Người nông dân Trung Quốc ngày nay cũng không khác mấy với ngày xưa. (Hình: tin247.com)
- -Bản giao kèo bí mật đã thay đổi Trung Quốc(danlambao)
Kestenbaum & Jacob Goldstein * Trần Quốc Việt (danlambao) dịch - Vào năm 1978 những nông dân tại một làng Trung Quốc nhỏ tên Tiểu Cương tụ họp lại trong một túp lều tranh vách đất để ký một bản giao kèo bí mật. Họ nghĩ vì bản giao kèo ấy họ có thể bị tử hình. Thay vì vậy, chính bản giao kèo ấy cuối cùng đã thay đổi sâu sắc nền kinh tế Trung Quốc về nhiều phương diện mà vẫn còn vang dội đến tận ngày nay.
Kestenbaum & Jacob Goldstein * Trần Quốc Việt (danlambao) dịch - Vào năm 1978 những nông dân tại một làng Trung Quốc nhỏ tên Tiểu Cương tụ họp lại trong một túp lều tranh vách đất để ký một bản giao kèo bí mật. Họ nghĩ vì bản giao kèo ấy họ có thể bị tử hình. Thay vì vậy, chính bản giao kèo ấy cuối cùng đã thay đổi sâu sắc nền kinh tế Trung Quốc về nhiều phương diện mà vẫn còn vang dội đến tận ngày nay.
Bản giao kèo ấy rất nguy hiểm - chuyện như thế rất nghiêm trọng - vì bản giao kèo được thảo ra vào lúc cao điểm của chủ nghĩa cộng sản tại Trung Quốc. Tất cả mọi người đều làm việc trên đồng ruộng công xã của làng; hoàn toàn không có tư hữu.
"Vào thời ấy, ngay cả cọng rơm cũng thuộc về tập thể" ông Nhan Cảnh Xương, vào năm 1978 là một nông dân ở Tiểu Cương, kể lại."Không ai được sở hữu bất kỳ cái gì."
Tại một cuộc họp với các quan chức đảng cộng sản, một nông dân hỏi: "Thế còn những cái răng trong đầu tôi thì sao? Tôi có làm chủ răng của tôi không?" Trả lời: Không. Răng của ông thuộc về công xã.
Trên lý thuyết, chính quyền sẽ lấy những gì công xã trồng, rồi cũng phân phát lại lương thực cho mỗi gia đình. Ông Nhan Cảnh Xương kể chẳng có lợi gì mà lao động hăng say như ra đồng từ sáng sớm, hay ráng sức làm thêm.
"Làm siêng hay chẳng làm siêng - thì ai ai cũng như nhau," ông nói."Thế là chẳng có ai muốn làm lụng gì."
Ở Tiểu Cương người dân không bao giờ đủ ăn, nên nông dân thường phải đi qua các làng khác ăn xin. Con cái họ bị đói. Còn họ rơi vào cảnh tuyệt vọng.
Vì thế, vào mùa đông năm 1978, sau một vụ mất mùa khác, họ nảy sinh ý định: thay vì cùng nhau làm ruộng chung cho công xã, nay mỗi gia đình được giao đất và tách ra làm riêng. Nếu gia đình nào trồng được nhiều lúa, gia đình ấy có thể giữ lại một phần.
Tất nhiên, ý định ấy không phải mới mẻ gì. Nhưng tại Trung Quốc cộng sản vào năm 1978, ý định ấy rất nguy hiểm đến nỗi các nông dân phải bí mật gặp nhau để bàn bạc.
Vào một tối nọ, họ từng người một lén lút đi vào nhà một nông dân. Giống như mọi nhà trong làng, nhà chỉ là nền đất, vách bùn và mái tranh. Không điện, không nước.
"Đa số mọi người đều nói "Vâng, chúng tôi muốn làm như thế", Nhan Thường Hồng, một nông dân có mặt vào tối hôm đó, kể lại. "Nhưng có nhiều người khác lại nói - Tôi nghĩ chuyện này sẽ không thành được - chuyện này chẳng khác gì dây điện cao thế." Vào thời ấy, nông dân chưa bao giờ thấy điện, nhưng họ đã nghe về điện. Họ biết nếu ta chạm điện, ta sẽ chết."
Tuy rất nguy hiểm, nhưng họ quyết định họ phải liều thử xem sao - do đó phải viết xuống thành bản giao kèo chính thức, để mọi người chiếu theo mà làm. Dưới ánh đèn dầu, ông Nhan Thường Hồng nắn nót thảo ra bản giao kèo.
Các nông dân đồng ý chia đất ra cho các gia đình. Mỗi gia đình đồng ý nộp một phần lúa họ trồng cho nhà nước, và cho công xã. Và, quan trọng nhất, nông dân đồng ý rằng gia đình nào trồng đủ lúa sẽ giữ lại phần dư cho gia đình mình.
Bản giao kèo cũng thừa nhận hậu quả nông dân sẽ gánh chịu. Nếu bất kỳ nông dân nào đi tù hay bị tử hình, bản giao kèo ghi rõ, những người còn lại trong nhóm sẽ lo cho con cái của những người ấy cho đến năm 18 tuổi.
Nông dân cố gắng giấu kín bản giao kèo - ông Nhan Thường Hồng giấu nó trong khúc tre ở trên mái nhà ông - nhưng khi họ trở lại đồng ruộng, mọi thứ đều khác xưa.
Trước khi chưa có bản giao kèo, các nông dân thường lê bước ra đồng chỉ khi tiếng còi làng vang lên báo hiệu ngày làm việc bắt đầu. Sau khi bản giao kèo ra đời, từ tờ mờ sáng các gia đình đã có mặt ở ngoài đồng.
"Tất cả chúng tôi đều bí mật thi đua lẫn nhau", ông Nhan Cảnh Xương kể. "Ai ai cũng muốn mình thu hoạch hơn người kế bên".
Vẫn cùng ruộng đất, cùng nông cụ và cùng con người. Tuy nhiên nhờ thay đổi quy luật kinh tế - tức ta có thể giữ lại một phần những gì ta trồng - mọi thứ đã thay đổi.
Vào cuối vụ, họ trúng mùa rất lớn: ông Nhan Thường Hồng cho biết mức thu hoạch cao hơn năm năm trước cộng lại.
Mùa bội thu rất lớn ấy đã làm lộ bí mật của họ. Các quan chức địa phương hiểu ra rằng nông dân đã tự tiện chia đất với nhau, và tin về chuyện xảy ra ở Tiểu Cương đã lan truyền đến các cấp lãnh đạo đảng cộng sản.
Có lần ông Nhan Thường Hồng bị bắt giải lên trụ sở đảng cộng sản địa phương. Các quan chức chửi rủa ông, xem ông như kẻ đáng tội chết.
Nhưng may mắn thay cho ông Nhan và những nông dân khác, vào thời điểm lịch sử này, có những người có quyền hành lớn trong đảng cộng sản muốn thay đổi nền kinh tế Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo ra nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, vừa mới lên nắm quyền.
Thế là thay vì tử hình những nông dân Tiểu Cương, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng quyết định ca tụng họ là tấm gương sáng cần noi theo.
Chỉ trong vòng vài năm, những công xã trên toàn Trung Quốc đều làm theo các nguyên tắc trong bản giao kèo bí mật ấy. Nhân dân có thể sở hữu những gì họ trồng. Chính quyền phát động những cải cách kinh tế khác, và nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triễn rất nhanh. Kể từ năm 1978 đến nay gần 500 triệu người ở Trung Quốc đã thoát ra được cảnh nghèo đói.
Ngày nay, chính quyền Trung Quốc rõ ràng tự hào về sự kiện đã diễn ra ở Tiểu Cương. Bản giao kèo ấy giờ được trưng bày trong viện bảo tàng. Còn làng Tiểu Cương trở thành câu chuyện độc đáo mà trẻ em ở Trung Quốc được học ở trường.
Nhưng phần còn lại của câu chuyện về những nông dân ký tên lúc ban đầu lại mơ hồ.
Vào ngày đầu tiên ở Tiểu Cương, chúng tôi yêu cầu được nói chuyện với ông Nhan Thường Hồng, người đã thực sự viết ra bản giao kèo. Các quan chức đảng cộng sản địa phương bảo chúng tôi ông đã đi ra khỏi làng.
Hoá ra không đúng như thế: ngày hôm sau chúng tôi quay trở lại Tiểu Cương và tìm ra được ông Nhan Thường Hồng. Ông bảo chúng tôi ngày hôm trước ông vẫn ở trong làng.
Ông Nhan Thường Hồng cho chúng tôi biết trong những năm qua ông đã khởi sự kinh doanh vài lần, nhưng bị đảng cộng sản địa phương chiếm doạt một khi công việc kinh doanh bắt đầu sinh lợi. Ông cũng nói những nhà máy mới mọc lên quanh Tiểu Cương hiện nay đa phần là bỏ trống, và chẳng tạo ra nhiều công ăn việc làm.
Các quan chức địa phương nói những điều này là không đúng. Họ nói mọi thứ ở Tiểu Cương đều rất tốt.
Nguồn: National Public Radio, 20/1/2012
Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo)
Bản dịch tóm lược của Ðoàn Thanh Liêm
1. Ngày 9 tháng 12, 40,000 nông dân ở Ðông Nam Cương và ở 72 làng xã thuộc thị trấn Phú Cẩm thuộc tỉnh Hắc Long Giang đã công bố cho toàn quốc biết rằng họ dành lại quyền sử dụng đất đai của mình. Sự việc diễn tiến như sau: Ngày 28 tháng 11, hội nghị toàn thể dân làng đã quyết định đòi lại ruộng đất đã bị chiếm cứ - Ngày 29 họ đã ra đo đạc lại các cánh đồng - Ngày 30 họ chuẩn bị việc cấp phát đất cho nông dân - Và ngày 3 tháng 12, việc phân chia ruộng đất đã chính thức khởi sự.
(Ghi chú địa danh: Dongnangang - Fujin (Phú Cẩm) - Heilongjiang)
2. Ngày 12 tháng 12, một cuộc tập hợp của 70,000 nông dân bị dời chỗ, trong 72 ngôi làng thuộc các huyện Ðại Lý và Ðông Hoàn và thị trấn Hoa Âm trong khu vực Tam Môn Hiệp ở tỉnh Thiểm Tây, cũng đã công bố rộng rãi trên toàn quốc rằng:
“Chúng tôi, 70,000 nông dân của hai huyện và một thị trấn, ngày hôm nay đã cùng nhau quyết định đòi lại quyền sở hữu trên ruộng đất mà tại đó chúng tôi đã canh tác từ nhiều thế hệ nay. Chúng tôi sẽ tổ chức để trao lại cho nông dân cái quyền chiếm dụng vĩnh viễn trên diện tích bình quân mà họ sử dụng, và chấm dứt các hành vi chiếm đất do những cán bộ các cấp gây ra.” (Ðịa danh: Dali - Tongguan - Huayin - Sanmenxia - Shaanxi)
3. Ngày 15 tháng 12, trong làng Thịnh Trang, thị trấn Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, 250 gia đình nông dân đã thông báo cho toàn quốc về: “Quyền sở hữu vĩnh viễn trên các thửa đất” và sự áp dụng nguyên tắc “Người cư ngụ sở hữu căn nhà của mình.” Làng Thịnh Trang đã có trên 5,000 năm lịch sử và từ nhiều triều đại, qua nhiều thế hệ, mỗi gia đình đều biết rõ ràng các thửa đất cày cấy được và các núi có tre bao phủ thì thuộc về ai. Các mảnh đất này xưa kia thuộc về cha ông chúng tôi, bây giờ phải được trả lại cho chúng tôi, và trong tương lai sẽ được trao lại cho con cháu chúng tôi: “Tất cả mọi thửa đất của làng Thịnh Trang là tài sản vĩnh viễn của từng gia đình, những mảnh đất canh tác được và những núi có tre bao phủ, và cả những ngôi nhà do tổ tiên để lại thì phải trả lại tất cả cho người dân trong làng, để cho họ canh tác và phát triển.” (Ðịa danh: Shengzhuang - Yixing - Jiangsu)
Trong mấy năm gần đây, tại Trung Quốc đã có sự thảo luận sôi nổi về vấn đề ruộng đất ở nông thôn. Nhưng tiếng nói của chính giới nông dân thì lại không hề được chú ý đến. Và các trường hợp được ghi ra trên đây chứng tỏ rõ rệt là người nông dân đã cất cao tiếng nói của mình để cho toàn thể quốc gia nghe được tiếng kêu từ sâu thẳm lòng đất. Những tuyên ngôn này bắt nguồn từ truyền thống lịch sử, dựa trên thực tế và công lý đã mở ra một lỗ hổng nhằm phá bỏ cái hệ thống phi lý về quyền sở hữu ruộng đất bị áp đặt từ thời kỳ Mao Trạch Ðông đến bây giờ. Rõ ràng là người nông dân đã bắt đầu ý thức mạnh bạo dứt khoát về quyền tự chủ của mình, khi họ tuyên bố: “Ruộng đất dưới chân chúng tôi không phải là tài sản của nhà nước, cũng không phải là tài sản của tập thể, đó là mảnh vườn của tổ tiên chúng tôi là những người đã sống trên đó từ nhiều thế hệ, đó là tài sản thuộc về những người nông dân chúng tôi.” Và, để bảo vệ chủ quyền của mình, họ đã không chịu quỳ gối để phải xin xỏ một ân huệ nào. Mà lúc này, họ đứng thẳng lên để xác định cái quyền sở hữu của mình: “Chúng tôi là chủ nhân ông duy nhất của thửa đất dưới chân chúng tôi, và chúng tôi muốn trọn quyền chọn lựa cách thức chúng tôi sử dụng các đất đai ấy theo đúng sở thích của riêng chúng tôi.”
A. Ðảng cộng sản đã tước đoạt toàn thể tài sản của nông dân
Lịch sử Trung Quốc có những chu kỳ thịnh suy kế tiếp nhau, khi đất nước yên hàn, người nông dân vẫn khổ cực; mà khi nước loạn, thì nông dân cũng vẫn lầm than. Nhưng dù dưới chế độ phong kiến quân chủ có tàn bạo và nhũng lạm đến mấy đi nữa, thì cũng không có sự bóc lột dã man và áp bức tột cùng như dưới chế độ cộng sản. Với chính sách tập thể hóa và hợp tác hóa nông nghiệp, không một mảnh đất nào mà còn thuộc quyền sở hữu của nông dân nữa. Và chính quyền cộng sản đã trở thành sở hữu chủ duy nhất của đất đai, họ toàn quyền thao túng trên số tài sản đồ sộ này. Một khi người nông dân bị lấy mất hết ruộng đất, thì họ trở thành nông nô bị ép buộc phải sinh sống trong các công xã.
Họ bị biến thành cái máy truyền máu sang cho công cuộc kỹ nghệ hóa điên rồ của chủ tịch Mao. Cái thảm họa của chiến dịch “Bước Nhảy Vọt” đã gây cho nông dân sự nghèo túng cùng cực đến nỗi hàng chục triệu người phải chết đói, và nhiều nơi đã xảy ra nạn ăn thịt người.
B. Nông dân vẫn là thành phần bị thiệt thòi nhất của đất nước
Sau khi Mao Trạch Ðông qua đời, thì có sự thay đổi với hệ thống “hợp đồng khoán đất với các hộ gia đình nông dân,” để cho nông dân nhận ruộng đất mà canh tác và họ được thụ hưởng những hoa lợi trên khu đất đó. So với thời trước, thì đây là điều tiến bộ, mà có người gọi đó là “cuộc cách mạng giải phóng người nông nô.” Nhưng về thực chất, đây mới chỉ là một thứ “giải phóng nửa vời,” vì người dân vẫn chưa có quyền sở hữu trọn vẹn trên thửa đất do mình khai thác (semi-libération). Các cán bộ của nhà nước vẫn còn hành xử quyền quản lý trên các đất đai đó, và họ đã cấu kết với giới kinh doanh để thâu mọi lợi ích do sự lên giá của những bất động sản được sử dụng cho mục đích thương mại và đô thị hóa.
Và trong một chế độ không có tự do báo chí, không có nền tư pháp độc lập, thì người nông dân không có tiếng nói, không được quyền thành lập những hiệp hội nông dân, mà họ chỉ có một cách duy nhất là viết đơn “thỉnh nguyện” (pétition) gửi lên chính quyền mà thôi. Nhưng vì các cán bộ họ bênh đỡ, bao che lẫn cho nhau, nên mọi khiếu nại của nông dân đều không được giải quyết thỏa đáng. Rút cục, người dân chỉ còn có một cách duy nhất để tranh đấu bằng những “sự cố phản kháng tập thể” (incidents collectifs). Và cán bộ công an của nhà nước lại ra tay đàn áp tàn bạo.
Ðiển hình như vào ngày 6 tháng 12 năm 2005, tại làng Ðông Châu trên vịnh Hồng Hải, thị trấn Sán Vĩ, tỉnh Quảng Ðông, nhân một cuộc tranh chấp về đất đai, chính quyền đã điều động hàng ngàn cảnh sát đến ném lựu đạn cay và xả súng bắn vào số trên 1,000 người dân biểu tình, khiến cho ít nhất là 3 người thiệt mạng và nhiều người bị bắt giữ.
(Ðịa danh: Dongzhou - Honghai - Shanwei - Guangdong)
C. Bị dồn vào thế cùng, nông dân phải tìm cách tự giải thoát lấy
Như đã trình bày ở trên về ba trường hợp tập thể nông dân đã tự phát đứng lên công bố xác định về quyền sở hữu ruộng đất của mình. Họ phải làm như vậy, vì không còn phương cách nào khác nữa để có thể giải quyết được tình trạng bế tắc đã kéo dài quá lâu ở địa phương. Xin ghi thêm chi tiết về các vụ phản kháng tập thể “ngoài luồng” này:
1. Tuyên cáo của 250 gia đình nông dân tại làng Thịnh Trang (Shengzhuang) nhấn mạnh như sau:
“Dưới danh nghĩa phát triển những tiện nghi công ích và xây dựng thiết bị công cộng cho tập thể, những nhóm thế lực do sự cấu kết của giới kinh doanh và cán bộ địa phương đã dùng sức mạnh để chiếm đoạt đất đai của nông dân và xây cất trên đó những khách sạn, nhà hàng, vũ trường và những khu phố thương mại, tất cả chỉ vì lợi ích thương mại mà thôi. Vì lý do đó mà người nông dân đòi hỏi phải có sự giải thích: ‘Những chuyện này có liên quan gì đến công chúng? Có liên hệ gì đến quyền lợi của nông dân chúng tôi?’
“Hôm nay, chúng tôi muốn đặt câu hỏi là: Ðất nước này thuộc về ai? ‘Lợi ích công cộng’ thuộc về ai? Tập thể thuộc về ai? Mỗi khi đất đai bị chiếm cứ, dân làng phản đối, ký kiến nghị, thì chủ tịch xã và chi bộ đảng lại nhân danh ‘tập thể’ mà ‘đại diện’ cho toàn thể nông dân bằng vũ lực... Cán bộ, cảnh sát, bọn mafia ‘liên kết với nhau để thi hành pháp luật,’ bằng cách đánh đập, phá phách, cướp đoạt phương tiện sinh sống của chúng tôi. Và bọn mafia tuyên bố công khai rằng họ ‘nhân danh chính quyền để giải tỏa đất đai, các người phải tuân lệnh vô điều kiện. Kẻ nào chống lại việc làm này của họ, tức là chống lại nhà nước.’ Rõ ràng đây y hệt như là tác phong của bè lũ cướp bóc ngày xưa vậy...”
2. Những nông dân tại thị trấn Phú Cẩm (Fujin) đã hiểu rõ những gì núp đàng sau bức màn che của “nhà nước” và của “tập thể,” và trong tuyên cáo, họ đã ghi ra thật rõ ràng như sau: “Bởi vì từ lâu nay cái gọi là sở hữu tập thể đã làm mất hết ý nghĩa của quyền ‘Làm chủ trên đất đai’ của người nông dân, và những viên chức cán bộ các cấp cùng với kẻ độc tài địa phương thị trấn Phú Cẩm đã không ngừng nhân danh tập thể để chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và đem chia chác cho nhau. Họ đã ngang nhiên trở thành chủ nhân ông và nông dân thì biến thành người đi thuê mướn lại các thửa đất ấy. Vì thế mà nay chúng tôi đã đồng lòng quyết định là phải thay đổi cái lề lối chiếm dụng đất đai này, và thực sự áp dụng và bảo đảm cái vị thế làm chủ đất đai của các hộ gia đình và của các cá thể nông dân.”
3. Tuyên ngôn của 70,000 nông dân trong vùng Tam Môn Hiệp ( Sanmenxia ) cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi biết rằng bất kể luật pháp và chính sách của nhà nước quy định ra sao, thì việc kiểm soát đất đai cũng rất khó khăn. Một khi quyền làm chủ ruộng đất trở lại vào tay của nông dân, thì những thế lực ham hố lợi lộc sẽ không còn dám chiếm đoạt, bởi lẽ các đất đó không phải là một thứ đất đai tập thể nào đó nữa, mà là thuộc về những con người cụ thể rõ ràng. Và vì đất này là nguồn lợi sinh sống cho họ, nên người nông dân sẽ quyết tâm bảo vệ tài sản này mỗi khi bị uy hiếp. Một khi lực lượng nông dân được huy động, thì chính quyền trút được gánh nặng trong việc bảo vệ đất đai. Ðó chính là cách thức giải quyết tận gốc rễ cho vấn đề tại nông thôn, và người nông dân có thể trở thành ngang hàng bình đẳng với người dân thành phố và thụ hưởng những thành quả của công cuộc hiện đại hóa nữa.”
D. Một cuộc cách mạng còn vĩ đại hơn nữa
Nếu ta coi việc nông dân xã Hiểu Cương, huyện Phong Dương, tỉnh An Huy cùng tự phát ký tên vào hợp đồng khoán đất với các hộ gia đình như là cuộc cách mạng thứ nhất trong quá trình giải phóng nông dân, thì bản tuyên cáo về quyền sở hữu về đất đai của nông dân tại ba địa phương nói trên là cuộc cách mạng thứ hai khơi mào cho việc “tự giải phóng” (auto-libération) của giới nông dân Trung quốc. Cuộc cách mạng thứ hai này còn vĩ đại và đi xa hơn cuộc cách mạng thứ nhất rất nhiều. (Ðịa danh: Xiaogang - Fengyang - Anhui )
Những nông dân đã đưa ra các bản tuyên ngôn này, thì họ có ý thức rất rõ ràng. Tiếng nói của họ không phải chỉ đơn thuần là một tuyên cáo về ruộng đất của nông dân, mà đây còn phải được coi như là một tuyên ngôn về các quyền chính đáng của tập thể giới nông dân Trung Quốc nữa vậy. (Trích trong sách “Triết lý Con Heo,” bản Pháp văn do nhà xuất bản Gallimard ấn hành năm 2011: La Philosophie du porc.)
Ðoàn Thanh Liêm
Costa Mesa, tháng 7, 2011
Nguồn:-Tuyên ngôn của nông dân Trung Quốc đòi lại ruộng đất (Nguoi-Viet Online) -
Tin liên quan:
- Lộ “nhà tù đen” ở Trung Quốc (VNN/ChinaDaily).
-The Secret Document That Transformed China : NPR (Phong Dương, An Huy)
In 1978, the farmers in a small Chinese village called Xiaogang gathered in a mud hut to sign a secret contract. They thought it might get them executed. Instead, it wound up transforming China's economy in ways that are still reverberating today.
The contract was so risky — and such a big deal — because it was created at the height of communism in China. Everyone worked on the village's collective farm; there was no personal property.
"Back then, even one straw belonged to the group," says Yen Jingchang, who was a farmer in Xiaogang in 1978. "No one owned anything."
At one meeting with communist party officials, a farmer asked: "What about the teeth in my head? Do I own those?" Answer: No. Your teeth belong to the collective.
In theory, the government would take what the collective grew, and would also distribute food to each family. There was no incentive to work hard — to go out to the fields early, to put in extra effort, Yen Jingchang says.
"Work hard, don't work hard — everyone gets the same," he says. "So people don't want to work."
In Xiaogang there was never enough food, and the farmers often had to go to other villages to beg. Their children were going hungry. They were desperate.
In Xiaogang there was never enough food, and the farmers often had to go to other villages to beg. Their children were going hungry. They were desperate.
So, in the winter of 1978, after another terrible harvest, they came up with an idea: Rather than farm as a collective, each family would get to farm its own plot of land. If a family grew a lot of food, that family could keep some of the harvest.
This is an old idea, of course. But in communist China of 1978, it was so dangerous that the farmers had to gather in secret to discuss it.
One evening, they snuck in one by one to a farmer's home. Like all of the houses in the village, it had dirt floors, mud walls and a straw roof. No plumbing, no electricity.
"Most people said 'Yes, we want do it,' " says Yen Hongchang, another farmer who was there. "But there were others who said 'I dont think this will work — this is like high voltage wire.' Back then, farmers had never seen electricity, but they'd heard about it. They knew if you touched it, you would die."
Despite the risks, they decided they had to try this experiment — and to write it down as a formal contract, so everyone would be bound to it. By the light of an oil lamp, Yen Hongchang wrote out the contract.
The farmers agreed to divide up the land among the families. Each family agreed to turn over some of what they grew to the government, and to the collective. And, crucially, the farmers agreed that families that grew enough food would get to keep some for themselves.
The farmers agreed to divide up the land among the families. Each family agreed to turn over some of what they grew to the government, and to the collective. And, crucially, the farmers agreed that families that grew enough food would get to keep some for themselves.
The contract also recognized the risks the farmers were taking. If any of the farmers were sent to prison or executed, it said, the others in the group would care for their children until age 18.
The farmers tried to keep the contract secret — Yen Hongchang hid it inside a piece of bamboo in the roof of his house — but when they returned to the fields, everything was different.
Before the contract, the farmers would drag themselves out into the field only when the village whistle blew, marking the start of the work day. After the contract, the families went out before dawn.
"We all secretly competed," says Yen Jingchang. "Everyone wanted to produce more than the next person."
"We all secretly competed," says Yen Jingchang. "Everyone wanted to produce more than the next person."
It was the same land, the same tools and the same people. Yet just by changing the economic rules — by saying, you get to keep some of what you grow — everything changed.
At the end of the season, they had an enormous harvest: more, Yen Hongchang says, than in the previous five years combined.
At the end of the season, they had an enormous harvest: more, Yen Hongchang says, than in the previous five years combined.
That huge harvest gave them away. Local officials figured out that the farmers had divided up the land, and word of what had happened in Xiaogang made its way up the Communist Party chain of command.
At one point, Yen Hongchang was hauled in to the local Communist Party office. The officials swore at him, treated him like he was on death row.
But fortunately for Mr. Yen and the other farmers, at this moment in history, there were powerful people in the Communist Party who wanted to change China's economy. Deng Xiaoping, the Chinese leader who would go on to create China's modern economy, was just coming to power.
So instead of executing the Xiaogang farmers, the Chinese leaders ultimately decided to hold them up as a model.
Within a few years, farms all over China adopted the principles in that secret document. People could own what they grew. The government launched other economic reforms, and China's economy started to grow like crazy. Since 1978, something like 500 million people have risen out of poverty in China.
Today, the Chinese government is clearly proud of what happened in Xiaogang. That contract is now in a museum. And the village has become this origin story that kids in China learn about in school.
But the rest of the story for the original Xiaogang farmers is more ambiguous.
Within a few years, farms all over China adopted the principles in that secret document. People could own what they grew. The government launched other economic reforms, and China's economy started to grow like crazy. Since 1978, something like 500 million people have risen out of poverty in China.
Today, the Chinese government is clearly proud of what happened in Xiaogang. That contract is now in a museum. And the village has become this origin story that kids in China learn about in school.
But the rest of the story for the original Xiaogang farmers is more ambiguous.
Our first day in Xiaogang, we asked to talk to Yen Hongchang, the farmer who actually wrote the contract. The local Communist Party officials told us he was out of town.
It turns out that wasn't true: We went back to Xiaogang the next day and tracked Yen Hongchang down. He told us he had been in town the day before.
It turns out that wasn't true: We went back to Xiaogang the next day and tracked Yen Hongchang down. He told us he had been in town the day before.
Yen Hongchang told us he started a couple businesses over the years, but the local communist party took them away once they became profitable. He also said that the new new factories springing up around Xiaogang these days are largely empty, and haven't created many jobs.
Local officials say none of this is true. They say everything in Xiaogang is going great.
Local officials say none of this is true. They say everything in Xiaogang is going great.