Phương tiện bị bắt nhiều
Trong số các huyện ven biển của Quảng Ngãi, Lý Sơn là địa phương có số lượng tàu thuyền đánh bắt nhiều nhất tỉnh, đặc biệt là tại khu vực Hoàng Sa (chiếm 1/3 trong tổng số gần 410 chiếc toàn huyện). Đây cũng là huyện có số lượng phương tiện bị nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trái phép dẫn đầu của cả nước trong nhiều năm qua.
Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, trong 2 năm 2009 và 2010, có 10 phương tiện/129 ngư dân, bị nước ngoài bắt giữ và khoảng 20 tàu bị tịch thu tài sản trái phép. Riêng trong tháng 5/2011, toàn tỉnh đã có 5 tàu đánh cá đã bị Trung Quốc tịch thu tài sản.
Trong số các huyện ven biển của Quảng Ngãi, Lý Sơn là địa phương có số lượng tàu thuyền đánh bắt nhiều nhất tỉnh, đặc biệt là tại khu vực Hoàng Sa (chiếm 1/3 trong tổng số gần 410 chiếc toàn huyện). Đây cũng là huyện có số lượng phương tiện bị nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trái phép dẫn đầu của cả nước trong nhiều năm qua.
Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, trong 2 năm 2009 và 2010, có 10 phương tiện/129 ngư dân, bị nước ngoài bắt giữ và khoảng 20 tàu bị tịch thu tài sản trái phép. Riêng trong tháng 5/2011, toàn tỉnh đã có 5 tàu đánh cá đã bị Trung Quốc tịch thu tài sản.
Khó có thể biết là trong số những tàu cá đang đậu tại đây có bao nhiêu tàu thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm |
Gần đây nhất, cuối tháng 5/2011, khi đang đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa, tàu anh Huỳnh Công Nhiệm (29 tuổi), ở thôn Đông, xã An Hải, bị tàu Trung Quốc khống chế và tịch thu toàn bộ tài sản. Mọi người phải mượn lưới cụ, trang thiết bị, nhiên liệu... của một tàu ở cùng quê để tiếp tục ở lại khai thác hải sản.
Cá biệt có trường hợp chủ tàu bị Trung Quốc bắt, tịch thu tài sản 4 lần, như ông Mai Phụng Lưu, ở thôn Tây, xã An Hải. Riêng năm 2010, ông Lưu bị bắt, thu tài sản 2 lần.
Bồi thường, hỗ trợ thì chưa
Tuy số lượng phương tiện bị nước ngoài bắt giữ và tịch thu toàn bộ tài sản trái phép nhiều, thế nhưng đến nay, Lý Sơn và các địa phương các vẫn chưa có trường hợp nào được nhận bồi thường, hỗ trợ tiền.
Ông Phùng Đình Toàn, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ nguồn lợi và Khai thác thuỷ sản-Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trước tình trạng tàu thuyền của ngư dân trong tỉnh bị nước ngoài bắt giữ, tàu lạ đâm chìm… khá nhiều, trong năm 2008 và 2009, UBND tỉnh đã 2 lần ra văn bản để hỗ trợ gạo, tiền lên đến 120 triệu đồng/tàu, thuyền.
Thế nhưng qua tiếp nhận và xác minh, kiểm tra các trường hợp tàu thuyền đã bị nước ngoài bắt, vẫn chưa có trường hợp chủ tàu nào được nhận số tiền hỗ trợ này từ ngân sách của UBND tỉnh. Nguyên nhân là do các phương tiện không đủ thủ tục, trong đó chủ yếu là không có, thiếu giấy đăng kí, đăng kiểm; hoặc đã có, nhưng vì nguyên nhân nào đó, các chủ tàu không đến cơ quan chức năng để gia hạn đăng kí, đăng kiểm…
Riêng về vấn đề chi trả bảo hiểm đối với số tàu bị nước ngoài bắt giữ, tại buổi làm việc cách đây không lâu, đại diện các đơn vị bảo hiểm trên địa bàn tỉnh đã trả lời là theo quy định, các trường hợp này không được chi trả bồi thường.
Kỳ tới: Ngư dân ngại mua bảo hiểm
H.V.T
-
-Đề xuất chính sách tổng thể cho ngư dân
Cuộc chiến cam go TP - Tín dụng “đen” khó dẹp bỏ. Hạn chế chênh lệch quá lớn giữa tín dụng nhà nước và tín dụng “đen” giúp ngư dân bớt khổ đang là bài toán nan giải. --
--
'Chơi' thì lỗ, bỏ thì sạtTP - “Tín dụng đen” - một cách nói nôm na về sự đầu tư vốn của các đầu nậu mà theo các ngư dân ở Đà Nẵng hiện nay, chơi với nó thì lỗ, nhưng cũng có cái để mà ăn, may ra biển lặng còn trúng, nếu bỏ hẳn “tín dụng đen”, chỉ còn cách sạt nghiệp. - Người trồng tỏi Lý Sơn gặp khó (NLĐ)