Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Bắt giam một trung tá công an Tiền Giang: Một "người hùng” trong vụ án Năm Cam lĩnh 10 năm tù

Tin liên quan:-Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”: Không thể xúc phạm báo chí
-Tướng Nguyễn Việt Thành trả lời về nghi ngờ "bảo kê" cho CA Tiền Giang 
-Khởi tố ba sĩ quan Công an Tiền Giang
 Vụ 3 sĩ quan Công an Tiền Giang bị khởi tố: Họ bị bắt vì tội gì? (Kỳ I)
--Chuyện về một người hai lần tự tử nhưng không… được chết!
  -Vì sao có "người hùng" trong vụ Năm Cam bị khởi tố?(Kỳ cuối)

-Một "người hùng” trong vụ án Năm Cam lĩnh 10 năm tù
(PetroTimes) - Ngày 16/7, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên Nguyễn Tuyến Dũng, nguyên Điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang 10 năm tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”.
Bị cáo Dũng được người thân chở đến tòa để nghe tuyên án. Dũng như bình tĩnh hơn ở phiên tranh tụng trước đó. Nghe tuyên án xong, bị cáo bình thản bước ra khán phòng trong ánh mắt đỏ hoe của người thân.
Đồng phạm với Dũng, ông Nguyễn Văn Nên tạm thoát án do đang điều trị tại Bệnh viện tâm thần Trung ương II. Ở cuối phiên tòa ngày hôm trước, bị cáo Dũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Trong phần được nói lời sau cùng, bị cáo muốn được gặp những người có liên quan, cụ thể là ông Nguyễn Việt Thành để đối chất và làm rõ về hành vi phạm tội của bị cáo.
Bị cáo thừa nhận, hành vi của bị cáo không thể hoàn thành khi không có lệnh từ ông Nguyễn Việt Thành chỉ đạo cho Nguyễn Văn Nên để cho bị cáo phải đứng trước tòa như ngày hôm nay.
Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Tuyến Dũng.
Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Nên (nguyên Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang) đã lợi dụng việc được phân công tham gia điều tra vụ án “Gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại tỉnh Bình Dương để đứng ra giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Vợ chồng bà Thu, ông Cư phát sinh mâu thuẫn quyền sử dụng 23.383 m2 đất với công ty Hưng Thịnh do ông Bùi Mạnh Lân làm Giám đốc. Vụ việc đã được khởi kiện theo thủ tục dân sự và đang được TAND huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương) thụ lý giải quyết theo thẩm quyền và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh Tiền Giang.
Nên lợi dụng đang là Điều tra viên trong Chuyên án Z.501 để giúp vợ chồng bà Thu, ông Cư lấy lại quyền sử dụng đất và chiếm dụng số tiền do vợ chồng này nộp trả lại cho công ty Hưng Thịnh.
Nên chỉ đạo Dũng mang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng để hưởng lợi bất chính trên 1,2 tỉ đồng. Hai bị cáo còn gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công ty Hưng Thịnh như: Không khai thác, sử dụng được thửa đất và không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một thời gian dài.
Từ năm 2003 đến 2007, Nên và Dũng gửi 5,25 tỉ và lấy lãi 1,2 tỉ đồng để tiêu xài. Đến tháng 9/2009, vợ chồng bà Thu, ông Cư mới nhận lại được số tiền trên. Đối với bị can Nên do đang điều trị bệnh tâm thần, cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra bị can và sẽ tiếp tục điều tra xử lý sau khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Nguyễn Văn Nên còn có hành vi ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, Phạm Văn Hướng, Đỗ Cao Bằng và một số người khác trái thẩm quyền. Nên và Dũng đã có hành vi để kéo dài thời gian tạm giam thêm 5 đến 6 ngày đối với các ông Bùi Mạnh Lân, Đỗ Cao Bằng và Nguyễn Đức Bình, kéo dài thời hạn tạm giam 26 ngày đối với ông Phạm Văn Hướng. Cơ quan điều tra của VKS Tối cao đã không xem xét hành vi này do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
HĐXX nhận định, trong quá trình điều tra, xét xử, bị cáo cố tình khai báo quanh co, thiếu thành khẩn nên dẫn đến vụ án bị kéo dài. Tại phiên tòa, bị cáo không tỏ ra ăn năn, hối cải nên cần phải xử lý nghiêm khắc.
HĐXX xác định ông Lân và công ty Hưng Thịnh có thiệt hại và ghi nhận ý kiến của luật sư và dành cho bị hại quyền khởi kiện trong vụ án dân sự khác.
HĐXX xét thấy, ông Nguyễn Văn Nên ký lệnh bắt khẩn cấp ông Bùi Mạnh Lân, Phạm Văn Hướng, Đỗ Cao Bằng và một số người khác trái thẩm quyền và kéo dài thời gian tạm giam đã cấu thành hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, thời gian truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết, cơ quan điều tra VKS Tối cao không truy cứu hành vi này là hoàn toàn có cơ sở.
Đối với số tiền lãi 1,2 tỉ đồng chiếm đoạt gửi tiết kiệm ngân hàng lẽ ra ông Cư và bà Thu được hưởng, tuy nhiên ông Cư và bà Thu đã có đơn không yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền này nên HĐXX không xem xét.
HĐXX đã tuyên bị cáo Dũng 10 năm tù về tội “Lạm quyền trong khi thi hành công vụ”,


-Bắt giam một trung tá công an Tiền Giang
Thứ Ba, 20/11/2012 15:05

(NLĐO) - Trung tá Nguyễn Tuyến Dũng bị khởi tố vì đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ trong thời gian tham gia điều tra vụ án Năm Cam và đồng bọn giai đoạn 2.

Sáng 29-11, tại Tiền Giang, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Tuyến Dũng (trung tá, điều tra viên Công an tỉnh Tiền Giang) để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 281, Bộ Luật Hình sự.

Sau đó cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khám xét nhà của trung tá Dũng tại phường 2, thành phố Mỹ Tho.


Nhà riêng của trung tá Dũng bị khám xét vào sáng 20-11

Trung tá Dũng được phân công điều tra vụ án Năm Cam và đồng bọn giai đoạn 2. Năm 2003, trung tá Dũng đã trực tiếp điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng và đã thi hành lệnh bắt, khám xét đối với Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng.

VKSND Tối cao cho rằng, khi ông Lân, Hướng được thay đổi biện pháp ngăn chặn nhưng trung tá Dũng không thực hiện mà kéo dài thời gian tạm giam.

Ngoài ra, trung tá Dũng còn bị cáo buộc đã “nhúng tay” vào giải quyết một vụ án dân sự .

Tin-ảnh: M.Sơn
-- Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam” Thời gian gần đây, sau khi vụ án “gây rối trật tự công cộng” xảy ra tại Công ty Gas Bình Dương (Bidgasco) được đình chỉ điều tra và đặc biệt là đầu tháng 7 năm nay, khi Cục Điều tra hình sự của Viện KSND tối cao tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 cựu sĩ quan thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Tiền Giang để điều tra về hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã dấy lên dư luận liên quan đến tướng Công an Nguyễn Việt Thành. Có cơ quan truyền thông kiến nghị “xem xét lại vụ án Năm Cam” vì  “đã có trường hợp oan sai” rồi còn cho rằng báo chí trong thời gian ấy đã “bám theo ông Tư Bốn” mà “góp phần tạo ra những oan sai”. Bản chất của vấn đề này như thế nào và khía cạnh phi logic của lập luận “xét lại” được Thanh Niên phân tích dưới đây:
Thực hư một vụ “oan sai”

“Vụ bắt oan sai ông Bùi Mạnh Lân, Đỗ Cao Bằng… là điển hình của việc vi phạm luật pháp. Vụ việc xảy ra ở Bình Dương, nhưng Công an Tiền Giang thực hiện lệnh bắt, rồi huy động hàng chục cảnh sát xông đến trụ sở một đơn vị kinh tế và bất chấp các quy định về tố tụng”. Thực tế có đúng như dư luận ấy?
Phiên tòa xét xử vụ án Năm Cam - ảnh: Ngọc Hải
Trở lại hồ sơ chuyên án Năm Cam giai đoạn 2, hành trình tố tụng cam go của vụ án này hoàn toàn khác. Đặc biệt là khi các hoạt động điều tra luôn đặt dưới sự kiểm soát gắt gao của Viện KSND tối cao và chịu sự chỉ đạo của Ban Nội chính T.Ư thời điểm bấy giờ. Và mặc dù ngày 16.8.2004, Viện KSND tối cao đã ra các quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra đối với 7 bị can trong vụ án, nhưng chưa ai khẳng định vụ án này là oan sai. Đó là chưa nói, các quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt giam trong vụ án đều có sự phê chuẩn của Viện KSND tối cao; do vậy, theo luật định, nếu xảy ra oan sai thì cấp tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm bồi thường là Viện KSND tối cao chứ không phải là Cơ quan CSĐT và tướng Nguyễn Việt Thành.
Trên thực tế, khi đánh giá về vai trò của các ông Lân và Bằng trong vụ án, tại văn bản ngày 11.6.2003 (phúc đáp công văn đề nghị phê chuẩn lệnh tạm giam Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng của Cơ quan CSĐT - Bộ Công an), Viện KSND tối cao đã có ý kiến: “Theo nội dung công văn và nghiên cứu một số bản cung của các bị can Bùi Mạnh Lân, Đỗ Cao Bằng khai các ngày 28, 29, 30.5.2003 do Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Tiền Giang xét hỏi thể hiện: Bùi Mạnh Lân - Giám đốc Công ty Hưng Thịnh có góp vốn 2,6 tỉ vào Công ty Gas Bình Dương, ủy quyền cho Đỗ Cao Bằng - Phó giám đốc đứng tên. Do có quyền lợi Công ty Gas Bình Dương, đang tranh chấp với Nguyễn Văn Tạo nên đã họp bàn tổ chức gây rối ở Công ty Gas Bình Dương ngày 18.9.2000. Với nội dung tài liệu đã điều tra được nêu trên, đến nay có cơ sở để xem xét việc phê chuẩn tạm giam đối với Bùi Mạnh Lân”.
Đến ngày 5.12.2003, trong công văn chuyển hồ sơ vụ án về cho Viện trưởng Viện KSND tỉnh Bình Dương viết cáo trạng truy tố 7 bị can ra tòa, kiểm sát viên Bùi Đăng Bình, Phó vụ trưởng Vụ I - thừa ủy quyền của Viện trưởng Viện KSND tối cao - cũng nói rõ: “Vụ I thấy rằng nội dung sự việc phạm tội gây rối trật tự công cộng xảy ra ngày 18.9.2000 tại Công ty Gas Bình Dương cơ bản đúng như đã nêu tại bản kết luận điều tra. Hành vi của các bị can Lân, Bằng, Hướng, Bình, Thọ, Có, Luông, Hùng có đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Gây rối trật tự công cộng”…”
Thế nhưng ngày 16.6.2004, Ban Nội chính T.Ư có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND tối cao và Chánh án TAND tối cao. Nội dung thể hiện ngày 16.2.2004, Tỉnh ủy Bình Dương có công văn số 485/CV-TU gửi Viện KSND tối cao nêu ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy đề xuất đường lối giải quyết vụ án như sau: “Vụ việc xảy ra đã lâu, thiệt hại xảy ra không lớn, các bên tranh chấp đã được TAND tỉnh Bình Dương hòa giải thành, tự thỏa thuận phân chia tài sản, không còn khiếu nại; Hành vi của các bị can cấu thành tội gây rối trật tự công cộng nhưng việc xử lý hình sự hiện nay không còn mang tính thời sự và có ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh, chỉ cần xử lý hành chính cũng thỏa đáng. Thời gian bị tạm giam cũng đủ để giáo dục, răn đe các bị can và phòng ngừa chung. Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị Viện KSND tối cao có ý kiến chỉ đạo Viện KSND tỉnh Bình Dương xử lý vụ án theo thẩm quyền”.
Mặc dù lúc bấy giờ, mong muốn của tướng Nguyễn Việt Thành là “hành vi phạm tội của các bị can đã rõ, tính chất phạm tội nghiêm trọng do đó cần phải đưa ra truy tố, xét xử để đảm bảo sự công bằng, bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật”, nhưng thẩm quyền thuộc về Viện KSND tối cao và vụ án cuối cùng đã được đình chỉ như đã nói trên. Như vậy sao có thể đặt vấn đề Cơ quan điều tra làm oan sai người vô tội được?
Còn tại sao tội phạm ở TP.HCM lên Bình Dương gây án mà Công an Tiền Giang lên bắt thì vấn đề này thực ra không có gì mới. Nhiều năm trước đây cũng từng có người thắc mắc như vậy và trong báo cáo gửi Ban Nội chính T.Ư tháng 7.2004, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã phân tích:
“Do khai thác mở rộng vụ án Trương Văn Cam, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Tiền Giang đã phát hiện các đối tượng do Bằng, Bình thuê gây rối tại Công ty Gas Bình Dương là những đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự, không có việc làm, địa chỉ rõ ràng, các đối tượng này có biểu hiện gây cản trở cho việc điều tra. Nên tại cuộc họp lúc 13 giờ 30 ngày 22.3.2003, đồng chí trung tướng Nguyễn Việt Thành đã chỉ đạo Công an Tiền Giang bắt khám xét khẩn cấp 5 đối tượng trên. Theo báo cáo nhanh ngày 27.4.2003 của C14-C3 do đồng chí Hoàng Tân Việt - Phó cục trưởng ký, căn cứ vào tài liệu trinh sát của C14-C3 cung cấp thấy Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng có biểu hiện bán nhà, cổ đông, không về nơi thường trú gây khó khăn cho việc trinh sát theo dõi, có dấu hiệu bỏ trốn và đề xuất đồng chí trung tướng Nguyễn Việt Thành chỉ đạo C16-C3 và Tổ A4 (Tổ điều tra thuộc Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Tiền Giang được trưng dụng điều tra vụ án Trương Văn Cam), áp dụng ngay biện pháp ngăn chặn bắt giữ Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng đề phòng đối tượng chạy trốn. Đồng chí Nguyễn Việt Thành đã đồng ý đề xuất. Ngày 29.4.2003, Công an Tiền Giang đã ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp và các đơn vị liên quan đã tổ chức thực hiện lệnh. Việc này là phù hợp với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thẩm quyền điều tra đối với Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm”.
Trên thực tế, Viện KSND tối cao là cơ quan thay mặt Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm sát điều tra và kiểm soát hoạt động tư pháp, cho đến thời điểm này cũng chưa có ý kiến gì về việc có hay không vi phạm tố tụng trong vụ án này. Do vậy đặt vấn đề “xem xét lại” vụ án Năm Cam ở đây là không thỏa đáng.
Hoàng khánh
- Nghịch lý của chuyện đòi “xem xét lại vụ án Năm Cam”

Tổng số lượt xem trang