-Kinh Điển - Tranh chấp Việt-Trung: The Sino-Vietnamese dispute over territorial claims 1974-1979: Vietnamese nationalism and its consequences (International Journal of Asian Studies 2-2011) -- Bài quan trọng, may mà tìm ra!◄◄
-Đầu năm 1958, trong bối cảnh Hà Nội theo đuổi cuộc "đấu tranh vũ trang" trong giai đoạn mới để giải phóng miền Nam, Hà Nội cần gia tăng sự viện trợ về quân sự và kinh tế từ Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, Bắc Kinh đã biến cuộc khủng hoảng không có liên quan thành cơ hội, nhằm khẳng định lợi ích lãnh thổ của mình ở biển Đông, vào thời điểm mà Hà Nội đang suy yếu và phụ thuộc rất lớn vào sự giúp đỡ của Trung Quốc.
Cuối tháng 8 năm 1958, Mao liều lĩnh quyết định bắn phá đảo Kim Môn (Quemoy), châm ngòi cho Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai và leo thang thành xung đột quân sự với Mỹ.
Ngày 4 tháng 9 năm 1985, Bắc Kinh tuyên bố, lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa "gồm đại lục Trung Hoa, các đảo dọc bờ biển, Đài Loan và các đảo bao quanh, gồm Quần đảo Penghu, Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Quần đảo Trung Sa, Quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo ngoài biển khơi khác"(20). Ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Việt Nam, Phạm Văn Đồng, gửi Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai, một bức thư "công nhận và ủng hộ tuyên bố ngày 4 tháng 9 của Bắc Kinh" (21).
Thực tế, lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có quyền về mặt pháp lý để nhượng bất kỳ phần lãnh thổ nào ở phía nam của vĩ tuyến 17 cho Trung Quốc, vì vùng lãnh thổ đó thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa.
Sau đó, ngày 10 tháng 6 năm1977, khi bị Phó Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Tiên Niệm thách thức, ông Phạm Văn Đồng lập luận rằng, quan điểm trước đó của Việt Nam là "vấn đề cần kíp trong thời chiến" để ủng hộ yêu sách của Trung Quốc trong chiến tranh, vì cần phải "đặt công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ lên trên hết" (22).
Đáp lại lập luận đó, ông Lý Tiên Niệm cho rằng: "Vào ngày 14 tháng 9 năm 1958, khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng....công nhận trong bức công hàm gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai, rằng Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc, thì không có chiến tranh ở Việt Nam" (23).
Nguyên văn tiếng Anh (trang 193, tức trang 5 trong tài liệu):
"In early 1958, as Hanoi pursued a new phase of “armed struggle” to liberate South Vietnam, it
needed increased Chinese economic and military aid. In this context, Beijing turned an unrelated
crisis into an opportunity to exert its territorial interest in the South China Sea at a juncture when
Hanoi was weak and heavily dependent on China’s help. In late August 1958, Mao riskily
decided to shell the island of Quemoy, provoking the second Taiwan Strait Crisis that escalated
into a military showdown with the United States. On 4 September 1958, Beijing declared that the
territory of the PRC “includes the Chinese main-land, its coastal islands, Taiwan, and its
surrounding islands including the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha (Paracel)
Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha (Spratly) Islands and all other coastal islands by the
high seas.”20 On 14 September 1958, Vietnamese Prime Minister Pham Van Dong sent to
Chinese Premier Zhou Enlai a letter which “recognizes and supports Beijing’s September 4
declaration.”21 In reality, the leader¬ship of the DRV had no legal right to cede any territory
south of the Seventeenth Parallel to China because it was part of the RSV’s territorial
sovereignty. Later, on 10 June 1977, when challenged by Chinese Vice-Premier Li Xiannian,
Pham Van Dong rationalized Vietnam’s earlier position by arguing that it was a “matter of war
necessity” to support China’s claims during the war because of the need to “place resistance to
U.S. imperialism above everything else.”22 In rebuttal, Li Xiannian replied: “There was no war
going on in Vietnam when on September 14, 1958 Premier Pham Van Dong ... acknowledged in
his note to Premier Zhou Enlai that the Xisha and Nansha Islands are Chinese territory.”23"