạm bị khởi tố, bắt giam có liên quan đến vụ gây rối tại Công ty Gas Bình Dương và vụ buôn lậu xăng dầu Hùng “xì tẹc”. Người ta cho rằng, nếu không có sự chỉ đạo của tôi thì các sĩ quan công an này không thể lấy tiền tang vật của vụ án gửi vào tài khoản ở ngân hàng để lấy tiền lãi sử dụng để rồi phải vào vòng lao lý.
Vụ Hùng “xì tẹc” cơ quan điều tra đã khởi tố, truy tố 32 đối tượng. Bốn tháng sau, vụ án kết thúc điều tra đưa ra xét xử, Tòa án Nhân dân và Viện KSND tỉnh Tiền Giang đảm trách. Còn tang vật thì do tòa án, UBND và công an tỉnh Tiền Giang chịu trách nhiệm. Tám tháng sau khi vụ án đã kết thúc thì mới xử lý tang vật như bán tàu, bán kho, tài sản tiền bạc đem đi gửi... để tổng kết vụ án.
Tôi biết được có đến 90% số tiền lãi thu được đều sử dụng cho đơn vị PC16 (cơ quan CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang. Đến giờ vẫn còn 1 chiếc xe ô tô, 9 chiếc mô tô, 6 bộ máy vi tính được mua sắm từ tiền lãi này cho đơn vị sử dụng. Một phần dùng để trả nợ cho một sĩ quan của đơn vị này đã thắt cổ tự tử chết. Khi giải thể Văn phòng PC16, anh em chia tiền, người ít nhất được 2 triệu, nhiều nhất được 20 triệu. Với mức độ sai phạm của các sĩ quan công an, ông Nên (Nguyễn Văn Nên – nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang) bị giáng cấp, cách chức rồi đuổi ra khỏi lực lượng công an.
Việc có thông tin nói tôi “bảo kê”, chống lưng để cho các đồng chí trên sai phạm là có dụng ý xấu, bôi nhọ cá nhân tôi. Tôi rất buồn và hết sức bức xúc trước sự việc bị xúc phạm quá nặng này. Dù tôi đã nghỉ hưu nhưng vẫn còn sinh hoạt đảng tại chi bộ nên hơn nửa tháng qua tôi xin ý kiến Đảng ủy cấp trên đồng thời tham khảo ý kiến một số nơi. Các anh hết sức đồng tình với quan điểm là nên trả lời trước công luận, không nên im lặng vì sẽ dễ bị hiểu nhầm.
Ông vừa nói 8 tháng sau vụ án kết thúc mới có việc xử lý tài sản, tang vật và gửi ngân hàng, điều này có liên quan gì đến chuyện có hay không việc ông dính líu đến tiền lãi?
- Vì lúc đó tôi đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, không còn dính dáng gì nữa, đừng có lập lờ như vậy. Nếu nói tôi có dính líu đến số tiền lãi thì trong sổ chi tiêu của đơn vị PC16 có ghi rõ hai lần tiền được chi ra khi có mặt tôi.
Một lần mua trái cây 180.000 đồng để cho anh em ăn trong cuộc họp hàng tháng giữa các ngành công an, viện kiểm sát tại tỉnh Tiền Giang. Lúc đó, trên tổng cục về dự họp 4 người, tôi và ba người khác. Lần khác, họp xong đơn vị PC16 mời tôi và anh em đi ăn trưa hết 240.000 đồng. Còn các lần khác khi họp xong, tôi đều mời anh em về nhà tôi ăn uống và nhậu lai rai do vợ tôi lo cả.
Lương tâm tôi cảm thấy không hổ thẹn vì không hề vụ lợi cá nhân. Ngay cả khi xảy ra vụ án Năm Cam, lãnh đạo Thành ủy TP.HCM thưởng riêng cho tôi 20 triệu đồng bằng tiền cá nhân ngoài số tiền 2,2 tỷ đồng thưởng cho Ban chuyên án. Lẽ ra tôi được quyền sử dụng 20 triệu đồng này, nhưng tôi cũng báo cáo cấp trên và xin được dùng số tiền đó cho tập thể.
Sau đó, số tiền 20 triệu đồng được dùng để xây nhà lưu niệm tại Trung ương Cục miền Nam. Còn 2,2 tỷ đồng Ban chuyên án dùng để mua 4 chiếc xe ô tô dùng cho tổng cục (1 chiếc cho Công an TP.HCM, 1 chiếc cho Công an tỉnh Tiền Giang) sau khi được lãnh đạo Bộ Công an cho thêm 320 triệu đồng nữa.
Không thể gọi là “đặc quyền, đặc lợi”
Đó là vụ Hùng “xì tẹc”, còn vụ gây rối tại Công ty gas Bình Dương thì sao? Vì sao Công an Tiền Giang được “đặc quyền đặc lợi” bắt khẩn cấp những người như ông Bùi Mạnh Lân (giám đốc Công ty cổ phần Hưng Thịnh), Nguyễn Đức Bình (phó giám đốc Công ty Gas Bình Dương), Đỗ Cao Bằng (chủ tịch HĐTV Công ty Gas Bình Dương), Phạm Văn Hướng... ở địa bàn tỉnh khác?
- Tháng 12.2000, xảy ra vụ án giết người tại số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM (Vụ án Vũ Hoàng Dung, tức Dung Hà bị sát hại – PV), Tổng cục cảnh sát đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo để điều tra toàn bộ vụ án. Quyết định này ra đời sau khi có báo cáo xác minh của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM về các đối tượng nghi vấn. Đồng thời, vụ việc này cũng là khởi đầu cho vụ án Năm Cam.
Với tình chất phức tạp và quan trọng của vụ việc, Bộ Công an đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hoạt động có tổ chức theo kiểu “xã hội đen” ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Công an tỉnh Tiền Giang được trưng dụng điều tra vụ án Năm Cam.
Do khai thác mở rộng vụ án Năm Cam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã phát hiện các đối tượng do Bằng, Bình thuê gây rối tại Công ty Gas Bình Dương là những đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, không có việc làm, địa chỉ không rõ ràng, các đối tượng này có biểu hiện gây cản trở cho việc điều tra (trong đó có đối tượng Phạm Văn Luông – tức Luông “điếc”, một đàn em của Năm Cam).
Sau khi Đỗ Cao Bằng và Nguyễn Đức Bình bị bắt, qua tài liệu trinh sát thấy Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng có biểu hiện bán nhà, không về nơi thường trú gây khó khăn cho việc theo dõi nên Cục CSHS Bộ Công an đã đề xuất tôi chỉ đạo Cục và Tổ A4 áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn, bắt giữ Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng đề phòng đối tượng chạy trốn, tôi đã đồng ý.
Ngày 29.4.2003, Công an Tiền Giang đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp các đối tượng. Việc làm này là phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền điều tra đối với Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, không hề có việc công an Tiền Giang có “đặc quyền, đặc lợi”
Vụ gây rối tại Công ty Gas Bình Dương xuất phát từ tranh chấp dân sự, tại sao lúc đó ông lại chỉ đạo điều tra theo hướng “hình sự hóa”?
- Do tranh chấp về tư cách Hội đồng thành viên và vốn góp tại Công ty Gas Bình Dương, đúng ra vụ việc phải để cơ quan tòa án phán quyết. Thế nhưng, cái gì cũng có lý của nó cả. Vào ngày 18.9.2000, Đỗ Cao Bằng, Nguyễn Đức Bình và Phạm Văn Hướng thuê 15 tên xã hội đen (trong đó có đàn em Năm Cam) đến Công ty Gas Bình Dương gây rối và chiếm giữ tài sản.
Vụ này khá phức tạp nên tôi đã chỉ đạo kỹ lưỡng, thận trọng và đúng pháp luật. Khá nhiều văn bản trao đổi qua lại giữ Tổng cục cảnh sát, Công an tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Đến khi ông Đỗ Cao Bằng có đơn tố cáo về việc ông Nguyễn Viết Tạo (giám đốc Công ty Gas Bình Dương) lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi đích danh tôi, tôi đã chỉ đạo anh em làm văn bản gửi giám đốc Công an và Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương để chuyển đơn của ông Đỗ Cao Bằng đến các đồng chí đó xem xét, giải quyết để trả lời cho ông Bằng.
Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có văn bản đề nghị tôi nên cử cán bộ điều tra phối hợp để đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Như vậy, việc chỉ đạo hình sự là do bản thân vụ việc nó như vậy chứ không có chuyện tôi áp đặt chủ quan ở đây.
Tôi không chủ trương đưa án về Tiền Giang
Ở trên ông có nhắc đến mật danh tổ A4, tức Tổ điều tra thuộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, nơi có ba sĩ quan công an vừa bị khởi tố, bắt giam, phải chăng là do ông tự ý đặt ra để dành riêng cho Công an Tiền Giang. Cái gì ông cũng ưu ái đưa về Công an Tiền Giang làm như vụ đưa Hải “bánh” (một đàn em cộm cán của Năm Cam) về giam tại trại giam Công an tỉnh Tiền Giang?
- Việc đưa đối tượng Hải “bánh” về giam tại trại giam Công an tỉnh Tiền Giang chính là do ông Nguyễn Mạnh Trung (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, một bị can trong vụ án Năm Cam, hiện đã chấp hành xong hình phạt tù) đề xuất cùng với các ý kiến khác để tránh thông cung.
Còn mật danh Tổ A4 chỉ là ký hiệu đặt cho các bộ phận và đã được các thành viên Ban chuyên án Z5.01 (chuyên án Trương Văn Cam và đồng bọn) thống nhất để tiện cho việc làm văn bản. Bộ phận điều tra Cục C16 là A1, bộ phận điều tra của Công an TP.HCM là A3, Tiền Giang là A4, bộ phận trinh sát hình sự C14 là A5...
Vậy ông nghĩ sao về những sai phạm của ba sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang cùng những lời đồn gần đây nhắm vào ông và vụ án Năm Cam?
- Cần tách bạch những sai phạm của 3 cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang (đã bị khởi tố) và thành công của vụ án Năm Cam. Có người còn đòi lật lại hồ sơ vụ án Năm Cam nữa. Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ bé, có 5 căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá ngoài mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con. Vợ tôi hết cấy lúa đến cho heo ăn và gần đây thì khóc rất nhiều vì danh dự bị xúc phạm. Rõ ràng họ đang muốn làm nhục tôi nhưng xin đừng xúc phạm đến vụ án Năm Cam. Vì vụ án này là chiến công lớn của lực lượng công an.
Xin cảm ơn ông.
- Tháng 12.2000, xảy ra vụ án giết người tại số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM (Vụ án Vũ Hoàng Dung, tức Dung Hà bị sát hại – PV), Tổng cục cảnh sát đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo để điều tra toàn bộ vụ án. Quyết định này ra đời sau khi có báo cáo xác minh của Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM về các đối tượng nghi vấn. Đồng thời, vụ việc này cũng là khởi đầu cho vụ án Năm Cam.
Với tình chất phức tạp và quan trọng của vụ việc, Bộ Công an đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hoạt động có tổ chức theo kiểu “xã hội đen” ở địa bàn TP.HCM và các tỉnh giáp ranh. Công an tỉnh Tiền Giang được trưng dụng điều tra vụ án Năm Cam.
Do khai thác mở rộng vụ án Năm Cam, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã phát hiện các đối tượng do Bằng, Bình thuê gây rối tại Công ty Gas Bình Dương là những đối tượng có nhiều tiền án tiền sự, không có việc làm, địa chỉ không rõ ràng, các đối tượng này có biểu hiện gây cản trở cho việc điều tra (trong đó có đối tượng Phạm Văn Luông – tức Luông “điếc”, một đàn em của Năm Cam).
Sau khi Đỗ Cao Bằng và Nguyễn Đức Bình bị bắt, qua tài liệu trinh sát thấy Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng có biểu hiện bán nhà, không về nơi thường trú gây khó khăn cho việc theo dõi nên Cục CSHS Bộ Công an đã đề xuất tôi chỉ đạo Cục và Tổ A4 áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn, bắt giữ Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng đề phòng đối tượng chạy trốn, tôi đã đồng ý.
Ngày 29.4.2003, Công an Tiền Giang đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp các đối tượng. Việc làm này là phù hợp với quy định của Bộ luật TTHS về thẩm quyền điều tra đối với Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, không hề có việc công an Tiền Giang có “đặc quyền, đặc lợi”
Vụ gây rối tại Công ty Gas Bình Dương xuất phát từ tranh chấp dân sự, tại sao lúc đó ông lại chỉ đạo điều tra theo hướng “hình sự hóa”?
- Do tranh chấp về tư cách Hội đồng thành viên và vốn góp tại Công ty Gas Bình Dương, đúng ra vụ việc phải để cơ quan tòa án phán quyết. Thế nhưng, cái gì cũng có lý của nó cả. Vào ngày 18.9.2000, Đỗ Cao Bằng, Nguyễn Đức Bình và Phạm Văn Hướng thuê 15 tên xã hội đen (trong đó có đàn em Năm Cam) đến Công ty Gas Bình Dương gây rối và chiếm giữ tài sản.
Vụ này khá phức tạp nên tôi đã chỉ đạo kỹ lưỡng, thận trọng và đúng pháp luật. Khá nhiều văn bản trao đổi qua lại giữ Tổng cục cảnh sát, Công an tỉnh Bình Dương và Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương. Đến khi ông Đỗ Cao Bằng có đơn tố cáo về việc ông Nguyễn Viết Tạo (giám đốc Công ty Gas Bình Dương) lừa đảo chiếm đoạt tài sản gửi đích danh tôi, tôi đã chỉ đạo anh em làm văn bản gửi giám đốc Công an và Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương để chuyển đơn của ông Đỗ Cao Bằng đến các đồng chí đó xem xét, giải quyết để trả lời cho ông Bằng.
Sau đó, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương có văn bản đề nghị tôi nên cử cán bộ điều tra phối hợp để đảm bảo quyền dân chủ của công dân. Như vậy, việc chỉ đạo hình sự là do bản thân vụ việc nó như vậy chứ không có chuyện tôi áp đặt chủ quan ở đây.
Tôi không chủ trương đưa án về Tiền Giang
Ở trên ông có nhắc đến mật danh tổ A4, tức Tổ điều tra thuộc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang, nơi có ba sĩ quan công an vừa bị khởi tố, bắt giam, phải chăng là do ông tự ý đặt ra để dành riêng cho Công an Tiền Giang. Cái gì ông cũng ưu ái đưa về Công an Tiền Giang làm như vụ đưa Hải “bánh” (một đàn em cộm cán của Năm Cam) về giam tại trại giam Công an tỉnh Tiền Giang?
- Việc đưa đối tượng Hải “bánh” về giam tại trại giam Công an tỉnh Tiền Giang chính là do ông Nguyễn Mạnh Trung (nguyên Phó thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, một bị can trong vụ án Năm Cam, hiện đã chấp hành xong hình phạt tù) đề xuất cùng với các ý kiến khác để tránh thông cung.
Còn mật danh Tổ A4 chỉ là ký hiệu đặt cho các bộ phận và đã được các thành viên Ban chuyên án Z5.01 (chuyên án Trương Văn Cam và đồng bọn) thống nhất để tiện cho việc làm văn bản. Bộ phận điều tra Cục C16 là A1, bộ phận điều tra của Công an TP.HCM là A3, Tiền Giang là A4, bộ phận trinh sát hình sự C14 là A5...
Vậy ông nghĩ sao về những sai phạm của ba sĩ quan Công an tỉnh Tiền Giang cùng những lời đồn gần đây nhắm vào ông và vụ án Năm Cam?
- Cần tách bạch những sai phạm của 3 cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang (đã bị khởi tố) và thành công của vụ án Năm Cam. Có người còn đòi lật lại hồ sơ vụ án Năm Cam nữa. Dư luận đang đồn tôi bỏ vợ và đang sống với vợ bé, có 5 căn biệt thự từ Bắc chí Nam. Vợ chồng tôi chẳng có gì đáng giá ngoài mấy mảnh ruộng và đàn heo vài chục con. Vợ tôi hết cấy lúa đến cho heo ăn và gần đây thì khóc rất nhiều vì danh dự bị xúc phạm. Rõ ràng họ đang muốn làm nhục tôi nhưng xin đừng xúc phạm đến vụ án Năm Cam. Vì vụ án này là chiến công lớn của lực lượng công an.
Xin cảm ơn ông.
Theo Võ Đức Phúc/Nông thôn ngày nay-Nguồn: GD/NTNN -Tướng Nguyễn Việt Thành trả lời về nghi ngờ "bảo kê" cho CA Tiền Giang