-Báo NNVN vừa có bài "Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa", thuộc chuyên đề: “Ngân sách nào kham nổi?”. Sau khi báo phản ánh, Bộ Nội vụ thừa ủy quyền của Thủ tướng, có văn bản đề nghị UBND tỉnh báo cáo, làm rõ một số nội dung báo nêu...
>> Hà Tĩnh: Kiện toàn cán bộ thôn, xóm trước quý IV/2012
>> Ông Nguyễn Thanh Bình, UVTW, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh: Hoan nghênh phát hiện của báo Nông nghiệp Việt Nam
Nông dân Quảng Vinh è cổ đóng các khoản phí vô lý nhưng chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa làm rõ
Mỗi cấp một số liệu
Thứ nhất, Bộ Nội vụ yêu cầu làm rõ các khoản đóng góp của người dân và số liệu cán bộ ở xã, thôn của xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương cùng hướng chỉ đạo xử lý của tỉnh Thanh Hóa. Tiếp đến, Bộ Nội vụ cũng yêu cầu Thanh Hóa báo cáo chi tiết số lượng cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; người hoạt động ở thôn, tổ dân phố toàn tỉnh. Từ đó tìm ra những bất cập, hạn chế đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
Từ những yêu cầu trên, xã Quảng Vinh đã có báo cáo số 19/BC-UBND ngày 05/7/2012 gửi UBND huyện Quảng Xương và UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo báo cáo này, cán bộ xã Quảng Vinh có 40 người gồm: 22 cán bộ, công chức xã và 18 người hoạt động không chuyên trách; cán bộ thôn có 214 người/15 thôn gồm: Bí thư chi bộ và trưởng thôn 30 người, công an viên 15 người, tổ an ninh gồm 30 người, thôn đội trưởng 15 người, dân quân tự vệ 19 người; có 7 đoàn thể ở mỗi thôn, tổng toàn xã có 15 thôn tương ứng với 105 người. Tổng cộng là 254 người.
Tuy nhiên, trong công văn số 4715/UBND-THKH ngày 9/7/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến ký lại khẳng định: Xã Quảng Vinh chỉ có 205 cán bộ, tức chưa đủ một nửa so với thực trạng mà NNVN đã phản ánh và ít hơn 49 người so với con số 254 cán bộ trong báo cáo của xã Quảng Vinh và huyện Quảng Xương.
205 cán bộ mà UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng được tính như sau: Đội ngũ công chức cấp xã có 22 người, hoạt động không chuyên trách có 17 chức danh, bố trí 18 người (Phó trưởng Công an bố trí 2 người), hoạt động không chuyên trách ở thôn có 45 người, tổ an ninh thôn 30 người, thôn đội trưởng 15 người, trưởng các Chi hội, Đoàn thể ở thôn 75 người.
Trở lại với vấn đề con số khoảng 500 cán bộ ở xã Quảng Vinh mà NNVN đã phản ánh. Trước hết, chúng tôi khẳng định, mục đích chính khi đến xã Quảng Vinh là để phản ánh những khoản phí hết sức vô lý mà xã và thôn thu của người dân để nuôi bộ máy khổng lồ. Ngày 22/6/2012, khi tiếp xúc với PV NNVN, ông Dư Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh cho biết: Số cán bộ làm việc thường xuyên ở xã là 45 người. Trong đó có 23 cán bộ chuyên trách và 22 cán bộ bán chuyên trách. Khối Hội, đoàn thể gồm có các tổ chức: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Ban liên lạc thanh niên xung phong, Hội khuyến học.
Về số lượng, ông Tâm khẳng định rằng: Theo ngành dọc, trên xã bao nhiêu chức danh thì ở dưới thôn có bấy nhiêu người, đoàn thể nào cũng có. Quảng Vinh có 15 thôn, tối thiểu mỗi đoàn thể và các ban có 2 người, có 10 chi hội, đoàn thể và các ban nêu trên, tính ra được 20 người hoạt động ở mỗi thôn. Còn ở xã, ngoài 23 cán bộ chuyên trách, 22 cán bộ bán chuyên trách, xã Quảng Vinh còn có các bộ phận sau: Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ, Ban liên lạc TNXP, Hội người cao tuổi, dân số. 5 ban, hội này không có trong Nghị định 92 của Chính phủ nên xã hợp đồng ngoài. Mỗi ban, hội 2 người, 5x2 = 10 người. Xã Quảng Vinh có 3 bảo vệ hợp đồng ở UBND xã, Tượng đài, trạm bơm, 1 cán bộ đài truyền thanh, 5 người ở trạm xá, 26 người ở trường mầm non.
Tính tất tần tật, những người được hưởng lương nhà nước và người hoạt động nhờ tiền đóng phí của người dân là xấp xỉ 500 người. Chúng tôi nêu số lượng cán bộ theo lời ông Phó Chủ tịch xã để nêu bật vấn đề 19 khoản phí mà người dân đang phải còng lưng, è cổ đóng góp là để nuôi cán bộ quá đông. Nhưng cho đến nay, từ các báo cáo của tỉnh, huyện và xã, mỗi cấp một số liệu, vậy thực chất số cán bộ ở xã Quảng Vinh là bao nhiêu?
Khảo sát của chúng tôi
Để làm sáng tỏ vấn đề, cùng thời điểm UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhóm phóng viên của NNVN cùng một số đồng nghiệp báo khác tiếp tục các cuộc khảo sát và phát hiện rằng số cán bộ thực tế ở xã Quảng Vinh lớn gấp đôi con số mà UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo Thủ tướng.
Ông Văn Tấn Hùng, Trưởng thôn 3 Thanh Minh xã Quảng Vinh
Tỉnh Thanh Hóa báo cáo rằng, tất cả các thôn ở xã Quảng Vinh đều chỉ có 11 người được gọi là cán bộ. Phóng viên NNVN đã chọn ngẫu nhiên thôn 3 Thanh Minh làm nơi khảo sát để biết liệu số cán bộ mà UBND tỉnh Thanh Hóa báo cáo đã đúng hay chưa? Bằng cách lấy thống kê của Trưởng thôn, người dân và những người vẫn được nhân dân gọi là cán bộ cùng chế độ được hưởng, kết quả, có ít nhất 20 cán bộ, tức là gần gấp đôi so với báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa. Theo thống kê của Trưởng thôn Văn Tấn Hùng, danh sách đầy đủ cán bộ của thôn 3 Thanh Minh như sau:
1. Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban MTTQ: Phạm Ngọc Tịch
2. Trưởng thôn kiêm Trưởng dân quân: Văn Tấn Hùng
3. Công an viên: Đinh Công Toàn
4. An ninh viên: Phạm Bá Hưng
5. An ninh viên kiêm dân quân cơ động: Lê Quang Tự
6. Chi Hội trưởng Cựu chiến binh: Lê Quang Trung
7. Chi Hội phó Cựu chiến binh: Lê Thị Kim
8. Chi Hội trưởng Hội nông dân: Phạm Thị Xoan
9. Chi Hội phó Hội nông dân: Nguyễn Thị Ngân
10. Chi Hội trưởng Hội phụ nữ: Nguyễn Thị Ngoan
11. Chi Hội phó Hội phụ nữ: Lê Thị Tâm
12. Chi Hội trưởng Hội người cao tuổi: Văn Thế Tịch
13. Chi Hội phó Hội người cao tuổi: Lê Quang Vinh
14. Chi Hội trưởng Hội khuyến học: Ngô Thị Lý
15. Chi Hội phó Hội khuyến học: Lê Thị Mười
16. Bí thư Đoàn thanh niên: Nguyễn Văn Long
17. Phó Bí thư Đoàn thanh niên: Nguyễn Hữu Nam
18. Ban Liên lạc thanh niên xung phong: Nguyễn Thị Luyến
19. Cán bộ thủy nông: Văn Thị Quế
20. Cán bộ thủy nông: Lê Thị Dữ
Sở dĩ chúng tôi nói rằng mỗi thôn ít nhất 20 người là bởi ngoài các chức danh đã được kiêm nhiệm thì mỗi thôn còn có cán bộ y tế, giáo viên mầm non…, những người hoạt động bằng quỹ dân nuôi nhưng từ xã Quảng Vinh đến tỉnh Thanh Hóa đều không đưa vào danh sách để báo cáo Thủ tướng. Mỗi vụ lúa, người dân xã Quảng Vinh phải nộp “sản” để duy trì hoạt động của các cán bộ thuộc chi hội và đoàn thể cấp thôn. Mỗi chi hội, đoàn thể được hưởng 200 kg thóc/năm. Với số lượng 20 cán bộ/thôn thì tổng cộng cả 15 thôn xã Quảng Vinh phải có ít nhất 300 cán bộ cấp thôn.
Trong khi báo cáo của UNND tỉnh Thanh Hóa chỉ có 165 người. Đặc biệt trong báo cáo ấy, cấp phó của các đoàn thể các thôn đều bị gạt ra, không đưa vào danh sách. Vậy phó đoàn thể ở thôn có được gọi là cán bộ hay không? UBND tỉnh Thanh Hóa nói không, nhưng nếu theo “tiêu chí” của người dân, ông trưởng thôn và chính những người đang trực tiếp làm công việc này thì là có.
Bà Lê Thị Trâm, Phó Chi hội phụ nữ thôn 3 Thanh Minh khẳng định: Làm phó đoàn thể ở thôn cũng do dân bầu, cũng bỏ phiếu, cũng có ứng cử, đề cử. Chế độ được một năm một tạ lúa. Công việc chính là vận động người dân đóng góp theo chủ trương của cấp trên, ví dụ đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ bão lụt… Thậm chí động đất, sóng thần bên Nhật Bản cũng có trách nhiệm đi thu tiền đóng góp của dân.
Không tính bộ phận y tế, mầm non, số cán bộ cấp thôn ở xã Quảng Vinh đã là 300 người như đã nói trên, còn cấp xã?
Theo báo cáo của xã Quảng Vinh và UBND tỉnh Thanh Hóa thì cán bộ xã chỉ có 40 người. Trong đó có 22 cán bộ chuyên trách và 18 cán bộ không chuyên trách. Nhưng theo điều tra, khảo sát của chúng tôi, số lượng cán bộ làm việc trên xã cũng đã bị gạt đi rất nhiều, không đưa vào danh sách. Đó là các tổ chức như Hội Khuyến học, Ban liên lạc TNXP, giáo viên mầm non, cán bộ y tế, các phó đoàn thể như Hội người cao tuổi, lực lượng bảo vệ và số cán bộ xã hợp đồng… Những người này đều được hưởng phụ cấp từ nguồn đóng góp của dân, và nếu liệt kê chi tiết như cách tính của Phó Chủ tịch xã Quảng Vinh Dư Văn Tâm với PV NNVN trước đó là có cơ sở.
Trả lời của Chủ tịch xã Quảng Vinh
Sáng 12/7, ông Lê Quang Bảo (ảnh), Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh đã trả lời các PV báo chí một số vấn đề liên quan:
Thưa ông, trong danh sách UBND xã báo cáo cấp trên, toàn xã Quảng Vinh có 254 cán bộ nhưng báo cáo của UBND tỉnh gửi Thủ tướng Chính phủ lại chỉ có 205 cán bộ. Tại sao lại có sự chênh lệch này?
Báo cáo của xã thống kê cả cán bộ an ninh thôn, Hội khuyến học… nhưng theo quan điểm của UBND tỉnh thì những người này không phải là “cán bộ” nên tỉnh quyết định loại ra không đưa vào danh sách cán bộ.
Theo khảo sát của phóng viên tại các thôn thuộc xã Quảng Vinh vẫn có các Phó hội đoàn thể hoạt động, vậy tại sao xã không liệt kê những người này vào danh sách?
Việc các Hội đoàn thể bầu thêm cấp phó UBND xã không quản lý bởi quy định về phụ cấp cho các Hội đoàn thể rất rõ ràng họ cần thêm người để hoạt động thì họ tự bầu và phải san sẻ khoản phụ cấp của họ.
Ông có thể cho biết phụ cấp của các Hội đoàn thể được tính như thế nào?
Phụ cấp của Hội đoàn thể chỉ được 1 tạ thóc trên/vụ, mỗi năm được 2 tạ thóc. Nếu Hội đoàn thể tuyển thêm cấp phó thì họ sẽ phải san sẻ khoản phụ cấp này…
Người dân ở xã Quảng Vinh còn nghèo. Các Hội đoàn thể phải hoạt động bằng quỹ đóng góp của các hội viên nhưng ở Quảng Vinh lại thu “sản” để duy trì hoạt động Hội ở cấp thôn trong khi Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương phải khoan sức dân không được phép tùy tiện thu các loại phí?
Ở cương vị Chủ tịch UBND xã tôi thực hiện theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Việc thu “sản” của bà con là dựa theo nhu cầu thực tế của địa phương, và cũng cần các Hội đoàn thể để khi triển khai các chương trình của Đảng, của Chính phủ như chương trình Nông thôn mới chẳng hạn, phải có người tuyên truyền thì dân mới hiểu và tham gia. Chúng tôi đã đưa ra bàn và thống nhất với dân ở các thôn về mức thu.
Khi các hộ dân không có tiền nộp sản chính quyền địa phương xử lý như thế nào, theo một số hộ dân phản ánh, UBND xã “trấn trừ” tiền trợ cấp của họ?
Việc thu tiền được thực hiện ở dưới các thôn chứ không phải UBND xã thu. Hộ không có tiền nộp vụ này sẽ được ghi nợ vào vụ sau, năm sau. Cũng có trường hợp nhiều năm không nộp vẫn ghi nợ.
Và đề nghị của UBND tỉnh Thanh Hóa “Tại xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, qua xác minh kiểm tra cho thấy, số lượng cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách được bố trí theo đúng quy định, một số chức danh thấp hơn so với quy định của Chính phủ. Song, điều đáng tiếc là Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đăng tin không chính xác, thông tin chưa được xác minh cụ thể để Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương phải phân tâm; đồng thời gây hiểu nhầm trong nhân dân và bức xúc trong xã hội. Cũng trong thời gian vừa qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng đã đăng nhiều bài có nội dung thiếu khách quan, sai sự thật như: Tan tành rừng phòng hộ Sông Chu, Đói lay lắt tại miền Tây Thanh Hóa, Chính quyền dâng đất vàng cho doanh nghiệp, Khi lòng dân chưa yên… UBND tỉnh thanh Hóa đã có văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ TT-TT, Bộ NN-PTNT nhưng chưa được xem xét giải quyết. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ trưởng các Bộ: Nội vụ, TT-TT, NN-PTNT (Cơ quan chủ quản của Báo NNVN) kiểm tra, xác minh, kết luận vụ việc và xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật. (Trích công văn số 4715/UBND-THKH ngày 9/7/2012 của UBND tỉnh Thanh Hóa do Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Văn Chiến gửi Thủ tướng Chính phủ) |
-Ngân sách nào kham nổi?:3 số liệu và trả lời của Chủ tịch xã Quảng Vinh
- Phá ổ cá độ bóng đá, lộ ra cán bộ tỉnh (VNN). Chuyện khó tin về “sổ đỏ” -Quản lý đất đai lỏng lẻo, để “kẻ gian” chui vào lập khống cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cạo sửa hồ sơ theo dõi… nhưng cơ quan chức năng lại lần lữa, trốn tránh trách nhiệm gây ra nhiều hệ lụy cho người dân.- Đại biểu Quốc hội giám sát tòa án thay HĐND (PLTP).
Cận cảnh đô thị hoang của các ông lớn (VnMedia 14-7-12) -- Không khác gì phế tích La Mã! Có khác là La Mã có phế tích sau khi đã qua một thời kỳ cực thịnh vàng son, Việt Nam "đốt giai đoạn": Chưa có thời vàng son mà đã có phế tích rồi!
Nguyễn Bá Thanh nói xách mé một ông cựu y tá nào đó? Từ chuyện mổ ruột thừa, ông Nguyễn Bá Thanh nói về y đức (infonet 14-7-12) Mới nhớ lại bài này, cũng nên đọc: Nguyễn Bá Thanh: nhà cải cách hay độc tài (BBC 17-4-12)
Ba Tư tranh Châu? Bán đấu giá món quà của Thủ tướng (VnEx 14-7-12) -- Thủ tướng muốn bán phứt cái tượng "Luỡng Long tranh Châu" này là phải! Mỗi lần nhìn nó Thủ tướng lại nhớ đến Tư Sang mà ứa gan!
Những món quà tri ân thanh niên xung phong
TPO - Sáng 13–7), Báo Tiền Phong, Thành Đoàn Đà Nẵng phối hợp với Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tổ chức Lễ trao 30 sổ tiết kiệm tình nghĩa (5 triệu đồng một suất) cho cựu TNXP TP Đà Nẵng.
Những cựu TNXP khốn khó ở sài thành
Mỹ có quá nhiều bằng sáng chế? Why There Are Too Many Patents in America (Atlantic 12-8-12) -- Nhiều người cho rằng một quốc gia càng có nhiều bằng sáng chế là càng tốt. Richard Posner nói tại sao tư tưởng đó là sai!
- TS Lê Xuân Nghĩa: Điều hành còn giật cục (VOV).
- TPP có phân biệt đối xử với doanh nghiệp nhà nước? (TVN). - Đầu tư công chèn ép đầu tư tư nhân (PLTP).- Việt – Nhật xúc tiến dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (SGGP).
- Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính: Nguy cơ lạm phát vẫn ở phía trước… (Hải quan).
- Bảo lãnh ngân hàng: Cần thiết phải siết chặt (ĐĐK). - Lộ thêm những ngân hàng phải tái “cơ cấu” (Petrotimes). - Thực hư lãi khủng ngân hàng.
-Đằng sau nợ xấu (TP 14-7-12) -Cần phải có biện pháp để những khoản lợi nhuận "bất hợp lý" bị "biến mất" Lại bàn về xử lý "nợ xấu, nợ đẹp" khi con số nào cũng là "ẩn số"
. 200 ngàn tỷ đồng nợ xấu: “Không AMC, không xử lý được!” -"Nếu không thành lập AMC để giải quyết ngay vấn đề nợ xấu, chúng ta có thể suy giảm liên miên từ nay đến năm 2017-2018"...
- Vì sao giấu bệnh? (ĐV). - Lập công ty để mua bán nợ (NLĐ). – 10 giải pháp xử lý nhanh 50% nợ xấu ngân hàng?(VnEco). - Lại bàn về xử lý “nợ xấu, nợ đẹp” khi con số nào cũng là “ẩn số”(Tầm nhìn). - Chống nợ đọng cách nào? (DĐDN). – Tiền vẫn ế tại các ngân hàng thương mại (TBKTSG).
- Giảm lãi suất cho vay: Sướng nhất là bất động sản? (VEF).
- Nhiều người đòi nợ trở thành kẻ đi van xin (VNE).
Chủ tịch KienLongBank bị phạt vì bán “chui” cổ phiếu STB
- 6 tháng, VietinbankSc báo lãi ròng gần 43 tỷ đồng (VnEco).
- Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng/lần (VOV). - Đến năm 2013 giá bán điện bình quân theo giá thị trường (SGGP).
- Sẽ tăng tần suất điều chỉnh giá xăng dầu? (VnEco).
- EVN thiếu tiền đầu tư, khó khăn về vốn trả lãi vay (VnEco).
- Giật mình hết gạo… (ĐĐK).
- Một quả trứng, năm lần đóng phí: Cần rà soát lại khâu “hành thu”… quả trứng (DV).
Một cổ ba tròng, cá tra bế tắc (VEF 14-7-12)
- Cà phê Việt Nam đang được giá (VOV).
- Đầu tư lớn, hiệu quả thấp (CAND).
- Vì sao trái phiếu Quốc Cường Gia Lai và nhiều DN lớn khác ế ẩm (ĐV).
- GDP Trung Quốc thấp nhất trong 3 năm (VNE).- Media Mart “treo đầu dê bán thịt chó”? (GĐVN).
- Xe ga đua nhau giảm giá, vẫn ảm đạm (VnMedia).
- Việt Nam và xung đột thương mại Mỹ – Trung (VEF).- Trung Quốc đang điều khiển nguồn cung khoáng sản thế giới (CafeF). - Trung Quốc sẽ duy trì chính sách tiền tệ thận trọng (TTXVN).
[Bình luận] Đoạn cuối của sự “thần kỳ Việt Nam” ddkt
Một bài rất hay. Sau bài này, nhiều nhà đầu tư ngoại quốc, chính phủ ngoại quốc, sẽ có cái nhìn THỰC TẾ hơn về tình hình VN:
‘The End of the Vietnamese Miracle
So much for the next Asian success story.”
http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/11/the_end_of_the_vietnamese_miracle
Câu hai trên đây có ý mỉa mai rất “đau”: “So much for the next Asian success story”.
Câu này khó dịch, đại ý nghĩa là “Câu chuyện thành công kế tiếp tại châu Á chỉ có như vậy mà thôi, tới đây là chấm dứt”.
Bài này rất nặng nề, vì trong ngôn từ ngoại giao người ta tránh nói dứt khoát, kết luận, rằng “mọi sự chấm dứt” như vậy.
Thông thường chỉ nói “in danger” (gặp nguy hiểm), “meets with difficulty” (gặp khó khăn), “on slippery road” (trên con đường trơn trợt), v.v…
Chứ ít khi dùng từ “END of” (CHẤM DỨT) như vậy ngay trên tựa bài.
Điều này cần kinh nghiệm và tinh ý mới nhận ra.
—————
Thật ra tác giả sai lầm từ đầu, đó là VN CHƯA TỪNG CÓ bất cứ sự thần kỳ nào, thì làm sao mà mất hoặc chấm dứt.
TẤT CẢ 100% các sự “tiến bộ” trước đây đều là do nền KT tập trung, CP tiêu tiền vào các dự án lớn tại các thành phố lớn để “khoe mẻ” mà thôi, như bên Bắc Hàn vậy.
Và tiền đó là do in ra, do mượn về, do kiều hối, do bán dầu, than, v.v…
Chứ hoàn toàn không do nền KT và lại càng không do sự lãnh đạo đúng đắn nào tạo ra.
Sự tăng giá BĐS gấp 200 lần so với năm 1987 khi bắt đầu glasnost cũng đem lại 1 sự phồn vinh giả tạo, do nhiều người bổng nhiên giàu sụ, có tiền tiêu xài mạnh mẽ, từ đó kích thích nền KT.
Nhưng chính sự phồn vinh giả tạo này, như từng xảy ra bên Ireland và Tây Ban Nha vào thập niên trước, nay bị vỡ tan, hậu quả là tạo ra một sự sụp đổ dây chuyền trong nhiều ngành sản xuất lớn như sắt thép, xi măng, làm thua lỗ lớn lao và thất nghiệp tăng vọt toàn quốc.
Nhiều chi tiết khá rắc rối này, tác giả cũng như nhiều nhà quan sát, phân tích tình hình quốc tế không thể nhận ra, do họ chỉ thấy một bên của đồng tiền.
—————
Nếu CP Việt Nam thay vì cung cấp rất nhiều tiền vào Quốc doanh, lại đem cất nhà thương, trường học, thư viện, thì VN đã phát triển một cách căn cơ hơn nhiều, nhưng như vậy thì không có gì “thần kỳ” để đem khoe ngoại quốc.
Thử tính, 100 ngàn tỉ đồng vào Vinashin, nếu đem cất thư viện, mỗi cái 10 tỉ đồng, thì sẽ được 10 ngàn cái toàn quốc. Dân trí mở mang biết bao nhiêu cho 1 việc vĩ đại như vậy!
Nhưng như vậy thì lấy gì khoe ngoại quốc, và đâu có nuôi quan chức, do các thư viện đâu có làm gì ra tiền, quan chức làm sao chấm mút?
Hoặc đem cất 1 ngàn nhà thương, mỗi cái 1000 tỉ (50 triệu USD), thì đâu có gì là “hoành tráng”, tuy làm biết bao nhiêu dân chúng bớt đau khổ.
—————
Điều làm VN sụp đổ, và CHƯA HỀ CÓ BẤT CỨ SỰ TIẾN BỘ NÀO TRONG BẤT CỨ THỜI ĐIỂM NÀO TRONG KHI VIỆT CỘNG CẦM QUYỀN, chính là do các chính sách không coi dân chúng ra gì, mà chỉ lo nuôi nấng giai cấp cầm quyền Việt Cộng mà ra.
Các chính sách này nay là nguồn cội của mọi sự sụp đổ trong mọi ngóc ngách của mọi ngành nghề, khía cạnh xã hội, tại VN ngày nay và trong tương lai.