Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

Có “buộc” được cán bộ trung thực?

Nhà dột từ nóc, từ nhà từ đường của TT, tới căn nhà 850m2 tại Tây Hồ, lùm xùm vụ ô Thúy... cho tới lạm thu tại trường học... nói chẳng hết ...
-Minh bạch hóa tài sản của công chức sẽ là

"vũ khí hữu hiệu” chống tham nhũng

Ảnh: HOÀNG LONG
Nghị định 68/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập của công chức, có hiệu lực kể từ ngày 30-9-2011 được coi là bước tiến mới về minh bạch hoá tài sản của công chức, cũng như là "vũ khí” hữu hiệu chống tham nhũng. Tuy nhiên, liệu những quy định trong Nghị định này có "buộc” được cán bộ công chức công khai, minh bạch toàn bộ nguồn tài sản có từ nhiều nguồn gốc khác nhau?

Những ai phải phải công khai tài sản?
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) Phạm Trọng Đạt cho biết, để phòng chống tham nhũng hiệu quả ai cũng hiểu giải pháp hữu hiệu nhất đó là kiểm soát thu nhập; đồng thời minh bạch nguồn tài sản của cán bộ, công chức. Tuy nhiên, trên thực tế, ngoại trừ lương, một số khoản phụ cấp và thu nhập công khai, Nhà nước ta chưa kiểm soát được đầy đủ thu nhập của cán bộ, công chức. Ngoài lương, đa số cán bộ, công chức nhà nước còn có những thu nhập hợp pháp khác, từ nhiều nguồn khác nhau như: các hoạt động kinh doanh của cá nhân và gia đình, thừa kế... Tuy nhiên, việc chưa kiểm soát chặt chẽ thu nhập của cán bộ, công chức đang là kẽ hở để một số người có thể hợp pháp hóa những khoản tiền hoặc tài sản mà họ chiếm đoạt được thông qua hành vi tham nhũng, tiêu cực. Nghị định 37 vừa được thay thế bằng Nghị định 68 về minh bạch tài sản, thu nhập của công chức mà Chính phủ phê duyệt đang được kỳ vọng là bước tiến mới để kiểm soát thu nhập cũng như minh bạch hoá mọi nguồn tài sản của cán bộ, công chức.
Theo Nghị định 68, đối tượng kê khai tài sản, trước mắt mới khoanh vùng trong nhóm cán bộ, công chức có nguy cơ tham nhũng cao như thủ quỹ, kế toán, cảnh sát giao thông, những cán bộ giữ vị trí chủ chốt của cơ quan ban, ngành... chứ chưa thể nhân rộng ra toàn bộ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Lý giải tại sao chúng ta chưa tiến hành kê khai tài sản của tất cả cán bộ, công chức ông Đạt cho hay, kiểm soát thu nhập của toàn bộ xã hội đó sẽ là đích để hướng tới trong tương lai, chứ không dừng việc công khai tài sản ở đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên ở giai đoạn trước mắt chúng ta chỉ có thể tiến hành kê khai và công khai tài sản của một số đối tượng cụ thể. Muốn kiểm soát thu nhập của toàn xã hội phải có lộ trình, bước đi cụ thể, vững chắc.
Kiểm soát thu nhập của toàn bộ xã hội đó sẽ là đích
 để hướng tới trong tương lai, chứ không dừng việc
công khai tài sản ở đội ngũ cán bộ, công chức
Ảnh: Hoàng Long
Vẫn chưa "bịt” hết những lỗ hổng
Với những quy định khá chặt chẽ trong Nghị định 68, nhiều người dân đang tin tưởng rằng đây sẽ là giải pháp hữu hiệu để phòng chống tham nhũng hiệu quả. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia vẫn còn nhiều kẽ hở trong Nghị định. Ông Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật Việt Nam) cho rằng: có nhiều kẽ hở mà Nghị định 68 cần phải "bịt”, nếu muốn kiểm soát một cách minh bạch thu nhập của cán bộ, công chức. Thứ nhất, Nghị định 68 chỉ đề cập tới việc công khai bản kê khai ở cơ quan, đơn vị, trong khi đó người dân lại mong muốn bản kê khai đó cần được công khai tại cộng đồng để nâng cao tính giám sát, có làm được như vậy công cuộc phòng chống tham nhũng mới sát thực tế hơn. Thứ hai, Nghị định 68 quy định mở rằng: việc quy định hình thức công bố tài sản của cán bộ sẽ được công khai tại cuộc họp cơ quan hoặc niêm yết tại nơi công tác điều này sẽ do lãnh đạo cơ quan quyết định. Theo nhiều chuyên gia, Nghị định nên quy định cụ thể rằng, phải niêm yết bản kê khai tài sản một cách công khai bởi phạm vi một cuộc họp chắc chắn sẽ không đủ rộng để nhiều người biết hết nguồn tài sản mà cán bộ đó tự kê khai. Thứ ba, chỉ công khai tài sản của cán bộ, công chức sẽ không thể kiểm soát thu nhập của cán bộ, công chức, bởi thực tế rất ít người trung thực trong việc tự kê khai tài sản. Về vấn đề này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đã từng khẳng định, thực tế nguồn tài sản được cán bộ công khai là rất ít. Bởi, nguồn tài sản khổng lồ này đã được "xé lẻ” trước khi kê khai. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, để tránh việc cán bộ có thể đối phó bằng cách để cho vợ, con đứng tên tài sản, cần quy định công khai tài sản của vợ, con, nhất là đối với những cán bộ giữ các vị trí quan trọng.
Một điều khá quan trọng trong chế tài xử lý với người tự kê khai tài sản đó là hình thức xử lý còn quá nhẹ. Hình thức cao nhất của việc không trung thực trong kê khai tài sản chỉ là hạ bậc lương, cách chức... trong khi vấn đề nằm ở chỗ xử lý khối tài sản không trung thực đó ra sao mới là điều cần bàn. Nhiều ý kiến cho rằng với những tài sản bị cán bộ cố tình "che giấu”, sau khi bị phát hiện, nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ cần bị tịch thu xung công quỹ, bởi theo Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng, chống tham nhũng, tài sản không giải trình được, bất minh, phải bị tịch thu. Có quy định chặt chẽ như vậy mới hy vọng hạn chế được hành vi cố tình che dấu nguồn tài sản không minh bạch của cán bộ.
Có thể nói, với những "công bộc” của dân thì tài sản của họ phải là thông tin chung của nhiều người. Bởi họ là những người do nhân dân bầu ra để phụng sự nhân dân. Do đó, việc công khai tài sản nhằm tăng cường tính minh bạch và có cơ chế giám sát cũng là điều cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc. Hy vọng, Nghị định 68 sẽ giải toả được phần nào những thắc mắc, băn khoăn của người dân; đồng thời đây sẽ là công cụ hữu hiệu giúp Chính phủ giải bài toán chống tham nhũng đang là mối bức xúc hiện nay.
L.Bình
Sẽ sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ
Phó Chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng Phạm Anh Tuấn cho biết, trong số các phương hướng, nhiệm vụ công tác phòng chống tham nhũng giai đoạn 2011-2015 sẽ nghiên cứu để có quy định hợp lý về việc công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản của mình khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. Sau khi làm rõ nguồn gốc tài sản này sẽ có những biện pháp xử lý những hành vi làm giàu bất chính… Sẽ sớm ban hành quy định về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.



-Có “buộc” được cán bộ trung thực?
----------

- Việt Nam phối hợp Úc phá án ma túy tại Úc (PLTP).
- Chân dung bị cáo hối lộ con ông Thúy  – (BBC).

-Tại sao những người tốt lại là những ... "thằng gàn"?



- Ý kiến độc giả về Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng – (BBC).
- Xài sang bằng tiền ngân sách (dunghangviet.vn).
- Tặng biệt thự 3 triệu đô-cách quảng cáo tinh vi? (Culangcat).

Phan Hồng Giang: Chỗ đứng của người cầm bút hôm nay (viet-studies 19-9-11)
Tìm triết lý nào cho nền giáo dục nước nhà? (TT 18-9-11) -- Bài và p/v GS Nguyễn Đình Chú
Nhà trường thất bại thì cả xã hội thất bại (SGTT 19-9-11) -- P/v Dịch giả Phạm Anh Tuấn

Phụ huynh cần nâng cao vai trò và thẳng thắn trao đổi
Dân Trí
(Dân trí) - Để cuộc họp đầu năm không phải chỉ là vấn đề tiền, các bậc phụ huynh cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình, thẳng thắn trao đổi những vấn đề được và chưa được. Nhà trường và giáo viên là những nhà sư phạm, chắc sẽ tiếp nhận những góp ý đúng ...
Hội phụ huynh lạm thu theo gợi ý của nhà trườngVTC
Ám ảnh tiền trường - Kỳ 1: Loạn phí trường tưTin nhanh
Ðừng để việc lạm thu trong trường học kéo dàiNhân Dân
Đài Tiếng Nói TPHCM -Hà Nội Mới



Có ý kiến cho rằng, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tay cho Sở GD-ĐT tỉnh này trong việc thất thoát tiền tỷ đấu thầu thiết bị giáo dục.
-
-Hà Tĩnh: Trường “loạn thu”, “bóp nặn” dân nghèo! (bài 3)
(Tamnhin.net) - Sau 2 bài phản ánh tình trạng “loạn thu” tại các trường học ở Hà Tĩnh trên Tamnhin.net, nhiều bạn đọc phản ánh còn rất nhiều trường học khác cũng “loạn thu”.
Phí quản lý chung cư: Nhiều chủ đầu tư làm bậy
VTC
(VTC News) – Với tình trạng các chủ đầu tư ở một số tòa chung cư cao cấp ở Hà Nội thời gian qua áp mức phí quản lý cao, kèm theo một loạt lình xình giữa cư dân và chính chủ đầu tư, khiến ban đại diện dân cư các chung cư cao cấp nhận thấy UBND TP Hà Nội ...
Liên minh chung cư kiến nghị có mức giá trần phí quản lýLao động
Đề nghị ban hành mức giá trần phí quản lý chung cưDân Trí
"Chém" phí khủng, Keangnam thành "ốc đảo"VietNamNet
Vietnam Plus -Báo Đất Việt -An ninh thủ đô
tất cả 13 bài viết »


 -Không trần phí quản lý chung cư, dân giật đùng đùng
VTC
(VTC News) – Với tình trạng các chủ đầu tư ở một số tòa chung cư cao cấp ở Hà Nội thời gian qua áp mức phí quản lý cao, kèm theo một loạt lình xình giữa cư dân và chính chủ đầu tư, khiến ban đại diện dân cư các chung cư cao cấp nhận thấy UBND TP Hà Nội ...
Ban đại diện chung cư đồng loạt “tố” chủ đầu tưVietnam Plus
Đề nghị ban hành mức giá trần phí quản lý chung cưDân Trí
Các chung cư cao cấp họp bàn 'kế'... 'đấu' chủBáo Đất Việt


-- TQ lập danh sách ‘người đưa hối lộ’ – (BBC).
Trung Quốc đang chuẩn bị lập ra một cơ sở dữ liệu quốc gia những người đã bị kết tội đưa hối lộ.

Tổng số lượt xem trang