Trung Quốc muốn kiểm soát một nửa Thái Bình Dương
Nam Phương/Người Việt
TOKYO (NV) - Trong việc huấn luyện gấp rút nhân sự để bắt đầu sử dụng đội tàu ngầm được Nga chuyển giao từ năm 2014, Việt Nam nhờ cả Nhật Bản.
Trong một bài viết về tranh chấp biển Ðông, báo Yomiuri Shimbun ở Nhật tiết lộ là Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã từng xuống thăm tàu ngầm tối tân của Nhật cũng như đề nghị Nhật giúp luấn luyện nhân sự về sử dụng và tác chiến tàu ngầm.
Tàu ngầm tối tân Oyashio của Nhật đến Trân Châu Cảng tham dự một cuộc tập trận chung với Hải Quân Mỹ. Tàu Oyashio cùng một hạng với tàu ngầm Makishio mà bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam xuống quan sát hồi tháng 10, 2011. (Hình: Wikipedia) |
Ông Phùng Quang Thanh dẫn một phái đoàn quân sự cao cấp của Việt Nam đến nước Nhật thăm viếng từ 23 đến 28 tháng 10, 2011 sau khi đã tháp tùng phái đoàn Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh.
Theo báo Yomiuri, ông Phùng Quang Thanh đã đề nghị chính phủ Nhật cho phép ông xuống quan sát bên trong một tàu ngầm. Sau đó ông Thanh đã được đưa xuống tầu ngầm Makishio tại một căn cứ thuộc tỉnh Kure, quận Hiroshima.
Ðây là chiếc tàu ngầm tối tân của Nhật, trọng tải 2,750 tấn, dài 82 mét. Nó di chuyển rất êm bên dưới mặt nước và có khả năng “tàng hình.”
Theo nguồn tin, bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam “rất chú ý đến bên trong của tàu ngầm Makishio. Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản rất hiếm hoi cho lãnh đạo của các nước không phải là đồng minh quân sự quan sát phía bên trong của chiếc tàu vốn đầy những bí mật.”
Sau chuyến thăm của ông Phùng Quang Thanh, Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Vũ Văn Hiến cũng đến nước Nhật vào tháng 12 sau đó.
Những người đứng đầu quân sự cấp cao của Việt Nam liên tiếp đến Nhật vì Việt Nam đang xây dựng lực lượng tàu ngầm. Việt Nam ký hợp đồng mua của Nga 6 tầu ngầm hạng Kilo dự trù nhận chiếc đầu tiên năm 2014 và những năm sau mỗi năm một chiếc.
Tàu ngầm hạng Kilo chạy điện-Diesel được coi là loại tầm ngầm chạy khá êm lặng dưới mặt nước, là một võ khí chiến lược. Nó có thể là võ khí tấn công, tiêu diệt tàu chiến của địch cũng như cản trở vận chuyển hàng hóa trên biển. Nó còn có vai trò tình báo, cản trở sự hoạt động của hải quân địch.
* Sắm tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc
Giới chuyên gia quân sự tin rằng Việt Nam dùng hạm đội tàu ngầm để đối phó trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Nước Nga bán tàu ngầm cho Việt Nam thì chắc chắn giúp Việt Nam huấn luyện nhân sự sử dụng, nhưng Việt Nam vẫn còn nhờ cả Ấn Ðộ và Nhật giúp huấn luyện. Việt Nam và Nhật cũng đã ký bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược.
Tháng 10 năm ngoái, tin tức cho hay chính phủ Nhật có ý định nới lỏng quy định cấm xuất cảng võ khí của nước này có từ năm 1967 dưới thời Thủ Tướng Eisaku Sato, gồm 3 điểm chính yếu: 1. Không xuất cảng võ khí tới các nước cộng sản; 2. Không xuất cảng tới các nước đang hay có thể dính vào các tranh chấp quốc tế; 3. Không bán cho các nước bị Liên Hiệp Quốc cấm vận.
Bán các loại võ khí sát thương, đặc biệt là tàu ngầm, cho Việt Nam còn là chuyện xa vời, nhưng mối quan hệ chiến lược giữa hai nước có vẻ phát triển nhanh chóng. Cả hai nước cùng có một mối quan tâm chung: sự trỗi dậy và chủ trương bá quyền nước lớn của Trung Quốc.
Tranh chấp chủ quyền biển đảo khu vực Senkaku (Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư Ðài) làm nhức đầu chính phủ Tokyo không ít. Việt Nam và Trung Quốc tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tồi tệ hơn, Bắc Kinh còn tuyên bố đến 80% Biển Ðông là của Trung Quốc.
Tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng bị tàu Trung Quốc ngăn cản hồi giữa năm ngoái. Nhiều tàu đánh cá của Việt Nam hoặc bị đâm chìm, hoặc bị kéo về đảo Phú Lâm (trong quần đảo Hoàng Sa) đòi tiền chuộc. Năm nay, mới đây, Trung Quốc loan báo sẽ cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến ngày 1 tháng 8, 2012.
Trong sự hợp tác đối phó với sự gia tăng bành trướng của Trung Quốc, Việt Nam và Nhật đã ký bản ghi nhớ cổ võ các trao đổi về quốc phòng an ninh. Có một hạm đội tàu ngầm sẽ giúp cho Việt Nam đối phó với chiến lược mà Trung Quốc sử dụng để ngăn cản Hải Quân Mỹ tiếp cận và can thiệp ở vùng biển sát với Trung Quốc.
* Trung Quốc muốn kiểm soát một nửa Thái Bình Dương?
Hiện nay, Hải Quân Trung Quốc có một hạm đội tàu ngầm lên hơn 70 chiếc trong đó có cả một số tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Jin-class) trang bị hỏa tiễn tầm xa tới 8,000km. Những tàu ngầm này được nghe nói đóng ở căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, căn cứ tàu ngầm lớn nhất của Trung Quốc.
Báo chí Hongkong từng tiết lộ Bắc Kinh có tham vọng đóng thêm 30 tàu ngầm tối tân nữa từ nay đến năm 2020. Ðiều này cho người ta cảm tưởng Bắc Kinh, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới, rất nghiêm chỉnh với ý đồ muốn chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ để bá chủ. Một nửa do Mỹ kiểm soát lấy Hawaii làm giới hạn và nửa kia do Bắc Kinh làm trùm.
Một viên chức hải quân cao cấp của Bắc Kinh đưa đề nghị này cho tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương hồi năm 2007 như một “đề nghị riêng.”
Nếu như vậy, đó là một thử thách nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ và đi ngược lại chủ trương tự do hải hành ở mọi nơi trên các vùng biển quốc tế.
Bản tường trình về an ninh quốc phòng của chính phủ Obama phổ biến ngày 5 tháng 1, 2012 viết rằng “Sự xuất hiện của Trung Quốc như một cường quốc ở khu vực có tiềm năng ảnh hưởng đến nền kinh tế và an ninh Mỹ trên nhiều mặt.”
Bản phúc trình nói Hoa Kỳ sẽ từ bỏ chiến lược quy ước để chuẩn bị cho hai cuộc chiến lớn cùng một lúc ở hai khu vực, theo đó “sẽ tái cân bằng lực lượng về phía Á Châu-Thái Bình Dương.”
Ðội lực lượng tàu ngầm của Mỹ, mạnh nhất thế giới, hướng về phía Tây Thái Bình Dương. Hoa Thịnh Ðốn dự trù đồn trú 60% lực lượng hàng không mẫu hạm và tàu ngầm tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương. Tàu ngầm tấn công sẽ được dùng để săn địch cũng như bảo vệ các hàng không mẫu hạm chống lại các cuộc tấn công bất ngờ của tàu ngầm Trung Quốc.
Theo một bản phúc trình của Cục Nghiên Cứu của Quốc Hội Hoa Kỳ, Hải Quân Mỹ đã đồn trú 3 tàu ngầm nguyên tử ở khu vực gần đảo Guam. Bản phúc trình cũng nói 3 tàu ngầm cùng loại và và 2 tàu ngầm trang bị hỏa tiễn tầm xa cũng đóng tại các vùng biển phía Tây nước Mỹ.
Có dấu hiệu như một “trò chơi vĩ đại” trong thế kỷ 21 đã bắt đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở phía Tây Thái Bình Dương.
Với Việt Nam làm mắt xích trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh của họ, tuy lỏng lẻo nhưng bao quát đang hình thành chống lại Trung Quốc. Ở phía Bắc Thái Bình Dương, trong khi đó, các tàu ngầm nguyên tử của Nga cũng đang ngó chừng xem Mỹ và Trung Quốc đang làm gì.
Khi đến Hà Nội thăm viếng từ 21 đến 23 tháng 12, 2011, Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người dự trù sẽ lên ghế chủ tịch từ cuối năm nay, từng đưa ra lời cảnh cáo với các lãnh tụ đảng và nhà nước CSVN là đừng có dựa vào Mỹ để tranh chấp biển Ðông, theo sự tiết lộ của hãng tin Nhật Kyodo news ngày 21 tháng 1, 2012. (NP)
- Chùm ảnh: Khám phá bí mật bên trong tàu ngầm (Kênh 14). – Lương sỹ quan tàu ngầm 1.600 đôla – (BBC). – Hải quân Việt Nam đang xây dựng ‘thành phố quân sự’ (Đất Việt). -- Trung Quốc giám sát vùng biển tranh chấp với Nhật (PLTP). - Mỹ – Australia – Ấn Độ bắt tay chống Trung Quốc (Đất Việt). – Philippines may allow greater U.S. military presence in reaction to China’s rise (Washington Post).
- Tổ quốc ở những vùng đất thiêng (Chính phủ). – Chuyện về những người độc hành gác đèn biển(Xã luận). – Ngư dân trẻ trên biển Đông (TN). – Chuyện xưa chuyện nay: Tuyên bố DOC (PLTP). - Chuyện xưa chuyện nay: “Pacta sunt servanda” (PLTP).
- Hanoi’s double tactics are blurring the situation in the South China Sea (Dw-world.de). – Campuchia khẳng định lập trường trung lập trong vấn đề Biển Đông – (VOA).
Thiếu tướng, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh - phó tư lệnh Hải quân:- Diện mạo mới của Hải quân Việt Nam -Hải quân Việt Nam đang xây dựng 'thành phố quân sự'-TT XUÂN - “Ngày trước cứ nói đến hải quân là nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân mặc áo lính trần mình đối mặt với biển cả bao la và bất trắc, vất vả, gian nan, vợ con ở nhà tần tảo sớm hôm...".
"Nhưng hình ảnh, diện mạo của người lính hải quân Việt Nam hôm nay đã khác rất nhiều như: hiện đại hơn, mạnh mẽ hơn, đẹp hơn, lãng mạn và hấp dẫn hơn”.
Một cuộc diễn tập của hải quân trên vùng biển quê hương có sự tham gia của tàu Lý Thái Tổ - Ảnh: Trọng Thiết |
Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh, phó tư lệnh Quân chủng hải quân, đã hào hứng chia sẻ với chúng tôi như vậy. Có thể thấy năm 2011 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại đối với hải quân nhân dân Việt Nam, nổi bật là đã tổ chức thành công các hoạt động cấp nhà nước về kỷ niệm 50 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển, đồng thời tập trung mọi nỗ lực triển khai xây dựng hải quân theo hướng hiện đại, thông qua việc tiếp nhận các trang bị vũ khí kỹ thuật mới, hiện đại và tuyển chọn đội ngũ cán bộ đi đào tạo cả trong và ngoài nước.
Là một người am hiểu sâu về các loại tàu hải quân, chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh đã trực tiếp tham gia các chương trình hiện đại hóa hải quân Việt Nam, người từng giành huy chương vàng khi tốt nghiệp Đại học Hải quân ở Liên Xô. Tuổi Trẻ Xuân đã tìm đến ông với kỳ vọng mang đến cho bạn đọc, nhất là những lớp người trẻ, về hình ảnh của lực lượng hải quân Việt Nam hiện đại hôm nay.
Tiến thẳng lên hiện đại
"Thật đáng mừng là bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của người lính hải quân thì thời nào cũng vậy, đến bây giờ cũng vậy" Chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh |
- Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 7-5-1954, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, được sự quan tâm của Đảng, quân đội và nhân dân cả nước, Quân chủng hải quân đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, thật sự là lực lượng nòng cốt và trực tiếp trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Nhìn lại giai đoạn đầu mới thành lập, gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn, cả về cơ sở vật chất, con người và vũ khí trang bị kỹ thuật. Nhưng hiện nay diện mạo của Quân chủng hải quân đã có bước phát triển mới. Gần đây nhất, trong phương hướng chung của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ quân đội nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định nhiều nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ xây dựng hải quân nhân dân Việt Nam tiến lên hiện đại. Chủ trương xây dựng lực lượng hải quân hiện đại là đòi hỏi tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong tình hình hiện nay nói riêng.
* Thưa chuẩn đô đốc, ông có thể cung cấp những thông tin cụ thể hơn mà không đụng chạm đến điều người ta vẫn e ngại - “bí mật quân sự”?
- Như đã đề cập ở trên, xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại là yêu cầu tất yếu khách quan, là quá trình biến đổi cách mạng sâu sắc trong Quân chủng hải quân, làm quân chủng chuyển sang một trạng thái mới về chất. Đó là sự ổn định, vững mạnh về chính trị, tổ chức biên chế tinh gọn, nghệ thuật quân sự phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất, huấn luyện, bảo đảm mọi mặt, vũ khí trang bị kỹ thuật được trang bị đồng bộ, hiện đại. Trong đó nguồn lực con người phải đủ về số lượng, được chuẩn hóa về chất lượng và con người là động lực, là yếu tố tác động trực tiếp đến tiến trình xây dựng Quân chủng hải quân hiện đại.
Còn về đầu tư vũ khí trang bị kỹ thuật hiện đại là nhân tố hết sức quan trọng bảo đảm có đủ sức mạnh trong tác chiến và thực hiện nhiệm vụ. Do vậy, để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài yếu tố về con người và tổ chức biên chế tinh gọn đủ sức làm chủ vũ khí trang bị mới thì Quân chủng hải quân cần phải được trang bị các loại vũ khí trang bị kỹ thuật, xây dựng Quân chủng hải quân có đủ các thành phần lực lượng binh chủng hiện đại. Nhận thức rõ vấn đề trên, những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và quân đội, Quân chủng hải quân đã được trang bị nhiều loại vũ khí trang bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại như: tàu ngầm lớp Kilo, tàu hộ vệ tên lửa, các tàu tên lửa, tàu pháo tuần tiễu...
Các tổ hợp chống ngầm, rađa thông tin và hệ thống trinh sát mới, trang bị máy bay hiện đại, trang bị cho hải quân đánh bộ, đặc công nước với nhiều loại vũ khí có độ chính xác cao, gọn nhẹ, có khả năng chịu đựng tốt hơn trong môi trường hoạt động dưới nước. Tiếp tục đầu tư xây dựng các cơ sở bảo đảm như: doanh trại, nhà máy, trạm xưởng, công trình cầu cảng quân sự; hệ thống mô phỏng huấn luyện, thao trường bãi tập, khu học tập, khu an dưỡng, nghỉ dưỡng cho cán bộ chiến sĩ trong quân chủng. Tất cả yếu tố trên là cơ sở, là điều kiện để Quân chủng hải quân tiến lên hiện đại, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.
Phó tư lệnh hải quân Việt Nam - chuẩn đô đốc Nguyễn Văn Ninh - Ảnh: N.Khánh |
Tình yêu nước vẫn nguyên vẹn
* Thưa phó tư lệnh, mua sắm vũ khí hiện đại là tối cần thiết để hiện đại hóa hải quân, nhưng điều kiện quan trọng nhất vẫn là con người. Mới đây, trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, đô đốc Nguyễn Văn Hiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tư lệnh hải quân - đã cho biết điểm chuẩn vào các trường đại học thuộc khối quân sự đã xuống chỉ còn 15 điểm và rất khó tuyển dụng nhân tài trẻ tuổi vào quân đội?
- Đúng là thời hiện đại không còn có chuyện những thanh niên trí thức trẻ trung, giỏi giang và nhiệt huyết nhất nô nức ghi danh vào các trường quân sự như thời của tư lệnh chúng tôi (đô đốc Nguyễn Văn Hiến từng tốt nghiệp hai lần tại Liên Xô, giành huy chương vàng với 100% điểm tuyệt đối trong suốt cả khóa học tại Học viện Hải quân ở Liên Xô cũ). Nhưng chúng ta vẫn phải quyết tâm đào tạo những sĩ quan - trí thức trẻ cho công cuộc hiện đại hóa hải quân nước nhà.
Chúng tôi đã có chương trình, đề án xây dựng lực lượng con người, trong đó có đào tạo. Mỗi lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước, tên lửa, không quân… đều có một đề án đào tạo. Bắt đầu từ khâu tuyển chọn. Ví dụ như tàu ngầm và không quân, phải kiểm tra sức khỏe rất gắt gao, sức khỏe về thể chất, sức khỏe về tâm lý rồi đến chọn trình độ. Tâm lý của người làm việc với tàu ngầm là quanh năm trong một không gian hẹp, xa cách hoàn toàn với môi trường tự nhiên, đừng nói đến gia đình, bè bạn. Qua sự lựa chọn khắt khe mới chọn được người đủ trình độ có sức khỏe, tâm lý vững. Không quân hải quân và các ngành khác cũng thế. Sau đó, mở các lớp đào tạo trong nước, đào tạo ngoại ngữ rồi bắt đầu đưa đi học ở nước ngoài. Đi học ở các nước khác nhau, học cả ở Nga, Ukraine, Ấn Độ, Belarus, Anh, Pháp, Úc…
Chính vì yêu cầu cao nên lực lượng Quân chủng hải quân hiện có khó khăn về con người, nhưng hải quân sẽ vượt qua được khó khăn này. Chúng tôi đã được cho phép tuyển từ sinh viên đang học ở các trường quân đội, sắp tới sẽ tuyển cả sinh viên đang học ở các trường ngoài quân đội. Tuy nhiên tất cả đều phải là tình nguyện.
Hải quân đánh bộ tập luyện - Ảnh: Trọng Thiết |
* Trước tình hình như vậy, hải quân có được sử dụng một cơ chế linh hoạt hơn để hấp dẫn người tài?
- Thật đáng mừng là bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc của người chiến sĩ hải quân thì thời nào cũng vậy, đến bây giờ cũng vậy. Tất cả trường hợp được điều động vào các đơn vị mới để sử dụng khí tài quân sự mới đều viết đơn tình nguyện chứ không bắt buộc. Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nghị định ban hành chế độ chính sách cho lực lượng đặc biệt này với nhiều ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở, tuổi phục vụ... Hải quân đang bắt đầu triển khai xây dựng nhà công vụ cho tất cả sĩ quan hải quân đang tại ngũ - một kiểu “thành phố quân sự” để anh em yên tâm chuyện gia đình mà lo tập trung huấn luyện chiến đấu. Chế độ lương mới cho sĩ quan và chiến sĩ tàu ngầm cũng đã có. Theo tôi, mức lương 35 triệu đồng cho một trung úy và 55 triệu đồng cho một đại tá phục vụ dưới tàu ngầm (gấp hơn hai lần so với lương chuẩn đô đốc của tôi) đủ cho một sĩ quan yên tâm lo cho một gia đình nhỏ để phục vụ quân đội và quân chủng lâu dài.
* Hiện đại, lương cao, đãi ngộ nhiều, liệu chuẩn đô đốc có lo những sĩ quan - trí thức trẻ có giữ được tinh thần của thế hệ cha anh?
- Đúng là hiện nay mức sống thời bình cao hơn trước rất nhiều, tư tưởng hưởng thụ là có. Nhưng truyền thống của người dân Việt Nam từ ngàn đời nay vẫn không đổi: khi cần bảo vệ Tổ quốc thì chẳng ai từ chối, chẳng ai tiếc gì. Bây giờ vẫn thế. Những người lính hải quân đều xác định ngay bây giờ có lệnh thì lên tàu ra khơi được ngay, dù hiện tại nhiều người trong số họ đã ở trong những căn phòng làm việc tiện nghi, đang cùng gia đình hưởng cuộc sống thời bình. Và những người lãnh đạo phải luôn đi đầu, phải là những người sẵn sàng lên đường trước nhất. Và thực tế đã là như thế. Trong những thời điểm khó khăn nhất, vị trí, nhiệm vụ khó khăn nhất, lúc nào cũng có mặt chỉ huy lãnh đạo cùng với bộ đội.
Nhớ lại những năm khó khăn, khi chúng ta chỉ có những con tàu nhỏ, cũ hỏng, tôi từng là máy trưởng của một con tàu và lăn lộn nhiều năm ở đơn vị nên cũng thấu hiểu những khó khăn thử thách. Lính đảo từng tròn mắt không tin nổi một sĩ quan trẻ “bạch diện thư sinh” lại có thể lặn ngụp xuống biển sửa tàu, hàn luôn dưới nước hoặc nằm ngay dưới gầm một cỗ máy khổng lồ hàng vạn mã lực đang hoạt động để trực tiếp kiểm tra, sửa chữa. Nhưng rồi họ đã tin mình, yêu mình, trọng mình. Không phải chỉ vì mình là chỉ huy, mình hiểu biết về tàu chiến, tàu ngầm mà còn vì mình đã sống trong họ, cùng với họ trải qua mọi gian khó. Những giá trị đã được người lính và biển thử thách qua thời gian thì không gì lay chuyển được. Ngày mai ngoài biển có biến thì anh Hiến (tư lệnh) và anh Huyền (chính ủy) vẫn đi, tôi và các đồng chí khác cũng vậy.
Tôi nghĩ rằng dù cho cuộc sống thay đổi nhiều giá trị thay đổi thì tình yêu nước và tình đồng đội vẫn còn nguyên vẹn ở nơi đây, với những người lính hải quân.
THU HÀ thực hiện- Chuyện xưa chuyện nay: Tuyên bố DOC (PLTP).- Đại tá Bùi Văn Bồng–VIDS – NHỮNG CUNG BẬC NGÀY TẾT (Người Lót Gạch)
- - Công bố băng ghi âm cuối của JFK - (BBC). - Trung Quốc giám sát vùng biển tranh chấp với Nhật (TTXVN).
- State of the Union(Washington Post). – 2012 State Of The Union Address: Enhanced Version(White House/ Youtube). -- Obama ‘đòi’ công bằng trong Thông điệp Liên bang (VNN). – Tổng thống Obama đọc Thông điệp về Tình trạng Liên bang – (VOA).Ngày tàn của đế quốc Mỹ? Predictions about the death of American hegemony may have been greatly exaggerated (FP 22-1-12) -- Dan Drezner tổng kết những bài gần đây -Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! Seven ways to fix the system’s flaws (FT 22-1-12) -- Martin Wolf chỉ ra 7 điều cần làm để giải cứu chủ nghĩa tư bản. -Tổng thống Mỹ muốn giám sát Trung Quốc- Ấn Độ: Hơn 1.600 phiến quân đầu hàng chính phủ (TTXVN). - Mỹ “vào hùa” cùng EU siết chặt trừng phạt Iran (DT). - Australia đi theo Liên minh châu Âu cấm vận Iran (TTXVN).- Các nhà chức trách Trung Quốc cáo buộc "ly khai nước ngoài" trong vụ bạo loạn ở khu vực Tây Tạng tỉnh Tứ Xuyên
--VN nhận trực thăng cho hải quân
Hải quân Việt Nam vừa tiếp nhận hai trực thăng EC-225 trong nỗ lực phát triển không quân thuộc hải quân và năng lực phòng thủ biển.
Tin cho hay mới đây phi đội bay EC-225 thuộc Không quân Hải quân đã được thành lập với quân số đầu là hai trực thăng EC-225.
Trong buổi lễ ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Tư lệnh hải quân, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiến, được dẫn lời nói quyết định này "nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa" của Việt Nam.
EC-225 là loại trực thăng Super Puma mới nhất được sản xuất ở Pháp.
Loại này có thể đạt tốc độ 260 km/giờ, tải trọng tối đa 11 tấn và có thể bay xa tới 850 km, tức bao quát toàn bộ thềm lục địa Việt Nam.
Do vậy, các trực thăng EC-225 có khả năng làm nhiệm vụ tại những nơi như quần đảo Trường Sa hay các nhà giàn ngoài khơi.
Phi đội trực thăng được tin sẽ được tăng cường trong thời gian tới.
Gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát triển không quân thuộc hải quân, với nhiều loại trực thăng và máy bay tuần tra ven biển, tuy chủ yếu là sản phẩm của Nga.
Ngoài trực thăng của Pháp, hải quân Việt Nam cũng đang tìm hiểu khả năng mua thêm máy bay của các nước phương Tây.
Có nguồn tin cho hay Hoa Kỳ đã chào hàng với Hà Nội loại thủy phi cơ United Capital Corporation (Grumman) G-111T. Canada cũng có thể cung cấp thủy phi cơ tương tự, loại The Bombardier 415MR, có thể dùng để vận chuyển hay tìm kiếm cứu nạn.- Trung Quốc phản ứng về tập trận Mỹ-Philippines ở Biển Đông (Tầm Nhìn).
- Tập Cận Bình sẽ gặp Obama ở Nhà Trắng vào ngày Lễ Tình nhân: China’s Xi to meet Obama at White House on Feb 14 (AFP). – Phó Chủ tịch Trung Quốc sẽ đến Mỹ – (VOA)..Đại sứ Hoa Kỳ tại Trụng Quốc : “Tình hình chính trị tại Trung Quốc rất mong manh” Josh Rogin--Tình hình Trung Quốc: U.S. ambassador: Political situation in China “very, very delicate” (FP 18-1-12) --Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: China in 2012: The Politics and Policy of Leadership Succession(Jamestown Foundation 20-1-12) -- Bài rất có ích của Bruce Gilley, nhiều chi tiết mà các bài khác không có, chẳng hạn như ai có thể là đồng minh của Tập Cận Bình trong Bộ Chính Trị ĐCSTQ, v.v..
- Lợi ích quốc gia: Mục tiêu tối thượng (Đất Việt).- Phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam khẳng định chủ trương mở rộng đường lối đối ngoại (VOV).- Bản lĩnh Việt Nam (Thanh Tra)
- ‘Nổ súng vào người biểu tình Tây Tạng’ - (BBC).- ‘Rồng Trung Quốc gặp hạn’ trong năm xung nhâm thìn (kỳ 2)? (Đất Việt).China Says Tibetan Monks Rioted, Provoking Deadly Confrontation NYT --The Chinese government made public on Tuesday a strikingly different narrative from what overseas Tibetan groups have said about a deadly showdown on Monday between security forces and ethnic Tibetans in western China. - Thêm một vụ « Ô Khảm » tại Quảng Đông – (RFI). - Một tù chính trị Cuba qua đời sau 50 ngày tuyệt thực – (RFI)- Deadly New Violence Reported in Restive Tibetan Area of Western China
Trung Quốc không phải là melting pot Trần Vinh Dự- Myanmar đảm bảo công bằng cho bầu cử bổ sung (TTXVN).- Pháp, Đức, Anh sẵn sàng đàm phán với Iran (TT). – EU cấm dầu, phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran – (VOA). – “Iran đóng cửa Hormuz là ‘hành dộng chiến tranh’” (TTXVN). – Iran phản pháo quyết định cấm vận dầu mỏ của EU (DT).
- - Không quân CHDCND Triều Tiên tăng cường tập luyện (NLĐ). - Triều Tiên tăng cường huấn luyện không quân (LĐ). - Mỹ muốn có “chương mới” với Triều Tiên (LĐ).
TQ cảnh báo về tập trận chung ở Biển Đông
Báo chí Trung Quốc vừa lên tiếng bình luận về kế hoạch tập trận chung sắp tới giữa Hoa Kỳ và Philippines.
Đợt tập trận hải quân được loan báo sẽ tiến hành trong khoảng giữa tháng Ba và tháng Tư tới, trong vùng gần khu vực tranh chấp ở Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc hôm thứ Hai 23/1 nhận xét kế hoạch tập trận chung này làm "nảy sinh các câu hỏi về ý định thực sự" của Washington tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tân Hoa Xã viết: "Từ khi Hoa Kỳ loan báo việc quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cách ầm ỹ hồi năm ngoái và đưa ra chiến lược quốc phòng mới hôm 5/1 vừa qua, các nước trong khu vực đã băn khoăn về ý nghĩa thực của các động thái này".
Đối với nhiều người, Tân Hoa Xã nhận định, họ hy vọng rằng Mỹ, với vai trò cường quốc duy nhất trên thế giới, sẽ đóng vai trò tích cực trong quá trình thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng và ổn định trong khu vực.
Thế nhưng hãng thông tấn Trung Quốc nói với kế hoạch tập trận chung nói trên, Mỹ cũng có thể trở thành nguồn gây bất ổn trong khu vực "nếu phô trương quyền lực không đúng chỗ".
'Không nhằm vào quốc gia nào'
Trong quá khứ, Hoa Kỳ và Philippines đã nhiều lần tổ chức tập trận trên biển, với tuyên bố hoạt động chung này không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xã, mục tiêu của các cuộc tập trận chung không hề rõ ràng.
Các bên tham gia tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, trong có Trung Quốc và Philippines, đã thống nhất với nhau là không có hành động nào làm phức tạp thêm tình hình.
Tân Hoa Xã viết: "Mỹ, cường quốc ở bên ngoài khu vực, cần hợp tác với tất cả các bên liên quan để ngăn chặn căng thẳng leo thang, chứ không nên hỗ trợ một bên riêng lẻ".
"Thay vì trang bị vũ khí cho Philippines và khơi thêm căng thẳng, Mỹ cần tìm cách kiềm chế các hoạt động và quyết định khiêu khích của nước mà Mỹ cho là đồng minh."
Hãng này cũng nói hòa bình và ổn định ở Á châu, đầu tàu kinh tế của cả thế giới hiện nay, là vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
"Cho tới nay, hành động của Washington đã không đáp ứng được kỳ vọng của nhiều người trên thế giới," Tân Hoa Xã bình luận. "Washington cần có biện pháp cụ thể để chứng tỏ tuyên bộ rằng hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương đóng góp thiết thực cho hòa bình trong khu vực".
Trung Quốc cũng cảnh báo Philippines, quốc gia từng đặt bút ký vào Tuyên bố chung của các bên liên quan tại Biển Đông, là phải hết sức kiềm chế không có hành động nào theo hướng mà Bắc Kinh cho là "khiêu khích".
- Mỹ gắn nhân quyền vào buôn bán vũ khí – (BBC). – Vì sao đầu xuân Mỹ muốn gặp các nhà bất đồng VN – (BBC).-
TRUNG QUỐC, VIỆT NAM BỀNG BỒNG TRÊN BIỂN ĐÔNG 01/23/2012 - Trong sự trỗi dậy của một cuộc tranh cãi lớn về hàng hải vào mùa xuân năm ngoái, những hy vọng về một thỏa thuận giữa Trung Quốc và Việt Nam đang tăng lên ở Biển Đông. Các tàu tuần tra Trung Quốc từng gây ra sự cố vào tháng Năm và tháng Sáu năm ngoái khiến làm rung chuyển các ban bộ ngoại giao trên khắp khu vực Đông Nam Á đến tận những nơi xa xôi như New Delhi, Canberra, Tokyo và Washington. Hành động khiêu khích chỉ ra một số các yếu tố ngoại vi cứng rắn vốn được nhận lệnh từ chính sách của Bắc Kinh về các vùng biển tranh chấp.
Nhân vật « ẩn số »
Có một thời (cũng chưa xa), ông Nguyễn Chí Vịnh là một trong số nhân vật có khá nhiều tin đồn nhân sự. Người ta nói ông sẽ làm việc này, hoặc là trên định cất nhắc vào một việc kia. Ông Vịnh lại có thế mạnh là con trai viên tướng nổi danh thời đầu chống Mỹ - ông Nguyễn Chí Thanh. Vì thế tưởng như việc đưa vào cấp cục trưởng, rồi tổng cục trưởng lên hàm thiếu tướng sẽ xuôi thuận ngay, hóa ra không phải, là “bé cái nhầm” mới chết... Rồi khi ông Vịnh đã vượt vũ môn, lên tới cấp tướng thì chức thứ trưởng quốc phòng lại nghĩ cầm chắc ngay; ấy vậy mà cũng phải trầy trật mãi.
Sao thế? Là do ông Nguyễn Chí Vịnh bị cản mạnh, bị chống lại hết sức quyết liệt. Lời tố cáo ông Vịnh đến từ nhiều đại thần, những vị lão thành cách mạng, đều các bậc hiệt kiệt cả chứ không phải mấy chuyện phá đám quấy rối từ đồng cấp các cỡ.
Mà không phải nghe nói hoặc tin đồn gì đâu nhé. Đây toàn làđơn thư chính thức chính danh, những tài liệu dầy cộp khi trình bày khi can gián hoặc tố giác với cấp trên, tận cấp đỉnh quốc gia chứ không loàng xoàng cấp bộ, cấp cục. Số lượng nhiều vô kể, như có thể chất đầy các văn phòng trung ương và dồn ứ trên mạng internet. Các tài liệu và lập luận chống ông Chí Vịnh tập trung vào tư cách đạo đức, vào các việc làm sai trái – nhất là mưu mô bè pháiđể hại người lương thiện, cốt vinh thân phì gia hồi ông trong dàn cán bộ khung chủchốt ở cục, sau này đứng đầu một tổng cục hết sức quan trọng của quân đội.
Lời tố giác đúng-sai thế nào chắc chỉ ở những cấp cực cao, hoặc sau này là lịch sử thì mới có thể phán xét nổi. Còn với những công dân bình thường như đông đảo chúng ta thì chưa nên bàn soạn tham gia vào mấy câu chuyện đó để làm gì.
Còn một chuyện cuối cùng rất quan trọng nữa, đó là con đường bước qua cổng đỏ của ông Nguyễn Chí Vịnh, ngụ ý là việc vào ngồi ghế trung ương của ông. Đã từng xuất hiện tin đồn từ lâu là ông Vịnh sẽ vào trung ương khóa nọ khóa kia. Tất cả vẫn cứ trật khất mãi để tới khóa 11 này. Ông Vịnh không những lên chức thứ trưởng quốc phòng trước đó mà lại tiến vào trung ủy chính thức thẳng một lèo chứ chẳng có qua cầu dự bị dự khuyết như con cái ngay cả mấy nhà dòng dõi khác.
Tuy chỉ ngồi ở ghế thứ trưởng nhưng ông Chí Vịnh hơn năm qua đã có những hoạt động về quốc phòng hết sức nổi bật. Nó có ý nghĩa vượt lên tầm công việc một bộ một ngành. Ông Vịnh xuất hiện như một đối tác đầy quyền uy quân sự của Việt Nam trước các đồng nghiệp Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ấn Độ và nhất là trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng khối Asean. Ông Nguyễn Chí Vịnh ghi điểm liên tiếp trên mặt trận đối ngoại trong hơn năm qua. Trong lĩnh vực và hoạt động quốc phòng với nước ta lúc nào cũng là một bộ ngành đầy sức mạnh, một viên tướng mới nổi có được năng lực thể hiện cả ở trong nước và cả đối ngoại đều sắc sảo như trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh thì đúng là lâu nay mới hội đủ ở trong một con người.
Cho nên với góc nhìn của những người theo dõi thường xuyên đời sống chính trị ở nước ta thì ông Nguyễn Chí Vịnh hồi trước kia từng là ẩn số thì nay vẫn tiếp tục là một ẩn số. Đây là thứ ẩn số chính trị. Nghĩa là trên chính trường ông đang và sẽ đóng vai trò gì là đúng vai. Và thật sự là chưa lường hết được cơ chế này, hệ thống chính trị chính thống hiện tại người ta sẽ sử dụng tài ba công cán của ông Vịnh tới đâu và mức độ nào. Tức là bước đường công danh của vị thượng tướng mới phong này thếlà đủ để dừng lại chưa? Hay ông Vịnh còn có những bước tiến ngoạn mục nào khác trong một tương lai gần? Ông Vịnh tuổi Đinh Dậu, sinh 1957, đã vượt cái tuổi quy hoạch, không còn trong vườn ươm nữa rồi, vậy nay là cái đoạn cắt đặt ngay, ở vào một chức tước cao tới như thế nào mà thôi...
Thật cũng rất khó mà suy đoán trong tình hình phức tạp và nhất là chưa ngã ngũvề các mối tương quan lực lượng, về lợi ích phe nhóm thời hiện tại như thế này thì ông Nguyễn Chí Vịnh có biết cân bằng để nghiêng và chốt về bên nào; và liệu ông Vịnh có đủ tài đủ lực để trụ vững, rồi không những thế còn tiến thêm lên, kiểu tọa hưởng kỳ thành, ngư ông đắc lợi trong một tình thế đất nước và thế giới nhiều chuyển động lớn như lúc này... Ai cũng hiểu đó là những điều cực khó, đều còn là những ẩn số hết tất cả...
Mà không phải nghe nói hoặc tin đồn gì đâu nhé. Đây toàn làđơn thư chính thức chính danh, những tài liệu dầy cộp khi trình bày khi can gián hoặc tố giác với cấp trên, tận cấp đỉnh quốc gia chứ không loàng xoàng cấp bộ, cấp cục. Số lượng nhiều vô kể, như có thể chất đầy các văn phòng trung ương và dồn ứ trên mạng internet. Các tài liệu và lập luận chống ông Chí Vịnh tập trung vào tư cách đạo đức, vào các việc làm sai trái – nhất là mưu mô bè pháiđể hại người lương thiện, cốt vinh thân phì gia hồi ông trong dàn cán bộ khung chủchốt ở cục, sau này đứng đầu một tổng cục hết sức quan trọng của quân đội.
Lời tố giác đúng-sai thế nào chắc chỉ ở những cấp cực cao, hoặc sau này là lịch sử thì mới có thể phán xét nổi. Còn với những công dân bình thường như đông đảo chúng ta thì chưa nên bàn soạn tham gia vào mấy câu chuyện đó để làm gì.
Còn một chuyện cuối cùng rất quan trọng nữa, đó là con đường bước qua cổng đỏ của ông Nguyễn Chí Vịnh, ngụ ý là việc vào ngồi ghế trung ương của ông. Đã từng xuất hiện tin đồn từ lâu là ông Vịnh sẽ vào trung ương khóa nọ khóa kia. Tất cả vẫn cứ trật khất mãi để tới khóa 11 này. Ông Vịnh không những lên chức thứ trưởng quốc phòng trước đó mà lại tiến vào trung ủy chính thức thẳng một lèo chứ chẳng có qua cầu dự bị dự khuyết như con cái ngay cả mấy nhà dòng dõi khác.
Tuy chỉ ngồi ở ghế thứ trưởng nhưng ông Chí Vịnh hơn năm qua đã có những hoạt động về quốc phòng hết sức nổi bật. Nó có ý nghĩa vượt lên tầm công việc một bộ một ngành. Ông Vịnh xuất hiện như một đối tác đầy quyền uy quân sự của Việt Nam trước các đồng nghiệp Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Ấn Độ và nhất là trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng khối Asean. Ông Nguyễn Chí Vịnh ghi điểm liên tiếp trên mặt trận đối ngoại trong hơn năm qua. Trong lĩnh vực và hoạt động quốc phòng với nước ta lúc nào cũng là một bộ ngành đầy sức mạnh, một viên tướng mới nổi có được năng lực thể hiện cả ở trong nước và cả đối ngoại đều sắc sảo như trường hợp ông Nguyễn Chí Vịnh thì đúng là lâu nay mới hội đủ ở trong một con người.
Cho nên với góc nhìn của những người theo dõi thường xuyên đời sống chính trị ở nước ta thì ông Nguyễn Chí Vịnh hồi trước kia từng là ẩn số thì nay vẫn tiếp tục là một ẩn số. Đây là thứ ẩn số chính trị. Nghĩa là trên chính trường ông đang và sẽ đóng vai trò gì là đúng vai. Và thật sự là chưa lường hết được cơ chế này, hệ thống chính trị chính thống hiện tại người ta sẽ sử dụng tài ba công cán của ông Vịnh tới đâu và mức độ nào. Tức là bước đường công danh của vị thượng tướng mới phong này thếlà đủ để dừng lại chưa? Hay ông Vịnh còn có những bước tiến ngoạn mục nào khác trong một tương lai gần? Ông Vịnh tuổi Đinh Dậu, sinh 1957, đã vượt cái tuổi quy hoạch, không còn trong vườn ươm nữa rồi, vậy nay là cái đoạn cắt đặt ngay, ở vào một chức tước cao tới như thế nào mà thôi...
Thật cũng rất khó mà suy đoán trong tình hình phức tạp và nhất là chưa ngã ngũvề các mối tương quan lực lượng, về lợi ích phe nhóm thời hiện tại như thế này thì ông Nguyễn Chí Vịnh có biết cân bằng để nghiêng và chốt về bên nào; và liệu ông Vịnh có đủ tài đủ lực để trụ vững, rồi không những thế còn tiến thêm lên, kiểu tọa hưởng kỳ thành, ngư ông đắc lợi trong một tình thế đất nước và thế giới nhiều chuyển động lớn như lúc này... Ai cũng hiểu đó là những điều cực khó, đều còn là những ẩn số hết tất cả...
Báo Tuổi trẻ không hiểu có dự cảm gì trước bước đường chính trị của nhân vật Nguyễn Chí Vịnh mà số xuân năm nay dành hẳn bài viết dạng phỏng vấn khá dài ông thượng tướng Vịnh. Chủ đề bao quát chính là vấn đề chủ quyền đất nước, vấn đề Biển Đông mà trong hơn năm qua chính ông Nguyễn Chí Vịnh đã có những hoạt động quốc tế nổi bật trong trách nhiệm người thứ trưởng quốc phòng... Vậy bài phỏng vấn đơn thuần chỉ là việc lựa chọn ngẫu nhiên đi từ một con người có các hoạt động “nghề nghiệp” nổi bật của một năm?...; hay đó lại là một chỉ dấu của các tiên đoán về chính trị và chính trường của báo chí truyền thông "nhanh chân" khi đề cập sớm đến một số nhân vật đang là "ẩn số" cho vài ba năm trước mặt? Đúng thế thì tờ báo của tuổi trẻ quả là có một cảm quan thời thế nhạy bén...
Vệ Nhi g-th
- Chuyên gia nói về chiến lược quốc phòng mới của Mỹ (kỳ 1) (Đất Việt). – Mỹ vẫn duy trì 11 tàu sân bay dù phải cắt giảm ngân sách quốc phòng – (RFI).
-- 'Rồng Trung Quốc gặp hạn' trong năm xung Nhâm thìn (kỳ 1)? (21/01)-'Rồng Trung Quốc gặp hạn' trong năm xung nhâm thìn (kỳ 2)?
-- Muốn mua vũ khí Mỹ, Việt Nam phải cải thiện nhân quyền – (NV).-Mỹ gắn nhân quyền vào buôn bán vũ khí 22.01.12
- Hạm Ðội Thái Bình Dương của Mỹ có tư lệnh mới – (NV).
----