Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Nghị định mới về quản lý Internet: Sử dụng internet phải khai tên thật

DN cung cấp game online phải có khuyến cáo rõ ràng về những tác động ngoài mong muốn đối với thể chất và tinh thần có thể xảy ra đối với người chơi - Ảnh: T.SSử dụng internet phải khai tên thật
Đó là một trong những quy định mới trong dự thảo “Nghị định quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và nội dung thông tin trên mạng” đang được Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng, nhằm thay thế Nghị định 97/2008/NĐ-CP.



Tại dự thảo nghị định (NĐ), các quy định về trang thông tin điện tử tổng hợp (TTĐTTH), mạng xã hội (MXH) được áp dụng chung. Theo đại diện Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT), hiện các trang TTĐTTH và dịch vụ MXH có nhiều điểm tương đồng nên được áp dụng chung chính sách quản lý. Thủ tục thành lập đối với hai loại hình này đều là cấp phép, tuy nhiên thời hạn của giấy phép thiết lập trang TTĐTTH là 5 năm trong khi MXH có thời gian gấp đôi. Khác với NĐ 97, thẩm quyền cấp phép đối với các trang TTĐTTH thông thường đã được phân cấp cho các sở TT-TT. Thẩm quyền cấp phép hoạt động cho các MXH và các trang TTĐTTH đặc biệt vẫn do Bộ TT-TT nắm giữ.
Quản lý như Bộ Công an

Khó thực hiện
Ông Nguyễn Thế Tân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần truyền thông VN (VCCorp) cho rằng một số điều khoản trong NĐ này sẽ khó thực hiện. Đại diện của VCCorp đề xuất cách áp dụng mà MXH Twitter hiện đang áp dụng, đó là yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ này lọc bỏ, không cho hiển thị các thông tin không phù hợp khi đưa dịch vụ vào VN. Họ không mất thông tin đó mà vẫn có thể truy cập ở nước ngoài. Nếu cứ yêu cầu họ phải dỡ bỏ, chính các công ty này có thể bị công dân của họ khởi kiện.
Tại điều 5 của dự thảo NĐ quy định rõ: Nghiêm cấm dùng các thông tin cá nhân giả mạo để sử dụng các dịch vụ internet. Đồng thời với đó, các tổ chức, DN thiết lập trang TTĐTTH, cung cấp dịch vụ MXH được yêu cầu phải quản lý thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ theo quy định về đăng ký, quản lý và sử dụng thông tin cá nhân của Bộ Công an.
Cũng theo dự thảo NĐ này, các tổ chức, DN nước ngoài cung cấp thông tin công cộng (bằng tiếng Việt) qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ VN phải có biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng VN, đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng VN đối với việc cho phép tổ chức, DN nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Dự thảo NĐ cũng đưa ra điều khoản yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài này phải đảm bảo người sử dụng VN được quyền xóa bỏ hoàn toàn thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu của tổ chức, DN. Theo ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), điều khoản này được đưa ra là nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng khai thác thông tin cá nhân lan tràn vào các mục đích khác. Mặt khác, điều khoản này đã được quy định trong luật Công nghệ thông tin nhưng nay được cụ thể hóa hơn, áp dụng cho cả các DN nước ngoài.
Theo đại diện của Sở TT-TT TP.HCM cần có những điều khoản cụ thể và chi tiết hơn để thực hiện được quy định này. Một ví dụ là Sở TT-TT TP.HCM từng yêu cầu Yahoo thay đổi một số thông tin tiếng Việt nhưng gặp vướng mắc do DN này mặc dù có văn phòng tại VN nhưng lại hoạt động trên cơ sở luật pháp của một quốc gia khác.
Hàng chục nghìn đại lý internet sẽ phải đóng cửa
Dự thảo NĐ quy định địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng cách cổng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên, đảm bảo tổng diện tích các phòng máy tối thiểu 50m2 và bố trí tối thiểu 1m2 cho một máy tính, có thiết bị và nội quy phòng cháy chữa cháy theo quy định về phòng chống cháy, nổ của Bộ Công an, thời gian hoạt động từ 8 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Tuy nhiên, theo ý kiến của đại diện Sở TT-TT TP.HCM đưa ra tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp cho việc xây dựng dự thảo này hôm 6.4 tại Hà Nội, các quy định này sẽ khó triển khai trên thực tế do tại các thành phố lớn mật độ các trường học khá dày đặc, và nếu thực hiện theo quy định này hàng chục nghìn đại lý internet sẽ phải đóng cửa. Bên cạnh đó quy định về thời gian hoạt động từ 8 giờ đến 22 giờ cũng khó áp dụng do nhiều điểm cung cấp dịch vụ thường lách luật khi đóng cửa nhưng vẫn cho khách chơi suốt đêm.
Liên quan đến game online (G.O), có một thay đổi đáng kể so với văn bản tiền thân là NĐ 97/2008/NĐ-CP là NĐ mới đưa ra yêu cầu phân loại G.O theo nội dung và kịch bản phù hợp với độ tuổi của người chơi. Quy định này, theo ông Lưu Vũ Hải là nhằm giúp các bậc phụ huynh quyết định G.O nào là phù hợp với độ tuổi với con em mình, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến người chơi, đặc biệt là với trẻ em. Ngoài ra, các tổ chức, DN nước ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ G.O cho người sử dụng tại VN dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với các DN VN đã được cấp phép. Tỷ lệ phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa là 49% vốn điều lệ của liên doanh.
Trường Sơn
Báo điện tử “bức xúc” chuyện bản quyền dtri--Báo điện tử “bức xúc” chuyện bản quyền (VNN 7-4-12) Hiện Bộ TT&TT đã có văn bản nêu rõ, các tờ báo khi lấy lại thông tin của nhau phải có thỏa thuận bằng văn bản. Một số ý kiến cũng đề xuất việc các trang tin tổng hợp từ nay sẽ chỉ được đăng đoạn trích tóm tắt nội dung của tin bài, khi độc giả muốn đọc kỹ hơn bài báo sẽ được dẫn link đến bài báo gốc, trên báo điện tử gốc. Việc này sẽ giúp đảm bảo lượng truy cập được ghi nhận cho đơn vị sản xuất tin bài đầu tiên. -Văn hóa blog (TBKTSG 3-4-12)-Bắt hàng chục người TQ vì lừa đảo   –   (BBC). --Tổng cục Thống kê: Số người dùng Internet tại Việt Nam đang giảm

-Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt NamThông tin công nghệ
Theo Dự thảo 3 Nghị định 97 mới về quản lí dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng, Bộ TT&TT sẽ phối hợp với Bộ Công an ban hành danh sách và ngăn chặn trang thông tin điện tử cung cấp thông tin công cộng qua biên giới vi phạm các quy định.
Cụ thể, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cho người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải có trách nhiệm như thực hiện biện pháp bảo vệ các thông tin riêng của người sử dụng Việt Nam hay thông báo cho người sử dụng Việt Nam bằng tiếng Việt về các rủi ro và trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân khi đăng tải và trao đổi thông tin trên Internet; đảm bảo quyền quyết định của người sử dụng Việt Nam đối với việc cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài sử dụng thông tin về nhân thân của mình.
Ngoài ra, những doanh nghiệp này sẽ không được tự cung cấp thông tin công cộng có nội dung vi phạm các điều cấm quy định như lợi dụng việc cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mĩ tục của dân tộc...
Trường hợp thông tin vi phạm do tổ chức, cá nhân khác cung cấp, phải phối hợp với cơ quan quản lí Nhà nước tại Việt Nam để loại bỏ các thông tin vi phạm.
Phát biểu tại Hội thảo góp ý Nghị định 97 mới về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng được tổ chức vào sáng ngày 6/4, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc Công ty VC Corp cho rằng, có những trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan quản lí yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm ra khỏi trang web nhưng điều này "vô tình làm khó doanh nghiệp" vì trái với một số quy định chung của họ. Giải pháp là Bộ TT&TT có thể yêu cầu doanh nghiệp "lọc" các thông tin sai quy định để người dùng trên lãnh thổ Việt Nam không thể xem hay truy cập được (nhưng người dùng ở quốc gia khác vẫn có thể thấy thông tin đó) giống như cách mà mạng xã hội Twitter đang áp dụng.
Bên cạnh đó, các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam (sẽ được Bộ TT&TT đánh giá và công bố danh sách) như Facebook, Google... sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam, thông báo với Bộ TT&TT các thông tin bao gồm: tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số fax, địa chỉ thư điện tử của người đại diện có thẩm quyền và những cam kết bằng văn bản sẵn sàng phối hợp với cơ quan quản lí Nhà nước tại Việt Nam loại bỏ thông tin vi phạm các điều cấm theo quy định Dự thảo.
Theo ICTnews

-Google, Facebook sẽ phải thành lập VPĐD tại Việt Nam
Thanh Niên
Các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có số lượng lớn người sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam sẽ phải thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Đây là một trong những quy định mới được đưa ra trong dự thảo Nghị ...

Tăng cường quản lý việc sử dụng dịch vụ và thông tin điện tử trên ...cand.com
Nghị định mới về quản lý Internet::VNMedia



-Ông Vương Đình Huệ có những quan niệm lạ lùng về báo chí: Bộ trưởng và báo chí (VnE 6-4-12) -- Nguy thât! Hình như bệnh "kiết lị đàng miệng" đang lan tràn trong nội các của ông Nguyễn Tấn Dũng (Ông Huệ cũng ấm ức: Tại sao y tá lại đi làm thủ tướng?)





-Lại bắt 43 người Hoa lừa đảo công nghệ cao
cand.com
Khoảng 14h ngày 6/4, Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra 4 địa điểm trên địa bàn quận Bình Tân, quận 12 và huyện Hóc Môn, bắt quả tang 43 đối tượng người Đài Loan, Trung Quốc đang thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách sử dụng thiết bị công nghệ cao ...
TP.HCM: 43 người nước ngoài lừa đảo bị tạm giữVietNamNet
Bắt 43 người nước ngoài dùng công nghệ cao lừa đảoTuổi Trẻ
Lừa đảo bằng công nghệ cao, 43 người nước ngoài bị bắtDân Trí
Đài Tiếng Nói Việt Nam -Thanh Niên -VNExpress
– Anonymous tấn công hàng trăm website Trung Quốc   –   (RFI).- China cracks down on Maoist websites (Financial Times)-Country’s leading leftist websites temporarily shut as the ruling Communist party tries to calm a growing power struggle -

------ -uh, vẫn chưa dám nói thẳng là người TQ
-TPHCM: Bắt 43 người nước ngoài lừa đảo-(NLĐO)- Lúc 14 giờ ngày 6-4, hàng trăm cảnh sát thuộc Công an TPHCM đã đồng loạt ập vào 4 căn nhà tại các quận Bình Tân, 12, Tân Phú và huyện Hóc Môn – TPHCM; bắt giữ 43 người trong đường dây lừa đảo thông qua công nghệ cao.
Các đối tượng bị bắt giữ tại 4 căn nhà: 297A – 299 Trịnh Đình Trọng (phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú), 41 đường số 28 (phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân), 44 đường D1 (phường Tân Thới Nhất, quận 12) và số 9A cư xá Bà Điểm trên quốc lộ 22 (xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn).

Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ trên 109 điện thoại để bàn, 17 laptop, 10 máy bộ đàm, 35 ĐTDĐ các loại, hàng chục modem router, 19 thiết bị voice IP.


Thủ đoạn lừa đảo của đường dây này là chọn những người đang sinh sống tại Trung Quốc, Đài Loan hoặc những nước khác trên thế giới đang làm ăn phi pháp hoặc có tội. Sau đó, đường dây lừa đảo này giả danh cán bộ của các cơ quan chức năng tại Trung Quốc hoặc Đài Loan như Cục Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát… gọi điện thoại đến những nạn nhân để hù dọa và yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng, mật khẩu cho chúng để chúng bảo vệ hoặc tránh bị phong tỏa tài khoản. Sau khi đã có số tài khoản của nạn nhân, nhóm lừa đảo trong đường dây này đang sống ở Trung Quốc, Đài Loan đi rút tiền.

Tất cả 43 người gồm nam và nữ, phần lớn quốc tịch Trung Quốc, đến Việt Nam bằng hộ chiếu du lịch tại nhiều thời điểm khác nhau. Các đối tượng bị bắt khai nhận được thuê mướn để lừa đảo.

Theo điều tra ban đầu, băng nhóm trên thực hiện việc lừa đảo gần 1 tháng thì bị triệt phá. Hiện Công an TPHCM đã tạm giữ 43 đối tượng trên để tiếp tục điều tra.
Hoan hô NLĐO đã nói thẳng là nhóm người TQ ngay ở tựa đề, TT thì dám nói trong bài,... còn TN thì chỉ dám nói là người nước ngoài ?! Đáng sợ thế sao mà không dám nói thẳng ah? Phạm húy à ?
-Bắt nhóm người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo-(NLĐO)- Sáng 5-9, hơn 200 chiến sĩ thuộc Tổng cục An ninh 1 - Bộ Công an và Công an tỉnh Phú Yên bất ngờ ập vào 4 nhà trọ tại TP Tuy Hòa, bắt quả tang 58 đối tượng (hầu hết là người Trung Quốc và Đài Loan) đang kết nối internet để lừa đảo xuyên quốc gia.
Một đối tượng người nước ngoài bị bắt tại hiện trường
Tại hiện trường, lực lượng công an đã thu giữ 18 máy tính xách tay, 108 điện thoại để bàn, 1 máy in, 13 bộ đàm, 14 ĐTDĐ, 25 cáp nối mạng internet, 14 cổng mạng, 1 router, 6 wireless ngoài trời và 4 wireless trong nhà.

Các thiết bị trên nối với 2 sever được đặt tại Mỹ và Hàn Quốc.
Trong 58 đối tượng bị bắt, có 27 người Trung Quốc, 28 người Đài Loan và 3 người Việt Nam.

Theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh Văn phòng- Người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên, đây là vụ thứ 6 người nước ngoài sử dụng công nghệ cao thực hiện hành vi lừa đảo được phát hiện tại Việt Nam. So với 5 vụ trước phát hiện tại TPHCM, Cần Thơ, Bình Dương thì trong vụ này, thiết bị được các đối tượng sử dụng hiện đại nhất.
4 căn nhà liền kề ở TP Tuy Hòa được nhóm tội phạm thuê để lừa đảo
Phòng máy nhóm tội phạm hoạt động

Theo một thành viên Tổng cục An ninh 1, thủ đoạn của các đối tượng này là sử dụng internet công nghệ cao để giả danh là người của các cơ quan chức năng của Trung Quốc và Đài Loan, liên lạc với những người có hành vi làm ăn phi pháp hoặc phạm tội để hù dọa, yêu cầu cung cấp số tài khoản để bảo vệ, tránh để cơ quan chức năng các nước này phong tỏa. Tuy nhiên, khi có số tài khoản rồi, các đối tượng này sẽ tiến hành rút tiền.
Nhiều người, chủ yếu là người Trung Quốc và Đài Loan, cư trú ở nhiều nước trên thế giới đã sạt nghiệp, trắng tay vì hành vi lừa đảo của loại tội phạm này.

Theo đại tá Phạm Văn Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, sau khi điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng người nước ngoài, cơ quan chức năng sẽ bàn giao cho cơ quan ngoại giao của Trung Quốc và Đài Loan tại TPHCM để xử lý theo đúng thông lệ quốc tế và luật pháp Việt Nam.
Tin-ảnh: Hồng Ánh 
Nguồn:-Bắt nhóm người Trung Quốc dùng công nghệ cao lừa đảo

-Tạm giữ 62 người nghi dùng công nghệ cao lừa đảo Tuổi Trẻ

TTO - Ngày 5-9, lực lượng CA Phú Yên và Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) đã tấn công bốn nhà nghỉ, khách sạn ở TP Tuy Hòa, bắt quả tang hàng chục đối tượng người nước ngoài nghi đang sử dụng thiết bị công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.
Các đối tượng bị tạm giữ
Một đối tượng người nước ngoài bị tạm giữ
Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa - chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên – cho biết đến tối cùng ngày, công an đã tạm giữ 62 đối tượng, gồm 59 người nước ngoài (28 người Trung Quốc, 31 người Đài Loan; trong đó có 41 nam và 18 nữ) và ba người VN làm nhiệm vụ chăm lo thực phẩm, thuê nhà và phiên dịch.

Cơ quan chức năng cũng tạm giữ các thiết bị công nghệ cao gồm: 18 laptop, 108 điện thoại để bàn, 14 điện thoại di động, 13 máy bộ đàm, 25 hub nối mạng Internet, 14 cổng mạng, 1 router, 6 wireless ngoài trời, 4 wireless trong nhà, 1 máy in và nhiều thiết bị khác.

Ông Nghĩa cho biết: “Những người nước ngoài này bị tạm giữ để điều tra về các hành vi vi phạm pháp luật VN như: không thực hiện thủ tục khai báo tạm trú theo quy định, hoạt động sai mục đích nhập cảnh và sử dụng công nghệ cao để phạm tội. Hành vi của nhóm người nước ngoài này đã xâm hại an ninh chính trị, an ninh thông tin của VN”.
Bốn ngôi nhà liền kề trên đường Hùng Vương (TP Tuy Hòa), nơi có hàng chục người nước ngoài bị bắt quả tang đang dùng thiết bị công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội, bị công an phong tỏa
Theo một cán bộ của ban chuyên án, kết quả các cuộc phá án loại tội phạm này trước đây tại VN cho thấy nạn nhân của những tội phạm này chủ yếu là người Hoa. Các đối tượng phạm tội sử dụng Internet, đàm thoại VoiceIP để tìm kiếm thông tin về các nạn nhân - thường là những người có vi phạm - rồi giả là cơ quan chức năng nước sở tại để hăm dọa, yêu cầu các nạn nhân phải cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền về tài khoản của chúng “để phục vụ điều tra”, sau đó chiếm đoạt.

Tin, ảnh: DUY THANH

Phá nhóm tội phạm quốc tế sử dụng công nghệ cao ở Phú YênLao động
Bắt quả tang nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc giaVietnam Plus
57 người bị tạm giữ trong vụ lừa đảo bằng công nghệ caoVNExpress
 (TNO) Khoảng 8 giờ 15 phút sáng 5.9, Công an tỉnh Phú Yên phối hợp với Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) bất ngờ “đánh” án do một tổ chức người nước ngoài đang sử dụng công nghệ cao (CNC) phạm tội tại Phú Yên.
Đại tá Phạm Văn Hóa - Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, Trưởng ban chuyên án đã chỉ đạo hơn 200 cán bộ chiến sĩ đồng loạt ra quân tấn công 4 điểm chính mà nhóm người nước ngoài thuê dùng làm “trụ sở” để hoạt động.
Bốn địa điểm chính mà nhóm người nước ngoài sử dụng để hoạt động tội phạm đều ở TP Tuy Hòa (Phú Yên), đó là: căn nhà 469 Trường Chinh, phường 9; nhà nghỉ Trung Hòa, thôn Long Thuỷ, xã An Phú; nhà nghỉ Bảo Trân, phường 9 và 4 căn nhà liền kề (chưa có số) của hai chủ hộ trên đường Hùng Vương, khu phố Liên Trì, phường 9.
Theo đại tá Nguyễn Trung Nghĩa - Chánh văn phòng, người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên, đầu tháng 8.2011, ở Phú Yên xuất hiện một số người nước ngoài thuê nhà hoạt động với mục đích không rõ ràng. Qua công tác nghiệp vụ, lực lượng công an phát hiện nên đã tập trung xác minh ban đầu. Sau đó, Công an tỉnh Phú Yên báo cáo việc này với Bộ Công an. Được sự chỉ đạo của Bộ Công an, Công an Phú Yên tiếp tục xác minh và xác định đây là tổ chức tội phạm sử dụng CNC đến Phú Yên thuê nhà để hoạt động. Tổ chức tội phạm này hoạt động có sự giúp sức của một số người Việt Nam.
 
Những đối tượng người nước ngoài sử dụng CNC để hoạt động phạm tội
 
Các thiết bị mà nhóm người nước ngoài sử dụng để phạm tội
 Lực lượng chức năng áp giải một đối tượng
 Dãy nhà mà bọn chúng thuê để làm trụ sở hoạt động
Tại thời điểm phá án, lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã tạm giữ 62 người, trong đó có 59 người (18 nữ) là người nước ngoài, 3 người Việt Nam. Những đối tượng này đã sử dụng các thiết bị CNC như: máy laptop, điện thoại để bàn, bộ đàm, điện thoại di động, mạng internet để hoạt động tội phạm. Tại thời điểm bắt quả tang, hệ thống mạng mà tổ chức tội phạm này sử dụng vẫn đang hoạt động.
Các thiết bị mà Công an Phú Yên tạm giữ gồm: 18 laptop, 108 điện thoại bàn, 1 máy in, 13 bộ đàm, 14 điện thoại di động, 25 hub, 14 cổng mạng… để kết nối với máy chủ (server) ở Mỹ và Hàn Quốc. “Đây là vụ sử dụng thiết bị thu phát không dây mà theo đánh giá của Tổng cục An ninh là nhóm này sử dụng công nghệ mới so với những vụ án về tội phạm công nghệ cao đã được các cơ quan chức năng từ phát hiện trước đây”, ông Nghĩa nói.
Theo ông Nghĩa, hai người Việt Nam bị tạm giữ tại Phú Yên là Nguyễn Thị Xuân Loan (33 tuổi, trú 113, Lô D, chung cư Lạc Long Quân, phường 5, Q.11, TP.HCM) và Nguyễn Long Trung Dung (28 tuổi, trú 03F, Đoàn Thị Điểm, phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Cả hai đều tạm trú ở 23/8 Lê Thành Phương, phường 8 (TP Tuy Hòa), có nhiệm vụ phiên dịch, đưa cơm nước phục vụ cho 55 người nước ngoài. Ngoài ra, Công an Phú Yên phối hợp với Cục Nghiệp vụ phía nam thuộc Tổng cục An ninh 1 (Bộ Công an) và Công an TP.HCM tạm giữ Tạ Trường Sơn (28 tuổi, trú 236, khu phố 3A, Hà Huy Giáp, phường Thạnh Lộc, Q.12, TP.HCM) - đối tượng chuyên đi thuê nhà cho nhóm này để phục vụ điều tra.
Ông Nghĩa cho biết thêm, đây là vụ thứ 6 trong cả nước mà lực lượng chức năng đã phát hiện tội phạm sử dụng CNC. Trước đây, loại tội phạm này đã từng xảy ra ở TP.HCM, Cần Thơ và Bình Dương.
Hiện Công an Phú Yên đang tiếp tục điều tra để xác định rõ mức độ vi phạm nhằm xử lý những đối tượng trên.
Bài và ảnh: Đức Huy

Tổng số lượt xem trang