Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Úc truy tố thêm một quan chức dính líu đến vụ hối lộ in tiền Polymer

Báo chí Úc tiếp tục phanh phui vụ in tiền polymer cho Việt Nam.Báo chí Úc tiếp tục phanh phui vụ in tiền polymer cho Việt Nam.
Reuters
Tuổi Trẻ, Thanh Niên đưa thế này thì mới chỉ rón rén chạm lề thôi...
-Bắt người thứ 7 trong vụ hối lộ của Securency (11/08) 

TTO - Cựu giám đốc điều hành Công ty Securency đã trở thành nhân vật thứ 7 trong số những người bị nhà chức trách Úc cáo buộc hối lộ các quan chức ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam để có được hợp đồng in tiền polymer tại những nước này.

>> Nghi án hối lộ in tiền polymer: Phối hợp điều tra
>> Vụ doanh nghiệp nước ngoài hối lộ quan chức VN: Đang tiến hành thu thập tài liệu
Securency, công ty con của Ngân hàng Dự trữ Úc, đang đối mặt với vụ bê bối cáo buộc tham nhũng ở nước ngoài lớn nhất trong lịch sử nước này. Cảnh sát đã cáo buộc Clifford John Gerathy điều phối khoản chi 17,2 triệu USD cho một công ty môi giới ở Việt Nam và các tài khoản giả để có được hợp đồng ở Malaysia.
Người này đã nộp hộ chiếu ở Tòa án Melbourne ngày 10-8, và là nhân vật mới nhất của Securency và Công ty in tiền Úc (NPA) bị cáo buộc dính dáng tới bê bối. Cảnh sát liên bang cũng cáo buộc thêm với những người đã bị cáo buộc trước đây.
Ông Gerathy, 60 tuổi, bạn cựu giám đốc điều hành Securency Myles Curtis, người tháng trước đã bị cáo buộc liên quan tới khoản hối lộ hàng triệu USD để có được các hợp đồng in tiền ở các nước Đông Nam Á.
Theo cáo buộc, Gerathy đã âm mưu với Curtis, cựu lãnh đạo phụ trách sale ở Securency laf Rognvald Marchant, để hối lộ các quan chức nước ngoài trong thời gian từ năm 2001-2004. Những cáo buộc mà nhân vật này đối mặt có thể dẫn tới bản án tù tổng cộng khoảng 20 năm và 1,1 triệu USD tiền phạt.
Gerathy đã xin tại ngoại và được tòa chấp thuận. Gerathy sẽ phải ra trình diện cảnh sát hằng tuần, không được rời khỏi Úc và không được liên hệ với các nhân chứng hay những người cùng bị cáo buộc như ông.
Lần xuất hiện tại tòa tiếp theo của Gerathy sẽ là ngày 23-9-2011.
Với 20 thành viên điều tra chuyên về vụ án hối lộ này, cảnh sát liên bang Úc cho biết quá trình điều tra vẫn đang tiếp tục ở Úc và nước ngoài.
Securency và NPA đã bị cáo buộc tội hối lộ các quan chức thống đốc ngân hàng ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Dự kiến cả hai công ty này sẽ thừa nhận có tội khi ra tòa.
Việc khởi tố Securency và NPA là vụ đầu tiên trong lịch sử của luật chống hối lộ ở nước ngoài của Úc, vốn được thông qua cách nay 12 năm.
K.L. (Theo The Age)


--Úc bắt thêm người trong vụ hối lộ nước ngoài  TNO-
Cựu Giám đốc kinh doanh Clifford John Gerathy của Công ty Securency trở thành nghi can thứ bảy bị bắt trong nghi án hối lộ quan chức nước ngoài để giành các hợp đồng in tiền polymer ở Đông Nam Á.
Theo tờ Sydney Morning Herald ngày 11.8, cảnh sát Úc cáo buộc ông Gerathy, 60 tuổi, chi 17,2 triệu AUD cho một công ty môi giới nhằm hối lộ một số quan chức VN và có hành vi tương tự tại Malaysia trong giai đoạn 2001 - 2004. Gerathy được tòa cho phép tại ngoại và phiên xử tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 23.9.
Đầu tháng 7, cảnh sát Úc khởi tố 6 nhân viên của Securency và Công ty Note Printing Australia về tội hối lộ giới chức Indonesia, Malaysia và VN từ năm 1999 - 2005 để đổi lấy các hợp đồng cung cấp giấy bạc, theo báo The Age. Nếu bị kết tội, họ sẽ đối mặt 10 năm tù giam và bị phạt tối đa 1,1 triệu AUD. Vụ việc vẫn đang được điều tra.

Trùng Quang

-Vụ tham nhũng RBA: món “lại quả” lớn nhất
Hôm nay cảnh sát liên bang Úc đã cáo buộc một trong những viên chức hàng đầu của Securency tội danh đưa hối lộ số tiền lên tới $17 triệu đô thông qua môi giới, hầu có thể giành lấy được các hợp đồng in tiền nhựa cho Việt Nam.
Đó là Cliff Gerathy, cựu Tổng quản Thương Mại của Securency, và cũng là viên chức cao cấp thứ 8 bị cảnh sát liên bang Úc bắt giữ trong hồ sơ điều tra vụ bê bối tại công ty Securency và công ty in tiền NPA (Note Printing Australia) của Ngân hàng Dự trữ Trung ương Úc RBA.
Tại phiên tòa Sơ Thẩm tại Victoria chiều nay, cảnh sát đã cáo buộc ông Gerathy đã chỉ thị cho việc chung chi món “lại quả” hậu hĩnh lên đến $17,2 triệu đô cho một tay môi giới tại Việt Nam và cũng liên can đến việc cố ý làm sai sổ sách đối với một hợp đồng in tiền nhựa cho Mã Lai. Đây là món “lại quả” lớn nhất trong hồ sơ vụ tham nhũng RBA.

Phát ngôn nhân cảnh sát cho biết “Vị này bị cáo buộc tội đưa hối lộ cho quan chức nước ngoài chiếu theo Khoản 1 Điều 11.5 và Khoản 1 Điều 70.2 của Bộ luật Hình sự 1995 thì có thể phải lãnh bản án lên đến 10 năm tù và/hoặc bị phạt vạ đến $1,1 triệu đô. Ngoài ra ông ta cũng bị cáo buộc tội làm giả sổ sách theo Khoản 1 Điều 83 của bộ luật hình sự 1958 (bang Victoria), mà có thể phải lãnh bản án 10 năm tù ở”.
Được biết đầu tháng 7 vừa rồi, đã có 7 viên chức cao cấp của Securency và NPA bị cảnh sát liên bang bắt giữ và truy tố với tội danh hối lộ các quan chức Việt Nam và Mã Lai trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến 2006.
Đại tá "cò" Lương Ngọc Anh và ông cựu Thống đốc mê tiền, mê "chân dài"
Riêng đối với Việt Nam, hồ sơ điều tra của cảnh sát cũng nêu rõ là công ty Securency đã hối lộ cựu Thống đốc Ngân hàng Lê Đức Thúy bằng cách chi trả cho một người con trai của ông ta đi du học tại Đại học Durham, Anh Quốc. Hồ sơ điều tra cũng nêu đích danh Đại tá Công an Lương Ngọc Anh, chính là kẻ đã môi giới cho phi vụ in tiền nhựa Polymer cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là kẻ đứng ra lãnh nhận số tiền hối lộ $17.2 triệu đô vừa nêu trên.
Chiếu theo Luật chống tham nhũng có hiệu lực từ 12 năm nay thì cả hai công ty Securency và NPA cũng sẽ bị truy tố với tội danh hối lộ các quan chức ở nước ngoài.
Trong khi đó phía Mã Lai đã bắt giữ 2 quan chức có liên can để điều tra thì gần đây tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cho Lê Đức Thúy “nghỉ hưu” và cử ông tiến sĩ “dỏm” Vũ Viết Ngoạn lên nắm chức chủ tịch Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia. Bình luận vụ “nghỉ hưu” này, báo chí Úc cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng buộc phải cho Thúy về vườn sau khi báo chí Úc và hồ sơ điều tra của cảnh sát nói rõ rằng tiền du học cho con trai của Lê Đức Thúy tại Anh Quốc là do công ty Securency chi trả. Báo chí Úc tuy có nhắc rằng đương kiêm thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là vị cựu Thống Đốc tiền nhiệm của Lê Đức Thúy, nhưng lại cẩn thận không nêu ra một sự liên can nào của Dũng trong vụ này.
Đội đặc nhiệm 20 nhân viên của lực lượng cảnh sát Liên bang Úc vẫn đang tiếp tục cuộc điều tra vụ tham nhũng RBA và dự kiến sẽ còn kéo dài vì các tính chất phức tạp của vụ án. Ngân hàng Dự trữ Trung Ương Úc RBA và hai công ty Securency và NPA hiện đang tích cực hợp tác với cảnh sát trong vụ điều tra này và cung cấp nhiều thông tin có giá trị.
Úc Châu, ngày 10/08/2011
© Lê Minh
© Đàn Chim Việt
-Vụ tiền polymer: 'Biggest bribe' charge in banknote scandal (The Age 11-8-11) 

- Úc truy tố thêm một quan chức dính líu đến vụ hối lộ in tiền Polymer  —  (RFI). Trong khuôn khổ vụ án hối lộ để giành hợp đồng in tiền polymer của công ty Securency tại Úc, hôm nay 10/08/2011, lại thêm một nhân vật nữa bị truy tố vì liên quan đến việc đưa hối lộ 17,8 triệu euro cho một quan chức Việt Nam và giả mạo tài khoản ngân hàng ở Malaysia. Theo hãng tin Pháp AFP, ông Clifford John Gerathy, 60 tuổi là người Úc thứ bảy bị truy tố trong vụ án hối lộ tại công ty Securency.
Hồi đầu tháng bảy vừa qua, Tư pháp Úc đã truy tố sáu quan chức và hai công ty của nước này bị tình nghi đã hối lộ quan chức Việt Nam, Indonesia và Malaysia để đổi lấy các hợp đồng in tiền cho các ngân hàng tại các nước này.

Cuộc điều tra của cảnh sát Úc liên quan tới nghi án đưa hối lộ này kéo dài suốt hai năm và cảnh sát vẫn đang tiếp tục mở rộng vụ án.
Nếu bị kết tội, các quan chức trên có thể phải lĩnh án 10 năm tù và kèm theo là khoản tiền phạt lên tới hàng triệu đô la.
Cảnh sát Úc cũng cho biết họ đã bổ sung tội danh đối với công ty Securency và hai bị cáo trước khi phiên tòa xét xử vụ hối lộ các quan chức Malaysia và Việt Nam từ 2001 đến 2006 để giành hợp đồng in tiền polymer. Đồng thời cảnh sát Úc cũng cho biết thêm là một nhóm gồm 20 nhân viên của họ vẫn đang tích cực tiến hành các cuộc điều tra tại Úc và ở nước ngoài.
Các nhà điều tra Úc, trong vụ này đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng ở nước ngoài như cảnh sát Anh, chính quyền Malaysia, cảnh sát Indonesia và Nigeria.


Cáo buộc mới trong vụ Securency, ‘vụ hối lộ lớn nhất chưa từng có’ (SMH). –
The Sydney Morning Herald
Richard Baker, Nick McKenzie và Maris Beck
10-08-2011
Cảnh sát liên bang đã đưa ra các cáo buộc mới, nhắm vào các cựu viên chức điều hành của Ngân hàng Dự trữ Úc, liên quan đến cáo buộc hối lộ lớn nhất chưa từng có, trong vụ bê bối tham nhũng tồi tệ nhất ở Úc – lên đến 17 triệu đô la.
Sáng nay, ông Cliff Gerathy, cựu Tổng quản Thương Mại của Securency, trở thành cựu viên chức điều hành thứ tám của Securency và Note Printing Australia (NPA), bị buộc tội đưa hối lộ các quan chức ở châu Á để giành các hợp đồng in tiền từ các ngân hàng trung ương.  
Ông Gerathy, 60 tuổi, ở New South Wales, đã xuất hiện tại Tòa Sơ thẩm Melbourne chiều nay, nơi ông được lệnh phải giao nộp hộ chiếu của mình trước khi được phép bảo lãnh tại ngoại.
Sẽ bị cáo buộc tại tòa án rằng, người đàn ông này đã tạo điều kiện thanh toán số tiền hoa hồng 17,2 triệu đô la cho một người đại diện Việt Nam và các tài khoản giả tạo liên quan đến một hợp đồng ở Malaysia. Cả hai sự cố bị cáo buộc có liên quan đến các nỗ lực bảo đảm các hợp đồng in tiền của Securency“, Cảnh sát Liên bang Úc đã nói trong một tuyên bố trước khi ông ta xuất hiện.
Người đàn ông này đã bị buộc tội âm mưu hối lộ một quan chức công ở nước ngoài, vi phạm mục 11.5 (1) và 70.2 (1) của Bộ luật Hình sự năm 1995, với hình phạt tối đa là 10 năm tù và / hoặc bị phạt $ 1,1 triệu đô la. Ông ta cũng bị buộc tội làm sai sổ sách kế toán, theo mục 83 (1) về Đạo luật Tội phạm năm 1958 (Vic), với hình phạt tối đa là 10 năm tù”.
Thẩm phán Franz Holzer đã ra lệnh cho Gerathy, ở Maroubra, báo cáo với cảnh sát hàng tuần và không liên kết với những người cùng bị cáo buộc hoặc liên lạc với các nhân chứng buộc tội. Ông [Gerathy] sẽ xuất hiện lại tại tòa án vào ngày 23 tháng 9, cùng với những người bị cáo buộc chung với ông.
Hồi tháng trước, cảnh sát đã buộc tội bảy quan chức điều hành của Securency và NPA, với cáo buộc đã hối lộ các quan chức ở Malaysia, Việt Nam và Indonesia.
Hai cựu quan chức điều hành Securency đã bị buộc tội hồi tháng trước, sáng nay lại bị buộc thêm các tội mới, liên quan đến cáo buộc hối lộ trả tiền cho các quan chức Việt Nam và Malaysia từ năm 2001 và 2006.
Một nửa công ty Securency và toàn bộ công ty NPA thuộc sở hữu và chịu sự giám sát của RBA, hồi tháng trước đã bị buộc tội hối lộ. Cả hai công ty dự kiến ​​sẽ nhận các tội bị cáo buộc.
Lần đầu tiên Cảnh sát Liên bang Úc truy tố Securency và NPA theo luật hối lộ nước ngoài, kể từ khi luật này ra đời 12 năm trước.
Hồi tháng trước, cảnh sát buộc tội Securency hối lộ cựu thống đốc ngân hàng trung ương Việt Nam, bằng cách trả tiền cho một đứa con của ông ta đi học tại một trường đại học ở Anh.
Tuyên bố của Cảnh sát Liên bang Úc cho biết, vụ điều tra hối lộ đang tiếp tục ở Úc và ở nước ngoài.
Cảnh sát cho biết Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), Austrade, Securency và Note Printing Australia đã cung cấp sự hỗ trợ đáng kể cho 20 người trong lực lượng đặc nhiệm, thực hiện nhiệm vụ “điều tra phức tạp và kéo dài này”.

Tổng số lượt xem trang