Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

EVN muốn 'ém' nợ gần 500 tỷ đồng của dân?

-Góc khuất đằng sau lỗ lãi của EVN, Tin tức trong ngày, evn, tap doan dien luc viet nam, lo lai, dau tu ngoai nganh, tang gia dien, gia dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay Nếu EVN có chiến lược đầu tư đúng hướng, giảm hiệu quả tỷ lệ tổn thất điện năng, EVN sẽ hạn chế được nhiều khoản lỗ lớn

-EVN muốn 'ém' nợ gần 500 tỷ đồng của dân? -(Đất Việt) Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vẫn đang nợ Quỹ bảo vệ phát triển rừng miền Nam gần 500 tỷ đồng từ năm 2011 dồn lại.
>> EVN 'hứa' tiết kiệm 1.800 tỷ đồng
>> Nhìn lại 'tiếng tăm' của EVN dưới thời Chủ tịch Đào Văn Hưng
Đây là khoản tiền để chi phí phí dịch vụ môi trường rừng, đã được tính vào giá thành bán điện. Nhiều ý kiến cho rằng, việc EVN “ém” đi, không trả cho người dân là một hình thức chiếm dụng vốn. 

Theo số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, 2 tháng đầu năm 2012, các công ty thành viên của EVN là Thủy điện Hòa Bình và Hàm Thuận – Đa Nhim mới trả 30 tỷ đồng.  
Ông Quách Thành Vinh, Chánh văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN-PTNT, cho hay năm 2011 EVN có văn bản xin Thủ tướng Chính phủ hoãn nợ, nhưng đến 1/3/2012, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức yêu cầu EVN phải trả ngay để quỹ trả cho nông dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi khó khăn tiếp tục bảo vệ rừng. 
-Ngành điện muốn vốn vay ODA để ngầm hóa lưới điện -Trong 2012, ngành điện TPHCM sẽ ngâm hóa 18 km lưới trung thế và 43 km lưới hạ thế tại các vòng xoay chính, các đường cửa ngõ trung tâm thành phố.
– Góc nhìn đa chiều về ông Đào Văn Hưng (VNE). - EVN mới trả 5% số nợ tiền dịch vụ môi trường rừng (TN). - EVN mới trả nợ người trồng rừng 30 tỷ đồng (SGGP). 

-Góc khuất đằng sau lỗ lãi của EVN
Mỗi khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kêu lỗ thì thường ngay sau đó lại là một lộ trình xin tăng giá bán điện.
Nhưng theo một báo cáo của Bộ Công Thương, tổng doanh thu của EVN năm 2011 thực tế tăng tới 26,7% so với năm 2010 và đã lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng, tương đương 5 tỷ USD.
Trong đó, nhiều nhà máy thuỷ điện mặc dù giá bán điện chỉ được tạm tính 90% so với năm 2010 đã có lãi lớn. Cụ thể, Công ty thuỷ điện Thác Mơ lợi nhuận sau thuế đã được kiểm toán là 78 tỷ đồng; Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh lợi nhuận sau thuế 348 tỷ đồng... Điều này, đã khiến nhiều người nghi ngờ về chuyện lỗ - lãi thiếu minh bạch của EVN khi mà họ vẫn ở thế độc quyền mua rẻ -bán đắt...


Nhiều thuỷ điện lãi lớn, EVN vẫn... kêu lỗ

Đóng góp vào 50% nguồn cung cấp điện của EVN, nhiều nhà máy thuỷ điện đã có lãi lớn. Cụ thể, Công ty cổ phần (CP) thủy điện Ry Ninh II lợi nhuận sau thuế tăng đến hơn 133%; Công ty CP Đầu tư và phát triển điện miền Trung có lợi nhuận sau thuế tăng gần 23%; Công ty CP Thủy điện miền Nam doanh thu tăng gần 136%, lợi nhuận tăng gần 159%, Công ty CP thủy điện Nậm Mu tăng trưởng doanh thu hơn 34% nhưng lợi nhuận sau thuế tăng hơn 80%...

Trong thực tế đa phần những công ty này bán điện cho EVN giá không cao. Nhìn nhận thực tế này, ông Trần Viết Ngãi, chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam cho rằng: "Nói chung đầu tư vào thủy điện đều có lãi hết, bởi ai cũng biết, nước chảy ra cho sản xuất điện mà đầu tư lại chẳng tốn kém là bao, nó chỉ là quá trình đầu tư xây dựng nhà máy thôi, sau này quá trình hoạt động sẽ khấu hao dần dần.

Trong khi EVN vẫn kêu lỗ là điều hết sức rất khó hiểu, nhưng cũng phải nói rằng, EVN kêu lỗ không phải vì thủy điện, mà lỗ là do chạy các nhà máy nhiệt điện bằng dầu. Nhưng nên nhớ, lượng chạy dầu một năm chỉ chạy một số lượng nhỏ thôi, chứ không phải chạy cả năm và lượng công suất chạy cũng không nhiều, chỉ 5 - 7 Mw thôi. Trong khi đó, thủy điện của EVN lại chiếm tới 50% tổng dung lượng điện toàn hệ thống".

Ông Vũ Xuân Thuyên, chuyên viên cao cấp của Bộ KH &ĐT cho rằng: "Vấn đề các nhà máy thủy điện có lãi trong khi EVN vẫn kêu lỗ cho thấy, có sự mâu thuẫn, tức là EVN khi mua điện đã ép giá đối với các đơn vị thủy điện ngoài EVN với mức giá khoảng 4 cen /Kwh, rồi về bán lại khoảng 5 cen /Kwh là có lãi. Với "ông" thủy điện thì mức giá 4 cen /Kwh đã có lãi rồi, chẳng qua EVN độc quyền để ép giá đầu vào, ép đơn vị sản xuất bán giá thấp".

Theo ông Ngãi: "Việc EVN đề xuất tăng giá điện trong thời điểm hiện nay đâu có đơn giản sau khi dư luận lên tiếng mạnh mẽ như vậy, vì thế tăng giá điện sẽ khó. Để giải bài toán thực chất EVN đang lãi hay lỗ, rất cần một cuộc “đại phẫu thuật” chứ không phải nói sơ sơ mà được.

Nó được đánh giá như là một ca mổ tim chứ không hề đơn giản. Vấn đề việc kêu lỗ của EVN đúng là chẳng thể biết được, việc đó cần phải điều tra, nghiên cứu.

Thực tế, giá bán ra với 50 số điện đầu đã là 1.200 đồng rồi, sau đó theo bậc thang tăng lên thì dùng nhiều càng mất tiền nhiều. Chẳng hạn như nhà tôi, một tháng tính đến cuối cùng theo công tơ cũng đến 4.000 đồng /Kwh, như vậy có thể nói là lãi kinh khủng chứ không phải đùa đâu. Khi đó, mua của dầu khí, than khoáng sản, Sông Đà chỉ 500 - 600 đồng /Kwh.

Còn các nhà máy điện trong ngành chỉ 400 - 500 đồng /Kwh, càng chứng tỏ là lãi lớn. Với giá bán bình quân đảm bảo không lỗ của EVN là 1.304 đồng /Kwh thì như vậy càng khó lý giải chuyện kêu lỗ của ngành điện".

Một số chuyên gia đặt nghi vấn, thực chất EVN lãi hay lỗ cũng như giá điện bình quân đến khách hàng 1Kwh bao nhiêu chỉ EVN biết. Bởi danh nghĩa giá bình quân 1.304 đồng /Kwh nhưng từ 150 Kwh trở đi giá có thể lên tới 2.000-2.060 đồng.

EVN cứ nói việc lỗ - lãi đã qua kiểm toán rõ ràng, nhưng tỉ lệ khách hàng dùng từ 150 Kwh trở lên bao nhiêu, kiểm toán cũng chỉ soát xét trên hệ thống sổ sách của EVN, không thể kiểm tra hết cả 17 triệu hóa đơn khách hàng.

Đã có "luận cứ" ngành điện đang lừa dối người dân?

Ông Vũ Xuân Thuyên chỉ ra những vấn đề quan trọng nhất hiện nay ngành điện phải giải quyết nhằm tạo ra sự hợp lý về giá, cụ thể: Một là tất cả các nhà máy sản xuất điện phải riêng, tức là thành lập Tổng công ty phát điện độc lập, như thế các công ty phát điện ngoài EVN cũng được hưởng lợi như các công ty thuộc EVN.
“Lỗ” ngành điện: Thất thoát trong khâu phân phối điện, đầu tư ngoài ngành
Góc khuất đằng sau lỗ lãi của EVN, Tin tức trong ngày, evn, tap doan dien luc viet nam, lo lai, dau tu ngoai nganh, tang gia dien, gia dien, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng: "Mặc dù các doanh nghiệp ngành điện, kể cả thủy điện, đều kêu do bị EVN ép giá, nhưng với những lợi thế nhất định, các doanh nghiệp này đạt kết quả kinh doanh tốt. Thực tế, EVN mua điện của các doanh nghiệp này chỉ bằng một phần ba giá bán điện hiện nay, do vậy ngành điện khó có thể thua lỗ. Nguyên nhân thua lỗ của ngành điện (nếu có), là do sự thất thoát trong khâu phân phối điện, đầu tư ngoài ngành một cách dàn trải".
Ông Trần Viết Ngãi - chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết: “Bởi với vấn đề giá điện, nhiều người nhìn là biết sự không hợp lý  nhưng vấn đề ai sẽ là người đi xác định cái đó thì mới là khó. Thanh tra cũng không làm được, Tổng kiểm toán cũng chẳng làm được, bây giờ chỉ có Bộ Tài chính, Bộ Công Thương với những chuyên gia giỏi đi kiểm tra vận hành từng nhà máy một, kiểm tra tài chính EVN báo cáo thế nào. Cùng với đó là làm rõ việc giá mua điện của EVN hiện nay bao nhiêu và bán đến bao nhiêu? Chắc chắn nếu kiểm tra sẽ biết vì có sổ sách cả thôi".

Thứ hai, mạng truyền dẫn điện là mạng chung của quốc gia thì phải là 100% vốn Nhà nước để bảo đảm an toàn, an ninh điện quốc gia. Còn từ điện quốc gia xuống các mạng thì thành lập các công ty phân phối bình thường, có thể đấu thầu cạnh tranh lành mạnh. Đó là điều làm cho ngành điện không còn độc quyền nữa, kinh nghiệm thế giới cũng thế. Để giải quyết vấn đề lúc này là cần phải tái cấu trúc lại ngành điện.

Cũng theo ông Thuyên, trong Quyết định 14 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2011 quy định, tất cả nhà máy có nguồn điện mà công suất dưới 500 Mw thì phải cổ phần hóa hết, Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối ở đây. Còn những nhà máy có công suất từ 500 Mw trở lên, Nhà nước sẽ nắm cổ phần chi phối. Quy định rõ ràng là thế nhưng ngành điện có triển khai đâu.

Điều này cũng cho thấy, ngành điện đang cố giữ thế độc quyền của mình. "Đối với chuyện lỗ của ngành điện là do kinh doanh ngoài ngành hoặc có một số đối tượng bán điện giá thấp. Đó là chính sách của Nhà nước, anh bán thấp thì được bù.

Nhưng ở đây đang có sự phi lý, khi EVN luôn kêu lỗ để đẩy giá lên, tức là khi kinh doanh lỗ thì lại đẩy vào túi tiền người tiêu dùng. Sự quá bất hợp lý, khó chấp nhận này đã được nhìn nhận từ rất lâu nhưng vẫn kéo dài", ông Thuyên nói.

Năm 2010, ngành điện cho biết, sẽ tiếp thu tất cả điện nông thôn đang với mức giá 350 đồng /Kwh, nhưng khi EVN tiếp quản xong thì nâng lên thành 700 đồng /Kwh, số tiền chênh thì ngành điện coi như lãi và đề nghị được trích ra để thưởng. Đúng ra, phần chênh này phải nộp vào quỹ bình ổn giá điện.

Rõ ràng, do độc quyền của ngành điện, tiếp đó là sự không nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã làm cho ngành này có những điều nghịch lý.

Trước thực tế này, ông Vũ Xuân Thuyên bày tỏ sự ngạc nhiên: "Tôi đã từng đưa ra luận cứ chứng minh ngành điện đang lừa dối người dân suốt từ năm 2006 đến nay. Tức là, khi EVN cần tiền đầu tư thì lại kêu tăng giá, năm 2006 là ví dụ, khi Chính phủ đồng ý cho tăng giá, đơn vị này đã có lãi ngay 18.000 tỷ. Nhưng lạ thay, lãi này lại không đầu tư cho ngành điện, mà lại đem vào đầu tư các ngành khác, đó là điều đáng phê phán".

- EVN xin bán vốn tại nhà máy điện lấy tiền đầu tư -> Báo cáo Thủ tướng kết quả kiểm điểm ông Đào Văn Hưng
TP – Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết vừa trình Chính phủ đề án chiến lược phát triển tập đoàn đến năm 2020, phương án tái cơ cấu tập đoàn đến năm 2015.
Theo đó, đề án sắp xếp, tái cấu trúc EVN tập trung vào ba nội dung chính: Tái cơ cấu ngành nghề; Tái cơ cấu về sở hữu và đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tập đoàn.
Cụ thể, EVN sẽ tập trung vào lĩnh vực chính là sản xuất kinh doanh điện và đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, rút khỏi các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành thông qua việc chuyển nhượng cổ phần, rút vốn.

Về tái cơ cấu sở hữu, tập đoàn đang xin ý kiến Thủ tướng cho bán tiếp cổ phần đang nắm giữ tại các công ty phát điện đã cổ phần hoá mà nhà nước không nắm giữ cổ phần như Cty cổ phần thuỷ điện Đa Nhim - Hàm Thuận-Đa Mi, Thuỷ điện Thác Bà, Thác Mơ, Nhiệt điện Hải Phòng, Quảng Ninh...
Nguồn vốn thu được sẽ tập trung đầu tư nguồn và lưới điện. Cùng với đó sẽ tập trung thành lập các tổng công ty phát điện, trước mắt trực thuộc EVN sau đó sẽ tách ra và cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp.
EVN cũng cho biết sẽ xây dựng lại chiến lược phát triển tập đoàn giai đoạn 2011-2015, đổi mới chức năng, nhiệm vụ, phương thức quản lý của công ty mẹ, tăng tính chủ động, trách nhiệm của tập đoàn và các đơn vị thành viên.

-Điện không lo thiếu vì doanh nghiệp 'chết' nhiều (VnEx 5-4-12) -- Vậy giải pháp cho việc thiếu điện là đóng cửa doanh nghiệp? Kêu gọi hủy bỏ dự án thủy điện Sê San II của EVNI ở Campuchia   –   (RFA). - Dams a potential ‘catastrophe’ for Mekong fisheries (Intell Asia).  – - Scientists Warn of Catastrophe for Food Security in the Mekong (International River). - Dừng Kế hoạch Xây dựng Dự án Thủy điện Hạ Sê-san 2 (International River).

- -EVN được vay 10.000 tỉ đồng để trả nợ TT - Tại cuộc họp giao ban tháng 8-2011 của Bộ Công thương tổ chức ngày 5-9, đại diện Tập đoàn Dầu khí (PVN) và Than - khoáng sản (TKV) tiếp tục yêu cầu Tập đoàn điện lực VN (EVN) trả nợ.
Theo ông Vũ Quang Nam, phó tổng giám đốc PVN, hiện Tổng công ty điện lực dầu khí bị nợ rất nhiều, khó có khả năng trả nợ tiền khí cho Tổng công ty Khí (PVGas) và PVGas cũng khó khăn trong thanh toán tiền cho đối tác khác, ảnh hưởng đến khả năng cấp điện.
TKV cũng cho biết riêng nợ của EVN với nhiệt điện Cẩm Phả đã lên đến 1.000 tỉ đồng khiến Tổng công ty Điện của TKV rất khó khăn trong huy động vốn.
Trước vấn đề của các tập đoàn, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng yêu cầu EVN vẫn phải đảmbảo cung ứng điện tháng 9 ngay cả việc cắt khí Nam Côn Sơn sẽ ảnh hưởng đến các nhà máy điện phía Nam với tổng công suất lên đến hơn 4.000 MW (gần 1/4 tổng sản lượng điện cả nước).
Thủ tướng đã yêu cầu các ngân hàng phải cho EVN vay 10.000 tỉ đồng để làm vốn lưu động, ông Vũ Huy Hoàng đề nghị EVN phải làm việc với các ngân hàng để có tiền trả nợ cho PVN, TKV và đảm bảo nguồn lực phát điện.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, đã có quyết định của Thủ tướng về chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Năng lượng và tổng cục này sẽ chính thức hoạt động vào ngày 25-10.
C.V.KÌNH

Nguồn: -EVN được vay 10.000 tỉ đồng để trả nợ

Tin lien quan:
Các tập đoàn thua lỗ, do đâu?
-Doanh nghiệp lỗ, Nhà nước gánh nợ
 -- Bộ Công Thương nhắc nhở EVN trả nợ các ‘ông lớn’ (VNExpress). – EVN lại bị các tập đoàn thúc nợ (SGTT).

-Tập đoàn Điện lực lại bị thúc trả nợ
(Toquoc)-Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng yêu cầu EVN thanh toán một phần tiền đang nợ PVN và TKV.
-Đình hoãn,cắt giảm hơn 9.450 tỷ đồng vốn ngân sách
(Toquoc)-Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đến ngày 26/8, các bộ, ngành và địa phương đã ngừng khởi công mới, cắt giảm, giãn tiến độ và điều chuyển 9.452 tỷ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và xổ số kiến thiết, tăng trên 1.100 tỷ đồng so với báo cáo hồi tháng 5/2011.
-
-Nhà máy đóng cửa vì giá điện tăng (Sgtt)-
--

Tổng số lượt xem trang