Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

2 tàu cá Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công

Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn--Tàu thì lạ sự hèn hạ thì quen
Nghe tin: “Ngày 24-09-2011, khi 2 tàu cá của ông Trương Văn Đức và ông Trương Tài chạy vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão thì bị tàu chiến Trung Quốc xua đuổi, phải ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu. Nhưng, chạy được 30 hải lý, thì tàu chiến mà biên phòng Việt Nam gọi là “tàu lạ” đã đuổi theo đâm vào tàu cá Quãng Ngãi, xịt nước và bắn vào tàu cá làm cháy cabin và máy liên lạc”. Xin post lại một entry được viết từ tháng 7-2009.

Huy Đức

Như vậy là lại thêm một vụ “Tàu lạ” đâm vào tàu đánh cá của ngư dân mà không được kịp thời phát hiện. Ủy ban An Ninh Quốc Phòng nên tổ chức nghe điều trần ngay, để nếu xét thấy cần thiết thì phê chuẩn kinh phí, tăng cường nhân lực, khí tài cho các lực lượng bảo vệ dân trên Biển. Có lẽ không nên chậm trễ việc quyết định bố trí “Hạm đồn Biên phòng Hoàng Sa”.


Tuy nhiên, “Tàu” thì lạ nhưng sự hèn hạ thì rất quen. Ngay cả khi “xác định chủ quyền” trước các cơ quan quốc tế, theo ông Scott Marciel, đại sứ Hoa Kỳ ở ASEAN: “Cách làm của Trung Quốc rất mù mờ và khó hiểu”. Lẽ ra, từ vụ “Tàu lạ” lần trước, đã nên tổ chức họp báo quốc tế ngay. Việt Nam cũng không nên mặc cảm khi phải nói với thế giới rằng, ngay trong lãnh hải của mình, ngư dân đang phải kinh hoàng vì những vụ đâm tàu như hải tặc. Người ta cũng hiểu Việt Nam đang sống với một láng giềng thế nào. Và, nên tính ngay những giải pháp quốc tế cho vấn đề chống những hành vi giết người như thế.

ASEAN là một định chế, nhưng, như ông Scott Marciel nhận xét: “Vì ASEAN làm việc với nguyên tắc phải đồng thuận cả 10 nước, (nên) đã không có được một đường lối chung trong vấn đề Trung Quốc tranh giành lãnh hải”. Nhưng, cũng ở trong ASEAN, có những nước có thể “đồng thuận” với nhau trong một số vấn đề Biển Đông, nhất là việc chống lại hải tặc thời “văn minh Tàu lạ”. Cảnh sát biển của Việt Nam, Philippines, Indonesia, nhân lúc này có thể nâng tầm hợp tác, thiết lập một lực lượng tuần tra chung để bảo vệ ngư dân. Nhưng, cho dù là “nước xa”, tình thế chắc hẳn sẽ khác hơn nếu “tàu cứu hộ của Mỹ” có thể xuất hiện trên vùng biển có nhiều “Tàu lạ”.

Việc “Trung Quốc bắt giữ các ngư phủ Việt Nam ở gần Hoàng Sa và sự hăm dọa công khai đối với các công ty Mỹ thăm dò dầu khí” đã khiến cho, hôm 15-7-2009, Tiểu ban Đông Á- Thái Bình Dương, Thượng viện Mỹ, đã có một buổi điều trần. Nghị sĩ James Webb nói với hai viên chức cao cấp của bộ quốc phòng và bộ ngoại giao: “Phản ứng của Hoa Kỳ chưa tương xứng trước chiến luợc bành trướng lãnh hải của người Trung Quốc”.
Ông Webb có vợ là một luật sư người Việt và từng có trợ lý thân tín nhất là một người đàn ông sinh ra ở Tuy Hòa. Tuy nhiên, ông Webb tổ chức cuộc điều trần ấy không phải vì số phận của các ngư phủ thỉnh thoảng lại bị “tàu lạ” đâm mà chủ yếu để giải quyết những vấn đề thuộc về quyền lợi Mỹ. Thượng nghị sỹ James Webb nói: “Hoa Kỳ bị buộc phải làm điều này để duy trì thế quân bình địa dư chính trị trong khu vực”. Theo ông: “Chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ tầm vóc và sức mạnh để đối phó với thế bất quân bình do Trung Quốc gây ra”.

Việt Nam rất nhỏ so với Mỹ trong các mối quan hệ song phương, nhưng người Mỹ cũng cần hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề thuộc về quyền lợi trên Biển Đông của họ. Có láng giềng tốt thì rất tốt nhưng Việt Nam sẽ không phải là “nước chịu nhiều áp lực nhất với Trung Quốc” trong vấn đề biển Đông, như nhận xét của ông Scott Marciel, nếu Việt Nam có những người thực sự là bạn bè hơn nữa.

Nhân chuyện mở rộng quan hệ để giải quyết vấn đề “Tàu lạ”, không thể không liên hệ đến chuyện Hồ Tỏa Cẩm. Một viên tham tán thương mại như Cẩm không thể “uốn lưỡi cú diều” trước đại diện Bộ Thông tin và báo chí như vừa qua nếu Cẩm không “đi guốc”: 700 tờ báo nhiều khi đang nói rất hăng vẫn có thể tự nhiên im bặt chỉ vì nhận được đôi ba dòng tin nhắn. Đành rằng báo chí vẫn là “công cụ”, nhưng cũng nên “phân cấp”, những “tin nhắn” như vậy chỉ nên tới Nhân Dân, SGGP, Hà Nội Mới… thôi, còn những tờ “đoàn thể” thì nên cho tranh thủ nói được chút ít tiếng nói của nhân dân: “Tàu lạ” thì kêu; “Tàu xấu” thì phê phán…

Chỉ có sự đa dạng trong xã hội, sự đa phương trong mối quan hệ với các quốc gia mới tạo ra, không chỉ sự ổn định ở bên trong, bền vững ở bên ngoài, lãnh thổ giữ được, mà tính mạng của người dân cũng mới bớt đi những nỗi kinh hoàng trước những con “Tàu lạ”.

- Tránh bão ở Trường Sa (TT). – Nỗi niềm những người bám biển (ĐĐK).
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi lại bị tấn công khi tránh bão  – (RFI). – Hèn cực kỳ  —  (DLB) - Người Lao động bữa qua cũng đưa tin tàu chiến “nước ngoài” tấn công tàu cá của bà con ta, nhưng rồi đã gỡ xuống. Bài của SGGP cũng bị gỡ

-Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn
Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn
Thuyền trưởng Hát (bên phải), đang kể lại sự việc
Cùng với việc dùng súng bắn, suốt khoảng 4 giờ đồng hồ, chiếc tàu chiến nước ngoài chạy áp sát bên hông và dùng chất gây cháy bắn sang tàu cá của ngư dân.
Vào khoảng 8h, ngày 26/9, chiếc tàu cá do ông Bùi Hát (SN 1975), ở thôn Châu thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cũng đã cập bến Sa Kỳ an toàn, sau gần 2 ngày đêm bị tàu chiến lạ đuổi bắn và trốn chạy trong sóng dữ.
Theo lời thuyền trưởng Hát, thì vào khoảng 9h, ngày 24/9, khi tàu đến neo đậu cách đảo Trụ Cẩu-Hoàng Sa khoảng 12 hải lý, để nghỉ ngơi, một số ngư dân đang ngồi ăn mì tôm phát hiện một chiếc tàu chiến tấn công nên vội vàng kéo neo bỏ chạy.

Thế nhưng chỉ vài phút sau đó, chiếc tàu chiến đã chạy đến sát bên và dùng súng bắn như liên tiếp về phía tàu.
Qua khe cửa ca bin, ngư dân thấy rất nhiều người đứng lố nhố trên boong, mặt đằng đằng sát khí.
Sau khoảng 4 giờ vừa chạy kẹp một bên hông, vừa bắn, đến khoảng 12 giờ, thì tàu chiến không bắn nữa, mà chỉ chạy kèm đuổi về phía bờ.
Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn
Chất gây cháy còn sót lại trên tàu của thuyền trưởng Đức
Còn thuyền trưởng Trương Văn Đức (SN 1974) kể, không những bắn đạn, mà tàu chiến còn bắn chất gây cháy và sử dụng vòi nước để xịt sang tàu.
Sau khi bắn và đuổi 2 tàu chạy khỏi đảo Trụ Cẩu-Hoàng Sa khoảng 40 hải lý, đến 16 giờ cùng ngày, thì chiếc tàu chiến mới bỏ đi. Rất may là không ngư dân nào bị thương vong, còn tàu chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn
Biên phòng tỉnh đang ghi lời kể của thuyền trưởng Đức
Lúc này do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nên sóng đang rất lớn, thế nhưng không ai dám quay lại đảo để núp tránh, nên cả 2 tàu đành liều mạng điều khiển chạy về đất liền.
Sau gần 2 ngày đêm vượt qua sóng dữ, đến sáng ngày 26/9, cả hai tàu và toàn bộ ngư dân đã về đến cảng Sa Kỳ.
Hiện Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đã đến làm việc với thuyền trưởng 2 tàu cá trên để nắm thông tin về vụ việc trên.
Huỳnh Hà
Theo Bưu Điện Việt Nam
-2 tàu cá Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công(SGGP).- Chiều 25-9, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết: lúc 13 giờ trưa 24-9, đài trực canh thôn Châu Thuận Biển (xã Bình Châu) nhận được thông tin 2 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công. Hai tàu gồm một chiếc của thuyền trưởng Bùi Ác (đi bạn cho chủ tàu Trương Tài), số hiệu QNg 95337 và của chủ tàu Trương Văn Đức, số hiệu QNg 95850, đều ở thôn Châu Thuận Biển.
Hai tàu cá trên sau khi trú bão tại đảo Trụ Cẩu (khu vực quần đảo Hoàng Sa) đã bị một tàu chiến nước ngoài xua đuổi. Hai tàu cá chạy ra khỏi khu vực đảo Trụ Cẩu được 30 hải lý thì bị tàu chiến tiếp tục đuổi theo, đâm vào thân tàu cá, bơm nước vào tàu, bắn đạn qua tàu cá làm cháy cabin, cháy bộ đàm, gãy càng dàn điều khiển tàu…

Lúc 21 giờ đêm 25-9, tàu cá của ông Trương Văn Đức đã chạy về đến cảng Sa Kỳ (xã Bình Châu). Hiện tàu cá của ông Trương Tài cũng đang trên đường chạy vào đất liền.
H.MINH

-2 tàu cá Quảng Ngãi bị tàu nước ngoài tấn công
http://sggp.org.vn/anninhtrattu/2011/9/269072/

--

- Malaysia mua tàu ngầm cũ của Pháp làm bảo tàng (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang