Hôm qua, 19/08/2011, một lần nữa Standard & Poor’s, cơ quan thẩm định tài chánh của Mỹ lại hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam. Tuy sự kiện đó trước mắt, không tạo ra phản ứng gì từ phía giới lãnh đạo kinh tế trong nước, nhưng theo giới phân tích, chính quyền Việt Nam cần phải quan ngại nhiều hơn đến quyết định này do tác động của nó trên giới đầu tư.
Trong bản thông cáo, Standard & Poor’s xác định là đã giảm điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng nội tệ của Việt Nam (tức là tiền Đồng) từ mức BB xuống thành BB-. Riêng điểm tín nhiệm nợ dài hạn bằng ngoại tệ của Việt Nam vẫn được giữ ở mức BB-, và điểm tín nhiệm dành cho nợ ngoại tệ ngắn hạn cũng được duy trì ở mức B. Triển vọng về việc xếp hạng dài hạn là tiêu cực.
Cơ quan thẩm định tài chánh đã khẳng định rằng việc hạ điểm của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ lý do kỹ thuật, do việc “gần đây S&P đã sửa đổi phương pháp luận và các giả định của hãng trong cách xếp hạng các chính phủ”. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhật báo tài chánh Anh Financial Times vào hôm qua, các lưu ý kèm theo phần đánh giá có giá trị như những lời cảnh báo đối với cả chính phủ Việt Nam lẫn giới đầu tư.
Giải thích lý do vì sao mà họ lại hạ điểm tín nhiệm đối với với các món nợ bằng tiền Đồng Việt Nam như kể trên, S&P cho biết đó là vì “chế độ gắn chặt tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam (với đồng đo la Mỹ) đã hạn chế sự độc lập của chính sách tiền tệ vào lúc thị trường tài chính và vốn nội địa đang ở giai đoạn phát triển ban đầu”.
Ngoài ra, cho dù nhấn mạnh rằng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Việt Nam bằng đô la không thay đổi kể từ khi bị giáng xuống mức BB- vào tháng 12/2010, Standard & Poor’s cảnh báo rằng hệ thống ngân hàng còn rất yếu ớt của Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn và vốn tư bản bị thất thoát.
Theo Công ty chứng khoán Ho Chi Minh City Securities, một trong những nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam, các dấu hiệu gần đây về khả năng chính quyền có thể hạ thấp lãi suất đã đặc biệt làm cho các cơ quan thẩm định lo ngại vào lúc lạm phát hàng năm được dự báo sẽ tăng trở lại trong tháng Tám này sau khi đã lên đến 22% trong tháng Bảy vừa qua.
Đối với ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P, với khối tín dụng trong nước dự báo sẽ tăng lên đến mức 118% GDP vào cuối năm, và với lãi suất cao, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có nguy cơ bị khối lượng nợ xấu chồng chất đe dọa. Và như vậy, các ngân hàng nhà nước chủ chốt, động lực làm cho tín dụng phình lên trong những năm gần đây, "có thể sẽ phải yêu cầu chính phủ tái cấp vốn".
Riêng về vấn đề triển vọng của vấn đề công nợ, hồi đầu tháng, cơ quan thẩm định tài chánh Fitch đã duy trì điểm B + đối với các món nợ của Việt Nam, kèm theo là triển vọng "ổn định". Tuy nhiên, đối với S&P, triển vọng xếp hạng các món nợ của Việt Nam là "tiêu cực" bởi vì Việt Nam đang phải đối phó với rủi ro bất ổn kinh tế, tài chánh trong ngắn hạn. Nói cách khác, Việt Nam có nguy cơ tiếp tục bị Standard & Poor’s đánh sụt hạng tín dụng.
Trong tình hình đó, Standard & Poor’s dự đoán rằng năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chỉ đạt mức 5%, thấp hơn 2 điểm so với tỷ lệ bình quân 7% của 10 năm qua, và thấp hơn cả chỉ tiêu do chính quyền Việt Nam đề ra là 6%.
Cơ quan thẩm định tài chánh đã khẳng định rằng việc hạ điểm của Việt Nam chủ yếu xuất phát từ lý do kỹ thuật, do việc “gần đây S&P đã sửa đổi phương pháp luận và các giả định của hãng trong cách xếp hạng các chính phủ”. Tuy nhiên, theo nhận xét của nhật báo tài chánh Anh Financial Times vào hôm qua, các lưu ý kèm theo phần đánh giá có giá trị như những lời cảnh báo đối với cả chính phủ Việt Nam lẫn giới đầu tư.
Giải thích lý do vì sao mà họ lại hạ điểm tín nhiệm đối với với các món nợ bằng tiền Đồng Việt Nam như kể trên, S&P cho biết đó là vì “chế độ gắn chặt tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam (với đồng đo la Mỹ) đã hạn chế sự độc lập của chính sách tiền tệ vào lúc thị trường tài chính và vốn nội địa đang ở giai đoạn phát triển ban đầu”.
Ngoài ra, cho dù nhấn mạnh rằng điểm tín nhiệm nợ dài hạn của Việt Nam bằng đô la không thay đổi kể từ khi bị giáng xuống mức BB- vào tháng 12/2010, Standard & Poor’s cảnh báo rằng hệ thống ngân hàng còn rất yếu ớt của Việt Nam vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bất ổn và vốn tư bản bị thất thoát.
Theo Công ty chứng khoán Ho Chi Minh City Securities, một trong những nhà môi giới chứng khoán lớn nhất Việt Nam, các dấu hiệu gần đây về khả năng chính quyền có thể hạ thấp lãi suất đã đặc biệt làm cho các cơ quan thẩm định lo ngại vào lúc lạm phát hàng năm được dự báo sẽ tăng trở lại trong tháng Tám này sau khi đã lên đến 22% trong tháng Bảy vừa qua.
Đối với ông Kim Eng Tan, chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P, với khối tín dụng trong nước dự báo sẽ tăng lên đến mức 118% GDP vào cuối năm, và với lãi suất cao, hệ thống ngân hàng của Việt Nam có nguy cơ bị khối lượng nợ xấu chồng chất đe dọa. Và như vậy, các ngân hàng nhà nước chủ chốt, động lực làm cho tín dụng phình lên trong những năm gần đây, "có thể sẽ phải yêu cầu chính phủ tái cấp vốn".
Riêng về vấn đề triển vọng của vấn đề công nợ, hồi đầu tháng, cơ quan thẩm định tài chánh Fitch đã duy trì điểm B + đối với các món nợ của Việt Nam, kèm theo là triển vọng "ổn định". Tuy nhiên, đối với S&P, triển vọng xếp hạng các món nợ của Việt Nam là "tiêu cực" bởi vì Việt Nam đang phải đối phó với rủi ro bất ổn kinh tế, tài chánh trong ngắn hạn. Nói cách khác, Việt Nam có nguy cơ tiếp tục bị Standard & Poor’s đánh sụt hạng tín dụng.
Trong tình hình đó, Standard & Poor’s dự đoán rằng năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ chỉ đạt mức 5%, thấp hơn 2 điểm so với tỷ lệ bình quân 7% của 10 năm qua, và thấp hơn cả chỉ tiêu do chính quyền Việt Nam đề ra là 6%.
-Việt Nam lại bị Standard & Poor’s hạ điểm tín nhiệm
------
Tin liên quan:
Việt Nam bị S&P hạ bậc tín nhiệm (VnEx 20-8-11) -Vì sao S&P hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam? (VnEconomy).Sự hạ điểm này xuất phát từ phương pháp đánh giá tín nhiệm mới của S&P - [Thông cáo báo chí] S&P đánh sụt hạng tín dụng đồng nội tệ của Việt Nam xuống mức ‘BB-’ (Dự đoán kinh tế). S&P hạ xếp hạng tín dụng Việt Nam xuống BB-
- Thông cáo chính thức của S&P: S&P lowers Vietnam LC rating to 'BB-' (Reuters 19-8-11) -- Vietnam: downgraded again(FT 19-8-11)
--------Nợ đầm đìa ----------------------- -Cảnh báo nợ công tăng nhanh -Nợ nước ngoài của Việt Nam cao nhất kể từ năm 2006— (RFA).2011-08-16 -Bản tin từ Bộ Tài Chính cho thấy nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 42% tổng sản lượng quốc nội GDP và cũng là tỷ lệ nợ nước ngoài cao nhất tính từ 2006 đến giờ.
- Nợ nước ngoài đến 31/12/2010 [Download]
-Nợ nước ngoài bằng 42,2% GDP: Đừng chủ quan khi vẫn ở “ngưỡng an toàn”-- Nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 42% GDP (DVT). Vietnam foreign debt widens to 42.2 per cent of GDP in 2010 (DPA 15-8-11)-Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ USD (VnEx 15-8-11) - Việt Nam nợ nước ngoài 32,5 tỷ đôla — (BBC).
-Nợ nước ngoài: Một năm tăng gần 4,6 tỷ USD (VnEconomy) -Gánh nặng nợ nần của Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng, cả về mặt số nợ và nghĩa vụ trả nợ -Ứng xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? (VnEconomy) -Với khối nợ nước ngoài cứ tăng dần, vấn đề cân đối nợ thế nào cho đủ, có lẽ, còn phải nhìn nhận ở góc độ ứng xử với nợ
– Rủi ro nợ công (TN) “Điều đáng lo hơn không hẳn nằm ở tỷ lệ nợ công/GDP mà là chất lượng đầu tư của các khoản vay. Hay nói cách khác, chất lượng đầu tư công mới quyết định sự an toàn hay rủi ro của nợ công. Mà đầu tư công kém hiệu quả lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối tại VN. Đây cũng chính là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng lạm phát đang hoành hành hiện nay”.
-
- Cảnh báo nợ công tăng nhanhTP - Dù Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài của Việt Nam, hiện lên tới 32,5 tỉ USD (chiếm 42,2% GDP) vẫn ở mức an toàn nhưng cần phải hết sức thận trọng. Điều này do nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề gây mất cân đối như lạm phát cao, bội chi ngân sách, thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân tài khoản quốc tế…Vì vậy không thể chỉ căn cứ vào tỉ lệ nợ công tính trên GDP mà đánh giá là an toàn. Nợ công và quản lí nợ công ở Việt NamNợ công là một phần quan trọng trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở Châu Phi đến những quốc gia giàu như Mỹ, Nhật, EU đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ. Nợ công cần được quản lí tốt và sử dụng hợp lí, hiệu quả, nếu không thì khủng hoảng nợ
-3 “điểm nóng” nợ nước ngoài -- Ứng xử với nợ: Vay nước ngoài hay vay trong nước? (VnEconomy).
-Kinh điển - FDI Đài Loan ở Việt Nam: The right tree for the right bird: Location choice decision of Taiwanese firms’ FDI in China and Vietnam (International Business Review 1/2011)
-----------Doanh nghiệp khó khăn ------
-- Nghị định “chết”,thông tư “sống”-DN gánh đủ(Toquoc)–Điều này thường gây nhiều rủi ro,thậm chí dẫn đến thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của DN
-Sức mua giảm, kinh doanh gặp khó (SGGP 16-8-11)- --“Kiệt sức” vì thắt chặt tiền tệ? (VnEconomy) -Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn vừa lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ
-----------Doanh nghiệp khó khăn ------
-- Nghị định “chết”,thông tư “sống”-DN gánh đủ(Toquoc)–Điều này thường gây nhiều rủi ro,thậm chí dẫn đến thiệt hại đến hoạt động kinh doanh của DN
-Sức mua giảm, kinh doanh gặp khó (SGGP 16-8-11)- --“Kiệt sức” vì thắt chặt tiền tệ? (VnEconomy) -Hàng chục tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn vừa lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ
Siêu xe giá 50 tỷ về VN bằng cách nào? (VTC 16-8-11)
-Doanh nghiệp gồng mình chịu lỗ Thanh niên -Không chỉ những DN nhỏ mới phải khốn đốn vì đủ loại chi phí mà ngay bản thân nhiều DN lớn trong quý 2 vừa qua cũng gánh chịu một kết quả kinh doanh bi đát.
--Nhiều quy định "gặm nhấm" Luật Doanh nghiệp(Tamnhin.net) - Các luật chuyên ngành quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tư hay giấy phép thành lập đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành nghề đặc thù đã làm vô hiệu hóa Luật Doanh nghiệp trong những ngành nghề, lĩnh vực này; hay nói cách khác, các luật chuyên ngành đang “gặm nhấm” Luật Doanh nghiệp.
-Luật Doanh nghiệp: Khó cả khai sinh lẫn “khai tử” (VnEconomy) -
Nhiều doanh nghiệp lớn lên tiếng về sự “hà khắc” của chính sách tiền tệ...- Luật Doanh nghiệp làm khó doanh nghiệp? (VnEconomy) -
Khác biệt trong vấn đề tỷ lệ biểu quyết giữa Luật Doanh nghiệp 2005 và cam kết WTO đang làm khó nhiều doanh nghiệp
--- Chuyện chỉ dành cho người dũng cảm (TBKTSG)