Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Liệu thị trường lao động cuối năm có biến động?

-(Tamnhin.net) - Theo nhiều chuyên gia nguồn nhân lực cho rằng, những tháng cuối năm 2011, thị trường lao động vẫn còn tiếp tục biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tới khả năng giải quyết việc làm.


Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) cho biết, 8 tháng qua, cả nước tạo việc làm cho khoảng 992 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 61.800 người. Tính riêng tháng 8/2011, cả nước tạo việc làm cho khoảng 134 nghìn người, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 7,5 nghìn người. Dự kiến, năm 2011, cả nước sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1,52 triệu lao động. Vậy những tháng cuối năm liệu có đạt được mục tiêu đề ra?

Theo ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐ,TB&XH, từ đầu năm đến nay, giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở mức cao, nhập siêu gia tăng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài khó khăn, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất… đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả giải quyết việc làm trên cả nước. Tuy nhiên, những con số đạt được nói trên là rất khả quan.

Theo nhiều chuyên gia nguồn nhân lực cho rằng, những tháng cuối năm 2011, thị trường lao động vẫn còn tiếp tục biến động, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có ảnh hưởng tới khả năng giải quyết việc làm. Năm 2011, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đề ra là 7,5% rất khó thực hiện (Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2011 xuống còn 6%).

Mặt khác, nhập siêu vẫn có xu hướng gia tăng, thu hút đầu tư nước ngoài khó khăn, tỷ lệ lạm phát ở mức cao làm cho suất đầu tư để tạo thêm 1 việc làm tăng lên, trong khi mức cho vay từ quỹ quốc gia về việc làm vẫn duy trì ở mức thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn vay chưa cao; các dự án cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng vay là các cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp nên nhìn chung chưa tạo thêm được nhiều việc làm mới.

Như vậy, rõ ràng tỷ lệ lao động thất nghiệp tăng, khả năng tạo việc làm mới giảm.

Lại có một “nghịch lý” là nhiều doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động. Tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, ở một số tỉnh có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như: Long An, Tp. HCM, Bình Dương, Đồng Nai cung lao động không đáp ứng được nhu cầu lao động (kể cả lao động không có kỹ năng) tạo nguy cơ thiếu nguồn lao động lâu dài. Bên cạnh đó thì nhiều tỉnh lại có tình trạng dư cung, đang đối mặt với tỉ lệ thất nghiệp cao như Bạc Liêu, Ninh Thuận, An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định. 

Theo đánh giá của Bộ LĐ,TB&XH, thị trường lao động Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi sự mất cân đối về cung cầu lao động. Nhiều địa phương, doanh nghiệp và ngành nghề vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Xét theo lĩnh vực ngành nghề, hiện ngành công nghiệp chế biến, khoa học công nghệ đang thiếu hụt lao động trầm trọng. 26% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến gặp khó khăn khi tuyển dụng và rất khó khăn trong tìm kiếm lao động có kỹ năng nghề nghiệp, có chất lượng. Áp lực thiếu hụt lao động có kỹ năng cũng khiến ngành này đứng đầu về làm thêm giờ và phải tăng lương để "giữ chân" lao động (tăng 163%).

Trong báo cáo mới đây, Cục Việc làm đã đưa ra 4 biểu hiện cho rằng, giá cả tăng cao, cuộc sống khó khăn đã khiến không ít công nhân sẵn sàng nghỉ việc ở doanh nghiệp này để sang doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn, đã dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp thiếu lao động. Có không ít doanh nghiệp tuyển lao động chủ yếu để thay thế, dự phòng lao động “nhảy việc”.

Trong tổng số nhu cầu cần tuyển hằng năm, chỉ có khoảng 46% tuyển vào chỗ làm mới, số còn lại chủ yếu là tuyển để thay thế cho sự biến động lao động của doanh nghiệp… Một số doanh nghiệp tuyển mới để thay thế số công nhân cũ nhằm trốn tránh nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cũng có những doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển lao động phổ thông, vừa học vừa làm, hưởng lương học việc để giảm chi phí.

Theo ông Nguyễn Đại Đồng, Cục trưởng Cục Việc làm thì lý do chính là do chính sách tiền lương của các doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn, thu nhập của người lao động phổ thông làm việc trong các doanh nghiệp (nhất là doanh nghiệp thuộc các ngành nghề thâm dụng lao động như da giày, may mặc, chế biến thủy sản) thấp, chỉ cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Thậm chí thấp hơn thu nhập của lao động trong khu vực phi chính thức. Vì vậy, nhiều lao động phổ thông có tâm lý không vào làm việc trong các doanh nghiệp nhiều sức ép, nhưng thu nhập không bảo đảm được cuộc sống.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, doanh nghiệp cần duy trì được chính sách tiền lương, tiền công tốt trong những tháng cuối năm, đó sẽ là tiền đề để ổn định nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tổ chức lại sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề cho người lao động để nâng cao năng suất lao động. Sử dụng lao động ít mà tinh sẽ có lợi hơn so với sử dụng nhiều lao động mà tay nghề thấp, tác phong công nghiệp kém.

Cục trưởng Cục Việc làm Nguyễn Đại Đồng cũng cho biết, Cục sẽ cùng phối hợp với các bộ, ban, ngành tìm các giải pháp để giảm khoảng cách giữa cung- cầu lao động trong những tháng cuối năm 2011. Một trong những giải pháp đó là phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động để điều phối cung - cầu lao động, tạo việc làm tốt hơn cho mọi người, giảm những “khuyết tật” của thị trường lao động trong nước.

Đức Anh

- Liệu thị trường lao động cuối năm có biến động? (Tamnhin.net).
-----------

-Giang lê


Trong khi giới nghiên cứu kinh tế VN rất khó kiếm số liệu thì các "western counterparts" lại thường có những bộ số liệu (micro) về VN rất tốt. Có hai lý do: chi phí thu thập số liệu/tổ chức survey ở VN rẻ, và survey ethics ở VN chưa được hiểu rõ và quản lý chặt nên dễ điều tra được những số liệu rất sensitive. Một số kết quả quan trọng:
- So với người có bằng đại học, lương trung bình của một người chỉ tốt nghiệp phổ thông thấp hơn khoảng 25-40%.
- Nam giới có lương trung bình cao hơn nữ 16-17%
- Lương của các vị trí quản trị (manager) cao gần gấp rưỡi lương nhân viên.
- Nếu bạn quen biết với các xếp trước khi được tuyển dụng mức lương nhận được có thể cao hơn 5-10%.
http://www.viet-studies.info/kinhte/RecruitmentTies_VN.pdf
-1.000 công nhân ngành xây dựng mất việc làm(Dân Việt) - Công đoàn ngành xây dựng vừa có kiến nghị lên Tổng LĐLĐVN đề nghị can thiệp, cũng như có chính sách cải tiến tiền lương cho người lao động. - Điều chỉnh mức lương tối thiểu: Giám sát, hạn chế doanh nghiệp “lách” luật (Tin tức).-
----- Trần Huy Thuận – Đối thoại giữa Cột với Kèo: Nghe tin sắp….Lại tăng lương (Tamnhin.net). – Vì sao lương công chức thấp? (VTC).
--DN nợ BHXH: Người lao động chịu hậu quả
(Tamnhin.net)- Hiện nay, ngành Bảo hiểm xã hội trở thành chủ nợ khổng lồ với con số lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đó không chỉ là hồi chuông báo động về tình trạng “chây ỳ” của các doanh nghiệp “trốn” nộp Bảo hiểm xã hội trong cả nước mà đằng sau tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài của các doanh nghiệp còn là hàng trăm, ngàn người lao động mất hoặc không được hưởng đúng quyền lợi chính đáng của mình.


- : Công nhân ăn mì nhìn nguyên phó giám đốc “ngồi không nhận lương khủng” (PLVN).
- Từ 30-9, thanh tra cả nước về lao động nước ngoài (PLTP).

-Tăng cường quản lý lao động nước ngoài (Dân Việt) - Bộ LĐTBXH vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị tăng cường quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

-- Chính sách trọng dụng nhân tài: Lúng túng, chưa làm được (DDDN).

-Cải cách tiền lương để giữ người tài và ngăn ngừa tham nhũng
- Dùng thỏa ước TPP chống cưỡng bức lao động – (RFA).



- Đảm bảo quyền lợi cho thủy thủ trở về từ tay cướp biển (TN).

Tổng số lượt xem trang