- Nỗi cơ hàn của bệnh nhân nghèo và những “vòi bạch tuộc” quanh bệnh viện (PL&XH).
Từ lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập nhiều đến vấn đề quá tải của bệnh viện. Một điều dễ dàng nhận thấy những bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt-Pháp, Bệnh viện K, Việt Đức, Bệnh viện E, Nhi TW, Phụ sản TW, Việt Pháp... luôn ở trong tình trạng quá tải. Cứ mỗi buổi sáng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải xếp hàng chờ cấp cứu, siêu âm, chẩn đoán và khám chữa bệnh. Do khuôn viên của các bệnh viện lớn-nhất là bệnh viện K, Phụ sản TƯ...chật chội nên người nhà bệnh nhân và kể cả người bệnh phải ngồi tràn cả ra vỉa hè đông nghẹt.
Chỉ tính sơ qua trên địa bàn Hà Nội hiện có đến hàng chục bệnh viện lớn và tầm cỡ, nhưng chỉ có duy nhất bệnh viện Việt Đức có được một khu nhà trọ dành cho người nhà bệnh nhân nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu. Bệnh viện này được xem là bệnh viện "kiểu mẫu" ở nước ta có khu nhà trọ dành riêng cho người nhà để trông nom nuôi dưỡng bệnh nhân với giá rẻ (mức thu 10.000-15.000 đồng/người/ngày). Tuy chật chội, nhưng một số người đã có chỗ trú chân chứ không phải chịu cảnh vạ vật như trước nữa.
Chúng tôi đã có chuyến khảo sát về dịch vụ cho thuê nhà ngoài các bệnh viện cho thấy, nếu thuê nhà trọ để người nhà bệnh nhân ngủ trưa ít nhất phải mất từ 8-12 nghìn đồng, nếu ngủ qua đêm từ 20-30 nghìn đồng. Mặc dù phải thuê nhà trọ với giá như vậy, mỗi phòng chừng 8-10m2, chủ nhà không ngần ngại nhồi nhét từ 5-7 người. Chị Thu Nguyệt, một chủ nhà trọ gần bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhà có 6 phòng cho thuê, những lúc đông lên tới 30-40 người thuê ở. Những người tìm đến với chị đa phần là người nhà bệnh nhân, lao động ngoại tỉnh hoặc những người làm ô sin trong bệnh viện. Chị hồn nhiên cho biết thêm: Nếu người nghèo, khó khăn đến thuê nhà phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương thì chị mới giảm cho phần nào đối với mỗi gia cảnh. Trường hợp đặc biệt gia đình chị mới cho ở miễn phí. Còn bình thường thì phải có giá từ 15-25 nghìn đồng/người/ngày mà nhiều lúc cháy phòng.
Chúng tôi đến cổng bệnh viện E, mới dừng xe áp vào cổng vài ba người thi nhau nắm lấy tay níu kéo mời thuê nhà. Người nào cũng nói ngon nói ngọt, giới thiệu về phòng trọ nhà mình sạch sẽ, thoáng mát, giá cả phải chăng. Đắn đo một lúc, chúng tôi theo chân một người đàn ông trung tuổi đi vào con ngách 23/7, phố Trần Cung (quận Cầu Giấy) để xem phòng và ngã giá. Mới đặt chân vào khu nhà trọ mà đã thấy sởn da gà bởi sự ngột ngạt, chật chội ẩm thấp và hôi hám... khu nhà trọ tồi tàn, có 5 phòng (mỗi phòng rộng chừng 9m2) nhưng được ông chủ của chúng kê tới 2 tấm phản to che gần kín lối đi. Mỗi một giường như vậy có một bệnh nhân chờ nhập viện và một người nhà đi theo.
"Chiếc giường ngoại cỡ" này có sức chứa trung bình từ 6 người, cá biệt có khi lên tới 8 người. Chủ nhà, một phụ nữ ngoài 60 tuổi, còn rất nhanh nhẹn luôn lượn đi lượn lại nhòm ngó, mà không quên những lời nhắc nhở người nhà đến thăm nom bệnh nhân. Đang trầm tư ngắm phòng và khu vệ sinh chung, một anh thuê nhà ở đây vỗ vai tôi bảo, vợ chồng bà này rất kỹ tính, hay để ý và soi mói. Như mấy hôm gần đây, cứ khoảng 11g30 trời nóng bức 36-37 độ mà bà chủ luôn tự ý cắt điện đến 2g chiều. Rất nhiều lần chúng tôi phản đối bà mới ngừng cắt điện. Còn về phần nước thì cấm được dùng nhiều, phải 2-3 ngày mới được giặt quần áo để đỡ tốn nước. Chủ nhà còn đảm nhận luôn cả khâu dịch vụ điện thoại, mỗi một lần nghe là mất 1.500 đồng; còn gọi thì bà chủ "chặt chém" vô giá (nội hạt thì 2000đồng/phút, gọi vào di động thì 5000đồng/phút). Không chấp nhận thì đi tìm chỗ khác. Anh hàng xóm nói tiếp: Giá cả họ bảo nhau thống nhất rồi. Thuê ở đâu quanh khu vực này cũng thế.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, PV đã phải lui tới rất nhiều lần ở hầu hết những bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội. Chị Hoàng Thu Trang (quê Tam Đảo-Vĩnh Phúc) đưa chồng đi chữa thận tại bệnh viện Bạch Mai than thở: Vào ban ngày còn có chỗ đi ra đi vào, đôi lúc xem tivi, còn vào ban đêm chỉ còn cách vật vờ xung quanh hành lang, cạnh các bồn hoa...của bệnh viện. Nhà ở quê nghèo, tiền không có nhưng vẫn phải cố vay mượn đi chữa cho chồng với hy vọng "còn người thì còn của". Chị bảo, đi chạy thận này tốn kém lắm. Vay mượn anh em, chú bác mãi mới được 5-6 triệu xuống đây chưa được một tuần đã hết. Nếu phải đi thuê nhà trọ bình quân 15.000đồng/ngày, tính ra mất 500 nghìn đồng/tháng thì chỉ còn cách bán nhà! Hơn nữa, chồng chị phải nằm viện ít nhất là 4 tháng, lúc ra viện thì lấy đâu ra tiền mà trả!
Đối nghịch
Cũng trong hoàn cảnh như vậy, anh Nguyễn Văn Bình, xã Minh Trí-Sóc Sơn, mỗi ngày chỉ dám ăn 2 chiếc bánh mì (có giá 2000 đồng/chiếc) để dành tiền chữa chạy cho con tại bệnh viện K. Anh vừa khóc vừa kể cho PV nghe về gia cảnh của mình, bệnh tình của cháu bé theo các bác sĩ nói mất khoảng 40 triệu truyền dịch thì cháu sẽ khỏi nhanh. Còn không sẽ phải dùng thuốc kháng sinh liều cao sử dụng lâu dài. Nhà quá nghèo, không có lấy vài triệu thì làm sao dám mơ nên anh đành phải ngậm ngùi chọn phương án hai. Hàng ngày, anh luôn túc trực bên đứa con trai bị ảnh hưởng thần kinh liệt toàn thân vô cùng vất vả. Ở quê, vợ chồng có 4 sào ruộng làm cả năm chẳng đủ thóc ăn thì làm sao nghĩ đến chuyện vay mượn 40 triệu để chữa cho con nhanh khỏi. Thương cháu lắm nhưng cha mẹ bất lực. Còn về chuyện ngủ, với anh cũng như nhiều bệnh nhân nghèo khác thì ở đâu cũng là nhà, ở bất kỳ chỗ nào cũng là giường.
Hai trong số rất nhiều gia cảnh của những bệnh nhân nghèo khó trên, âu cũng là "chuyện thường ngày" ở bệnh viện. Họ cam chịu và hi sinh.
Điều đáng bàn ở đây là những trường hợp bệnh nhân nghèo đa số từ ngoại tỉnh về Hà Nội chữa bệnh. Họ phải tằn tiện, tính toán chi ly để hạn chế chi phí, nếu không khoản vay người thân ở quê, vay ngân hàng sẽ ngày càng lớn và khó có khả năng chi trả. Không chỉ dừng lại ở nỗi vất vả ấy, đã không ít người nhà bệnh nhân chủ quan, do mệt mỏi ngủ say bị bọn trộm cắp tà trộn vào trong bệnh viện móc mất tiền. Chuyện này xảy ra như cơm bữa ở các bệnh viện. Nhiều người do thiếu kinh nghiệm, không va chạm với xã hội nên nhẹ dạ cả tin bị mắc lừa bọn cò mồi nhà trọ, khám chữa bệnh...để rồi rốt cuộc tiền mất...bệnh vẫn mang.
Nhà trọ hiện đang là nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân ngoại tỉnh đi chữa bệnh. Đa phần họ nghèo khó, đang rất cần sự chia sẻ của xã hội. Đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm, các bệnh viện cần phải quan tâm xây dựng nhà trọ cho những người nghèo, có thu nhập thấp nhằm giúp họ có cơ may chống lại những căn bệnh hiểm nghèo.
Hoàng Vượng
-Vụ bệnh nhân chết khi đang chích thuốc: Chết do sốc thuốc Sài gòn Giải Phóng
(SGGPO).- Chiều 28-9, Bệnh viện Đà Nẵng xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của bệnh nhân Lê Hữu Tiến (1971, trú thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) khi đang được nhân viên y tế chích thuốc là do sốc thuốc. Bác sĩ Trần Ngọc Thạnh, ...
Chích liền 3 mũi thuốc, bệnh nhân tử vongTiền Phong Online
Tử vong ngay sau khi dứt mũi tiêm thứ 3Dân Trí
Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân chết đột ngột24 giờ
Báo Đất Việt -Thanh Niên -VTC
--Bệnh nhân chết bất thường tại Bệnh viện Đà Nẵng Thanh Niên
(TNO) Khi đang được tiêm mũi thuốc thứ 3, bệnh nhân Lê Hữu Tiến (40 tuổi, trú thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bất ngờ co giật và tử vong ngay tại phòng 307, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng. Sáng nay 28.9, hàng chục thân nhân ...
Bệnh nhân chết đột ngột sau khi tiêm24 giờ
Một bệnh nhân chết khi đang được chích thuốcSài gòn Giải Phóng
Bệnh nhân tử vong đột ngột khi y tá tiêm thuốcVNExpress
- Một bệnh nhân đột ngột tử vong sau khi chích thuốc (Bee).
- Xóa tin đồn sừng tê chữa ung thư – (BBC).
- Đà Nẵng: Dân lại ngăn xây nhà cho làng phong (TP). - Dân bao vây cản trở xây nhà cho người ‘làng phong’ (VNE).
-Bệnh nhân tử vong, người nhà đuổi đánh bác sĩ Bệnh nhân cấp cứu bị bỏ nằm ở hành lang!
Sáng 23.9, ông Lê Minh Đức (67 tuổi, ngụ ấp Bàu Sen, xã Châu Thới, H.Vĩnh Lợi) được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) đa khoa Bạc Liêu cấp cứu. Đến trưa cùng ngày, ông Đức tử vong. Cho rằng BV tắc trách, để bệnh nhân nằm dưới đất, không cho nằm khoa Cấp cứu… nên nhiều người trong gia đình ông Đức chửi bới, rượt đánh bác sĩ (BS) gây náo loạn BV.
(PL&XH) - Do khuôn viên của các bệnh viện lớn-nhất là bệnh viện K, Phụ sản TƯ...chật chội nên người nhà bệnh nhân và kể cả người bệnh phải ngồi tràn cả ra vỉa hè đông nghẹt.
Từ lâu, các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập nhiều đến vấn đề quá tải của bệnh viện. Một điều dễ dàng nhận thấy những bệnh viện lớn như: Bạch Mai, Việt-Pháp, Bệnh viện K, Việt Đức, Bệnh viện E, Nhi TW, Phụ sản TW, Việt Pháp... luôn ở trong tình trạng quá tải. Cứ mỗi buổi sáng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phải xếp hàng chờ cấp cứu, siêu âm, chẩn đoán và khám chữa bệnh. Do khuôn viên của các bệnh viện lớn-nhất là bệnh viện K, Phụ sản TƯ...chật chội nên người nhà bệnh nhân và kể cả người bệnh phải ngồi tràn cả ra vỉa hè đông nghẹt.
Rủ nhau chặt chém
Chỉ tính sơ qua trên địa bàn Hà Nội hiện có đến hàng chục bệnh viện lớn và tầm cỡ, nhưng chỉ có duy nhất bệnh viện Việt Đức có được một khu nhà trọ dành cho người nhà bệnh nhân nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu. Bệnh viện này được xem là bệnh viện "kiểu mẫu" ở nước ta có khu nhà trọ dành riêng cho người nhà để trông nom nuôi dưỡng bệnh nhân với giá rẻ (mức thu 10.000-15.000 đồng/người/ngày). Tuy chật chội, nhưng một số người đã có chỗ trú chân chứ không phải chịu cảnh vạ vật như trước nữa.
Chúng tôi đã có chuyến khảo sát về dịch vụ cho thuê nhà ngoài các bệnh viện cho thấy, nếu thuê nhà trọ để người nhà bệnh nhân ngủ trưa ít nhất phải mất từ 8-12 nghìn đồng, nếu ngủ qua đêm từ 20-30 nghìn đồng. Mặc dù phải thuê nhà trọ với giá như vậy, mỗi phòng chừng 8-10m2, chủ nhà không ngần ngại nhồi nhét từ 5-7 người. Chị Thu Nguyệt, một chủ nhà trọ gần bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhà có 6 phòng cho thuê, những lúc đông lên tới 30-40 người thuê ở. Những người tìm đến với chị đa phần là người nhà bệnh nhân, lao động ngoại tỉnh hoặc những người làm ô sin trong bệnh viện. Chị hồn nhiên cho biết thêm: Nếu người nghèo, khó khăn đến thuê nhà phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương thì chị mới giảm cho phần nào đối với mỗi gia cảnh. Trường hợp đặc biệt gia đình chị mới cho ở miễn phí. Còn bình thường thì phải có giá từ 15-25 nghìn đồng/người/ngày mà nhiều lúc cháy phòng.
Chúng tôi đến cổng bệnh viện E, mới dừng xe áp vào cổng vài ba người thi nhau nắm lấy tay níu kéo mời thuê nhà. Người nào cũng nói ngon nói ngọt, giới thiệu về phòng trọ nhà mình sạch sẽ, thoáng mát, giá cả phải chăng. Đắn đo một lúc, chúng tôi theo chân một người đàn ông trung tuổi đi vào con ngách 23/7, phố Trần Cung (quận Cầu Giấy) để xem phòng và ngã giá. Mới đặt chân vào khu nhà trọ mà đã thấy sởn da gà bởi sự ngột ngạt, chật chội ẩm thấp và hôi hám... khu nhà trọ tồi tàn, có 5 phòng (mỗi phòng rộng chừng 9m2) nhưng được ông chủ của chúng kê tới 2 tấm phản to che gần kín lối đi. Mỗi một giường như vậy có một bệnh nhân chờ nhập viện và một người nhà đi theo.
"Chiếc giường ngoại cỡ" này có sức chứa trung bình từ 6 người, cá biệt có khi lên tới 8 người. Chủ nhà, một phụ nữ ngoài 60 tuổi, còn rất nhanh nhẹn luôn lượn đi lượn lại nhòm ngó, mà không quên những lời nhắc nhở người nhà đến thăm nom bệnh nhân. Đang trầm tư ngắm phòng và khu vệ sinh chung, một anh thuê nhà ở đây vỗ vai tôi bảo, vợ chồng bà này rất kỹ tính, hay để ý và soi mói. Như mấy hôm gần đây, cứ khoảng 11g30 trời nóng bức 36-37 độ mà bà chủ luôn tự ý cắt điện đến 2g chiều. Rất nhiều lần chúng tôi phản đối bà mới ngừng cắt điện. Còn về phần nước thì cấm được dùng nhiều, phải 2-3 ngày mới được giặt quần áo để đỡ tốn nước. Chủ nhà còn đảm nhận luôn cả khâu dịch vụ điện thoại, mỗi một lần nghe là mất 1.500 đồng; còn gọi thì bà chủ "chặt chém" vô giá (nội hạt thì 2000đồng/phút, gọi vào di động thì 5000đồng/phút). Không chấp nhận thì đi tìm chỗ khác. Anh hàng xóm nói tiếp: Giá cả họ bảo nhau thống nhất rồi. Thuê ở đâu quanh khu vực này cũng thế.
Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, PV đã phải lui tới rất nhiều lần ở hầu hết những bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội. Chị Hoàng Thu Trang (quê Tam Đảo-Vĩnh Phúc) đưa chồng đi chữa thận tại bệnh viện Bạch Mai than thở: Vào ban ngày còn có chỗ đi ra đi vào, đôi lúc xem tivi, còn vào ban đêm chỉ còn cách vật vờ xung quanh hành lang, cạnh các bồn hoa...của bệnh viện. Nhà ở quê nghèo, tiền không có nhưng vẫn phải cố vay mượn đi chữa cho chồng với hy vọng "còn người thì còn của". Chị bảo, đi chạy thận này tốn kém lắm. Vay mượn anh em, chú bác mãi mới được 5-6 triệu xuống đây chưa được một tuần đã hết. Nếu phải đi thuê nhà trọ bình quân 15.000đồng/ngày, tính ra mất 500 nghìn đồng/tháng thì chỉ còn cách bán nhà! Hơn nữa, chồng chị phải nằm viện ít nhất là 4 tháng, lúc ra viện thì lấy đâu ra tiền mà trả!
Đối nghịch
Cũng trong hoàn cảnh như vậy, anh Nguyễn Văn Bình, xã Minh Trí-Sóc Sơn, mỗi ngày chỉ dám ăn 2 chiếc bánh mì (có giá 2000 đồng/chiếc) để dành tiền chữa chạy cho con tại bệnh viện K. Anh vừa khóc vừa kể cho PV nghe về gia cảnh của mình, bệnh tình của cháu bé theo các bác sĩ nói mất khoảng 40 triệu truyền dịch thì cháu sẽ khỏi nhanh. Còn không sẽ phải dùng thuốc kháng sinh liều cao sử dụng lâu dài. Nhà quá nghèo, không có lấy vài triệu thì làm sao dám mơ nên anh đành phải ngậm ngùi chọn phương án hai. Hàng ngày, anh luôn túc trực bên đứa con trai bị ảnh hưởng thần kinh liệt toàn thân vô cùng vất vả. Ở quê, vợ chồng có 4 sào ruộng làm cả năm chẳng đủ thóc ăn thì làm sao nghĩ đến chuyện vay mượn 40 triệu để chữa cho con nhanh khỏi. Thương cháu lắm nhưng cha mẹ bất lực. Còn về chuyện ngủ, với anh cũng như nhiều bệnh nhân nghèo khác thì ở đâu cũng là nhà, ở bất kỳ chỗ nào cũng là giường.
Hai trong số rất nhiều gia cảnh của những bệnh nhân nghèo khó trên, âu cũng là "chuyện thường ngày" ở bệnh viện. Họ cam chịu và hi sinh.
Điều đáng bàn ở đây là những trường hợp bệnh nhân nghèo đa số từ ngoại tỉnh về Hà Nội chữa bệnh. Họ phải tằn tiện, tính toán chi ly để hạn chế chi phí, nếu không khoản vay người thân ở quê, vay ngân hàng sẽ ngày càng lớn và khó có khả năng chi trả. Không chỉ dừng lại ở nỗi vất vả ấy, đã không ít người nhà bệnh nhân chủ quan, do mệt mỏi ngủ say bị bọn trộm cắp tà trộn vào trong bệnh viện móc mất tiền. Chuyện này xảy ra như cơm bữa ở các bệnh viện. Nhiều người do thiếu kinh nghiệm, không va chạm với xã hội nên nhẹ dạ cả tin bị mắc lừa bọn cò mồi nhà trọ, khám chữa bệnh...để rồi rốt cuộc tiền mất...bệnh vẫn mang.
Nhà trọ hiện đang là nỗi trăn trở của nhiều bệnh nhân nghèo, bệnh nhân ngoại tỉnh đi chữa bệnh. Đa phần họ nghèo khó, đang rất cần sự chia sẻ của xã hội. Đã đến lúc các cơ quan có trách nhiệm, các bệnh viện cần phải quan tâm xây dựng nhà trọ cho những người nghèo, có thu nhập thấp nhằm giúp họ có cơ may chống lại những căn bệnh hiểm nghèo.
Hoàng Vượng
-Vụ bệnh nhân chết khi đang chích thuốc: Chết do sốc thuốc Sài gòn Giải Phóng
(SGGPO).- Chiều 28-9, Bệnh viện Đà Nẵng xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của bệnh nhân Lê Hữu Tiến (1971, trú thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) khi đang được nhân viên y tế chích thuốc là do sốc thuốc. Bác sĩ Trần Ngọc Thạnh, ...
Chích liền 3 mũi thuốc, bệnh nhân tử vongTiền Phong Online
Tử vong ngay sau khi dứt mũi tiêm thứ 3Dân Trí
Làm rõ nguyên nhân bệnh nhân chết đột ngột24 giờ
Báo Đất Việt -Thanh Niên -VTC
--Bệnh nhân chết bất thường tại Bệnh viện Đà Nẵng Thanh Niên
(TNO) Khi đang được tiêm mũi thuốc thứ 3, bệnh nhân Lê Hữu Tiến (40 tuổi, trú thôn Lệ Sơn 2, xã Hòa Tiến, H.Hòa Vang, TP Đà Nẵng) bất ngờ co giật và tử vong ngay tại phòng 307, Khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đà Nẵng. Sáng nay 28.9, hàng chục thân nhân ...
Bệnh nhân chết đột ngột sau khi tiêm24 giờ
Một bệnh nhân chết khi đang được chích thuốcSài gòn Giải Phóng
Bệnh nhân tử vong đột ngột khi y tá tiêm thuốcVNExpress
- Một bệnh nhân đột ngột tử vong sau khi chích thuốc (Bee).
(Dân Việt) - Ngày 28.9, người nhà anh Lê Hữu Tiến, 40 tuổi, tập trung trước Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng phản ứng việc anh Tiến tử vong đột ngột sau khi được nhân viên ở đây chích liền 3 mũi thuốc.
- Xóa tin đồn sừng tê chữa ung thư – (BBC).
- Đà Nẵng: Dân lại ngăn xây nhà cho làng phong (TP). - Dân bao vây cản trở xây nhà cho người ‘làng phong’ (VNE).
Ám ảnh tay chân miệngBáo Đất Việt
Dù các địa phương không công bố dịch và vài nơi nhận định bệnh có xu hướng giảm, nhưng thực tế căn bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 57.000 ca mắc tay chân miệng ...
Báo điện tử Tuyên Quang
Giao mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng caoTiền Phong Online
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện vẫn ở mức caoTuổi Trẻ
Thanh Niên -Dân Trí -Nhân Dân
Dù các địa phương không công bố dịch và vài nơi nhận định bệnh có xu hướng giảm, nhưng thực tế căn bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp trên cả nước. Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2011 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 57.000 ca mắc tay chân miệng ...
Báo điện tử Tuyên Quang
Giao mùa, trẻ mắc bệnh hô hấp tăng caoTiền Phong Online
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhập viện vẫn ở mức caoTuổi Trẻ
Thanh Niên -Dân Trí -Nhân Dân
-Bệnh nhân tử vong, người nhà đuổi đánh bác sĩ Bệnh nhân cấp cứu bị bỏ nằm ở hành lang!
Sáng 23.9, ông Lê Minh Đức (67 tuổi, ngụ ấp Bàu Sen, xã Châu Thới, H.Vĩnh Lợi) được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) đa khoa Bạc Liêu cấp cứu. Đến trưa cùng ngày, ông Đức tử vong. Cho rằng BV tắc trách, để bệnh nhân nằm dưới đất, không cho nằm khoa Cấp cứu… nên nhiều người trong gia đình ông Đức chửi bới, rượt đánh bác sĩ (BS) gây náo loạn BV.
Làm rõ trách nhiệm của ê-kíp trực trong vụ cháu bé tử vong Liên quan đến cái chết của cháu bé 11 tháng tuổi tên Nguyễn Thị Tường Vy tại Bệnh viện đa khoa huyện U Minh, Cà Mau (Thanh Niên đã thông tin ngày 24.9); chiều 24.9, ông Huỳnh Quốc Việt, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết sẽ yêu cầu Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện U Minh giải trình về thông tin người nhà bệnh nhân gọi tìm gần 1 giờ đồng hồ mới có người ra tiếp nhận bệnh nhân, để làm rõ dư luận có hay không về sự tắc trách của ê-kíp trực. Theo lời ông Việt, báo cáo nhanh của Bệnh viện đa khoa huyện U Minh về nguyên nhân cái chết của cháu Vy là “viêm phổi nặng và suy hô hấp”. Gia Bách |
Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày ông Đức mới có giường nằm. Lúc này BS chẩn đoán ông Đức vẫn còn tỉnh táo, tiếp xúc được với người ngoài, ăn uống được; đồng thời kê toa cho ông Đức uống thuốc, đo điện tim và theo kế hoạch đầu giờ chiều sẽ tiếp tục siêu âm tim mạch. Tuy nhiên, đến 12 giờ 30 phút bệnh nhân phát lên co giật, tim ngừng đập. Kíp trực đưa vào khu cấp cứu, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, sốc điện… 30 phút sau thì bệnh nhân tử vong”.
BS Thất nói, theo chẩn đoán nguyên nhân ban đầu xác định ông Đức tử vong là do đột tử, có tiền sử nhồi máu cơ tim cũ.
Chiều 24.9, BS Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, cho biết đã chỉ đạo phòng nghiệp vụ của đơn vị khẩn trương xác minh làm rõ trách nhiệm của kíp trực.
Trần Thanh Phong
--------------
- Vừa tăng viện phí, vừa cho bệnh viện tự chủ: Thả gà ra đuổi (DT).
- Bức xúc, người nhà suýt tấn công y bác sĩ (TN).
--
Đình chỉ Phó Công an phường xô xát với dân(Dân Việt) - Trung tá Nguyễn Hoàng Tương - Phó Công an phường An Hoà, Rạch Giá, Kiên Giang bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ nguyên nhân dẫn đến vụ xô xát với ông Cao Trọng Lợi.