Trên phương diện kinh tế, có thể thấy các câu lạc bộ lâu nay giống như các doanh nghiệp và VFF giống như một “cơ quan chủ quản”. Việc thành lập VPF có thể được ví như việc thành lập một “hiệp hội” để đối trọng với “cơ quan chủ quản” đó, và về lý thuyết thì điều này sẽ tốt cho tổng thể.Khi ông Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội ACB đứng lên phát biểu một cách đầy bức xúc tại lễ tổng kết mùa giải V-League cách đây gần một tháng, nhiều người vẫn còn coi đó là những phát biểu bột phát, chẳng đi đến đâu, và không phải không có những băn khoăn cho “tiền đồ bóng đá” của ông bầu giàu có và đầy đam mê này.
Nhưng, khi đại diện 28 đội bóng dự giải hạng Nhất và V-League 2012 cùng “nhất trí” với bản đề án thành lập Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), được đề xuất bởi chính ông Nguyễn Đức Kiên cùng đại diện của 5 câu lạc bộ khác, rồi sau đó được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nhanh chóng thông qua tại hội nghị giữa các bên hôm 29/9, thì bức tranh toàn cảnh về giải V-League nói riêng, và về bóng đá Việt Nam nói chung, đã chính thức thay đổi.
Bóng đá trong một nền kinh tế thị trường đương nhiên cũng là một ngành kinh tế, vì tự thân nó là một sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của nhiều người, và nó có thể mang lại doanh thu, lợi nhuận.
Sau 10 năm áp dụng mô hình chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đã kịp định hình cho mình cái tính chất “ngành kinh tế” ấy nếu căn cứ trên hai phương diện.
Thứ nhất, cho đến nay, hầu hết các câu lạc bộ đã và đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, hoặc được bảo trợ bởi các doanh nghiệp mà trên thực tế, hoàn toàn có thể coi đó là những khoản đầu tư.
Thứ hai, trên thực tế nhiều câu lạc bộ đã và đang có nguồn thu rất “đàng hoàng” từ hoạt động của mình, từ tiền bán vé, chuyển nhượng cầu thủ, quảng cáo…
Điều đó cho thấy, nếu nhìn từ góc độ kinh tế, không nên ngạc nhiên khi bản đề án thành lập VPF được hình thành, cho dù trên thực tế, đây dường như là hệ quả của hàng loạt bức xúc mà các câu lạc bộ đang phải hứng chịu lâu nay.
Trên phương diện kinh tế, có thể thấy các câu lạc bộ lâu nay giống như các doanh nghiệp và VFF giống như một “cơ quan chủ quản”. Việc thành lập VPF có thể được ví như việc thành lập một “hiệp hội” để đối trọng với “cơ quan chủ quản” đó, và về lý thuyết thì điều này sẽ tốt cho tổng thể.
Thực tế đã chứng minh, ở nhiều nền bóng đá phát triển, mô hình công ty cổ phần điều hành giải vô địch quốc gia đã được thực hiện thành công. Từ nguyện vọng và nhu cầu của các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam, từ thực tiễn phát triển của nền bóng đá thế giới, VPF quả là lựa chọn phù hợp trong thời điểm này.
Trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác, lợi ích là vấn đề then chốt và không loại trừ việc trong làng bóng đá cũng đang có những “nhóm lợi ích” khác nhau. Chính vì vậy, điều đáng ngạc nhiên không phải là sự ra đời của VPF mà chính là… sự chấp thuận nó của VFF. Ngạc nhiên khi mà chính Chủ tịch VFF, ông Nguyễn Trọng Hỷ đã đánh giá cao đề án này và cho biết bản thân ông có thể quyết định và chịu trách nhiệm về vấn đề này.
“Đôi khi có những cơ hội lịch sử xuất hiện, phải nắm bắt ngay không để nó trôi qua được. Nhiệm kỳ 6 của VFF sắp kết thúc, nếu đề án này thành công sẽ giúp các nhiệm kỳ sau hoạt động dễ hơn”, ông Hỷ nói.
Còn đó hàng núi công việc để những người tâm huyết với VPF phải giải quyết trước khi mùa giải mới bắt đầu. Không có cuộc đại phẫu nào là không có khó khăn!
Nhưng, câu hỏi ở thời điểm này là bức tranh giải V-League sẽ ra sao trong thời gian tới và trên phương diện kinh tế, ai sẽ là người có lợi nhất? Câu trả lời chắc chắn nằm ở chất lượng giải đấu được điều hành theo mô hình mới và thị trường (khán giả) sẽ tiếp nhận nó như thế nào.
Một trong những lý do khiến “thị trường” chưa thật mặn mà với bóng đá Việt Nam chính là những lình xình xung quanh các giải đấu, tức là “sản phẩm” thường xuyên “kém chất lượng”, thậm chí là “hàng giả”. Nếu V-League thật sự trong sạch và lành mạnh, không có lý do gì không chinh phục được “thị trường”.
Nhiều dịch vụ “ăn theo” bóng đá chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ một nền bóng đá như vậy, và có thể thấy những động thái đón đầu sự phát triển của V-League, như câu chuyện mua bản quyền giải đấu này tới 20 năm của công ty AVG, quả là nhìn xa trông rộng hơn cả!
-@ Kinh tế bóng đá và cuộc đại phẫu mang tên VPF
-
-“Doanh nghiệp nhà nước phải được xã hội giám sát!”
Lưu ý đây là bài của TTXVN, bao giờ toàn dân giận dữ như vậy !Trong buổi lễ Tổng kết V-League 2011, Chủ tịch câu lạc bộ Hà Nội ACB, Nguyễn Đức Kiên đã đưa ra những phát biểu gây sốc nhằm vào VFF và hội đồng trọng tài V-League 2011.
Bài phát biểu của bầu Kiên đã thực sự khiến không ít người phải cảm thấy ngỡ ngàng, khi đề cập đến Bản báo cáo của VFF, bản quyền truyền hình cũng như hội đồng trong tài, đặc biệt ông nói về việc đề xuất ra một giải đấu mới.
Bức xúc sau bản báo cáo mà bầu Kiên cho là năm nào cũng như năm nào trong 10 năm gần đây của VFF và chỉ gói gọn trong khoảng vài chục phút của Lễ tổng kết, ông Nguyễn Đức Kiên cho rằng đó là sự thiếu trách nhiệm của ban tổ chức giải và là sự thụt lùi với thời cuộc của giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Chủ tịch Hà Nội ACB cũng đưa ra dẫn chứng cụ thể khi một số người tiếp xúc với câu lạc bộ Hòa Phát “gạ” 500 triệu đưa cho trọng tài trước trận gặp Đồng Tâm Long An để chắc chắn có 3 điểm trong trận này. Cùng với đó, ông cũng nêu ra một số ví dụ điển hình về trọng tài Trần Công Trọng và Nguyễn Văn Quyết. Ông cũng cho rằng VFF cần đãi ngộ trọng tài tốt hơn để các trọng tài công tâm cầm còi theo đúng nghĩa là vị vua sân cỏ.
Bầu Kiên cũng yêu cầu VFF xem xét lại một cách khách quan nhằm thay đổi và cải thiện thực trạng đáng buồn của giải đấu bóng đá cao nhất Việt Nam qua đó giúp bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, trong sạch và bắt kịp thời cuộc.
Tuy nhiên, phát ngôn gây sốc nhất của bầu Kiên đó là việc ông cho biết, hiện có ít nhất 7 câu lạc bộ sẵn sàng bỏ V-League, cùng nhau đứng ra tổ chức một giải đấu Super League thay cho V-League đang tồn tại nhưng có quá nhiều vấn đề.
-Clip phát biểu gây sốc của bầu Kiên nhằm vào VFF
---------
“Đừng nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp 1, lớp 2!”
“10 năm qua bản báo cáo vẫn không có nhiều thay đổi, các anh nghĩ chúng tôi là trẻ con lớp 1, lớp 2 hay sao mà đưa ra bản tổng kết như vậy?” – hầu như tất cả các trang báo thể thao, các chương trình bình luận bóng đá hôm qua đều dẫn lại lời phát biểu khá “sốc” nhưng rất thẳng thắn của Chủ tịch CLB Hà Nội ACB, ông Nguyễn Đức Kiên, về nội dung tổng kết mùa giải 2011 của ban tổ chức.
Ý kiến nói trên của ông Kiên không chỉ đại diện cho CLB của ông, mà đó còn là sự ủy quyền của “ít nhất 7 CLB thuộc các doanh nghiệp gọi điện cho tôi bày tỏ muốn từ bỏ giải V-League sau mùa giải 2011” và “chính vì lý do này mà tôi có mặt ở đây để nói thay nỗi bức xúc mà nhiều đội bóng phải hứng chịu”.
Đáng lưu ý ở chỗ, ý kiến thẳng thắn đó đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của độc giả trên các diễn đàn, báo trực tuyến và là đề tài rôm rả ở các quan café, thể hiện một khía cạnh khác: khán giả quá chán với các trận đấu “cuội”, trong khi “ban tổ chức giải không làm tốt nhiệm vụ, có biểu hiện bao che sai phạm”; “biểu hiện tiêu cực của trọng tài thì ngày càng nghiêm trọng và tinh vi hơn...”.
Như nhận định của ông Kiên, vấn đề còn nghiêm trọng ở chỗ: “Các nhà điều hành thừa khả năng nhận biết ra các trận đấu có biểu hiện tiêu cực. Vấn đề là có dám mở mắt nhìn thẳng và xử lý mạnh hay không?” và đến khi thấy bản báo cáo do ban tổ chức phát ra chẳng có nhiều thay đổi so với trước đây: vẫn là những thông tin báo cáo chung chung, với phần gam màu sáng là chủ đạo... thì ông đã quyết định lên tiếng!
Thật ra những điều ông Kiên nói chỉ là một hiện tượng xã hội diễn ra ở một lĩnh vực cụ thể là bóng đá, trong khi xã hội có hàng ngàn sự kiện khác cùng song song vận hành. Chính bầu Kiên, như thừa nhận, biết rõ hiện tượng “làm láo, báo cáo hay” của nhà điều hành bóng đá từ lâu nhưng như nhiều “bầu” khác, ông đã im lặng và nín nhịn “sống chung với lũ”. Đến nay, như bỗng có một sức mạnh tiềm tàng, họ cùng vụt lên tiếng chỉ vì họ nhìn thấy một cơ hội mới: Đó chính là việc bầu Kiên đã nhận được yêu cầu của ít nhất 6 CLB đề nghị rời bỏ V-League, tất cả đều sẵn sàng tổ chức một giải vô địch mang tên Super Liga!
Sốc mà hay, bóng đá thật dân chủ và sòng phẳng như ước mơ lớn của nhiều người không muốn mãi là “trẻ con lớp 1, lớp 2”, vì họ hiểu rõ “nếu tất cả cùng rút lui, các anh (VFF) sẽ thi đấu với ai?”.
- Nếu cán bộ… quen nghe chửi? (Petrotimes)”Ông nhắc đi nhắc lại với tôi câu nói: “Không giành lại dân, giành lấy niềm tin của dân là mất hết đấy anh ạ!”.“