Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?

Quân đội Trung Quốc Mafiovi- Nói cách khác, Rợ sẽ chia Trường Sa ra thành các Hoàng Sa, các Gạc Ma bằng Đánh úp và lấn dần.
Còn chúng ta: – Sẽ tiếp tục khẳng định chủ quyền ko thể tranh cãi, guys.
-Nguồn:-Trung Quốc chuẩn bị 'đánh úp' biển Đông?
Những sự kiện tranh cãi gần đây tại biển Đông và biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và các láng giềng cho thấy Bắc Kinh “chứng nào tật ấy”, không bao giờ ngừng các hành động khiêu khích, thậm chí, có khả năng họ triển khai các cuộc tấn công bất thình lình trong các vùng lãnh hải tranh chấp.

Lùi một bước để tiến ba bước?
Các tranh chấp lãnh thổ gay gắt giữa Trung Quốc và các láng giềng ở biển Đông và Hoa Đông từ lâu trở thành chủ đề nóng và thu hút sự chú ý không nhỏ từ công chúng. Gần như tất cả các quốc gia trong khu vực và con rồng châu Á đều có những “vụ lùm xùm, ầm ĩ” liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho tới Philippines và Việt Nam.

Muốn ổn định nội, ngoại để chuyển giao thế hệ lãnh đạo diễn ra suôn sẻ đồng thời, tống khứ Mỹ khỏi châu Á – Thái Bình Dương và xóa bỏ hình ảnh “xấu xí” của mình đối với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc tỏ ra mềm mỏng, linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hải trong khu vực.
Trung Quốc đang thay đổi thay đổi cách tiếp cận, tỏ ra mềm mỏng linh hoạt hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh hãi tại biển Đông? Ảnh minh họa: China Daily.

Một bài bình luận mới đây đăng trên Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ nhận xét, Trung Quốc đang trở nên ôn hòa hơn, mềm dẻo và linh hoạt hơn trong các vấn đề liên quan đến biển Đông.

Sự thay đổi phương pháp tiếp cận của Bắc Kinh đến từ tháng 6 năm ngoái, được đánh dấu bởi sự kiện Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam với tư cách là Đặc phái viên của Chính phủ Việt Nam sang Trung Quốc để hội đàm về các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa hai nước. 

Ngay sau đó, Trung Quốc và mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán thành công và bàn việc triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), liên quan  trực tiếp đến các tranh chấp lãnh hải ở biển Đông ứng xử một cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc và luật lệ quốc tế hồi tháng 7/2011.

Đồng thời, đầu năm nay, Trung Quốc cũng có ý định triệu tập các hội thảo về hải dương học và tự do hàng hải ở biển Đông và muốn đối thoại với các quan chức cao cấp ASEAN để thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử biển Đông năm 2002. 

Đáng chú ý là, các quan chức cấp cao hàng đầu của Trung Quốc - Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo - từng nhiều lần đề cập đến việc thực thi Bộ nguyên tắc chỉ đạo giải quyết các xung đột lãnh hải của Trung Quốc của nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình. Theo đó, các bên liên quan trực tiếp đến tranh chấp lãnh hải trên biển Đông gác lại những yêu sách chủ quyền của mình và cùng khai thác nguồn tài nguyên hàng hải.

Tuy nhiên, trên thực tế, Trung Quốc vẫn chứng nào tật ấy. Chỉ tính riêng tháng ba vừa qua, xảy ra hàng loạt các sự cố liên quan đế tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực. Như tranh cãi nảy lửa giữa Bắc Kinh và Seoul liên quan đến bãi đá ngầm Iedo dẫn đến việc Hàn Quốc tuyên bố xây dựng nhiều căn cứ hải quân mới trên đảo Baeknyeong và Heuksan để đối phó với các hoạt động xâm nhập trái phép của tàu cá Trung Quốc. 

Bắc Kinh cũng đụng độ với Manlila liên quan đến kế hoạch xây cầu cảng nhằm "phát triển du lịch" ở đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa và tranh cãi với Hà Nội liên quan đến các động thái thăm dò dầu khí của Việt Nam và các đối tác – các tập đoàn dầu khí quốc tế - ngoài khơi xung quanh vùng lãnh hãi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. 

Thậm chí, tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc không chỉ dừng lại như là cuộc chiến ngôn từ. Trung Quốc không ít lần bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam một cách trái phép, chẳng hạn, vụ hai tàu cá cùng 21 ngư dân Việt Nam thuộc huyện đảo Lý Sơn bị Trung Quốc bắt vào ngày 3/3 vừa qua tại vùng biển Hoàng Sa và bị giam giữ từ đó đến nay.
Bạch Dương (Tổng hợp)

-Trung Quốc chuẩn bị ‘đánh úp’ biển Đông? (ĐV).  – “Tiểu chiến”, một chiến thuật nhỏ của một chiến lược lớn: Bành trướng toàn bộ Biển Đông   –   (DLB).  - Biển Đông: Không có chỗ cho né tránh và chia rẽ (TVN).  – Ba nhiệm vụ của hải quân Trung Quốc (CSIS/ TVN). – Bất đồng cố hữu giữa các nước ASEAN trước sự bành trướng của Trung Quốc    –   (RFI).  – China Claims 90% of Spratly Islands, Actually Controls 13% (2.6 billion).
Thảo luận luật Biển Việt Nam (TN). – Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TTP : Lối thoát cho Việt Nam?   –   (RFI).-Trung Quốc sắp 'vượt mặt' Mỹ? (10/04) VN ủng hộ giải pháp đa phương   –   (BBC). –Việt Nam ủng hộ cách tiếp cận đa phương của Philippines để giải quyết hồ sơ Trường Sa   –   (RFI).  – Việt Nam ủng hộ đề nghị của Philippines về Biển Đông   –   (VOA). – Vietnam backs Phl’s multilateral approach to Spratlys row‎ (Philippine Star).

TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUÂN SỰ VÀ MÔI TRƯỜNG AN NINH XUNG QUANH TRUNG QUỐC

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ hai, ngày 9/4/2012
TTXVN (Bắc Kinh 4/4)
Theo tạp chí “Ngoại giao Trung Quc ” s 7 ra ngày 1/4/2012, chi phí quân sự nói theo nghĩa rộng chủ yếu là đề cập đến vn đ xây dựng quân đội, nghiên cứu phát trin trang bị vũ khí và chi phí chiến tranh. Bài viết trong tạp chí nói trên có chọn một số nước làm đi tượng chủ yếu đ phân tích tình hình chi phí quân sự ở những nước đó, tạo ra môi trường quân sự xung quanh liên quan Trung Quốc như thế nào, đồng thời cũng xem xét đến ảnh hưởng của hai nước Mỹ và Ôxtrâylia ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đưa cả vào làm đi tượng phân tích như vậy.
Khái quát hiện trạng chi phí quân sự ở các nước xung quanh Trung Quốc qua những so sánh, cho thấy chi phí quân sự của Mỹ, Nga, Ấn Độ là những nước có xu hướng tăng tương đối mạnh, Nhật Bản có xu hướng ổn định ở mức cao, các nước khác có xu hướng tăng nhẹ, trong đó Nga đến năm 2008 mới ngang bằng với Nhật Bản; nước Mỹ dù về chi phí, tình hình biến động hay mức độ tăng trưởng cũng đều cao hơn các nước khác nhiều; Mỹ, Nga, Ấn Độ là ba nước quan trọng ở xung quanh mà Trung Quốc không thể xem thường.
I- Chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh nhất
Chi phí quân sự của Mỹ cao hơn các nước khác rất nhiều, hơn nữa tình hình biến động và mức độ tăng trưởng cũng mạnh nhất. Chủ yếu là sau sự kiện khủng bố 11/9/2001, Mỹ đã điều chỉnh lại chiến lược quân sự. Khi nắm quyền ở nhà Trắng, Bush đã định ra chiến lược “đánh đòn phủ đầu”, áp dụng chiến lược “đánh chặn” và mang tính tiến công, cho biết phải hủy diệt trước khi thế lực khủng bố và nước thù địch có sự đe dọa mang tính thực chất đối với nước Mỹ. Với chiến lược này, Mỹ đã lần lượt phát động chiến tranh tại Ápganixtan và Irắc, dẫn đến chi phí quân sự của Mỹ tăng mạnh đến kinh hoàng.
Sau khi Obama lên nắm quyền, chiến tranh Irắc đến hồi kết thúc, Mỹ bắt đầu điều chỉnh phương hướng chiến lược, thực hiện “chiến lược cân bằng”, nghĩa là ngoài việc coi trọng “chiến tranh không đối xứng” dùng để đối phó với chủ nghĩa khủng bố, Mỹ vẫn không muốn từ bỏ chiến tranh thông thường, quân đội Mỹ cần phải có “khả năng tác chiến trên diện rộng”. Trong “Báo cáo chiến lược quân sự quốc gia Mỹ” theo bản mới được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2010, “chiến lược cân bằng” một lần nữa được chú trọng hơn, đồng thời đề xuất 4 mục tiêu lớn trong chiến lược quân sự của nước Mỹ, đó là: Chống chủ nghĩa bạo lực cực đoan, tấn công, phá vỡ tổ chức khủng bố Al Qaeda và các chi nhánh của Al Qaeda ở khu vực Đông Nam Á; Duy trì chiến lược đe dọa và tấn công, tiếp tục dựa vào răn đe hạt nhân, duy trì răn đe bằng sức mạnh thông thường, phát triển biện pháp răn đe trong các lĩnh vực vũ trụ, mạng Internet để thích ứng với “thách thức an ninh thế kỷ 21”; Tăng cường an ninh quốc tế và khu vực, coi NATO là cơ sở của hệ thống liên minh, tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, phát triển hợp tác an ninh với các đối tác mới ở các khu vực Trung Đông, châu Phi, Đông Nam Á, Nam Á; Tạo ra một quân đội tương lai, tăng cường xây dựng khả năng tác chiến “trên diện rộng” của các quân chủng. Từ bản Báo cáo này có thể thấy được rằng mục tiêu chiến lược quân sự của Chính quyền Obama tuy bắt đầu thu hẹp một cách hạn chế, nhưng không gian vươn ra xa đã bắt đầu phát triển từ toàn cầu ra đến vũ trụ, răn đe quân sự đã từ lĩnh vực truyền thống mở rộng đến các lĩnh vực phi truyền thống. Để giữ vững vị thế là “sen đầm quốc tế” và “bá quyền quân sự toàn cầu” của mình, Mỹ phải không ngừng tăng cường cơ cấu của hệ thống quân sự và xây dựng khả năng răn đe, mục tiêu này cũng đã quyết định cho mức chi phí quân sự đồ sộ của Mỹ tiếp tục tồn tại, nhất là trong quá trình chuyên đổi chiến lược của Mỹ. Như vậy đã rất đúng với tư cách của nước lớn có chi phí quân sự hàng đầu, tính chất biến động về chi phí quân sự của Mỹ quá lớn, cũng tạo ra và đem lại cho các nước trên thế giới “tính chất không ổn định” và “tính chất không xác định”.
II- Xu hưng củng cố địa vị cường quốc quân s của Nga rõ rệt
Sau khi thay thế Yeltsin lên nắm quyền tại Điện Cremli, Putin đã làm thay đổi vai trò yếu nhược của nước Nga đối với Mỹ, đặc điểm “chống Mỹ” ngày càng rõ hơn. Putin đã cảnh cáo Mỹ dứt khoát “không được xía vào công việc nội bộ của Nga”, đồng thời điều chỉnh lại chiến lược quân sự của Nga từ “kiềm chế hiện thực” thành “cơ động chiến lược dựa vào kiềm chế hạt nhân”; Chỉ rõ phải sử dụng biện pháp kiềm chế hạt nhân ở mức thấp nhất nhưng đáng tin cậy nhất để kiềm chế chiến tranh quy mô lớn nhắm vào nước Nga, kiềm chế cuộc chiến tranh mang tính khu vực bằng binh đoàn dự bị và lính dự bị; Nga phải chiến thắng hai cuộc xung đột vũ trang cục bộ. Đứng trước sự chèn ép chiến lược của NATO do Mỹ đứng đầu trong phạm vi ảnh hưởng của Nga, để đảm bảo chắc chắn cho những biến động phát sinh trong kết cục chính trị ở lục địa Âu-Á không đe dọa an ninh sống còn của Nga, đồng thời để củng cố lại uy thế nước lớn, Putin đã yêu cầu quân đội Nga phải có khả năng đáp trả sự đe dọa mà Nga phải đối mặt, đã xoay chuyển cục diện từ chỗ chi phí quân sự liên tục giảm đến chỗ chi phí quân sự từng bước tăng lên ổn định, và đã đuổi kịp Nhật Bản vào năm 2008, tỏ rõ xu hướng phát triển hơn hẳn Nhật Bản. Năm 2009, sau khi trở thành Tổng thống Nga, Medvedev đã xác định “kiềm chế chiến lược” là phương châm chiến lược mới để chỉ đạo an ninh quân sự quốc gia trong thời kỳ tới đây, xác định rõ “chính sách nhằm có được ưu thế mang tính áp đảo trong lĩnh vực quân sự của một số nước lớn chủ chốt” đứng đầu là Mỹ, là mối đe dọa lớn nhất trong lĩnh vực an ninh quân sự mà nước Nga phải đối mặt, “tình hình an nỉnh của Nga ở vào thời kỳ phức tạp nhất kể từ năm 1612”, “sức mạnh của Mỹ đã hiện diện ở cả bốn hướng chiến lược Đông Tây Nam Bắc của Nga. Vì thế nhiệm vụ chủ yếu nhất trong kiềm chế chiến
lược là không xung đột quân sự trực tiếp với Mỹ”. Từ đó Nga sẽ phải kiên trì kiềm chế hạt nhân và tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang thông thường hiện đại hóa. Có thể nói, trong 11 năm đầu của thế kỷ 21, Nga luôn coi Mỹ là “kẻ thù mạnh” cần đề phòng, đồng thời xác định khôi phục địa vị của cường quốc quân sự là sự lựa chọn chiến lược để đối đầu với Mỹ, vì thế tình hình biến động và xu hướng tăng chi phí quân sự của Nga cũng là phản ứng từ môi trường an ninh mang tính chất không xác định và là sự lựa chọn chiến lược mà Nga phải đối mặt.
III- Xu hướng và mức độ nâng cao sức mạnh quân sự rõ rệt của Ấn Độ
Sau Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã điều chỉnh toàn diện chiến lược quân sự từ năm 2000 đến nay chi phí quân sự của Ấn Độ luôn duy trì ở mức 2% – 3% GDP, từng bước phát triển thành quốc gia quân sự lớn nhất ơ khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương. Ấn Độ không hề che giấu tư tưởng quân sự “tấn công tích cực” của mình, cho rằng ở phía Tây, Pakixtan là trở ngại chủ yếu nhất để Ấn Độ trở thành bá chủ ở Nam Á, nên phải áp dụng chiến lược tấn công tích cực đối vói Pakixtan; ở phía Đông, Ấn Độ cần tham gia tích cực vào các công việc ở khu vực biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và Thái Bình Dương, tìm kiếm sự hiện diện của hải quân Ấn Độ ở khu vực Thái Bình Dương; Ở phía Bắc, áp dụng thái độ “phòng ngự” đối với Trung Quốc; Ở phía Nam, phải đảm bảo chắc chắn để “Ấn Độ Dương là biển của người Ấn Độ”. Chiến lược quân sự của Ấn Độ đã thể hiện rõ sự điều chỉnh tư chiến lược phòng ngự bị động theo cách “chống đỡ đe dọa” trước đây thành chiến lược “răn đe cảnh cáo”, đề xuất phải đánh đòn quân sự “phủ đầu” đối với kể thù, nhấn mạnh đánh thắng cuộc chiến tranh hạn chế trong điều kiện bị đe dọa hạt nhân, xác định rõ sẽ mở rộng phạm vi tác chiến ở xung quanh ra đến toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì thế mức độ và xu hướng tăng chi phí quân sự rõ rệt của Ấn Độ là sự phản ánh về ý đồ giữ ưu thế quân sự tuyệt đối và răn đe quân sự tuyệt đối của Ấn Độ.
Trên thực tế, những năm gần đây Ấn Độ đã nhiều lần diễn tận quân sự chung với các nước Đông Nam Á, tích cực tham gia các công việc ở eo biển Malacca, trong đó “Tuyên bố chung về đảm bảo an ninh Ấn Độ-Nhật Bản” giữa hai nước đã đặt cơ sở để Ấn Độ vươn rộng phạm vi chiến lược ra Thái Bình Dương. Theo báo chí nước ngoài, Ấn Độ đang đề xuất với Việt Nam dành cho Ẩn Độ quyền được đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang. Đối vói Ẩn Độ thì việc làm như vậy có thể mở rộng được ảnh hưởng quân sự theo chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ, thể hiện nguyện vọng muốn giúp duy trì cân bằng thế lực ở châu Á của Ấn Độ đến các nước khu vực Đông Nam Á. Nếu Ấn Độ có được quyền đỗ tàu lâu dài ở cảng Nha Trang của Việt Nam thì đó sẽ trở thành một trụ cột nữa để Ấn Độ đối kháng với “chuỗi đảo thứ ba” mà Trung Quốc có thể thiết lập ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thông qua cảng Nha Trang, Ấn Độ có thể giám sát tình hình từ một mặt của Biển Đông phía eo biển Malắcca, đảm bảo một cách hữu hiệu về an ninh vận chuyển năng lượng và thương mại giữa Ấn Độ và Trung Đông, đồng thời sẽ đặt một bộ phận lớn hơn nữa tuyến giao thông trên biển của Trung Quốc vào trong tầm hỏa lực của hải quân Ấn Độ.
IV- Ôxtrâylia đặt Trung Quốc vào vị trí phòng ngự quân s trọng tâm
Sau sự kiện khủng bố 11/9, Chính phủ Liên bang Ôxtrâylia đã đánh giá lại môi trường an ninh và chiến lược quốc phòng mà nước này phải đối mặt, cho rằng Ôxtrâylia “phải trở thành người bảo vệ duy nhất cho an ninh của bản thân”, phải có khả năng mang tính quyết định có thể đẩy lui, khi cần thiết có thể đánh bại, bất cứ hành vi mang tính tấn công nào nhằm vào Ôxtrâylia và những khu vực lợi ích của Ôxtrâylia”. Thủ tướng Ôxtrâylia lúc đó là J. Howard cam kết “dự toán chi phí quân sự mỗi năm sẽ tăng 3%, cho đến năm 2016”. Năm 2009 Ôxtrâylia đã công bố Sách Trắng quốc phòng mới có tên “Sức mạnh quân sự năm 2030 – bảo vệ Ôxtrâylia trong một thế kỷ châu Á-Thái Bình Dương”, nói rõ “Trung Quốc sẽ trở thành lực lượng quân sự chủ yếu ở châu Á”, nhưng đã vượt quá yêu cầu bảo vệ chủ quyền, Trung Quốc phát triển sức mạnh quân sự là để kiềm chế đồng minh của Ôxtrâylia – đó là sức mạnh của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Vì vậy “20 năm tới đây Chính phủ Ôxtrâylia sẽ chú trọng nâng cao khả năng phòng vệ tự thân, nhất là tăng cường xây dựng sức mạnh của hải quân và không quân”.
Một số cơ quan tư vấn và học giả ở Ôxtrâylia cũng liên tục chỉ ra rằng điều không mâu thuẫn gì với việc duy trì chính sách tiếp xúc là ôxtrâylia phải đề phòng một nước Trung Quốc nguy hiểm hơn va lớn mạnh hơn về mặt quân sự. Ôxtrâylia hy vọng phát triển một số yếu tố cấu thành sức mạnh – bao gồm tàu ngầm – từ đó đóng góp ngày một nhiều hơn cho sức mạnh của một liên minh do Mỹ đứng đầu, bao gồm Nhật Bản và Ôxtrâylia. Nhiều người cho rằng Ôxtrâylia và nước khác không nên yên phận với hiện trạng hoặc yên tâm ngủ dưới chiếc Ô bảo trợ an ninh của Mỹ. Ôxtrâylia, Nhật Ban, Hàn Quốc và những đồng minh khác cần tạo nên một hệ thống hợp tác chặt chẽ giữa các nước để đảm bảo tính chất mở của hải dương và thương mại trên biển thông suốt.
V- Ý thức đề phòng Trung Quốc của một số nước Đông Nam Á tăng lên rõ rệt
Một số nước Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang ra sức thông qua cách “biểu đạt ngoại giao” để mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á, nhanh chóng trở thành nước chủ đạo ở khu vực này, làm cho, vai trò của Mỹ ở Đông Nam Á và quan hệ truyền thống bị đặt vấn đề nghi ngờ. Khu vực Đông Nam Á không có quốc gia nào có thể cân bằng được với Trung Quốc, nhất là những nước có tồn tại tranh chấp lịch sử, lãnh thổ, lãnh hải và bất đồng chính trị với Trung Quốc, như các nước Philippin, Việt Nam, Inđônêxia…. Vì thế các nước Đông Nam Á này một mặt không ngừng gia tăng chi phí quân sự, tăng cường trang thiết bị quân sự, nhưng mặt khác tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ, cùng với Mỹ mở rộng “hợp tác phòng vệ”, Đặc biệt là, trong khi vấn đề Biển Đông vẫn chưa ,được giải quyết, “nhân tố Trung Quốc” không những trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy Đông Nam Á “tính toán trở lại” quan hệ với Mỹ, mà còn trở thành một trong ba phương diện xem xét về địa chiến lược để Mỹ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác với Việt Nam. Một thực tế gần đây nhất là, ngoài việc “gấp rút mua vũ khí của Mỹ”, Philippin còn thương thảo với Mỹ về việc “Mỹ khởi động trở lại các căn cứ quân sự Subic và Clack”, “ngày càng hy vọng Mỹ viện trợ quân sự khi Trung Quốc sử dụng vũ lực trong vấn đề Biển Đông, bao gồm cả việc Mỹ điều quân đến đây”, trong khi đó Mỹ nói rằng “Mỹ sẽ không phụ lòng mong đợi của Philippin, sẽ viện trợ thêm một mức để quân đội Philippin hiện đại hóa, đối trọng lại được với Trung Quốc”. “Chính phủ Mỹ và Chính phủ Philippin đã nâng cấp toàn diện quan hệ đồng minh. Nêu giữa Trung Quốc và Philippin xảy ra xung đột quân sự liên quan đến vấn đề chủ quvền ở quần đảo Nam Sa (Trường Sa), Mỹ sẽ bảo vệ Philippin theo Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philíppin (ký năm 1951)”. Theo tin cho biết Malaixia, Việt Nam, Inđônêxia và Ôxtrâylia đều dự định mua vũ khí của Mỹ và mở rộng các hạm đội tàu ngầm hạt nhân của họ.
VI- Nhật Bản liệt Trung Quốc vào đối tượng đề phòng quan trọng
Do bị ràng buộc bởi thân phận là nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai và bị hạn chế bởi hiến pháp hòa bình sau chiến tranh, khả năng tấn công và phản kích có hạn, chính sách ngoại giao lại thiếu tính tự chủ thực chất nên khi xây dựng chính sách quốc phòng, Nhật Bản phải dựa vào tình hình so sánh lực lượng của bên ngoài. Chi phí quân sự của Nhật Bán duy trì xu hướng tăng tổng thể, vừa là nhu cầu về trang thiết bị quân sự mỗi ngày một lớn thêm, cũng vừa phải “đáp nhờ chuyến xe” của cuộc đấu giữa Mỹ và Trung Quốc, thông qua tô vẽ và tạo dựng nên tình cảnh chi phí quân sự của Trung Quốc tăng mạnh đe dọa an ninh của bản thân, nhằm có được khả năng Mỹ mở rộng đầu tư đảm bảo an ninh cho chính mình, từ đó an ninh sẽ được đảm bảo ở mức tối đa.
Cương lĩnh phòng vệ mới của Nhật Bản năm 2010 xác định rõ phải chuyển đói tượng phòng vệ chủ yếu đến Trung Quốc, cho rằng chi phí quân sự của Trung Quốc tăng lên, hải quân Trung Quốc hoạt động nhiều hơn ở vùng biển xung quanh Nhật Bản và thực lực quân sự Trung Quốc tăng lên đều “khiến cho khu vực và cộng đồng quốc tế lo ngại”. Vì thế, “đối với Nhật Bản, điều quan trọng nhất vẫn là tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ là nước đang muốn tiếp tục là người cảnh sát của thế giới, phối hợp trong chính sách can dự của Mỹ, xác định rõ ‘mục tiêu chiến lược chung Nhật-Mỹ’, chia đều trách nhiệm, nâng cao khả năng tự vệ”. Tháng 6/2010, “xuất phát từ bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy về quân sự và môi trường an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương thay đổi”, Nhật Bản và Mỹ đã tổ chức hội nghị của Ủy ban hiệp thương đảm bảo an ninh (Hội nghị 2+2), “đã soạn thảo và công bố văn kiện mới về mục tiêu chiến lược chung, xác định việc đề phòng Trung Quốc có lực lượng quân sự đang tăng lên mạnh mẽ là chủ đề chính của liên minh Nhật-Mỹ”, Động thái mới nhất của Nhật Bản và Mỹ chứng minh hùng hồn rằng Nhật Bản đang bám vào việc Trung Quốc tăng chi phí quân sự để làm “động lực thúc đẩy” Mỹ củng cố liên minh Nhật-Mỹ.
***
(The Economist - 24-30/3/2012)
Các nước đang mua rất nhiều vũ khí, nhưng liệu điều đó có được coi là một cuộc chạy đua vũ trang?
Quốc đảo nhỏ bé Xinhgapo, quê hương của khoảng hơn 5 triệu người, nổi tiếng là một trung tâm thanh bình, sáng sủa của ngành ngân hàng, luật sư và môn gôn. Tuy nhiên ngoài những con kênh đào, nước này còn sở hữu rất nhiều vũ khí.
Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stốckhôm (SIPRI), hiện nay Xinhgapo là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 5 trên thế giới, chỉ ít hơn một số người khổng lồ hiển nhiên – Trung Quốc, Ấn Độ và Pakixtan — cộng thêm Hàn Quốc. Xinhgapo chiếm 4% tổng số chi phí của thế giới về nhập khẩu vũ khí. Chi tiêu quốc phòng trên đầu người của nước này lớn hơn mọi nước khác trừ Mỹ, Ixraen và Cooét. Trong năm 2012, 9,7 tỷ USD, hay 24% ngân sách, sẽ được dành cho quốc phòng.
Đây là những con số đáng chú ý, nhưng Xinhgapo vốn đã là một trong những nước chi tiêu lớn hơn trong khu vực kể từ sự tách rời đầy thù hằn khỏi Malaixia của nước này năm 1965. Sự khác biệt hiện nay là hầu như mọi nước ở Đông Nam Á đã bắt đầu một quá trình tăng cường lực lượng vũ trang tương tự, khiên nó trở thành một trong những khu vực có chi tiêu quốc phòng gia tăng nhanh nhất trên thế giới. Các nhả phân tích quân sự tại IHS Jane’s nói rằng các nước Đông Nam Á cùng nhau đã tăng 13,5% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên 24,5 tỷ USD. Con số này được dự đoán là sẽ tăng lên đến 40 tỷ USD vào năm 2016. Theo SIPRI, chuyển giao vũ khí tới Malaixia đã tăng 8 lần trong giai đoạn 2005-2009 so với con số của 5 năm trước. Chi tiêu của Inđônêxia tăng 84% trong thời gian đó.
Đó là một phần của một hiện tượng châu Á rộng lớn hơn. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, một cơ quan tư vấn chính sách ở Luânđôn lần đầu tiên, ít nhất là trong lịch sử hiện đại, chi tiêu quân sự của châu Á sắp vượt qua châu Âu. Trung Quốc đang tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng của mình cứ mỗi 5 năm và Ấn Độ vừa thông báo chi tiêu trong năm 2012 sẽ tăng 17%, lên khoảng 40 tỷ USD.
Cho tới gần đây những cuộc nổi loạn trong nước đã biện minh đầy đủ cho việc chi tiêu quốc phòng của một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên trong nhiều thập kỷ đã không có cuộc xung đột nào giữa các quốc gia. Một cảm giác lo lắng vẫn tồn tại ở Xinhgapo về Malaixia ở phía Bắc và Inđônêxia, người hàng xóm lớn của nước này ở phía Nam. Mặc dù vậy, rất khó để hình dung việc bất cứ nước nào của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ gây gô, có lẽ ngoại trừ Campuchia và Thái Lan, những nước thỉnh thoảng nã pháo về phía nhau vì một ngôi đền tranh chấp ở biên giới.
Tuy vậy, hầu hết các nước dường như đang lợi dụng thành công kinh tế để hiện đại hóa vũ khí của họ trong khi những thứ đang có sẵn vẫn tốt. Chi tiêu quôc phòng đã giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997-1998, khi nhiều máy bay và tàu đã cũ. Hiện nay nhiều nước đang tận hưởng tăng trưởng kinh tế nhanh, lên tới 6%/năm, và những
ngân sách giàu có. Bill Edgar cua IHS Jane’s cho biết điều này không phải là một cuộc chạy đua vũ trang “chiến lược”. Ông nói rằng đúng hơn, tất cả điều đó liên quan tới sự hiện đại hóa.
Lấy ví dụ người khổng lồ trong khu vực, Inđônêxia. Trận sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004 không chỉ tàn phá các cộng đồng, nó còn bóc trần những khiếm khuyết của các lực lượng vũ trang, tỏ ra được trang bị yếu kém và thiếu tinh thần. Khi quân đội Mỹ và Ôxtrâylia điều các tàu sân bay và các tàu khác đến tỉnh Aceh hoang tàn để trợ giúp và tìm kiếm các nạn nhân, quân đội Inđônêxia chỉ còn làm khán giả. Tổng thống mới đắc cử, Susilo Bambang Yudhoyono, cảm thấy bị sỉ nhục, vốn là một cựu tướng lĩnh, ông Yudhoyono đã đặt việc hiện đại hóa quân đội Inđônêxia là một ưu tiên kể từ đó.
Inđônêxia sẽ chi 8 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2012 – vẫn tương đối khiêm tốn vối một đất nước có 240 triệu dân, nhưng đã tăng mạnh từ mức 2,6 tỷ USD trong năm 2006. Nhiều cuộc mua bán vũ khí hạng nặng và linh kiện đang diễn ra. Nước này đã có được máy bay chiến đấu của Nga và Mỹ, bao gồm máy bay chiến đấu F-16, các tàu lớn cho hải quân của mình, và các linh kiện cho máy bay vận tải C-130. Vào tháng 1/2012 Inđônêxia đã ký kết một hợp đồng trị giá 1,1 tỷ USD cho 3 tàu ngầm điện điêden do Đức sản xuất, và các nhà lập pháp đang tranh cãi liệu có nên mua 100 xe tăng Leopard từ Hà Lan hay không. Ông Yudhoyono cũng muốn cải thiện đời sống của các binh sĩ, với lương và trợ cấp cao hơn.
Những tính toán chính trị trong nước là một nhân tố khác đằng sau chi tiêu quân sự rầm rộ của khu vực. Terence Lee thuộc Đại học Quốc gia Xinhgapo lập luận rằng ở những nước mà lực lượng vũ trang can thiệp vào hoạt động chính trị, các chính trị gia dân sự sử dụng ngân sách quốc phòng lớn hơn đế mua chuộc sự phục tùng của quân đội – Thái Lan là một trường hợp như vậy. Xinhgapo mặt khác có một động cơ khác. Nước này là nước duy nhất trong khu vực xây dựng ngành công nghiệp vũ trang công nghệ cao của riêng mình. Xinhgapo từ lâu đã bán vũ khí cho các nước đang phát triển khác, nhưng gần đây cũng mới giành được những đơn đặt hàng lớn đầu tiên từ các quân đội phương Tây. ST Engineering, công ty Đông Nam Á duy nhất trong tóp 100 các nhà sản xuất quốc phòng của SIPRI, đã bán được hon 100 xe chở quân bọc thép Bronco (hay Warthog) cho người Anh, để sử dụng ở Ápganixtan.
Mặc dù tất cầ những điều đó, các mối lo chiến lược là có lý do. Chẳng hạn, các tuyến đường Men dẫn tới Eo Malacca là nhân tố quyết định đến sự thịnh vượng của Xinhgapo. Và hơn 1 thập kỷ qua, một số người có thể đã lo ngại rằng Mỹ đã bị xao lãng bởi chiến tranh ở những nơi khác. Vì vậy sự phát triển của một lực lượng hải quân biển khơi Trung Quốc là có nhiều hàm ý.
Những lo ngại chiến lược cũng rất quan trọng với bất kỳ nước nào tuyên bố chủ quyền với vùng biến tranh chấp Nam Hải (Biển Đông), nơi lập trường quả quyết của Trung Quốc đã kích thích một sự gia tăng chi tiêu, chẳng hạn của Việt Nam. Nước này gần đây đã đặt hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Việt Nam cũng sẽ mua khoảng 7 tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống mới trong thập kỷ tới. Ở Philippin, Chính phủ của Tổng thống Benigno Aquino gần như đã tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trong năm 2011, lên tới 2,4 tỷ USD.
Ngay cả khi có những tàu ngầm và máy bay mới, Việt Nam và Philippin vẫn không sánh ngang được với siêu cường mới của châu Á, nếu chiến tranh xảy ra. Nhưng điều đó có thể khiến Trung Quốc phải suy nghi cẩn thận trước khi thử làm bất kỳ điều gì, và câu giờ trước khi Mỹ có thể cho là tới cứu nguy./.


-Trung quốc có thể khởi sự những cuộc chiến quy mô nhỏ
Asia Times -Tác giả: Jens Kastner
Người dịch: Đỗ Quyên -Ngày 6-4-2012
Đài Bắc – Có những dấu hiệu rõ ràng xuất phát từ Trung Quốc, cho thấy đất nước này có thể khơi mào những cuộc tấn công quy mô nhỏ bằng tên lửa tại các vùng biển tranh chấp, nơi mà người ta cho là có chứa những mỏ dầu trữ lượng lớn. Theo các chuyên gia quốc tế, hậu quả của những việc làm đó, đối với Bắc Kinh là khả dĩ chịu được.

Tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) và biển Hoa Đông từ lâu đã trở thành tin tức hàng đầu trên các phương tiện truyền thông. Hầu như tất cả các nước trong khu vực đều dính líu đến những tranh cãi lẻ tẻ với Trung Quốc – từ Hàn Quốc và Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam. Chỉ tính riêng trong tháng 3, Bắc Kinh đã khẩu chiến với Seoul về một bãi đá chìm; với Manila về kế hoạch xây một bến phà của Philippines; và với Hà Nội về vụ công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc có những động thái nhằm khai thác các mỏ dầu và khí ngoài khơi.
Nhưng không chỉ là khẩu chiến: Trung Quốc còn bắt tàu cá Việt Nam và giam toàn bộ các ngư dân trên tàu. Điểm chung của tất cả các vùng tranh chấp, các đảo và đá tranh chấp, là thật ra chúng nằm gần bờ biển của các nước có yêu sách chủ quyền mâu thuẫn với Trung Quốc, hơn là gần Trung Quốc.
Khi các nhà chiến lược nói về “Thế lưỡng nan Malacca”, họ muốn nói rằng hệ thống đường giao thương hàng hải của Bắc Kinh rất dễ bị tấn công. Nếu xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, nguồn cung cấp dầu thô và mỏ sắt cần thiết để duy trì sự vận hành của nền kinh tế Trung Quốc có thể dễ dàng bị cắt đứt tại eo biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương này.
Trong trường hợp đó, lãnh đạo Trung Quốc sẽ bị buộc phải nhanh chóng ngồi vào bàn đàm phán, theo các điều khoản mà đối phương đòi hỏi – và khi lộ rõ ra rằng khu vực tây Thái Bình Dương chứa những mỏ dầu và khí tự nhiên khổng lồ chưa được khai thác – Bắc Kinh nghiễm nhiên coi việc kiểm soát khu vực là một lối thoát, giúp họ thoát ra khỏi tình thế bấp bênh hiện nay. (Theo ước đoán của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở tây Thái Bình Dương có thể đáp ứng nhu cầu của đất nước này trong hơn 60 năm nữa).
Với việc chi tiêu quốc phòng chính thức đạt mức kỷ lục 100 tỷ USD trong năm 2012, và con số thực tế ước tính cao hơn nhiều, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) dường như đang trên đường tạo dựng sức mạnh cần thiết để bảo đảm rằng mọi thứ sẽ đều vận hành trôi chảy trong công cuộc tìm kiếm an ninh năng lượng của Trung Quốc.
Những tên lửa đạn đạo chống tàu mới của Trung Hoa sẽ khiến Washington phải nghĩ lại về việc huy động quân đội vào khu vực để giúp đỡ các đồng minh của mình, và cái kho máy bay chiến thuật trên đất liền, tên lửa hành trình chống tàu – đang ngày càng lớn dần – này cũng khiến Mỹ phải nghĩ lại như vậy. Đấy là chưa kể đến cả một hạm đội chiến hạm phóng tên lửa và tàu ngầm. Làm cho đường vào khu vực này của thế giới thậm chí trở nên nguy hiểm đối với quân Mỹ, công cuộc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc cũng đã góp phần làm giảm số lượng những vụ lính Trung Quốc phát hiện, truy đuổi và ngắm bắn các mục tiêu phức tạp.
Nếu Bắc Kinh tin được rằng Washington không muốn can thiệp, lực lượng vũ trang của các nước đối thủ của Trung Quốc trong khu vực có thể sẽ phải đương đầu với máy bay chiến đấu J-15; máy bay này sẽ được đặt trên chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, chắc chắn được hoàn tất vào tháng 8 tới, hoặc được đặt trên một số ngày càng nhiều tàu khu trục của hải quân, hoặc tàu biển có khả năng đổ bộ lên đất liền, hoặc mẫu hạm trực thăng có khả năng chuyên chở hàng nghìn lính thủy đánh bộ tới các đảo tranh chấp.
Trung Quốc có một ý chí chính trị mạnh mẽ đối với những hoạt động như thế – đây là điều đã hơn một lần được thể hiện rõ. Trong những bài bình luận đăng tải trên báo chí quốc doanh ở nước này (mà trong đó đáng chú ý nhất là tờ Hoàn Cầu Thời Báo – Global Times), khái niệm “chiến tranh quy mô nhỏ” ngày càng được tuyên truyền nhiều hơn, kể từ năm 2011. Vào đầu tháng ba, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo còn nhấn mạnh rằng PLA cần được chuẩn bị tốt hơn để tham gia “những cuộc chiến trong khu vực”.
Các chuyên gia mà Asia Times Online phỏng vấn đều nhất trí rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ đáp ứng các mục tiêu tương lai của họ bằng những cuộc tấn công quân sự có hạn chế vê quy mô.
Theo ông Steve Tsan – Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc của Đại học Nottingham – mọi sự nói chung còn tùy vào việc cuộc chiến tranh nhỏ diễn ra vì lý do gì, được thực hiện như thế nào và chống lại nước nào. Ông Tsang tin rằng Hàn Quốc sẽ không phải là mục tiêu, cho dù gần đây đã nổ ra khẩu chiến giữa Trung Quốc và Hàn Quốc, sau khi lãnh đạo Cục Quản lý Hải dương Trung Quốc tuyên bố rằng bãi đá chìm Leodo, nằm ngoài khơi hòn đảo du lịch Jeju của Hàn Quốc, chắc chắn là một phần “vùng biển thuộc quyền tài phán” của Trung Quốc. Bắc Kinh gọi bãi đá này là “Suyan”.
“Việc Trung Quốc mở đầu một chiến dịch quân sự, cho dù chỉ với quy mô hạn chế, nhằm vào Hàn Quốc, sẽ là rất nghiêm trọng, không ai có thể chấp nhận được” – ông Tsang nói. “Mỹ sẽ phải có lập trường quyết liệt và hành động ngay lập tức tại Hội đồng Bảo an LHQ để thiết lập lệnh ngừng bắn” – ông bổ sung thêm.
Tuy nhiên, theo ông Tsang, một cuộc đối đầu về quân sự nho nhỏ của Trung Quốc với Việt Nam hoặc Philippines, về những đảo san hô vòng đang gây tranh chấp trên Biển Đông, thì lại là một chuyện khác hẳn. “Mặc dù Trung Quốc không nghiễm nhiên cho rằng họ sẽ dễ dàng chiến thắng Việt Nam, và những cuộc chiến như thế sẽ gây mất ổn định nghiêm trọng ở Đông Nam Á và phần còn lại của Đông Nam Á, chiến tranh vẫn sẽ được kiểm soát. Nếu cuộc đụng độ là ngắn và có quy mô hạn chế, ảnh hưởng tức thì sẽ không đáng kể lắm”.
Tuy thế, ông Tsang cảnh báo rằng việc Trung Quốc tấn công Việt Nam hay Philippines sẽ càng làm tăng thêm quyết tâm của các nước Đông Nam Á, là phải hợp tác với Mỹ.
Nhưng về căn bản, các nước đó không làm được gì nhiều để đương đầu với một nước Trung Hoa hung hăng”.
Sau đó Tsang đưa ra quan điểm cho rằng hiệp ước bảo vệ lẫn nhau hiện nay giữa Philippines và Mỹ giúp đất nước Đông Nam Á này “miễn dịch” trước một cuộc tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc.
“Ta cần xem lại điều khoản của hiệp ước. Chính phủ Mỹ cần xem một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Philippines là vấn đề an ninh nghiêm trọng mà họ cần phải có phản ứng, và cần có thời gian để cân nhắc một phản ứng thích hợp” – ông Tsang nói. “Sẽ không có gì xảy ra nếu vụ việc kết thúc trước khi vấn đề bị đưa ra Quốc hội, trong một cuộc tranh cãi gay gắt nào đó”.
James Holmes, phó giáo sư về chiến lược ở Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ, nói rằng Bắc Kinh chắc chắn sẽ chẳng chịu trách nhiệm gì nếu PLA tấn công Philippines hoặc Việt Nam.
“Bắc Kinh sẽ làm sao để các cuộc đụng độ nhỏ đó càng nhỏ và càng khuất mắt càng tốt. Ưu thế của hạm đội Trung Quốc trước quân đội các nước ASEAN, và sự xuất hiện của những vũ khí mới đặt gần bờ biển, như tên lửa đạn đạo chống tàu chẳng hạn, tạo cho Trung Quốc khả năng đánh chặn mạnh mẽ trong trường hợp có xung đột” – Holmes nói.
Ông giải thích rằng Trung Quốc có thể để dành các vũ khí chiến đấu quan trọng, trong khi vẫn sử dụng tàu trang bị nhẹ và tương đối vô hại để thực hiện các mục tiêu của mình, tương đương như sử dụng lực lượng tuần duyên.
“Hải quân các nước Đông Nam Á có thể đối đầu với các tàu biển đó, nhưng họ sẽ làm thế với ý thức rất rõ ràng rằng PLA có thể triển khai sức mạnh vượt trội trên biển nếu họ muốn thử” – Holmes nói.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng không có nhiều thứ ngăn cản một cuộc chiến tranh năng lượng nhỏ với các láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc.
“Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới sẽ phản ứng dữ dội trong một thời gian ngắn – chẳng hạn là vài ngày” – ông Ronald A Edwards, chuyên gia về kinh tế chính trị Trung Quốc ở Đại học Tamkang (Đài Loan), cho biết.
“Còn về khía cạnh ảnh hưởng tới tình hình lạm phát, công ăn việc làm và sản lượng năm nay, thì nếu chiến tranh có tác động gì, tác động đó cũng sẽ nhỏ thôi, chỉ trừ ở các nước bị Trung Quốc tấn công”.
Edwards kết luận bằng một luận điểm làm người ta phải suy nghĩ. Ông lập luận rằng, hậu quả của cuộc chiến tranh 9 ngày giữa Nga và Gruzia năm 2008 – trong đó Nga sử dụng quân đội mạnh gấp bội để đuổi Gruzia khỏi vùng Nam Ossetia, rồi bị phương Tây lên án – có thể được coi như một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ trả giá đắt thế nào cho những cuộc phiêu lưu mạo hiểm của PLA.
Edwards nói: “Cuộc chiến tranh chớp nhoáng của Nga với Gruzia là một ví dụ rất tốt để chúng ta so sánh. Mặc dù tin tức về cuộc chiến này tràn ngập báo chí khắp nơi suốt vài tuần, nhưng nó chẳng gây ảnh hưởng to lớn nào tới nền kinh tế của tất cả các nước, ngoài Gruzia, vào tháng 8-2008 và sau đó”.
Tác giả: Jens Kastner là một nhà báo hiện làm việc ở Đài Loan.
Nguồn: Asia Times


- Hoàng Anh: Những thách thức đối với Đảng cộng sản Việt Nam (BoxitVN).  – Lê Nguyên Bình – Chính Đảng nào sẽ lãnh đạo đất nước trong tương lai?   –  (Dân Luận). - Vụ Bạc Hi Lai: A Populist’s Downfall Exposes Ideological Divisions in China’s Ruling Party (NYT 6-4-12) -- Vợ Bạc Hi Lai (Cốc Khai Lai)'Jackie Kennedy of China' at Center of Political Drama (WSJ 7-4-12) -- Cốc Khai Lai là con của Cốc Cảnh Sơn (Gu Jingsheng), mẹ của Cốc Khai Lai là Phạm Thừa Tú (Fan Chengxiu), hậu duệ của Phạm Trọng Yêm (Fan Zhongyan) một văn nhân nổi tiếng đời Tống.-
Về Bạc Hi Lai: China’s Falling Star (New York Review of Books 26-4-12) -- Bài này của Ian Johnson có lẽ là bài đầy đủ, sâu sắc nhất (THD$$$).  Có một thông tin ít nghe nói đến là khi Bac Hi Lai "đả hắc" (đánh "xã hội đen") ở Trùng Khánh thì ông ta đụng chạm đến vây cánh của Uông Dương (hiện là Bí thư Quảng Đông) và Hạ Quốc Cường (hiện là Trưởng ban Kỷ luật ĐCSTQ).  Hai người này lại là Bí thư Trùng Khánh trước Bạc Hi Lai!  WHOA!!! Ân oán giang hồ là phải! -
-News Analysis: Bo Xilai’s Ouster Exposes Chinese Fault Lines NYT -The ouster of Bo Xilai, the party chief in Chongqing, points to possibly the most serious division in the party elite since the leadership upheavals during the 1989 Tiananmen Square protests.
- Trung Quốc: Sự sụp đổ của mô hình Trùng Khánh --TRUNG QUỐC: XUNG QUANH VẤN ĐỀ CẢI CÁCH KINH TẾ -- Báo QĐNDThủ tướng Ôn Gia Bảo: Cần phá vỡ thế độc quyền trong ngành tài chính Trung Quốc -Phát biểu trên được đưa ra trên Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thực hiện thí điểm cải cách tài chính tại Ôn Châu.


----
 Trung Quốc cảnh báo quân đội
Quân đội Trung Quốc được kêu gọi tuyệt đối trung thành với Đảng
Tờ báo chính thức của quân đội Trung Quốc cảnh báo binh lính không nghe tin đồn trên mạng internet và tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản.
Xã luận trên nhật báo Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc kêu gọi quân đội "đặc biệt chú ý tới tác động của mạng internet và điện thoại di động đối vớí tâm trí và ý thức của binh lính".
Bài báo được đăng sau vụ Trung Quốc bắt sáu người và đóng cửa 16 website hồi tuần trước vì liên quan tin đồn đảo chính.
Một website thiên tả vốn ủng hộ cho cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai cũng bị đóng cửa.
Các động thái nói trên đều được gắn với sự thay đổi trong ban lãnh đạo Trung Quốc vào cuối năm nay.
Nhật báo Giải phóng quân cũng kêu gọi quản lý chặt việc sử dụng internet trong các doanh trại quân đội.
Bài xã luận của báo này nhấn mạnh "sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong quân đội" và khuyến cáo binh lính "chống lại sự xâm nhập tư tưởng sai trái... không bị các luồng bên ngoài lung lạc".
Tuy nhiên bài xã luận không trực tiếp nhắc tới tin đồn đảo chính.

Khủng hoảng chính trị

Cuối năm nay, ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao diến ra mười năm một lần.
Vụ cách chức ông Bạc Hy Lai, cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, vốn được cho là ngôi sao đang lên trong Đảng, đã cho thấy các chia rẽ đằng sau chính trường.
Ông Bạc đã bị mất chức sau khi có cáo buộc rằng cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, người cũng được coi là thân cận với ông, tìm cách vào lãnh sự quán Mỹ xin tỵ nạn.
Xã luận trên Giải phóng quân Nhật báo, khi đề cập tới Đại hội Đảng lần thứ 18 và đợt kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc, viết: " Lịch sử đã dạy chúng ta rằng khi Đảng và đất nước có sự kiện gì quan trọng thì cuộc chiến đấu về tư tưởng lại càng phức tạp và căng thẳng".
Website theo Maoist có tên Utopia, vốn ủng hộ ông Bạc Hy Lai, bị ra lệnh ngừng hoạt động trong một tháng.
Người sáng lập và quảnlý website đặt tại Bắc Kinh này nói lý do chính thức được đưa ra cho quyết định này là vì Utopia đã đăng tải nhiều bình luận và thông tin chỉ trích Đại hội Đảng 18.
 
 Anonymous “tổng tấn công” mạng Trung Quốc
TTO - Nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous vừa tuyên bố đã đánh sập gần 500 website Trung Quốc, trong đó có nhiều trang thông tin của chính phủ và các tập đoàn kinh tế lớn khác.
Anonymous để lại lời nhắn trên mạng - Ảnh: activistnews
Cũng như những lần tấn công mạng trước, Anonymous đã đưa ra lời cảnh báo với Bắc Kinh từ tháng 3. Một danh sách gồm 485 trang mạng bị “hạ gục” sau đó xuất hiện trên trang web Pastebin. Mạng chia sẻ này cũng đăng một số địa chỉ thư điện tử và thông tin cá nhân khác lấy được từ những website bị hack.
Anonymous đã để lại một thông điệp cho biết vụ tấn công nhằm mục đích phản đối sự kiểm soát thông tin chặt chẽ của Chính phủ Trung Quốc đối với công dân nước này.
Nhóm tin tặc này cũng kêu gọi người dân Trung Quốc gia nhập tổ chức Anonymous và thực hiện những cuộc biểu tình.
Địa chỉ những trang web bằng tiếng Anh nhằm hướng dẫn người sử dụng mạng có thể vượt qua “tường lửa” của chính phủ để vào tự do hòa mạng cũng được Anonymous đưa lên trang chủ những website bị thâm nhập.
Danh sách này bao gồm những trang web của các cơ quan công quyền ở một số thành phố, trong đó có Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc.
Một số trang web vẫn bị chặn trong ngày 5-4 với việc màn hình hiển thị những thông báo lỗi, tuy nhiên, một số trang mà Anonymous khẳng định họ đã tấn công vẫn đang hoạt động và giới chức chính quyền đã phủ nhận việc những trang này bị hack.
Trong một thông điệp trên cdcbd.gov.cn, trang chủ của quận kinh doanh ở Thành Đô, một trong những trang web bị tấn công, nhóm tin tặc Anonymous đã bày tỏ sự tức giận với Chính phủ Trung Quốc về những hạn chế đối với Internet, bằng những lời lẽ trù ẻo hết sức gay gắt. Không những vậy, thông điệp còn cung cấp những chỉ dẫn về cách thức vượt qua các hạn chế này.
NGUYÊN PHẠM -Vietnam+



-CÔNG TY SECUREWORKS KHÁM PHÁ MỘT HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO MẠNG NHẮM VÀO ĐÔNG NAM Á

Nguồn: Biran Prince - SecurityWeek
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ 02.03.2012
Dell SecureWorks vừa vạch trần một hoạt động tình báo mạng đã thâm nhập đến 200 máy tính - nhiều máy thuộc về các cơ quan cấp bộ của chính phủ tại Việt Nam, Brunei và Miến Điện.

Công ty này đã thảo luận quá trình điều tra tại Hội nghị RSA ở San Francisco trong tuần này. Bên cạnh các cơ quan cấp bộ của chính phủ, những nạn nhân khác còn là các tờ báo và hơn một công ty dầu khí. Trong một bản báo cáo dài đăng ở đây, SecureWorks đã tiết lộ rằng kẻ tấn công đã dùng những mẩu phần mềm phá hoại có liên quan đến vụ tấn công chi nhánh bảo mật RSA của công ty EMC vào năm 2011, cũng như vụ án GhostNet nổi tiếng. Bên cạnh những nạn nhân kể trên, cũng có khoảng một chục trường hợp thâm nhập tại châu Âu và Trung Đông. Cũng như những máy tính nhiễm khuẩn khác, những chiếc máy này cũng thuộc về các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và thậm chí của đại sứ quán.
Hai mẩu phần mềm phá hoại trọng tâm của các vụ tấn công được biết là “Enfal” (còn có tên là “Lurid Downloader”) và “RegSubsDat”, vốn lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2009. Từ năm 2004 đến 2011, một người nào đấy đã sử dụng địa chỉ jeno_1980@hotmail.com để đăng ký mtộ số tên miền bằng những tên như “Tawnya Grilth” và “Eric Charles”. Tất cả những tên miền thuộc “Tawnya Grilth” cho thấy địa chỉ đăng ký là một hòm thư bưu điện của một thành phố tưởng tượng “Sin Digoo, California”.
Trong năm 2006 và 2007, một số những tên miền do jeno_1980@hotmail.com đăng ký với tên “Tawnya Grilth” đã xuất hiện trong các báo cáo của các hệ thống phân tích vi khuẩn tự động và các trang mạng chống vi khuẩn. Sau một phân tích, SecureWorks đã kết luận rằng các tên miền này đã liên quan đến một khuôn mẫu hoạt động tin tặc lớn hơn.
Joe Stewart, giám đốc nghiên cứu phần mềm phá hoại tại SecureWorks nói với SecurityWeek rằng những mục tiêu cho thấy nhân vật này đang hoạt động cho một cơ quan hoặc chính quyền nào đấy muốn có những thông tin, nhưng không có bằng chứng xác đáng để chứng minh kẻ đứng sau những vụ tấn công này đang hoạt động cho quốc gia nào.
“Rõ ràng là họ không trộm cắp thông tin cho riêng mình,” ông nói.
Lần theo những đầu mối cho thấy những biến chuyển đầy thú vị - tài khoản email sử dụng trong các vụ tấn công cũng được dùng để đăng ký cho một trang mạng có thên socialup.net, chuyên cung cấp các dịch vụ tối ưu hoá hệ thống tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) theo kiểu “mũ đen”. Bên cạnh đấy, khi theo dõi cái tên Tawnya thì biết được rằng nó đã được ai đấy sử dụng để quảng cáo trang mạng trên trên các trang chuyên đăng thông báo (message boards). Điều này cho thấy là bên cạnh hoạt động gián điệp mạng, nhân vật chủ chốt của hoạt động này còn làm việc phụ trong thế giới mạng ngầm với một dịch vụ “mũ đen” SEO.
Stewart nói rằng các nhà điều tra đã phá thủng các máy chủ điều khiển, làm thiệt hại nặng khả năng kiểm soát các máy nhiễm khuẩn của kẻ tấn công. Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam là mục tiêu của những kẻ tấn công chuyên tìm cách đánh cắp thông tin chính trị. Ví dụ như năm 2010, Google và McAfee đã đưa ra bằng chứng về một chiến dịch tấn công bằng phần mềm phá hoại với động cơ chính trị nhắm vào những người chỉ trích dự án khai thác mỏ do Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam.
Tuy thế, Stewart vẫn ngạc nhiên khi nhận diện nhóm nạn nhân này.
“Chúng tôi từng thấy hoạt động tấn công thường trực cao cấp (Advanced Persistent Thread - APT) nhắm vào Nhật Bản... và rõ ràng là cũng có một nhịp độ hoạt động nhắm vào Đài Loan, nhưng những quốc gia nói trên không nằm trong danh sách ưu tiên của tôi.”

-Tin tặc Trung Quốc kiểm soát được NASA

TPO - Theo báo cáo hôm 29-2 của Tổng thanh tra, sau vụ tin tặc tấn công Phòng thí nghiệm phản lực NASA (JPL) vào tháng 11 vừa rồi, tin tặc Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ JPL của NASA.
Điều này đồng nghĩa với việc tin tặc có thể xóa các tập tin nhạy cảm, thêm tài khoản người dùng vào các nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống, tải lên các công cụ tấn công khác… tất cả trong trung tâm lưu trữ công nghệ không gian Mỹ.
Báo cáo tiết lộ rất ít chi tiết vè cuộc điều tra đang diễn ra ở Pasadena, phòng thí nghiệm California, chỉ cho biết rằng cuộc tấn công vào JPL có liên quan đến đến địa chỉ IP của Trung Quốc.
Tổng thanh tra của NASA, ông Paul K.Martin kết luận: “Những kẻ tấn công đã kiểm soát toàn bộ chức năng của các mạng lưới”. Phòng JPL là phòng quan trọng nhất của NASA.
Ngoài các chương trình thăm dò quan trọng như nhiệm vụ GRAIL, nghiên cứu mặt trăng và Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Sao Hỏa sắp tới, JPL quản lý Mạng Lưới Không Gian Sâu, một mạng lưới ăng ten phức hợp trên nhiều châu lục, giám sát cả vũ trụ và Trái Đất.
Trong một báo cáo có tên “ An ninh không giang mạng NASA: Chương trình kiểm tra bảo mật thông tin hệ thống” được trình lên ban điều tra của Ủy Ban Công nghệ Không gian và Khoa học, ông Martin cho biết:
“Năm 2010 và 2011, NASA báo cáo 5.408 sự cố an ninh máy tính, nguyên nhần do các phần mềm độc hại xâm nhập hoặc bị truy cập trái phép… Những sự cố này xảy ra liên tục, từ những cá nhân muốn thử sức đột nhập vào NASA đến những tổ chức tội phạm máy tính hoạt động vì mục đích lợi nhuận.”
NASA cho biết đang dần dần cải thiện hệ thống máy tính cũng như các chương trình bảo mật để sửa chữa lại những lỗ hổng an ninh.
Phan Yến
Theo Foxnews
- Những người cầm đầu nhóm tin tặc ‘Vô danh’ bị bắt   –   (VOA). Bị bán đứng, nhóm tin tặc Lulzsec sa lưới -(TNO) Năm thành viên khét tiếng của nhóm tin tặc Lulzsec ở Anh, Ireland và Mỹ đã bị khởi tố hôm 6.3 vì thực hiện các vụ tấn công mạng gây tiếng vang sau khi thủ lĩnh của nhóm chấp nhận làm người chỉ điểm cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).
Thủ lĩnh của nhóm hacker LulzSec là “tay trong” của cảnh sátDân Trí
FBI mở chiến dịch truy quét tin tặc ở ChicagoNgười Việt
Những người cầm đầu nhóm tin tặc 'Vô danh' bị bắtVOA Tiếng Việt
Bị bán đứng, nhóm tin tặc Lulzsec sa lưới tn
Anonymous đánh trang web Interpol sau vụ bắt giữ (TTXVN). - 25 nghi phạm tin tặc sa lưới (NLĐ). - 25 hacker Anonymous bị Interpol bắt giữ (TT).-25 hacker Anonymous bị Interpol bắt giữ
* Website Interpol bị tấn công trả đũa ngay lập tức
TTO - 25 nghi phạm được cho là thành viên của nhóm hacker nổi tiếng nhất hiện nay, Anonymous đã bị cảnh sát châu Mỹ Latin phối hợp cùng cảnh sát châu Âu bắt giữ trong một chiến dịch "vạch mặt".
>> Anonymous tấn công các trang web có liên quan FBI
Ảnh minh họa: Internet
Theo BBC, vụ bắt giữ được thực hiện tại nhiều quốc gia, bao gồm Chile, Argentina, Colombia và Tây Ban Nha. Nhà chức trách tại các quốc gia trên còn thu giữ 250 tang vật bao gồm máy tính và điện thoại di động. Đây là một trong những hoạt động tấn công vào nhóm hacker Anonymous với biểu tượng người đàn ông đeo mặt nạ (*) trong một chiến dịch quy mô mang tên "Operation Unmask" (tạm dịch: Chiến dịch vạch mặt).
Anonymous là nhóm hacker có những hoạt động mang tính chất chính trị, hay có thể gọi qua thuật ngữ "hacktivists". Nhóm có số lượng thành viên đông đảo trên khắp thế giới, thực hiện các cuộc tấn công đại trà vào các website, hệ thống máy chủ của những cơ quan, tổ chức chính phủ hoặc doanh nghiệp có liên quan đến các hoạt động mà nhóm hacker này cho rằng "gây hại" đến sự tự do Internet hoặc có liên quan đến những sự kiện mà nhóm này "quan tâm". Anonymous đã từng tấn công vào các website lớn của CIA, FBI, NATO, Liên Hiệp Quốc...
25 nghi phạm bị tình nghi đã tấn công vào nhiều website công quyền tại Colombia và Chile, có độ tuổi 17- 40. Theo các nhà chức trách Tây Ban Nha, một trong số những hacker bị bắt giữ tại Tây Ban Nha được cho là đang vận hành mạng lưới máy tính Anonymous tại Tây Ban Nha và châu Mỹ Latin.
Ngay sau thời điểm vụ bắt giữ được công bố, các website thuộc sở hữu của Interpol đã hứng chịu một loạt đợt tấn công khiến tốc độ tải các website này rất chậm và bị ngưng trệ. Trên mạng xã hội Twitter, Anonymous đã xác nhận mở đợt tấn công vào các website Interpol bằng cách làm nghẽn băng thông của hệ thống máy chủ.
Ngày 27-2 vừa qua, tổ chức chuyên cung cấp các thông tin mật WikiLeaks đã công bố hơn 5 triệu email mật từ Hãng an ninh tư nhân Stratfor. Tuy WikiLeaks không xác nhận Anonymous có liên quan đến dữ liệu mật này nhưng nhóm hacker cũng lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ đánh cắp toàn bộ số email trên và gửi đến WikiLeaks.
Anonymous hiện nằm trong danh sách săn lùng hàng đầu của các tổ chức an ninh mạng trên toàn cầu, trong đó có cả Interpol.
PHONG VÂN
(*) Mặt nạ của nhóm Anonymous "nhại" theo Guy Fawkes, loại mặt nạ của một nhân vật trong bộ phim nổi tiếng V for Vendett ....
Anonymous đánh sập trang web Interpol để phản ứng với các vụ bắt giữTin thời sự, Bình luận về Nga và thế giới
Interpol bắt 25 thành viên của tổ chức AnonymousVietnam Plus
Bắt 25 nghi can Anonymous, Interpol bị tấn côngThanh Niên
Thế Giới Vi Tính -Hà Nội Mới -Sài gòn Giải Phóng

WikiLeaks công bố thêm hàng triệu thư tình báo (TTXVN).--Thông tin gây sốc mới từ WikiLeaks (TN).-WikiLeaks công bố 5,5 triệu email “lật mặt” Stratfor


Tin tặc đột kích viện an ninh Stratfor của Mỹ

(Tamnhin.net) - Các tin tặc đã đột nhập website của viện tư vấn an ninh Stratfor của Mỹ và lấy đi hàng ngàn dữ liệu thẻ tín dụng của khách hàng.
Nhóm Anonymous sẽ lấy 1 triệu USD của khách hàng Stratfor để làm từ thiện

Nhóm có tên Anonymous này sẽ dùng 1 triệu USD trong số tiền lấy được để chia quà Giáng sinh. Ngoài ra, số tiền này cũng được dùng để chiêu đãi Bradley Manning, đang bị cáo buộc lấy cắp tài liệu mật của quân đội Mỹ cung cấp cho WikiLeaks, “một bữa tiệc thịnh soạn”.

Với thông điệp “Bạn có vui mừng về việc website của Stratfor bị hủy hoại?" , nhóm tin tặc nặc danh Anonymous thừa nhận đã đột nhập vào website của viện tư vấn an ninh Stratfor của Mỹ, đánh cắp một số lượng lớn e-mail và thông tin thẻ tín dụng.

Một tin tặc của nhóm Anonymous đã thông báo trên dịch vụ nhắn tin Twitter rằng nhóm này đã bẻ khóa mã của  90.000 thẻ tín dụng. Qua đó, nhóm này có thể chuyển tiền từ số thẻ tín dụng nói trên với tổng số tiền hơn 1 triệu USD để làm quà Giáng sinh. Để chứng minh, nhóm Anonymous đã công bố một vụ chuyển tiền trực tuyến từ tải khoản của một quan chức chính phủ làm việc cho Bộ An ninh Nội địa… cho Hội Chữ thập Đỏ. Nhóm  Anonymous đã liệt kê đầy đủ họ tên, địa chỉ nhà riêng và địa chỉ e-mail của quan chức nói trên.

Một “nạn nhân” khác là một quan chức ngân hàng Texas vừa nghỉ hưu. Theo hãng tin AP, ông này cho biết đã có 5 vụ chuyển tiền từ tài khoản của ông trong ngày 23/12 cho các tổ chức từ thiện như CARE và “Save the Children”, với số tiền tổng cộng 700 USD.

Trong một tuyên bố,  nhóm Anonymous thừa nhận đã dọa sẽ tiếp tục tiến hành nhiều vụ chuyển tiền nữa trong thời gian tới.

Thông qua Twitter, nhóm Anonymous công bố đường dẫn (link) dẫn đến danh sách khách hàng của Stratfor - trong đó có quân đội Mỹ, sở cảnh sát Miami, các ngân hàng, các công ty truyền thông như MSNBC và các tập đoàn lớn như Apple, Microsoft. Theo nhóm Anonymous, các dữ liệu hiện không còn được mã khóa.

Cho đến giờ, chưa có một lời bình luận nào từ các bên bị hại nói trên.

Đối với Stratfor, hành động bẻ mã khóa và đánh cắp tài liệu nói trên có thể gây ra hậu quả khôn lường. Viện này có trụ sở chính ở Texas và chuyên cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phân tích tư vấn chính trị kinh tế và quân sự, với mục đích giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Website của  Stratfor hiện đang bị chặn lại… để làm công việc “bảo trì”.  Thông qua thư điện tử, Stratfor thông báo máy chủ của viện đã bị ngắt mạch sau khi bị đột nhập. Giám đốc điều hành George Friedman nói: “Chúng tôi có bằng chứng cho thấy tên khách hành của chúng tôi đã xuất hiện trên một số websites khác”.

Theo  nhóm Anonymous, kho dữ liệu của Stratfor rất dễ bị xâm nhập vì không được mã khóa.

Trong quá khứ, các du kích trực tuyến (tin tặc) cũng đã tấn công nhiều các công ty khác như MasterCard, VisaCard và giáo phái thần bí  Scientology…

Nhóm Anonymous cũng tặng cho Bradley Manning một bữa tiệc thịnh soạn nhân lễ Giáng sinh. Hiện thời, binh nhì Bradley Manning hiện đang bị giam giữ và đưa ra xét xử tại một tòa án quân sự… vì cái tội cung cấp nhiều tài liệu video mật và các bức điện tín mật của sứ quán Mỹ cho WikiLeaks.

Nhóm Anonymous thông báo: "Trong khi những người giàu có và quyền thế được nhận quà và lãng phí tiền bạc vào các bữa ăn xa hoa, người bạn Bradley Manning của chúng tôi lại bị giam giữ, không được hưởng lễ Giáng sinh. Chúng tôi muốn Bradley Manning có một bữa ăn ngon, ở bên ngoài nhà giam và tại một nhà hàng ưa thích”. 

Minh Bích (theo Spiegel Online)


-Hackers hit security think tank Stratfor's website--(Reuters) - U.S. security think tank Strategic Forecasting Inc (Stratfor) said its website had been hacked and that some of the names of corporate subscribers had been made public.
Screen shot của trang stratfor.com-


-- Ông Tập Cận Bình và Olympic 2008 (Dân Việt). --Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung Quốc basam- THE WALL STREET JOURNAL Tin tặc Hoa Kỳ khuấy động cuộc tranh cãi về vận động viên thể dục Trung Quốc Cuộc tìm kiếm trên Internet lộ ra mối nghi ngờ về độ tuổi của một lực sĩ giành được huy chương vàng Bài của LORETTA CHAO Ngày 22-8-2008 Cố vấn an ninh máy tính----

Tổng số lượt xem trang