Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Việt Nam đang hụt hơi?

 Việt Nam đang hụt hơi?   –   (RFA).  - Doanh nghiệp nước ngoài ‘đang rời VN’   –   (BBC). – Forbes: Việt Nam mất dần sức hút (Forbes/ TTVN/ CafeF).  – Việt Nam mất đi sức hấp dẫn của mình   –   (x-café).  Vietnam Loses Its Luster (Forbes).
Tập trung sức mạnh quốc gia 'cứu' doanh nghiệp (VEF 9-4-12)  -- Trong cuốn sách ("Why nations fail", tr. 44) nổi tiếng của Acemoglu và Robinson mới ra, hai tác giả này nghi ngờ những kêu gọi "tái cơ cấu kinh tế" ở các quốc gia mà quyền uy kinh tế và nhất là chính trị tập trung trong tay môt số người.  Làm sao những người này có thể thực tâm cải tổ (dù họ cũng biết cơ cấu hiện hữu là vô cùng rệu rã) khi những cải tổ đó sẽ xâm phạm quyền lợi của họ? Dù có chính sách để "cứu" doanh nghiệp (nói chung chung) thì chắc chắn là cái cứu đó sẽ không bao giờ đồng đều, trung tính. 

Doanh nghiệp nào sẽ được "cứu" nhiều? Doanh nghiệp nào "cứu" ít?  Thậm chí không được cứu?  Người nào quyết định? (Với sự thỏ thẻ của con trai, con gái, của chàng rể?)  Alas, với thể chế hiện nay thì ai cũng biết câu trả lời trên thực tế sẽ ra sao.  Nền kinh tế sẽ còn lệch lạc thêm, rối rắm như tơ vò!  Sai phạm tại các tập đoàn kinh tế và các nhóm lợi íchĐài Á Châu Tự Do

 Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!” (VnE 9-4-12)
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang lùi xa? (TBKTSG DNSG 8-4-12)
Nói và làm: Khi cả làng phá sản (VEF 9-4-12)Doanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu” (VnE 8-4-12)-
pictureDoanh nghiệp nhà nước: “Lời ăn, lỗ dân chịu”-Nguyên tắc "lời ăn, lỗ chịu" và "được ăn cả, ngã về không", không còn có hiệu lực với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói chung và các đơn vị thành viên nói riêng. Và thay vào đó là một tập quán “lời ăn, lỗ dân chịu” hình như đang ngày càng rõ nét hơn...

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã nhấn mạnh nội dung nói trên tại bản tham luận ở diễn đàn "Kinh tế Việt Nam năm 2012: Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Đà Nẵng trong hai ngày 8 và 9/4.



Với tiêu đề "Áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước", ông Cung đã đi sâu phân tích một số ưu ái, đặc quyền và lợi thế của doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty nhà nước so với các doanh nghiệp khác, trước khi đưa ra các kiến nghị cụ thể.

Không thể phá sản

Lợi thế đầu tiên được vị chuyên  gia này đề cập, đó là doanh nghiệp nhà nước không phải chịu sự chi phối của nguyên tắc “ lời ăn, lỗ chịu”, và do đó, những người đại diện chủ sở hữu và liên quan khác không chịu tác động bởi các rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhà nước, nhất là tập đoàn, tổng công ty không còn là đối tượng của phá sản, bởi vì họ đang chiếm độc quyền hoặc thống lĩnh trong các ngành quan trọng của nền kinh tế ; sự tồn tại và phát triển của tập đoàn, tổng công ty, tập đoàn có liên quan luôn được coi là đồng nghĩa với sự  tồn tại và phát triển của các ngành đó trong nền kinh tế. Do đó, sự phá sản của tập đoàn, hay tổng công ty có liên quan bị coi là ‘phá sản” của ngành kinh tế đó của đất nước, ông Cung nói.

Và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) chính là ví dụ điển hình, theo Viện phó Cung. Mặc dù, Vinashin kinh doanh đa ngành, nhưng phá sản của Vinashin vẫn được coi là dẫn đến “phá sản” của ngành đóng tàu. Điều này cũng đã dẫn đến thực trạng là sự bảo hộ của nhà nước đối với một ngành nào đó trên thực tế đã chuyển thành bảo hộ đối với các doanh nghiệp Nhà nước, tập đoàn, tổng công ty có liên quan, tham luận nêu rõ.

Lý do tiếp theo được ông Cung đề cập là các tập đoàn, tổng công ty luôn có quan hệ  chặt chẽ về chính trị với các công chức, cán bộ lãnh đạo, kể cả lãnh đạo cao cấp. Ngược lại, trong vai trò là người đại diện chủ sở hữu và người hoạch định chính sách, các cơ quan và công chức nhà nước có liên quan có can dự trực tiếp và nhiều mặt trong việc ra các quyết định đầu tư, kinh doanh và cả nhân sự ở các tập đoàn, tổng công ty. Vì vậy, sự thất bại hay phá sản của tập đoàn, tổng công ty (nếu có) đều  sẽ ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan, công chức có liên quan.

Do đó, cảm nhận chung là các khiếm khuyết hay thất bại (nếu có) thường được giảm nhẹ về quy mô và mức độ; và chắc chắn, các cơ quan và công chức có liên quan cũng sẽ không ra các quyết định buộc  tập đoàn, tổng công ty phá sản, nếu chúng lâm vào tình trạng phá sản.

Cụ thể hơn, ông Cung tiếp tục phân tích, mỗi khi các tập đoàn, tổng công ty khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, thì bộ trưởng có liên quan (có trường hợp cả phó thủ tướng) trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu các doanh nghiệp khác phải mua sản phẩm có liên quan từ các doanh nghiệp đang có các sản phẩm khó tiêu thụ.

Hay khi tập đoàn, tổng công ty không còn cách nào khác để tìm vốn kinh doanh, thì vẫn được nhà nước chỉ định cho vay với lãi suất rất thấp, thậm chí là 0%; khi không thanh toán được các khoản nợ đến hạn, thì Bộ Tài chính cũng đã thu xếp việc thanh toán các khoản nợ đó. Như vậy, về chính trị và định hướng chính sách, các công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty không còn và không thể là đối tượng phá sản. 

Kiểm soát lỏng lẻo

Bên cạnh nội dung nói trên, tại bản tham luận, ông Cung cũng làm rõ thêm một số lợi thế khác của doanh nghiệp nhà nước. Như các tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ và chi phối quyền và cơ hội kinh doanh, nắm và trực tiếp quản lý và sử dụng hệ thống, mạng chuyển tải, phân phối (điện, xăng dầu, viễn thông...), nắm và chi phối quyền, cơ hội kinh doanh các sản phầm nhà nước quản lý như xuất khẩu gạo, khai thác các loại khoáng sản quan trọng...

Xuất phát từ việc có quan hệ thân thiết với các công chức, hoặc dễ dàng tạo lập các quan hệ như thế, khi cần thiết, nên theo ông Cung thì doanh nghiệp nhà nước tiếp cận dễ hơn, thuận lợi hơn với các quyền và cơ hội kinh doanh theo cơ chế “xin-cho” như tiếp cận quyền sử dụng đất, thăm dò, khai thác tài nguyên, các loại giấy phép khai thác (thậm chí không cần giấy phép vẫn kinh doanh).

Hay, tiếp cận một cách đầy đủ đến các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước. Cấu kết, liên kết tạo ra cơ hội kinh doanh theo ý muốn chủ quan của mình (thông qua làm quy hoạch, làm dự án, bổ sung, sửa đổi quy hoạch).

Tiếp theo, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có lợi thế hơn trong tiếp cận tín dụng. Và đáng lưu ý là có vị trí độc quyền hoặc thống lĩnh thị trường mà không bị kiểm soát hoặc bị kiểm soát rất lỏng lẻo và kém hiệu lực. Bởi vì, các cơ quan giám sát, quản lý thị trường còn rất yếu về năng lực, vẫn thuộc bộ, mà bộ đó lại có xu hướng bảo vệ cho các tập đoàn, tổng công ty có liên quan.

Ở phần nguyên nhân tồn tại các đặc quyền, ưu ái và lợi thế như đã phân tích ở trên, một lần nữa ông Cung nhấn mạnh yếu tố liên quan đến con người. Khi mỗi người, mỗi cơ quan nhà nước trong thực thi nhiệm vụ của mình đều dành thuận lợi, ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp nhà nước bởi hàng loạt các lý do như: có quan hệ cá nhân gắn kết, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước,  thông lệ bất thành văn, hay vì lợi ích của cá nhân và của những người khác có liên quan....

Điều này cũng lý giải thực tế ở không ít các diễn đàn trước do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức, nhiều nhà khoa học và chuyên gia kinh tế đã kiến nghị cần xóa bỏ mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước.
Còn tại diễn đàn Quốc hội không chỉ ở khóa 13, việc doanh nghiệp Nhà nước "lời ăn, lỗ dân chịu" cũng đã từng được đề cập, mổ xẻ và thậm chí là đòi "truy" trách nhiệm cá nhân, mà điển hình cũng vẫn là vụ việc liên quan đến sai phạm của Vinashin.

Nhiều câu hỏi để ngỏ về những lỗ hổng trong quản trị, quản lý và kiểm soát doanh nghiệp nhà nước, nay có thể sẽ có thêm những câu trả lời, khi tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty là một trong ba lĩnh vực trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế.

Cho dù, như nhận xét của Viện phó Nguyễn Đình Cung, việc áp đặt kỷ luật của thị trường cạnh tranh bằng cách loại bỏ các đặc quyền, lợi thế của tập đoàn, tổng công ty là không dễ dàng, không thể chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật và hoàn thành trong một thời gian ngắn. 

Con đường ngắn nhất để có thể thực hiện được công việc khó khăn nay, theo ông Cung là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong đó nhà nước chỉ nắm giữ cổ phần thiểu số. Và vì vậy năm 2012 phải có bước khởi đầu có tính đột phá khởi động lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã bị chậm lại một cách đáng kể trong mấy năm gần đây. 

Một trong số các kiến nghị rất đáng chú ý được nêu ra tại bản tham luận là các doanh nghiệp bị thua lỗ ngoài dự kiến kế hoạch, hoặc không đạt được các mục tiêu quan trọng như kế hoạch, thì giám đốc, tổng giám đốc đương nhiên bị miễn nhiệm, những người khác cũng bị giải trình, truy xét trách nhiệm, khắc phục tình trạng quá lỏng lẻo về kỷ luật, kỷ cương như hiện nay.



3 more suspects arrested in Vietnam shipping scandal -HANOI (AFP) - Vietnamese police have arrested three more suspects as part of a widening scandal in the communist country's shipping industry, an official said on Sunday. The deputy director general of state-owned shipping giant Vinalines, 53-year-old Bui Quoc Anh, was detained on Friday for embezzlement along with two others including a state auditor, a company official told AFP.

Dấu hỏi trách nhiệm
Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm trong chi tiêu tại Petro Vietnam..
Xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung (DVT/Washington Post, AFP, CNA/ms).-
Lo ngại những biến tướng của vàngSGTT.VN 06.04.2012- Sáng 5.4, các quầy kinh doanh vàng xôn xao bàn tán về nghị định 24 quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Dư luận quan ngại, vàng miếng sẽ được thay bằng vàng nhẫn, thậm chí là những vòng lắc tay nặng vài lượng..
FPT kiện Vinacom tn- Công ty cổ phần viễn thông FPT vừa khởi kiện Công ty cổ phần đầu tư thương mại Vinacom Việt Nam ra TAND Q.Long Biên (Hà Nội). Theo đơn kiện, năm 2010, FPT Telecom mua 99,5 km cáp quang của Vinacom Việt Nam nhưng quá trình thi công thì phát hiện hàng bị lỗi. Sau nhiều lần thương lượng giải quyết không thành, nay FPT khởi kiện hủy hợp đồng mua bán và đòi bị đơn phải hoàn trả lại hơn 3 tỉ đồng, đồng thời bồi thường thiệt hại hơn 148 triệu đồng. 
-Nhiều làng nghề nổi tiếng giờ hoang tàn (VEF.VN) - Cạnh tranh khốc liệt với hàng ngoại, không tiếp cận được vốn vay, giá nguyên vật liệu đắt đỏ trong khi đầu ra thu hẹp dần là nguyên nhân đẩy không ít làng nghề vào tình huống sống dở chết dở.
Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn thứ hai ở ASEAN (TTXVN). “Đầu tư hấp dẫn” vì dễ phá hoại môi trường, trốn thuế mà không bị kiểm soát như các nước khác. Hay gì thứ đó mà khoe?
Khó ngăn thuốc tăng giá (NLĐ).-- Điêu đúng vì… con cá tra(TBKTSG/NDHMoney).
- Những sai lầm dễ đưa DN đến tử vong: Kỳ 2: Chết vì những cảm hứng lãng mạn  —  (Phan Thế Hải). - Thương mại Việt Nam-Pháp tăng trưởng khả quan (TTXVN).- “Tiểu gia” chạy vạy… làm thuê (NLĐ).Dự kiến nâng mức xử phạt gây ô nhiễm lên 2 tỉ đồng
--Kỷ lục Việt Nam: Dễ như mua rau ở chợ? đv -Không hề mang tính độc đáo, có một không hai, cái “nhất” của kỷ lục Việt Nam chỉ mang tính thời điểm, và nhiều khi khá khôi hài.
Ngân hàng tinh vi vượt trần lãi suất -Mục tiêu doanh thu đạt trên 500 tỷ đồng Gafin- Công ty Cổ phần Sông Đà 505 (mã S55) vừa thông báo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012
Nhật muốn giúp đào tạo CN nhà máy điện hạt nhân (TT). - Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận tháng 6 sẽ trình hồ sơ khảo sát (PLTP). – An toàn hạt nhân 2012: vẫn còn nhiều mối lo   –   (RFA).

 Úc: Nhiều quan chức châu Á trong đường dây rửa tiền và buôn ma túy   –   (RFI).--IMF và WB đổi mới khuôn khổ đánh giá nợ công-Nhằm phát huy hiệu quả khoản hỗ trợ tài chính, IMF và WB điều chỉnh Khuôn khổ toàn diện đánh giá bền vững nợ (DSF) của nước thu nhập thấp.
 Bài toán chuyển giao quyền lực trong các công ty gia đình châu Á
-Phê bình rất kỹ cuốn sách của Fukuyama: Freedom’s Secret Recipe (FA March/April 2012)
Fukuyama phê bình AcemogluAcemoglu and Robinson on Why Nations Fail [AI 26-3-12)
Bài học từ Steve JobsThe Real Leadership Lessons of Steve Jobs (Harvard Business Review April 12) -- Bài Walter Isaacson. NÊN DỊCH BÀi NÀY
Ông Preben Hjorthund.
-Việt Nam đang mất dần sức cạnh tranh

(TBKTSG) - Nhận định về tình trạng sụt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua của Việt Nam, tân Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham), ông Preben Hjortlund nói rằng đây là dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang dần mất đi sức cạnh tranh trong khu vực.


TBKTSG: Gần đây, Thái tử Bỉ đã dẫn một phái đoàn gần 300 doanh nghiệp Bỉ tới Việt Nam tìm cơ hội hợp tác. Đây có phải là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư châu Âu đang tìm kiếm cơ hội để dịch chuyển dòng vốn từ các nước EU sang châu Á, trong đó có Việt Nam?

- Ông Preben Hjortlund: Các khó khăn hiện tại của nền kinh tế đồng euro tất yếu sẽ tác động lên nguồn vốn FDI tại châu Á và một số nơi khác. Tuy nhiên, nhận định như trên thì không đúng. Trong cuộc khảo sát về chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, khi trả lời câu hỏi “liệu khủng hoảng kinh tế hiện tại của châu Âu có ảnh hưởng  đến quyết định của công ty trong việc đầu tư vào Việt Nam không”, 55% thành viên EuroCham tham gia cuộc khảo sát đã khẳng định khủng hoảng có ảnh hưởng đến họ, mặc dù chỉ “nhẹ” thôi. Ngược lại, 44% cho rằng không có ảnh hưởng.

Việc sụt giảm FDI trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng Việt Nam đang dần mất đi sức cạnh tranh trong khu vực và các nhà đầu tư đang tìm kiếm địa điểm khác. Điều này đặc biệt đúng khi so sánh với Indonesia. Nước này đang có sức hấp dẫn lớn trong việc thu hút FDI tại thời điểm này. Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2012 đã cho thấy Việt Nam giảm sáu bậc về tiêu chí sức cạnh tranh. Đây không phải là tin tốt. Tuy nhiên sự kiện phái đoàn Bỉ sang Việt Nam cho thấy mặc dù có những khó khăn thì sự quan tâm của châu Âu vào Việt Nam vẫn mạnh.

TBKTSG: Với các nhà đầu tư châu Âu, vướng mắc lớn nhất hiện nay mà họ gặp phải  tại Việt Nam là gì?

- Lạm phát cao, theo dự báo gần đây của Ngân hàng Standard Chartered là 11,3%, là vấn đề lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt. Chúng tôi hy vọng năm 2012 lạm phát sẽ giảm bớt và nền kinh tế sẽ ổn định trở lại. Quản lý thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng là câu chuyện đáng lo (năm 2011 Việt Nam thâm hụt thương mại 9,5 tỉ đô la Mỹ). Thay vì quản lý bằng cách hạn chế nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam nên khuyến khích nhập khẩu để tăng xuất khẩu về dài hạn.

Để thu hút vốn FDI có chất lượng tốt hơn, Chính phủ nên dỡ bỏ các hạn chế không cần thiết trong việc tiếp cận thị trường, ảnh hưởng đến tự do thương mại ngay trong năm nay. Mặc dù các doanh nghiệp châu Âu còn kiên nhẫn và vẫn hy vọng môi trường kinh doanh tại Việt Nam sẽ tốt lên, nhưng niềm tin của họ đang dần giảm xuống kể từ đầu năm 2011. Họ lo ngại về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

TBKTSG: Có những nguyên nhân nào khác khiến niềm tin của nhà đầu tư châu Âu sụt giảm?

- Nhiều vấn đề đã được EuroCham nêu ra trong cuốn sách trắng năm ngoái và năm nay có thêm vài vấn đề mới. Tỷ lệ lạm phát cao kèm với sự tiếp cận khó khăn trong tín dụng, thiếu cơ sở hạ tầng tương xứng và các gánh nặng hành chính vẫn tiếp diễn. Bên cạnh đó, một loạt các vấn đề mới về tiếp cận thị trường đã ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng hóa châu Âu vào Việt Nam.

Tuy nhiên vẫn còn hàng tỉ đô la đầu tư vào các thị trường mới nổi tại châu Á nhưng sự cạnh tranh giữa các nước trở nên gay gắt hơn.

TBKTSG: Về  dài hạn, để có thể  là một điểm đến đầu tư thực sự hấp dẫn, Việt Nam phải làm gì?

- Việt Nam nên nghĩ về cách định vị mình như thế nào trong nền kinh tế toàn cầu. Nếu không thể vượt qua được mô hình xuất khẩu dựa trên lao động giá rẻ, Việt Nam có thể sẽ bị vướng vào bẫy thu nhập trung bình với nền kinh tế nghèo nàn hơn. Như vậy, sự cải cách trong những lĩnh vực cụ thể là cần thiết. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 có rất nhiều mục tiêu đầy hứa hẹn cần được chuyển đổi thành các biện pháp cụ thể, được thực hiện chính xác và đúng thời điểm.

Chiến lược trên nhấn mạnh vào việc tiếp tục cải cách hành chính tại cấp tỉnh và cấp quốc gia; nâng cao kỹ năng và năng suất cho lực lượng lao động Việt Nam, cụ thể là nâng cao đào tạo cấp cao và đào tạo nghề, cải thiện cơ sở hạ tầng và nguồn cung năng lượng.

Thực ra, các nhà đầu tư châu Âu đều biết những gì là lợi thế của Việt Nam và họ muốn nhìn thấy tiến trình cải cách, việc tiếp tục mở cửa của nền kinh tế và giải quyết một cách hiệu quả những vấn đề đã nêu ra ở trên.
-Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang lùi xa?

Vietnam: Reform to Stabilize Economy (WSJ 3-4-12) Ông NT Dũng nói.---Kinh tế VN: ‘Cải cách để tồn tại’
-Kinh tế VN: ‘Cải cách để tồn tại’ 
Thủ tướng Dũng trả lời The Wall Street Journal khi đang ở Campuchia dự hội nghị Asean.
Hai báo có uy tín là The Economist của Anh và The Wall Street Journal của Mỹ mới đây có bài bình luận về những trở ngại trong kinh tế Việt Nam và nỗ lực cải cách của chính phủ. BBC Tiếng Việt trích những nét chính của hai bài viết này cùng quí vị.

Trả lời câu hỏi của The Wall Street Journal bên lề hội nghị Asean tại Campuchia vào tuần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói ông có kế hoạch buộc các doanh nghiệp nhà nước phải cạnh tranh nhiều hơn với khu vực tư nhân để khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả hơn.
“Tạo ra môi trường bình đẳng hơn giữa khu vực tư nhân và nhà nước là một trong những yếu tố chủ đạo trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế”.
Thủ tướng Dũng trả lời, ở dạng viết chứ không phải phỏng vấn trực tiếp, rằng mục tiêu của ông là “chỉ giữ lại một số doanh nghiệp nhà nước chủ đạo trong vài ngành nhất định”.
Tuy nhiên nhà lãnh đạo Việt Nam không nói rõ những công ty hay tập đoàn sẽ được giữ lại này là những tổ chức kinh tế nào và thuộc ngành nào.
Ông Dũng được dẫn lời nói chính phủ của ông nay sẽ tập trung vào việc hoạch định phạm vi và qui mô của khu vực kinh tế nhà nước.
“Chúng tôi sẽ định nghĩa vai trò và chức năng của nhà nước và các doanh nghiệp có vốn nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” và chính phủ sẽ “đẩy nhanh chương trình cổ phần hóa nhằm đa dạng hình thức sở hữu các doanh nghiệp quốc doanh”.
Bài của Bấm The Wall Street Journalnhận định “nền kinh tế một thời hưng thịnh của Việt Nam đã bị chệch hướng trong những vài năm gần đây do nợ nần chồng chất trong khối doanh nghiệp nhà nước”.
“Nhiều công ty trong số các tập đoàn nhà nước lớn đã bị thua lỗ và có những tập đoàn bị mắc nợ vượt xa khả năng chi trả”.
"Chính sách của chính phủ khuyến khích một số tập đoàn nhà nước làm ăn lớn đã phải trả giá"
"Trong một số trường hợp họ đã đầu tư vào các doanh nghiệp không hiểu biết thấu đáo về ngành muốn kinh doanh", báo này nhận xét.
Yếu kém và lãng phí

Doanh nghiệp nhà nước bị nợ chồng chất trong lúc dân chịu gánh nặng lạm phát.
Báo này dẫn chiếu tới vụ Vinashin như trường hợp điển hình và đề cập tới việc ông Dũng “thoát hiểm” được vụ đấu đá chính trị hậu trường trong kỳ Đại Hội Đảng năm ngoái khi có lời kêu gọi bỏ phiếu bất tín nhiệm ông, một động thái chưa có tiền lệ.
Tạp chí Anh The Economist cũng đề cập tới Vinashin và vụ xử mới đây và nói điều họ gọi là “những chính trị gia khuyến khích và cấp vốn để công ty mở rộng một cách thái quá, trong đó có thủ tướng, nhiều khả năng sẽ chẳng bị qui trách nhiệm”.
Tạp chí này trích đánh giá của hãng tư vấn Bấm McKinseynói rằng nếu năng suất lao động của Việt Nam không tăng được hơn 50% thì mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ giảm dưới 5% (tức là dưới chỉ tiêu của chính phủ đề ra là 7%-8%).
McKinsey biện luận rằng sự chênh lệch "nghe thì nhỏ nhưng không nhỏ chút nào" bởi nền kinh tế Việt Nam sẽ bị mất đi tới một phần ba về kích cỡ vào năm 2020 nếu kinh tế không tăng trưởng được ở mức 7% mỗi năm.
“Mọi người, thậm chí giới lãnh đạo cộng sản, đều thấy các vấn đề chính của thực trạng kinh tế bị chững lại.
Khối doanh nghiệp nhà nước vận hành kém, nạn tham nhũng và thực trạng lãng phí là các lực cản cho nền kinh tế.
Điểm ngán ngẩm là ở chỗ nhận ra được điều này và làm điều gì đó để khắc phục dường như là hai việc khác nhau trong đầu óc của giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam”, tạp chí Bấm The Economistbình luận.
Tạp chí nhận định những lời kêu gọi “chỉnh đốn Đảng để tránh sụp đổ” (như những lời thúc giục của Tổng Bí thư Bấm Nguyễn Phú Trọnggần đây) không có gì mới mẻ.
“Họ nói những điều này đã 20 năm rồi”, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được trích dẫn.
Những gì thiếu vắng, nay cũng như xưa, là kế hoạch chi tiết làm sao để thực hiện cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tinh giản đầu tư công và tăng mức độ minh bạch.
Bài của tạp chí nhận định rằng "kể như nếu có một sự thay đổi tư duy từ giới chóp bu thì họ (giới lãnh đạo Việt Nam) vẫn khó thực hiện được các thay đổi có tính toàn diện trong hệ thống".
“Quyền lực tại Việt Nam được băm nhỏ hơn so với láng giềng Trung Quốc và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là các trở ngại lớn hơn cho việc thay đổi”, The Economist bình luận.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi cục hải quan các tỉnh, thành phố báo động tình trạng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng chính sách ưu đãi để trốn các khoản nợ và bỏ về nước.

Tổng cục Hải quan cho rằng, hiện nay, đang có một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian được miễn thuế hoặc được ân hạn thuế theo quy định đã nhập khẩu một lượng hàng lớn sau đó tự ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ trốn về nước, không thanh toán các khoản nợ. Hải quan vì thế không thu hồi được các khoản nợ thuế.

Tổng cục Hải quan đưa ra ví dụ về trường hợp của Công ty trách nhiệm hữu hạn Diing Long Việt Nam tại Bình Dương. Công ty này nợ thuế nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu lên tới hơn 17 tỷ đồng. Số tiền này chưa kịp thu hồi thì ban giám đốc của Diing Long đã về nước. Công ty rơi vào tình trạng vắng chủ trong khi tài sản đã thế chấp tại ngân hàng.

Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố rà soát các trường hợp doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không kinh doanh tại địa chỉ đăng ký trong khi vẫn còn nợ thuế. Tổng cục cũng yêu cầu các đơn vị báo cáo số liệu cụ thể nợ thuế của các doanh nghiệp này đến thời điểm hiện nay như: tên doanh nghiệp nợ thuế, số tiền thuế, tiền phạt, sắc thuế, thời gian nợ. Những thông tin này phải được báo cáo trước ngày 6/4.

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị và các công chức liên quan làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc để xảy ra nợ thuế và phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành thu hồi nợ.

Theo quy định hiện hành của Luật thuế xuất nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế. Các mặt hàng tạm nhập tái xuất, là vật tư nguyên liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu (đáp ứng được quy định tại Điều 42 Luật Quản lý thuế) thì được áp dụng thời gian nộp thuế lên tới 275 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan./.
Trái phiếu bằng USD của Việt Nam tốt nhất châu Á - Gafin-Trái phiếu phát hành bằng USD của Việt Nam hiện là trái phiếu mang lại lợi nhuận tốt nhất ở châu Á, thống kê của HSBC chỉ ra.
Tái cấu trúc: Nhiều lãnh đạo ngân hàng “ra đi” ? (PLTP). Người đồng sáng lập VinaCapital sẽ rời tập đoàn GafinNgân hàng nhỏ đã thoát cơn khủng hoảng? (VEF). - Lãi suất Việt Nam “khủng” nhất thế giới (TN).  - “Hôn nhân” SHB – Habubank đã tiến hành đến đâu? (VnEconomy).- Kinh tế còn ì ạch, lạm phát tháng 4 còn thấp (DT). - Đầu tàu kinh tế Việt Nam chạy đà chậm chạp (VEF). - TP.HCM: Kiểm soát giá cả, gỡ vốn vay cho DN (PLTP).- Đằng sau thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo (VnEconomy).
Mua lại chung cư ế: Massage hồi sức cho DN? (VEF).- Bất ổn cổ phiếu “lội ngược dòng” (NLĐ).- Doanh nghiệp cạnh tranh - nông dân hưởng lợi (TVN).- Hết DN đến đại lý làm giá gas (VEF).
14 cửa hàng xăng dầu bị rút giấy phép trong quý I  (TTXVN).- Vinamilk có nhà máy sản xuất sữa do robot vận hành (TTXVN).- Thiếu liên kết – Điểm yếu của du lịch Việt Nam (VTV).
Doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác (TBKTSG).- Samsung đầu tư 7 tỷ đôla vào TQ   –   (BBC).



-Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước Vneconomy- Hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu được mở ra rộng rãi và hứa hẹn được cập nhật một cách nhanh chóng.
Từ tuần tới (ngày 1/4/2012), Thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu có hiệu lực. Có hơn 40 đầu mục thông tin và dữ liệu cần thiết cho công chúng sẽ được mở ra, trong đó có nhiều dữ liệu mà bấy lâu nay chưa được thống kê, cập nhật một cách có hệ thống và đầy đủ.



Đi cùng với độ mở trên, Ngân hàng Nhà nước cũng xác định rõ thời điểm công bố các thông tin và dữ liệu, khá sát theo thời gian thực của sự kiện, hoặc theo đặc thù của yêu cầu thống kê, tổng hợp và mang tính định kỳ…
Điểm đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước xác định là các văn bản pháp luật về tiền tệ, ngân hàng do cơ quan này ban hành sẽ được công bố khá sớm, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Đặc biệt, các chủ trương, định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các quyết định điều hành của Thống đốc sẽ được công bố gần như tức thì, trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
Dạng thông tin nóng như mua, bán, hợp nhất, sáp nhập, phá sản, giải thể, thu hồi giấy phép của tổ chức tín dụng hay các xử phạt hành chính cũng sẽ được công bố trong vòng 1 ngày làm việc kể từ khi ban hành văn bản.
Bên cạnh các thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục công bố và cập nhật các dữ liệu cơ bản như trong thời gian qua, về các lãi suất điều hành, các loại tỷ giá, kết quả hoạt động thị trường liên ngân hàng, kết quả đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở, diễn biến thị trường vàng và ngoại tệ… theo định kỳ thống kê.
Với các tổ chức tín dụng, dự liệu công bố cũng sẽ cập nhật về tốc độ tăng trưởng và số tuyệt đối của vốn điều lệ, vốn tự có, tổng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng trưởng và số tuyệt đối huy động cùng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Loạt dữ liệu này sẽ có tính hệ thống, đầy đủ và hỗ trợ tốt cho công chúng khi tìm hiểu và nắm bắt tương đối kịp thời tình hình hoạt động của các thành viên trong hệ thống.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ cập nhật các chỉ số cơ bản khác như ROA, ROE theo định kỳ 2 lần mỗi năm để tạo cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng.
Theo danh mục của Thông tư 35, một loại dữ liệu khá mới sẽ được công bố một cách chính thức là số lượng giao dịch và giá trị giao dịch được thực hiện bằng các kênh thanh toán khác nhau; tổng số lượng và tổng số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân theo định kỳ hàng quý.
Với vai trò là nhà quản lý và điều hành hệ thống, hàng quý Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ công bố báo cáo phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô, điều hành của mình và diễn biến tiền tệ, ngân hàng.
Như vậy, khá nhiều dữ liệu cần thiết cho thị trường sẽ được mở ra, tạo một kênh tham khảo cần thiết cho công chúng, nhất là khi chúng chính nguồn, có tính hệ thống và đầy đủ.
:Nguồn-Mở kho dữ liệu Ngân hàng Nhà nước Vneconomy

Việt Nam: Từ anh hùng đến số không: Hero to zero (Economist 31-3-12) – “The Communist Party sticks to its principles and the economy stalls”. WHOA!!!! Phải đọc bài này! ◄◄
Phải có dũng khí nhìn thẳng sai lầm (CAND 29-3-12) — P/v Phan Diễn –Góp ý của các cựu lãnh đạo phải được phản hồi công khai
Tương Lai: “Vòng tròn nhỏ” trong “vòng tròn lớn” (viet-studies 30-3-12) — Bài phát biểu tại Hội thảo về giáo dục và đào tạo ngày 29.3.2012. Bài đặc biệt quan trọng. PHẢI ĐỌC!◄◄◄
Cựu chủ tịch Vinashin lãnh 20 năm tù (VNN 30-3-12) Former Vinashin chairman jailed (FT 30-3-12)
Từ những kho hàng Trung Quốc tại TP.HCM: Lo doanh nghiệp Việt ngày càng yếu thế (SGTT 30-3-12)

Tổng số lượt xem trang