Bức Bình văn của Lê Huy Miến (ảnh) được xem là một trong những tác phẩm sơn dầu đầu tiên của nền hội họa nước nhà, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật VN. Việc bức tranh được phát hiện và còn nguyên vẹn cho tới bây giờ như là sự ưu ái của số phận.
Từ 30 năm trước khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập, ở nước ta đã có một họa sĩ sơn dầu tài danh, đó là Lê Huy Miến (1873-1943).
Lê Huy Miến sinh ra trong gia đình khoa bảng tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã Nghi Long), H.Nghi Lộc, Nghệ An. Cha ông là Lê Năng Nghiêm, người giữ nhiều chức quan dưới triều Nguyễn, trong đó có chức Án sát Hải Dương. Bản thân Lê Huy Miến là người học rộng tài cao, có tư tưởng chống Pháp nên e ngại chốn quan trường. Mãi đến năm 1902, Lê Huy Miến theo Đào Tấn về kinh, giữ chức Hành tẩu bộ Công. Cuộc đời ông gắn bó nhiều với việc dạy học. Ở Huế, ông từng dạy tại trường Quốc học, trường École des Mandarins. Năm 1923, ông giữ chức Tế tửu (hiệu trưởng) tại trường Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Con đường hội họa đến với Lê Huy Miến bắt đầu từ khi ông sang Pháp du học theo chương trình tuyển chọn con của quan lại triều đình, đào tạo thành quan chức cấp cao cho chính quyền thuộc địa. Năm 1892, Lê Huy Miến tới Paris học tại trường Thuộc địa (École Coloniale) ở Paris, cùng với Hoàng Trọng Phu (con trai của Hoàng Cao Khải) và Thân Trọng Huề (con trai của Thân Văn Nhiếp - Tổng đốc Bình Phú).
Sau khi tốt nghiệp trường Thuộc địa, vì không muốn về làm quan, Lê Huy Miến ở lại tiếp tục theo học tại trường Mỹ thuật Paris (École des Beaux - Arts de Paris). Từ đây, ông được biết tới nghệ thuật vẽ sơn dầu và trở thành người vẽ tranh sơn dầu đầu tiên của Đông Dương, người họa sĩ “Tây học” đầu tiên ở VN. Với tài năng xuất sắc, ông được trường Mỹ thuật Paris cử sang Rome (Ý) trang trí cho tòa thánh Vatican. Nhưng cuối cùng, trường Thuộc địa đã không chấp thuận. Tác phẩm đầu tiên của Lê Huy Miến là bức chân dung cụ Nguyễn Văn Mạ, vẽ năm 1894 tại Paris. Hầu hết các bức tranh của ông vẽ chân dung, truyền thần như chân dung cụ Tú Mền, cụ Lê Văn Hy, Đào Tấn, vua Thành Thái…, hiếm hoi mới có bức tranh vẽ cảnh sinh hoạt như Bình văn.
Bức tranh bí ẩn
Trong ký ức của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến (nguyên chuyên viên nghiên cứu của Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật), vẫn còn nguyên những kỷ niệm khi tìm thấy tác phẩm hội họa vô giá này.
Đó là những năm 1969 - 1970. Tình cờ, bức tranh được tìm thấy ở nhà cụ Nguyễn Đình Chữ ở đường Khâm Thiên, Hà Nội. Theo nhiều tài liệu, lúc đầu, bức tranh ở nhà cụ Nguyễn Phúc Đoan ở làng Kim Liên, rồi sau đó mới đến tay cụ Hội là cha cụ Chữ. Bức tranh được truyền qua tay nhiều người con trai của cụ Hội. Cuối cùng, cụ Chữ là người con giữ bức tranh cổ, quý giá.
Nói bức tranh bí ẩn là bởi người ta không tìm thấy tên tác phẩm, tên người vẽ, năm vẽ. Cụ Nguyễn Đình Chữ cũng không hay biết, chỉ nhớ rằng từ nhỏ bức tranh đã được treo ở nhà. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (khi ấy là Viện trưởng Viện Mỹ thuật) cùng nhiều họa sĩ, nhà nghiên cứu đã tới thẩm định và kết luận bức tranh là của Lê Huy Miến. Bức tranh có bố cục cân xứng, vẽ tả thực, theo phong cách cổ điển của hội họa phương Tây trùng hợp với lối vẽ của Lê Huy Miến. Việc tìm thấy bức tranh vào thời gian đó đã làm chấn động giới mỹ thuật. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đã từng nhận xét: bức Bình văn làm cho hội họa hiện đại VN có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời.
Vì sao bức tranh lại không đề tên tác giả? Có tài liệu viết rằng bức Bình văn vẽ theo một bức ảnh, do ký giả người Anh - Alfred Cunningham, chụp trong chuyến đi tới Hà Nội vào những năm 1900. Chính vì vậy, Lê Huy Miến đã không đề tên mình vào tranh.
Viện trưởng Nguyễn Đỗ Cung đã giao cho nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến tới nhà cụ Chữ (con trai cụ là nhà điêu khắc Mạnh Quân) để thương lượng mua lại bức tranh. Bà Yến kể: “Trong những lần thương lượng, tôi đều viết tên bức tranh là Bình văn. Mọi người dần quen gọi bức tranh với cái tên này”. Đi đi lại lại nhiều lần, nhưng việc thương lượng mãi không xong. Cụ Chữ muốn để lại bức tranh với giá 1.000 đồng nhưng khi đó, bảo tàng không có đủ tiền. Về sau, cụ đồng ý đổi lấy chiếc xe đạp Pơ - giô thì bảo tàng không tìm mua được. “Bảo tàng cũng dần quên đi việc mua lại bức Bình văn. Mãi tới năm 1972, khi đó cụ Chữ đã mất, anh Mạnh Quân tới bảo tàng và đề nghị để lại bức tranh với giá 900 đồng. Lúc đó bom đạn, mọi người đang đi sơ tán, bảo tàng chưa có đủ số tiền lớn như vậy” - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến kể lại.
Giống như định mệnh, cuối năm 1972, khi ấy họa sĩ Nguyễn Văn Y là Viện trưởng thay họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, đang cho chuẩn bị tổ chức một cuộc triển lãm tranh. Nhà phê bình Nguyễn Hải Yến bỗng nhớ tới bức Bình văn của cụ Lê Huy Miến liền xin bảo tàng mua lại. “Thật kỳ lạ, mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi. Bảo tàng đã có đủ tiền để mua tranh. Tôi vẫn nhớ đó là buổi chiều mùa đông lạnh giá tháng 12. Tôi thuê một chuyến xích lô tới chở bức tranh Đêm khuya chờ xe điện ngầm mượn của ông Thanh Đức ở đường Khâm Thiên cho triển lãm. Tiện đường tôi tới nhà anh Mạnh Quân chở luôn bức Bình văn về bảo tàng. Chỉ vài ngày sau, máy bay B52 của Mỹ thả bom xuống Hà Nội, phố Khâm Thiên bị nặng nhất” - bà Yến nhớ lại. Khi bà quay trở lại nhà ông Mạnh Quân, chỗ treo bức tranh trước đó đã thành đống đổ nát. Về sau, khi nghĩ lại, bà Yến vẫn thấy như định mệnh “bức Bình văn quý giá đã được cứu sống”.
- Nguồn:Lê Huy Miến sinh ra trong gia đình khoa bảng tại làng Ông La, xã Kim Khê (nay là xã Nghi Long), H.Nghi Lộc, Nghệ An. Cha ông là Lê Năng Nghiêm, người giữ nhiều chức quan dưới triều Nguyễn, trong đó có chức Án sát Hải Dương. Bản thân Lê Huy Miến là người học rộng tài cao, có tư tưởng chống Pháp nên e ngại chốn quan trường. Mãi đến năm 1902, Lê Huy Miến theo Đào Tấn về kinh, giữ chức Hành tẩu bộ Công. Cuộc đời ông gắn bó nhiều với việc dạy học. Ở Huế, ông từng dạy tại trường Quốc học, trường École des Mandarins. Năm 1923, ông giữ chức Tế tửu (hiệu trưởng) tại trường Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Bức Bình văn của Lê Huy Miến - Ảnh: Tư liệu |
Bức Bình văn làm cho hội họa hiện đại VN có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời | ||
Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân | ||
Bức tranh bí ẩn
Trong ký ức của nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến (nguyên chuyên viên nghiên cứu của Viện Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật), vẫn còn nguyên những kỷ niệm khi tìm thấy tác phẩm hội họa vô giá này.
Đó là những năm 1969 - 1970. Tình cờ, bức tranh được tìm thấy ở nhà cụ Nguyễn Đình Chữ ở đường Khâm Thiên, Hà Nội. Theo nhiều tài liệu, lúc đầu, bức tranh ở nhà cụ Nguyễn Phúc Đoan ở làng Kim Liên, rồi sau đó mới đến tay cụ Hội là cha cụ Chữ. Bức tranh được truyền qua tay nhiều người con trai của cụ Hội. Cuối cùng, cụ Chữ là người con giữ bức tranh cổ, quý giá.
Nói bức tranh bí ẩn là bởi người ta không tìm thấy tên tác phẩm, tên người vẽ, năm vẽ. Cụ Nguyễn Đình Chữ cũng không hay biết, chỉ nhớ rằng từ nhỏ bức tranh đã được treo ở nhà. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (khi ấy là Viện trưởng Viện Mỹ thuật) cùng nhiều họa sĩ, nhà nghiên cứu đã tới thẩm định và kết luận bức tranh là của Lê Huy Miến. Bức tranh có bố cục cân xứng, vẽ tả thực, theo phong cách cổ điển của hội họa phương Tây trùng hợp với lối vẽ của Lê Huy Miến. Việc tìm thấy bức tranh vào thời gian đó đã làm chấn động giới mỹ thuật. Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân đã từng nhận xét: bức Bình văn làm cho hội họa hiện đại VN có thêm một phần tư thế kỷ tuổi đời.
Vì sao bức tranh lại không đề tên tác giả? Có tài liệu viết rằng bức Bình văn vẽ theo một bức ảnh, do ký giả người Anh - Alfred Cunningham, chụp trong chuyến đi tới Hà Nội vào những năm 1900. Chính vì vậy, Lê Huy Miến đã không đề tên mình vào tranh.
Viện trưởng Nguyễn Đỗ Cung đã giao cho nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến tới nhà cụ Chữ (con trai cụ là nhà điêu khắc Mạnh Quân) để thương lượng mua lại bức tranh. Bà Yến kể: “Trong những lần thương lượng, tôi đều viết tên bức tranh là Bình văn. Mọi người dần quen gọi bức tranh với cái tên này”. Đi đi lại lại nhiều lần, nhưng việc thương lượng mãi không xong. Cụ Chữ muốn để lại bức tranh với giá 1.000 đồng nhưng khi đó, bảo tàng không có đủ tiền. Về sau, cụ đồng ý đổi lấy chiếc xe đạp Pơ - giô thì bảo tàng không tìm mua được. “Bảo tàng cũng dần quên đi việc mua lại bức Bình văn. Mãi tới năm 1972, khi đó cụ Chữ đã mất, anh Mạnh Quân tới bảo tàng và đề nghị để lại bức tranh với giá 900 đồng. Lúc đó bom đạn, mọi người đang đi sơ tán, bảo tàng chưa có đủ số tiền lớn như vậy” - nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Hải Yến kể lại.
Giống như định mệnh, cuối năm 1972, khi ấy họa sĩ Nguyễn Văn Y là Viện trưởng thay họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, đang cho chuẩn bị tổ chức một cuộc triển lãm tranh. Nhà phê bình Nguyễn Hải Yến bỗng nhớ tới bức Bình văn của cụ Lê Huy Miến liền xin bảo tàng mua lại. “Thật kỳ lạ, mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi. Bảo tàng đã có đủ tiền để mua tranh. Tôi vẫn nhớ đó là buổi chiều mùa đông lạnh giá tháng 12. Tôi thuê một chuyến xích lô tới chở bức tranh Đêm khuya chờ xe điện ngầm mượn của ông Thanh Đức ở đường Khâm Thiên cho triển lãm. Tiện đường tôi tới nhà anh Mạnh Quân chở luôn bức Bình văn về bảo tàng. Chỉ vài ngày sau, máy bay B52 của Mỹ thả bom xuống Hà Nội, phố Khâm Thiên bị nặng nhất” - bà Yến nhớ lại. Khi bà quay trở lại nhà ông Mạnh Quân, chỗ treo bức tranh trước đó đã thành đống đổ nát. Về sau, khi nghĩ lại, bà Yến vẫn thấy như định mệnh “bức Bình văn quý giá đã được cứu sống”.
Minh Ngọc