Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Vì sao sách của Chu Dung Cơ bán chạy?

Tuyển tập Chu Dung Cơ bán ở Bắc KinhTuyển tập Chu Dung Cơ đang là sách ăn khách ở Trung Quốc
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ, năm nay 82 tuổi, vừa cho xuất bản tuyển tập bốn cuốn đăng lại những diễn văn và thư từ thời gian ông còn nắm quyền.
Bộ sách được nói là đang bán chạy tại Trung Quốc, vì tác giả có những tuyên bố “bạo miệng”.
Một số nhà quan sát thậm chí cho rằng phản ứng tích cực của độc giả còn vì người Trung Quốc xem thế hệ lãnh đạo hiện nay không bằng các vị tiền nhiệm trước đây.

Ông Chu Dung Cơ là phó thủ tướng từ 1991 đến 1998 và là thủ tướng cho đến đầu năm 2003.
Bộ sách 2,042 trang có những bài viết lần đầu tiên chính thức công bố. Các biên tập viên báo chí và người dùng internet đã chăm chú lọc ra những bình luận có thể dùng để nhắc nhở ban lãnh đạo hiện thời.
“Nếu chính phủ này là của những người chỉ biết vâng dạ, thì chúng ta nợ nhân dân một lời xin lỗi,” là một câu nói năm 1998 nay đang lan tỏa trên mạng.
Năm 2001, ông Chu lại nói: “Tôi quản lý nền kinh tế một thập niên rồi, vậy mà hiện nay 68% doanh nghiệp nhà nước vẫn xào nấu hồ sơ. Tôi nên là quan chức đầu tiên bị cách chức.”
Ông Trịnh Vĩnh Niên, giám đốc Viện Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, từng nghiên cứu về ông Chu, cho rằng ông muốn chỉ trích chính quyền hiện nay.
Ông nói: “Ông ta định gửi thông điệp. Trước đây ông ấy cũng đã dùng nhiều dịp để ngầm chỉ trích chính phủ hiện thời.”
Trần Tử Minh, một nhà phân tích ở Bắc Kinh từng đi tù sau biến cố 1989, cũng cho rằng việc sách bán chạy chứng tỏ nhiều người Trung Quốc bất mãn với lãnh đạo hiện nay.
Ông cho biết nhiều hội thảo gần đây, cũng như các bài báo, cuốn sách, cũng mang ý tương tự, rằng các vấn đề của Trung Quốc đòi hỏi giới lãnh đạo sắp tới do ông Tập Cận Bình dẫn dắt phải có phản ứng quyết liệt hơn.
“Cuốn sách không trực tiếp nhắm vào ông Ôn [Gia Bảo],” ông Trần nói. “Nhưng kêu gọi cải cách chính trị của ông Ôn chẳng đi đến đâu, ông ấy không có ảnh hưởng để thực thi ý tưởng, vì thế người ta hoài nhớ Chu Dung Cơ và phong thái của ông.”
Dĩ nhiên ít ai nghĩ rằng nhiệm kỳ của Chu Dung Cơ là hoàn hảo. Nhiều người chỉ ra rằng chính sách lúa gạo, thuế và việc đóng cửa nhà máy cũng có những sai lầm để lại đến hôm nay.
Nhưng những trí thức theo quan điểm cởi mở muốn dùng cuốn sách của ông Chu để ám chỉ ban lãnh đạo hôm nay không có được sự táo bạo của ông.
Ông Trịnh nói tiếp: “Tác phẩm của Chu Dung Cơ trở nên ăn khách, không chỉ vì những gì ông ta đã làm, mà vì phong thái lãnh đạo và tiến bộ mà ông ta đạt được.”
“Hiện có bức xúc vì không có tiến bộ, không cải cách thực chất từ ban lãnh đạo hiện nay.”
Kent Ewing, một tác giả sống ở Hong Kong, lại nhắc nhở người đọc rằng ông Chu chưa bao giờ muốn có dân chủ kiểu phương Tây.
Giống ban lãnh đạo hiện nay, ông Chu “chưa bao giờ dám nghi ngờ sự cai trị độc đảng mà ở bên dưới thì vô cùng tham nhũng”.
-Vì sao sách của Chu Dung Cơ bán chạy?

--------------


-Insight: Blunt talk from China ex-premier stirs reform pot
Photo
6:25am EDT
By Chris Buckley
BEIJING (Reuters) - Crumbling flood dykes in China decried as "tofu dregs" built by "parasites." Erring bankers lashed as "half-wits" and crime "accomplices." Special hotels for Communist Party elite dismissed as wasteful piles of "golden splendor."
It is little wonder that the publication this month of former Premier Zhu Rongji's blunt comments from his years in power have become best-sellers, finding eager readers in a nation whose current leaders are seen as wary and cautious.
Yet the reaction to Zhu's four-volume selection from his time as vice premier from 1991 to 1998 and then as premier until early 2003 also reflects deeper anxieties coursing through China as it approaches a leadership transition late next year.
Reformist former officials and intellectuals have held up the 2,042 pages of Zhu's words, many made public for the first time, as an unflattering mirror to the conservatism and conformism of current leaders. Magazine editors and Internet users have scoured the volumes for any comments that offer a message for the present.
"If this government is one of yes-men, we owe the people an apology," is one from 1998 that has spread far online.
Another Zhu comment, this time from 2001: "I've been in charge of the economy for a decade, and still today 68 percent of state-owned businesses cook their books. I should be the first official dismissed."
Indeed, many of the problems that dog China's economy today dominate "The Authentic Speeches of Zhu Rongji": local government debt and reckless bank loans, inflation and feverish urban growth, and corruption devouring public trust and coffers.
"Our country faces many potential crises that could erupt at any time," Zhu said early in 1998. "Ordinary people are discontent about us in many ways. Especially, there is corruption among officials, the gulf between rich and poor, and the way some local officials act like tyrants."
Analysts disagree over whether Zhu, a grey-haired 82-year-old who rarely appears in public, issued his long-prepared collection at this time to obliquely scold China's current Communist leaders, President Hu Jintao and Premier Wen Jiabao, whose terms in power wind down late next year, and to urge their likely successors to do more.
"I would say, yes, he has intended this to send a message. He has used opportunities before to implicitly criticize the current government," said Zheng Yongnian, the director of the East Asian Institute at the National University of Singapore who wrote an earlier study of Zhu.
Even if the timing of publication is coincidence, the enthusiasm for Zhu's books reflects widespread impatience among many Chinese with their current leaders, said Chen Ziming, a Beijing-based political analyst who was imprisoned after 1989 for advocating democratic change.
Recent seminars, books and commentaries have echoed with a broad feeling among thinkers, both pro-market reform liberals and pro-party conservatives, that China's problems will demand more decisive responses from the next leadership, mostly likely led by current Vice President Xi Jinping, said Chen.
"Zhu did things, made breakthroughs, and there's a widespread feeling that the current leaders haven't followed his example," said Chen.
"I don't see this is directed personally at Wen Jiabao," he said of Zhu's books. "But Wen's calls for political reform have gotten nowhere, he hasn't had the influence to act on his ideas, and so there's nostalgia for Zhu Rongji and his style."
HISTORY LESSONS
Growing numbers of retired Chinese leaders have published books and memoirs with an eye on their place in history. Although party censors can block some content, seniority gives these leaders some sway over what they publish and when.
Zhu's collection offers a revealing but highly selective window into the reforms that transformed China from a beleaguered hold-out against the collapse of Soviet-style Communism in the early 1990s to an emerging superpower with economic growth rates envied by other governments.
Zhu dragged back the Chinese economy from over-heating in the early 1990s, and then as premier pushed through reforms that shut or privatized many state-owned firms and laid off workers, wrenched tax power from local officials to the central government, and launched housing ownership reforms that gave birth to a feverish real-estate boom.
Above all, Zhu coaxed and cajoled China's way into the World Trade Organization in 2002 through grueling negotiations. At the time, many Chinese officials feared he had made so many concessions to gain entry that China's economy would be hobbled.
By no means do all Chinese observers think Zhu's tenure was an unalloyed success. Some say mis-steps in grains policy, tax distribution and state factory shutdowns left messes that his successors had to clean up in quieter ways.
But with the publication of Zhu's books, liberal intellectuals and publications favoring market reform and political relaxation have cited him to suggest his successors failed to live up to his boldness and their promises.
That disillusionment is often aimed at President Hu and Premier Wen, whom critics say have failed to meet promises to rein in inequality and spread prosperity. Despite Wen's repeated calls for political reform, the Communist Party leadership has overseen tightening controls on political life.
"Zhu Rongji's work has become so popular, not specifically because of what he has done, but because of his leadership style and the progress he was able to make," said Zheng, the researcher based in Singapore.
"There's impatience, because there's been no progress, no substantial, meaningful progress, from this current leadership."
Others already have their eye on the next generation.
Zhou Ruijin, a former senior editor of the People's Daily, the Communist Party's official newspaper, suggested in a recent interview about Zhu's works that the leaders likely to succeed Hu and Wen had much to learn from Zhu.
"The Zhu Rongji era was one of promoting big reforms, and it nurtured a group of brave risk-takers who were at the forefront of pioneering a market economy," Zhou, a cheerleader for rapid market reforms in the 1990s, said in an interview with South Breeze Window, a pro-reform magazine published in south China.
"Today, with the atmosphere for reform deepening, there is still potential for big steps in reform."
(Editing by Brian Rhoads and Raju Gopalakrishnan)


-- Trung Quốc “điều tra việc bán đất” – (BBC).


---------------------

tham khảo tại VN:
 Phạm Hồng Sơn – Vài mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt
Phạm Hồng Sơn

Như một tất yếu, đã là lãnh đạo cộng sản cao cấp thì gần như không có khiếm khuyết kể cả đức độ hay tài năng. Đó thường là sự đánh giá chính thống (thuộc nhà nước, các thành phần có cảm tình với nhà nước) trong các chế độ cộng sản. Nhưng đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo nổi bật trong thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam, sự đánh giá một chiều kiểu đó dường như không chỉ giới hạn ở các cơ quan chính thống, quan điểm chính thống. Thiển nghĩ, mọi sự thiên lệch (dù ở phía nào) trong tư duy, đánh giá đều không có lợi cho tiến bộ. Việc nhận biết để thoát được xu hướng tư duy, đánh giá có hại đó là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện tại khi Việt Nam đang phải đau đớn chứng kiến những hậu quả hết sức tai hại, nan giải từ các ngộ nhận lịch sử (“Nước ta có vinh dự lớn là một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”[1], “Việt Nam-Trung Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em”[2], v.v.). Bài viết sau đây nhằm mang lại một số cân bằng cho những đánh giá một chiều về di sản Võ Văn Kiệt đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông gần đây.

Báo Người Việt mới đây đã thuật lại một tư liệu của Wikileaks có nói đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tư liệu này đưa ra những thông tin phản ánh tầm nhìn, tầm ảnh hưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong việc hình thành nhân sự lãnh đạo quốc gia nối tiếp sau ông. Trong một trích dẫn, Người Việt viết: ““Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt.”
Công điện giải thích:
“Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.
Ðó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Ðức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.”

Những thông tin kể trên của Người Việt (thuật lại Wikileaks), dù chưa thể khẳng định hay bác bỏ, làm liên tưởng ngay đến câu chuyện cổ được học giả Phan Kế Bính chép lại trong tác phẩm Việt Nam Phong tục, xuất bản lần đầu năm 1915: “Quản trọng thuở hàn vi cùng với Bảo Thúc đi buôn, cứ chia lời thì Quản Trọng chiếm lấy phần hơn, vậy mà Bảo Thúc cũng không chê Quản Trọng là tham, vì biết Quản Trọng nghèo hơn. Đến khi Quản Trọng gặp nạn Công-Tử Cổ, Bảo Thúc cố sức giúp thoát nạn, lại dâng lên vua Tề Hoàn công để vua dùng làm tướng, mà mình lại chịu ở hàng dưới, Bảo Thúc cũng không lấy thế làm hiềm. Về sau Quản Trọng sắp mất, vua hỏi ai thay được ngôi mình, thì Quản Trọng tiến cử người khác, mà bác Bảo Thúc đi không tiến, Bảo Thúc lại càng phục chớ không dám giận. Ấy là vì Bảo Thúc biết cái tài Quản Trọng hơn mình nhiều, mà Quản Trọng thì một lòng vì nước, coi việc nước trọng hơn tình riêng anh em, cho nên Bảo Thúc càng sợ bụng công bình của Quản Trọng, mà Quản Trọng cũng càng phục cái lượng to của Bảo Thúc.”[3]
Còn đây là một thông tin khác cũng liên quan tới cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đó là vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” xảy ra năm 1995 khi ông Võ Văn Kiệt đương giữ chức Thủ tướng, trong đó tài liệu được coi là “bí mật nhà nước” là bức thư của đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995. Nhưng, xét từ hình thức đến nội dung, bức thư đó không thuộc qui định tài liệu Tối mật của các qui phạm pháp luật đương thời (Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật Nhà nước, Qui chế Bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 84/HĐBT ra ngày 9/3/1992). Bức thư vừa kể còn được phổ biến khá rộng rãi trong dân chúng vào trước khi xảy ra vụ án và chính ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bí thư thành ủy Hải Phòng, một cán bộ cộng sản lão thành, đã viết lên bản sao của bức thư đó rằng: “Chẳng có gì đáng gọi là “bí mật quốc gia”. Không đăng báo, phát thanh là một thiếu sót.” Những “bị cáo” nạn nhân trong vụ án đó là ông Lê Hồng Hà, Đại tá công an về hưu, ông Nguyễn Kiến Giang, cựu Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật và ông Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu), Phó tiến sỹ sinh học, cựu Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Cả ba người đều bị kết tội với các án tù dài ngắn khác nhau vì bị cáo buộc rằng đã “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là bức thư kể trên. Vụ án đã gây nên nhiều bất bình, phẫn nộ nơi dư luận trong, ngoài nước. Nhiều cán bộ cộng sản lão thành cũng đã lên tiếng bênh vực hay vận động để ủng hộ các bị cáo. Nhưng đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoàn toàn im lặng. Bản thân ông Lê Hồng Hà, vào tháng 01/1998, sau khi ra tù, đã có đơn thư khiếu nại gửi tới các cơ quan tư pháp, tòa án và đồng kính gửi tới chính cá nhân cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó đang giữ chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN)) để đòi hỏi minh oan. Nhưng phản hồi cho lá đơn đó vẫn là sự im lặng, của những nơi, những cá nhân được gửi, từ đó cho tới tận hôm nay.
Vụ án vừa kể cũng làm gợi lại một câu chuyện khác được ghi ở ngay trong lịch sử Việt Nam cận đại. Quan Phụ chánh Đại thần Ngô Đình Khả của triều Nguyễn, năm 1907, lúc ông đương kim phụ chánh tại triều; vua Thành Thái có hành vi chống Pháp nên bị thực dân bày trò các đại thần triều đình kí thỉnh nguyện thư yêu cầu viện Cơ mật và Pháp truất quyền và đày vua Thành Thái sang Châu Phi, lấy cớ nhà vua bị bệnh tâm thần. Lúc đó tại triều, hầu hết các đại thần đều ký vào thỉnh nguyện thư đó. Riêng Ngô Đình Khả đứng lên phản đối, rồi sau đó bị giáng chức, cho về hưu trí không có hưu bổng. Năm 1913, Thượng thư Bộ công đương nhiệm Nguyễn Hữu Bài cũng phản đối việc Khâm sứ Mahé cho khai quật mả vua Tự Đức để vơ vét châu báu. Nhân dân sau đó đã ghi lại khí tiết hai vị quan vừa kể bằng câu ngạn ngữ: ”Đày vua không Khả, đào mả không Bài[4]. Còn chuyện sỹ phu thời phong kiến treo áo từ quan, rũ bỏ danh hoa, phú quí của triều chính thối nát để về quê sống đời bần đạo là những chuyện có nhiều trong lịch sử, không thể kể xiết.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn chính là người đã hạ bút ký vào một văn bản hết sức phản dân chủ: Nghị định 31/CP ban hành ngày 14/04/1997 cho phép giam giữ công dân ngay tại gia đình (quản chế tại địa phương) mà không cần xét xử, mở đường dễ dàng hơn cho những đợt trấn áp sau đó của ĐCS VN đối với những người thể hiện công khai chính kiến khác biệt. Có thể có người cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ là người phải chấp hành kỷ luật đảng hay nguyên tắc “tập trung dân chủ” của ĐCS VN khi hạ bút ký vào văn bản phản dân chủ đó. Nhưng nếu vậy, ai có thể trả lời được cho câu hỏi: trách nhiệm cá nhân, nhân cách cá nhân của một con người ở đâu?
Tuy nhiên, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một lãnh đạo cộng sản Việt Nam vào hàng cao cấp nhất khi về hưu đã biểu lộ một số tiến bộ vượt hẳn lên so với bản thân ông trước đó và đảng của ông. Ông đã dám bày tỏ công khai những quan điểm khác với đường lối chung của ĐCS VN về một số vấn đề như cách nhìn nhận về chế độ Việt Nam Cộng hòa hay người có chính kiến khác biệt. Hoặc ngay khi đương chức ông đã quan tâm, trân trọng, lắng nghe một số trí thức, văn nghệ sỹ, kể cả những người đã ở “phía bên kia”, hoặc ông đã góp phần đưa đến những quốc sách kinh tế thuận lợi cho tiến bộ xã hội. Thậm chí có thể, như một số người đánh giá, ông là một lãnh đạo cộng sản “đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp miền đất nước”, khi “mất đi thì bỗng để lại một khoảng trống mênh mông”. Nhưng, nếu chỉ đánh giá một chiều ưu điểm hay ca ngợi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt như một lãnh đạo mẫu mực của cải cách, của nhân phẩm, dù chỉ với dụng tâm làm chỗ dựa cho những vận động cải cách khác, thì không chỉ gây ngộ nhận cho dư luận mà còn rất dễ mắc ngay phải những rào cản tiến bộ mà những kẻ cầm quyền độc tài luôn muốn tạo ra hay những kẻ láu cá, cơ hội rất thích bám vào. Vì sự im lặng trước bất công để bảo thân, hưởng lợi khi đương quyền sẽ rất ung dung khi nghĩ rằng dư luận vẫn trông ngóng một sự nhẫn nhục thâm sâu để chờ thời. Những kiểu lên tiếng nửa vời khi lợi lộc đã tràn đầy lúc hưu trí sẽ rất tự đắc khi tin rằng dư luận không thể phân biệt được với những thức tỉnh lương tâm thực sự vào lúc cuối đời. Cũng không phải ngẫu nhiên mà truyền thông nhà nước hiện nay vẫn dành nhiều nguồn lực để tô điểm cho hình ảnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vẫn có nhiều sách tôn vinh công lao bác “Sáu Dân” được xuất bản. Nhưng nếu cũng chỉ nghe, xem và đọc những gì do truyền thông nhà nước nói đến thì khó có thể tin rằng trên đời này còn có những lãnh đạo cộng sản khác có những cái tên như Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Trần Độ hay Nguyễn Hộ.
Tuy vậy, sẽ là không tưởng nếu đòi hỏi một người, đã đi theo cộng sản từ nhỏ rồi lại phấn đấu tới hàng ngũ lãnh đạo cao nhất trong đảng cộng sản, phải biết đến những thiết chế dân chủ có khả năng kiềm chế quyền lực, có sức mạnh làm chùn mọi ý đồ thâu tóm quyền lực hay phải có những ý tưởng, những hành động cải cách bài bản và rõ ràng theo mô hình dân chủ. Nhưng, người cộng sản hay bất kỳ con người nào khác, dù chưa biết gì về dân chủ, cũng vẫn có thể góp phần duy trì hay đặt lại được những nền móng cơ bản cho một xã hội tử tế hay một xã hội dân chủ trong tương lai. Đó là tập quán không im lặng trước bất công, trước cái ác và ý thức trách nhiệm xã hội – biết đặt công lợi hơn tư lợi, dám đặt tình chung với nước lên trên tình riêng với gia tộc, bạn hữu, đảng phái ngay khi cần và lúc bản thân con người có khả năng gây ảnh hưởng nhất. Bảo Thúc, Quản Trọng, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài đã là những người như thế dù họ không phải là những người thuộc thời đại dân chủ hay cộng hòa. Đáng tiếc, trong di sản của Võ Văn Kiệt không có những mảng sáng như thế. Có thể việc đánh giá này là quá khắt khe trong bối cảnh khắc nghiệt của chính thể Việt Nam dưới sự thống trị độc tôn của đảng cộng sản. Nhưng người xưa đã nói: Nước loạn mới biết tôi trung.
Tuy thế, cũng cần phải nhận thấy các mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt nói đến ở đây (đặt tình riêng với đảng, với đồng đội, thân hữu lên trên tình chung với tổ quốc, dân tộc, xã hội; im lặng làm ngơ hay tiếp tay cho sai trái, bất công khi đương chức) không phải là cá biệt trong hệ thống chính trị (cộng sản) ở Việt Nam (cũng như ở các nước cộng sản khác). Có những lãnh đạo cộng sản cao cấp khác, được Nhà nước đánh giá “vĩ đại” hơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất nhiều, nhưng những mảng tối tương tự trong di sản của họ còn tệ hơn nữa. Vậy phải chăng chế độ chính trị do những người cộng sản dựng nên đã không chỉ kìm hãm, gây hại cho tiến bộ chung của dân tộc, nhân loại mà còn cầm tù, hủy hoại cả nhân cách, tài năng của những cá nhân lãnh đạo cộng sản tử tế nhất? Vấn đề này xin được bàn ở một dịp khác.
Phạm Hồng Sơn
———————————————————————-
[1] Trích lời phát biểu của Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa III, 1965. Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà nội, 1980. Tr.370.
[2] Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Việt Nam-Trung Hoa vừa là đồng chí, vừa là anh em”
[3] Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Nxb Bút Việt, 02/1975, Tr. 245-246.
[4] Nguyễn Q.Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1997, Tr.1216; Tiểu sử Quận Công Phước Môn Nguyễn Hữu Bài 1863-1935

Tổng số lượt xem trang