Ngày 26/9/2011, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức tọa đàm về kết quả điều tra về nhận thức của người Việt Nam đối với vai trò của nhà nước và thị trường.
Cuộc khảo sát được tiến hành trong thời gian khoảng một tháng với 892 người (từ các khu vực: doanh nghiệp, cơ quan nhà nước trung ương và địa phương, cơ quan báo chí, các tổ chức tài trợ và tổ chức xã hội dân sự) đã trả lời cho phiếu điều tra chứa các câu hỏi khác nhau.
Vài con số (trung bình) lý thú của khảo sát trên đáng để ta suy ngẫm.
87% [số người trả lời] muốn nền kinh tế thị trường; 7% coi nền kinh tế nhà nước tốt hơn kinh tế thị trường. Đấy là mong muốn.
Cảm nhận của họ về thực tế: hơn 80% cho rằng Việt Nam không còn duy trì nền kinh tế nhà nước, nhưng chỉ có 25% cho rằng Việt Nam đã là nền kinh tế thị trường. Sau 25 năm vẫn đang chuyển đổi!
Thế mà gần 43% vẫn cho là chuyển đổi quá nhanh, trong khi chỉ khoảng 28,4% cho là chậm hay quá chậm.
Về sở hữu: 68,8% cho rằng sở hữu tư nhân hơn sở hữu nhà nước; 12,57% có ý kiến ngược lại; với 18,62% không quan trọng là hình thức sở hữu nào. Tuy nhiên, 32% cho rằng nhà nước vẫn duy trì sở hữu ưu thế trong khu vực doanh nghiệp và 16% không cho là như vậy.
Về các biện pháp để cải thiện hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xếp theo mức đồng tình là: 1) tăng tính minh bạch; 2) tăng kiểm toán độc lập; 3) tăng cổ phần hóa; 4) củng cố luật lệ; 5) chấm dứt ưu đãi tín dụng; 6) ràng buộc ngân sách cứng; 7) ngừng bảo trợ từ chính phủ.
Có lẽ các nhà khảo sát đã thiết kế các câu hỏi chưa thật khéo. Không có lựa chọn: tăng sự cạnh tranh thật sự (hay xóa bỏ độc quyền), cho nên một điểm quan trọng nhất đã không được đề cập đến. Các đặc tính 5) và 7) là các nét tạo ra ràng buộc ngân sách cứng cho nên cần gộp lại với 6). Có thể thấy cảm nhận không sai, nhưng còn nhiều thiếu sót, nhất là hiểu đúng thứ tự ưu tiên (tăng cạnh tranh; cứng hóa ràng buộc ngân sách) phải là quan trọng nhất để tăng hiệu quả doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng. Nhiều “chuyên gia” vẫn chưa hiểu đúng về ràng buộc ngân sách cứng và mềm. Còn nhiều việc phải làm để nâng cao dân trí và quan trí trong lĩnh vực này.
Các nhà nghiên cứu lấy làm lạ về kết quả 68% ủng hộ việc nhà nước can thiệp để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Suy ngẫm một chút về bối cảnh khi tiến hành khảo sát (EVN đòi tăng giá liên tục, giá xăng và giá thuốc cũng vậy), về giáo dục và hoạt động báo chí, thì có thể thấy kết quả “lạ” này chẳng có gì khó hiểu. Ý kiến của số đông có thể hoàn toàn sai do họ chưa biết cái cốt lõi để giải quyết vấn đề hay do cách đặt câu hỏi chưa khéo.
Lý thú, nhưng hãy cẩn trọng khi lý giải các kết quả này.
Các nhà nghiên cứu lấy làm lạ về kết quả 68% ủng hộ việc nhà nước can thiệp để bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu. Suy ngẫm một chút về bối cảnh khi tiến hành khảo sát (EVN đòi tăng giá liên tục, giá xăng và giá thuốc cũng vậy), về giáo dục và hoạt động báo chí, thì có thể thấy kết quả “lạ” này chẳng có gì khó hiểu. Ý kiến của số đông có thể hoàn toàn sai do họ chưa biết cái cốt lõi để giải quyết vấn đề hay do cách đặt câu hỏi chưa khéo.
Lý thú, nhưng hãy cẩn trọng khi lý giải các kết quả này.
Nguyễn Quang A
- Hãy cẩn trọng khi lý giải! (Bee).
--------
TIN LIÊN QUAN
Nhóm lợi ích vì hơn 80 triệu dân?
Bộ trưởng đừng nói "quyết tâm tăng viện phí"!
Việc này Tòa giải quyết hay hơn
- Phổ biến và giáo dục pháp luật: “Cán bộ, đảng viên gương mẫu thì không đến nỗi” (VnMedia). – Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (CPV). – Những khoảng trống trong dự thảo Luật Khiếu nại (NĐBND).
---Đã đơn giản hóa 3.248 thủ tục hành chính daidoanket --- - Dân đã thông – việc khó mấy cũng xong (ĐĐK).- Sự kết tinh truyền thống giữ nước của dân tộc (ĐĐK).
- Những con người đang “rô bốt hóa”? (VNN).
--Giáo dục pháp luật và chế tài đều yếu
-- Chính sách trọng dụng nhân tài: Lúng túng, chưa làm được (DDDN).
------------
- Tự chém để minh oan (PLTP). - Bà Ba Sương: “Thà chết trước khi bị đưa ra xét xử” (VTC).- Kiến nghị đình chỉ vụ án nông trường Sông Hậu (TP)
-
HN sẽ lấy một phần nhà của ông Hà Vũ? - (BBC)-Chính quyền Hà Nội muốn lấy lại một phần ngôi nhà hiện nay từ gia đình ông Cù Huy Hà Vũ để lập nhà lưu niệm cố nhà thơ Xuân Diệu.