Mai Thanh Hải Blog - (Thị trấn Mộc Châu (Sơn La) được xem như một trong những "thủ phủ" của đồng bào Mông vùng cao Tây Bắc.
Ngày lễ Tết, cuối tuần, đồng bào Mông từ trên vùng núi cao ngất ngưởng Phù Yên kéo xuống, rủ nhau từ Bắc Yên, Yên Châu sang, vượt đường xa đến từ Thanh Hóa, băng đèo cao từ mạn Hòa Bình...
Thậm chí ở tít tận bên Lào, nhưng cũng sang tụ họp với cộng đồng Mông cùng trang phục, thổ ngữ...
Những ngày ấy, thị trấn tràn ngập sắc áo Mông, tiếng khèn Mông và chẳng thế mà bao năm nay, những ngày Văn hóa của dân tộc Mông, toàn tổ chức được ở phố thị Mộc Châu, Sơn La - điểm trung tâm của người Mông Tây Bắc...
Công cụ hành nghề đơn giản, cơ động |
Đầu tháng 9, đến Mộc Châu, hòa cùng dòng người Mông xuống chợ, thăm phố. Giật mình trước cảnh gian hàng của "Bác sĩ người Trung Quốc Chung Hang Hường" chình ình giữa chợ, với dịch vụ nha khoa "nhổ răng, chữa sâu răng, trồng răng" và đồng bào xếp hàng, chờ lượt khám...
Tò mò dò hỏi, mới biết: Không chỉ phục vụ ở thị trấn, Bác sĩ Trung Quốc và đồng nghiệp còn đến các bản Mông để "thăm khám, chữa"...
Giật mình: Y tế cơ sở đâu? Quân dân Y đâu? Sao lại để người nước ngoài "chiếm lĩnh" địa bàn, người dân?.. Liệu đằng sau việc "khám chữa", người Trung Quốc còn làm gì, ở vùng đồng bào Mông Tây Bắc? Hoạt động này, có được quản lý và địa phương, ngành chức năng có biết?.. Hình như: Hết Tây Nguyên, Tây Nam, bây giờ đến lượt Tây Bắc, có người Trung Quốc, len lỏi...
Không cần găng tay Y tế, cũng chẳng dùng đến khẩu trang |