Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

"Đinh tặc" hoành hành đến bao giờ? - - Bài 4: Khi nào TP.HCM bắt được "đinh tặc"?

-(TNO) Có vẻ như hoạt động phòng chống nạn rải đinh hiện chỉ còn trông chờ vào những đội xe hút đinh của các quận trên toàn TP.HCM. Nhưng đây không phải là giải pháp căn cơ...Tuy nạn rải đinh đang bùng phát mạnh trở lại sau lễ Quốc khánh 2.9 nhưng Ban An toàn giao thông (ATGT) TP.HCM vẫn chưa nhận được báo cáo nào về việc này từ các quận.
“Phải đợi đến lúc các quận, huyện báo cáo về tình hình rải đinh thì Ban ATGT mới có những chỉ đạo cụ thể được”, ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM nói. 
 
Hút đinh không phải là giải pháp căn cơ để dẹp trừ nạn rải đinh - Ảnh: Trí Quang

Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Tường cho biết, vừa qua, Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo cho Công an TP, công an các quận, huyện triển khai tuần tra, rà soát lại vấn nạn này, tuy nhiên vẫn rất khó bắt quả tang được đối tượng rải đinh.
“Đối tượng xấu canh me lúc vắng vẻ, đêm khuya để rải thì khó mà bắt được”, ông Tường nói.



     Đối tượng xấu canh me lúc vắng vẻ, đêm khuya để rải đinh thì khó mà bắt được
Ông Nguyễn Ngọc Tường - Phó trưởng ban chuyên trách Ban ATGT
Nhận định về các đội xe hút đinh hiện nay trên toàn thành phố, đại diện của Ban ATGT TP.HCM nhấn mạnh: Hoạt động hút đinh chỉ là biện pháp tạm thời. Còn giải pháp căn cơ là cơ quan chức năng từng địa phương phải duy trì và đẩy mạnh liên tục các hoạt động tuần tra, rà soát, kiểm tra các tuyến đường thường xảy ra nạn cán đinh, đồng thời phải dẹp bỏ những tiệm vá, sửa xe không phép, lấy giá cắt cổ. Từ đầu năm đến nay, chỉ có 1 trường hợp bị bắt giữ do nghi có hành vi rải đinh ở Q.Thủ Đức, còn các quận, huyện khác hoàn toàn không có báo cáo gì mới.
Ông Tường khẳng định, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo cho một số quận như Q.9, Q.Thủ Đức, Q.2 triển khai niêm yết giá vá xe tại các điểm vá xe của các quận trên, đồng thời đẩy mạnh công tác giáo dục, nhắc nhở các chủ tiệm làm cam kết không rải đinh và không lấy giá cắt cổ. 
Trả lời phóng viên Thanh Niên Online về nạn rải đinh đang bùng phát mạnh trở lại tại địa bàn Q.Thủ Đức trong thời gian gần đây, thượng tá Đoàn Văn Phê, Phó trưởng Công an Q.Thủ Đức khẳng định: Chúng tôi sẽ phối hợp với đoàn thanh niên, cảnh sát giao thông rà soát liên tục trên các tuyến đường. Còn các hoạt động mật phục truy bắt đối tượng rải đinh vẫn được duy trì thường xuyên.
Thế nhưng, trên thực tế, khi khảo sát các điểm vá xe dọc nhiều tuyến đường quốc lộ, mà đặc biệt là đoạn từ cầu vượt Trạm 2 đến ngã ba Suối Tiên của Q.9, chúng tôi phát hiện tại hầu hết các tiệm này không hề có dán bảng niêm yết giá vá xe như ông Tường nói.

Trước đây, vào sáng 16.3, Công an P.Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM đã bắt được một thanh niên có dấu hiệu rải đinh trên đường.

Nhưng sau đó đối tượng này được thả vì thiếu chứng cứ để khởi tố, cụ thể là không có người bị hại đứng ra tố cáo. Đây là lần khởi tố hụt "đinh tặc" đầu tiên của TP.HCM.

Khi nào TP.HCM mới bắt được “đinh tặc”?
Trí Quang
-- Bài 4: Khi nào TP.HCM bắt được "đinh tặc"?-

-
Ba năm, 33.000 người chết vì tai nạn giao thông Thanh niên - Hôm qua, tại Bình Thuận, Tổng cục Đường bộ VN và Tổng cục Cảnh sát quản lý
hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) tổ chức hội nghị bàn về quy chế phối hợp trong lĩnh vực an toàn giao thông (ATGT) và quản lý hành chính.
Muốn qua đường, phải leo? Thanh niên -Ngã tư Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Thị Thập, Q.7, TP.HCM là một trong những khu vực có lượng phương tiện và người đi bộ qua lại rất đông, nhất là giờ cao điểm, thế nhưng cả bốn lối dành cho người đi bộ băng qua đường đều bất ổn.

-- Đừng để dân tự cứu (TN).  Xem thêm loạt bài: Trộm cướp hoành hành – Kỳ 1; Trộm, cướp hoành hành – Kỳ 2: Trung tâm TP không bình yên; Trộm cướp hoành hành – Kỳ 3: Người dân treo giá bắt trộm!; Trộm cướp hoành hành – Kỳ 4: Thông tin của dân cực kỳ quan trọng Trộm cướp hoành hành - Kỳ 5: Hiệp sĩ bị đe dọa Sau khi Thanh Niên và một số báo đưa tin chiều ngày 12.9, các “hiệp sĩ” Minh Tiến, Châu Quang Bình, Lê Minh Quốc trong lúc truy bắt hai tên trộm xe máy ở đường Gò Dầu (P.Tân Quý, Q.Tân Phú) bị mất xe máy Wave alpha biển số 54T1-4956, một số phần tử xấu đã lợi dụng việc này dựng kịch bản trả thù.

 -
Cười 'vỡ bụng' với giao thông '2 trong 1'


 - Bài 3: Hút đến bao giờ mới hết đinh
(TNO) Tính từ đầu năm 2011 đến nay, các đội xe hút đinh trên toàn thành phố thu gom được khoảng 160 kg đinh và vật nhọn trên đường. Và đặc biệt, nạn rải đinh tại các quận nội thành như Tân Bình, Tân Phú và Q.7 đang tăng đáng kể.

Đinh "ách rô" có mặt ở cầu Thị Nghè
Trong 160 kg đinh và vật nhọn này, đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 và Q.Thủ Đức là 2 đơn vị đứng đầu trong hoạt động thu gom.
Mấy ngày gần đây, đội xung kích hút đinh Q.9 thu gom được mỗi ngày trên dưới 1 kg đinh và vật nhọn.
“Không hiểu sao gần đây đinh xuất hiện nhiều đột biến tại khu vực quận 9, ngày nào bọn mình cũng phải hút đinh tăng cường. Và các trường hợp người đi đường cán đinh cũng tăng lên”, Tân, thành viên tích cực của đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 cho hay.

 
Đội xung kích phòng chống rải đinh Q.Thủ Đức đang làm việc trên xa lộ Hà Nội ngày 13.9 - Ảnh: Trí Quang


Theo Tân, thời gian gần đây, đinh “ách rô” mà bọn rải đinh thường dùng đã được “cải tiến” cho mảnh hơn, càng tăng khả năng "sát thương" ruột xe, đồng thời khiến người đi đường khó phát hiện.
Điều nguy hiểm là không những rải đinh trục lợi ở khu vực ngoại thành, mà các đối tượng xấu còn gài “bẫy” cả khu vực gần trung tâm TP.HCM.
Từ đầu năm 2011 đến nay, đội xung kích của các địa bàn thuộc khu vực nội thành hút được khá nhiều đinh. Cụ thể là Q.7 thu gom được 12 kg; Q.Tân Bình 7,4 kg và Q.Tân Phú 6 kg.
 
Đoạn đường qua khu chế xuất Tân Thuận, Q.7 (được tô màu tím) xuất hiện rất nhiều đinh trên đường - Ảnh: Trí Quang
Riêng tại địa bàn Q.7, khu vực gần Khu chế xuất Tân Thuận là nơi có nhiều đinh “ách rô” xuất hiện nhất.

Đơn độc

Đó là cảm giác của một số thành viên thuộc các đội xung kích hút đinh ở các quận của TP.HCM.
“Mình cố gắng đeo bám công việc này đã lâu rồi, nhưng càng ngày có cảm giác đơn độc trong việc chống chọi với nạn rải đinh. Thậm chí nhiều lúc bị đe dọa, hăm he cũng chỉ còn biết chủ động né tránh. Sau đó báo công an, công an ghi nhận rồi thôi”, một thành viên tâm sự.
Thành viên khác thì cho biết: “Cảm giác mỗi lần đi ra đường là bất an vì mình không được bảo vệ trực tiếp, và không biết những gì sẽ xảy ra với mình khi đi ngang qua các tiệm sửa xe... có vấn đề”. 
Thậm chí, theo Trung tâm Công tác xã hội thanh niên (TT CTXH TN) trực thuộc Thành đoàn TP.HCM, ở các địa điểm gần trung tâm thành phố như trước Thảo Cầm Viên, cầu Thị Nghè cũng bắt đầu xảy ra nạn rải đinh. Trong khi đó, theo nhóm vá xe lưu động phường Hiệp Bình Chánh (thuộc Quận đoàn Q.Thủ Đức) thì gần đây, tình trạng người đi đường cán đinh ở gần Bến xe miền Đông tăng đột biến.
“Hút đến bao giờ mới hết đinh?!”

Tuy tình trạng rải đinh đang lấn sâu vào nội thành nhưng lượng xe hút đinh dành cho khu vực này đang thiếu.

Bằng chứng là 3 quận: Tân Bình, Tân Phú và Q.7 phải thay phiên nhau dùng chung xe hút đinh, chứ chưa có xe riêng cho từng quận để sử dụng lâu dài. 

"Sở dĩ phải xoay vòng như vậy là do trung tâm vẫn chưa có đủ nguồn tài trợ để cung cấp xe hút đinh cho từng quận”, anh Bùi Xuân Thời, cán bộ TT CTXH TN cho biết. 

Nhưng chuyện thiếu xe cũng không phải là khó khăn duy nhất. Theo anh Thời, vấn đề lớn nhất nằm ở kinh phí duy trì lực lượng tình nguyện tham gia các đội hút đinh.

“Hiện kinh phí để chăm lo cho đời sống anh em tham gia hút đinh tại các quận nội thành đã sắp hết. Nên chúng tôi đang lo không biết sắp tới sẽ duy trì các đội hình này bằng cách nào”, anh Thời nói.
 
Một nạn nhân dính bẫy đinh trên đường phải dẫn xe đi bộ - Ảnh: Trí Quang

Trên thực tế, nhiều thành viên của các đội xung kích tại một số quận ngoại thành cũng chỉ được hỗ trợ khoảng 600.000 đồng/tháng/người. Với số tiền ít ỏi này, họ phải tự chi trả tiền xăng cho xe hút đinh và lo ăn uống mỗi ngày. Do vậy, đã có rất nhiều thành viên của các đội hút đinh bỏ việc nửa chừng vì không chịu nổi áp lực từ chi phí cuộc sống ngày càng tăng.
Rõ ràng những khó khăn này cũng ảnh hưởng đến hoạt động phòng chống rải đinh trên toàn thành phố.
“Không thể cứ mãi hút đinh như thế này được. Hôm nay hút, mai lại có người rải, hoặc hút ở đây xong thì hôm sau bọn chúng lại chuyển sang nơi khác. Hút đến bao giờ mới hết đinh! Tôi nghĩ, cơ quan công an phải lập chuyên án hẳn hoi thế nào đó để xử lý vấn nạn này từ gốc mới mong loại bỏ được đinh tặc”, một người dân ở Q.9 chia sẻ.
Trí Quang
-- Bài 2: Hăm dọa nhóm vá xe lưu động-(TNO) Nhiều người dân sống lâu năm gần cầu vượt Trạm 2 đến cổng Khu du lịch Suối Tiên (Q.9, TP.HCM) nói họ nghi có hẳn một băng nhóm chuyên rải đinh, dồn nạn nhân dẫn xe về các tiệm sửa xe để tha hồ “chặt chém” và "luộc" phụ tùng.
Làm ăn kiểu... băng nhóm
Theo ông H., người sống trên 20 năm tại khu vực trên, bọn rải đinh thường gài “bẫy” từ đoạn ngã ba Khu công nghệ cao là nhiều nhất, rồi đến đoạn dưới chân cầu vượt Trạm 2, để dồn các nạn nhân cán đinh dẫn xe lên đến các tiệm vá xe ở gần khu Suối Tiên.
"“Ổ tập kết" của tụi nó nằm ở đó chứ không đâu hết. Tui ở đất này lâu năm nên tui biết, tụi nó là anh em dòng họ trong nhà, từ miền Bắc chuyển vào và mở hàng loạt tiệm sửa xe với cùng kiểu nhận dạng, hễ cậu tinh mắt sẽ thấy. Chỉ cần vào mấy tiệm đó là biết liền.”, ông H. khẳng định.

Một trong hàng chục tiệm sửa xe trên đoạn đường ngắn từ cầu vượt Trạm 2 đến ngã ba Suối Tiên - Ảnh: Trí Quang


Theo lời ông H., chúng tôi chạy dọc hai bên đường ở tuyến từ cầu vượt Trạm 2 đến ngã ba Suối Tiên thì thấy có hàng chục tiệm sửa xe có cùng kiểu bảng hiệu giống nhau.


  Nhiều tiệm sửa xe ở hai bên đường quanh khu Suối Tiên rất thường chơi “chiêu” cố ý làm hỏng phụ tùng xịn để thay bằng phụ tùng dỏm với giá trên trời
Bà T., một người sống lâu năm ở khu vực Trạm 2 cho biết.
Một người dân khác tên T. còn tiết lộ rằng không chỉ đơn thuần là bọn xấu rải đinh để họ vá xe, thay ruột với giá cắt cổ mà cái chính là để "hôi của" của các nạn nhân. “Tụi nó đâu có ngu để đi moi vài chục ngàn đồng của người ta. Rải đinh chỉ là cái cớ để dồn nạn nhân vào ổ. Nhiều người vá xe xong dắt ra khỏi tiệm thì xe không nổ trong khi trước đó máy vẫn nổ bình thường. Vậy là họ phải quay lại tiệm để thay phụ tùng theo yêu cầu của tụi sửa xe. Tui cũng từng bị tụi nó moi tiền bằng kiểu đó nên tui biết, mỗi lần phải mất mấy trăm ngàn đồng chứ không ít”, bà T. kể.

Bà T. nói, nhiều tiệm sửa xe ở hai bên đường quanh khu Suối Tiên rất thường chơi “chiêu” cố ý làm hỏng phụ tùng xịn để thay bằng phụ tùng dỏm với giá trên trời.

 
Hễ chốt vá xe của đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 đóng cửa sau 18 giờ mỗi ngày thì rất nhiều nạn nhân bị cán đinh phải dẫn bộ lên khu vực Suối Tiên - Ảnh: Trí Quang

”Nhưng hễ có khách làm dữ thì tụi nó sẽ chửi bới, không thèm lắp phụ tùng xe trở lại nguyên vẹn ban đầu cho khách sau khi tháo ra, hoặc chỉ tháo ra rồi lắp vào mà lấy giá cắt cổ”, bà T. cho biết thêm. Theo lời một số người dân ở khu vực gần Suối Tiên, hễ tiệm sửa xe "lạ" nào khác xuất hiện tại khu vực trên thì chỉ trong một thời gian ngắn cũng bị “bốc hơi”, không làm ăn lâu dài được.

Người dân tự nguyện hút đinh vì bức xúc
Một số người dân sống tại khu vực gần Khu du lịch Suối Tiên do quá bức xúc trước nạn rải đinh nên đã tự nguyện hút đinh từ sáng sớm.
Trong đó nổi bật nhất là anh N.V.H, 48 tuổi. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng 5 giờ 30 phút, anh H. lại cầm một cây gậy dài có gắn thêm miếng nam châm để đi rà hút đinh. 
“Khoảng hai ngày tui hút được số lượng đinh và vật nhọn kim loại tương đương chai nước ngọt. Đinh rải nhiều nhất là ở đoạn từ cầu vượt Trạm 2 đến trạm xe buýt Suối Tiên, mà đa phần là đinh "ách rô”, anh H. cho biết.
“Thứ nhất là tụi nó sẽ hăm dọa rồi dùng đủ trò để tự người ta phải chuyển đi nơi khác. Tụi nó còn mở rộng chân rết sang tận khu xa lộ Đại Hàn, đoạn qua ĐH Quốc gia với ĐH Nông Lâm”, ông H. cho biết.
Được biết, ngay cả các thành viên thuộc chốt vá xe của đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 cũng thường bị người ở các tiệm sửa xe khu vực gần Suối Tiên hăm dọa, bằng cả hình thức tin nhắn điện thoại lẫn trực tiếp.
Hăm dọa sinh viên vá xe lưu động
Chị Bùi Thị Hằng, quản lý nhóm vá xe lưu động phường Hiệp Bình Chánh thuộc Quận đoàn Q.Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, ngay sau lễ Quốc khánh 2.9, nạn rải đinh bắt đầu bùng phát mạnh trở lại.
“Nhóm mình có 3 sinh viên tham gia vá xe nhưng làm không kịp nghỉ tay. Thậm chí hiện nay ngày càng có nhiều nạn nhân cán đinh lúc nửa đêm, đặc biệt là 1, 2 giờ sáng”, chị Hằng nói.
Điều đáng báo động là tình trạng các sinh viên tham gia vá xe lưu động liên tiếp bị hăm dọa hoặc chặn đánh giữa đường.
Chị Hằng kể, cách đây 1 tháng, thành viên của nhóm vá xe phường Hiệp Bình Chánh cũng đã bị đối tượng lạ mặt chặn đánh vì dám hoạt động trên địa bàn của họ. Rất may là người dân xung quanh kịp thời can ngăn.
 
Tân (áo đỏ), thành viên của đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 nói nhiều lần anh bị người lạ hăm dọa - Ảnh: Trí Quang
“Có lần mình đi làm về thì thấy có một thanh niên rải đinh ở khu gần ngã ba Suối Tiên, nhưng do đi một mình nên không dám làm gì, chỉ còn biết báo lại cho đội trưởng”, Tân, một thành viên tích cực của đội xung kích phòng chống rải đinh Q.9 kể.
Tân nói, khi nạn nhân cán đinh tại khu vực gần ngã ba Suối Tiên kêu cứu qua điện thoại, các thành viên vá xe của đội xung kích Q.9 cũng chạy tới nơi để giúp nhưng phải nhờ nạn nhân chịu khó đẩy xe đi một đoạn để tránh mặt các tiệm sửa xe chặt chém trên.
Theo thông tin của đội vá xe lưu động phường Hiệp Bình Chánh (Q.Thủ Đức), gần đây, nạn rải đinh đã bắt đầu xuất hiện tại khu vực Bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh).
“Đinh tặc” đang lấn vào khu vực nội thành TP.HCM! (còn tiếp)
Trí Quang
- Bài 2: Hăm dọa nhóm vá xe lưu động
-"Đinh tặc" hoành hành đến bao giờ? - Bài 1: Những con đường "bẫy đinh"
-(TNO) Lại có thêm một người thiệt mạng nghi do cán đinh dẫn đến tai nạn ở gần cầu vượt Cát Lái (quận 2, TP.HCM) vào ngày 27.8. Cán phải đinh khi đi đường đã và đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người...  
Chỉ trong vòng nửa tiếng, từ 18 giờ đến 18 giờ 30 phút tối 13.9, phóng viên Thanh Niên Online đã phát hiện có 8 người đi đường bị cán đinh, phải dẫn xe lội bộ trên đoạn đường từ cầu Rạch Chiếc đến Khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP.HCM) để tìm chỗ vá.
Trước và sau 18 giờ
Ngay từ dịp lễ 2.9, tình trạng rải đinh đã bùng phát trở lại tại TP.HCM mà "điểm nóng" là khu vực các quận 2, 9 và Thủ Đức.
Sau nhiều ngày bám sát khu vực này, phóng viên Thanh Niên Online phát hiện đoạn đường từ cầu vượt Trạm 2 đến Khu du lịch Suối Tiên của quận 9 và qua đến ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) chính là điểm đen của những kẻ rải đinh.
Riêng đoạn đường ngắn từ ngã ba Khu công nghệ cao đến Suối Tiên dài 500m có trên dưới 20 tiệm sửa, vá xe từ lớn đến nhỏ.
Và điều đặc biệt là nếu trước 18 giờ chỉ có một vài người đi đường cán đinh thì sau giờ này, mọi chuyện hoàn toàn khác.
“Người ta sẽ nườm nượp dẫn xe lội bộ qua đường này rồi tấp vào ở các tiệm sửa, vá xe ở khu gần Suối Tiên. Không tin thì cậu đợi qua 18 giờ đi sẽ rõ”, một người dân tên H., sống lâu năm gần khu cầu vượt Trạm 2, “phán” một câu chắc nịch với chúng tôi.

 
Một nạn nhân (áo trắng) nhờ dịch vụ vá xe di động thay ruột vừa hỏng do cán đinh "ách rô" dưới chân cầu Rạch Chiếc - Ảnh: Trí Quang (chụp tối 13.9)

Kim đồng hồ chỉ đúng 18 giờ, chúng tôi rảo xe một vòng khu vực từ cầu Rạch Chiếc xuống tới Suối Tiên để quan sát.
Chỉ trong vòng nửa tiếng, phóng viên Thanh Niên Online đã phát hiện thấy 8 trường hợp cán đinh và họ phải vã mồ hôi dẫn xe lội bộ quãng đường dài lê thê để tìm chỗ vá.
Cụ thể là 1 trường hợp ở chân cầu Rạch Chiếc nhờ tới dịch vụ vá xe lưu động, 1 trường hợp từ Suối Tiên ngược về Trạm 2, 2 trường hợp ở ngay tại cầu vượt Trạm 2, và đặc biệt là có tới 4 trường hợp cán đinh liên tiếp ở gần ngã ba Khu công nghệ cao.
Đó là chưa kể những trường hợp đang ngồi đợi vá xe trong các tiệm nhỏ ven đường cùng lúc đó.
Khi được hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy giữa mốc 18 giờ, ông H. nói ngay: “Dưới chân cầu vượt Trạm 2 có chốt vá xe của đội xung kích chống rải đinh Q.9. Cứ đến khoảng 18 giờ mỗi ngày chốt này đóng cửa đi về thì bọn xấu tung quân ra đi “ăn đêm” rồi người đi đường cán đinh liên tục”.
Cung đường “dẫn xe đi bộ”
Bám theo hỏi chuyện anh Nam, một nạn nhân cán đinh vừa vá xe xong ở dịch vụ vá xe lưu động, chúng tôi được biết anh Nam vừa tốn 100.000 đồng để thay ruột xe do cán phải đinh “ách rô”.
“Mình phải đẩy xe đi qua khỏi cầu Rạch Chiếc mới vá được”, anh Nam vừa nói vừa nheo nheo mắt vì mồ hôi nhễ nhại trên trán chảy xuống ròng ròng, lưng áo ướt đẫm...
Bên kia đường, trước trạm xe buýt gần ngã ba Khu công nghệ cao, chị Loan cũng đang đánh vật với chiếc xe máy nặng trịch vì bánh sau không còn một chút hơi. Do quá mệt mỏi và không biết phải làm sao ở giữa đường xa lộ chỉ toàn những dòng xe ào ào qua lại với khói bụi, chị Loan đành gọi điện thoại cầu cứu người nhà.

 
Chị Loan đang đánh vật với chiếc xe nặng trịch vì bánh sau xẹp lép - Ảnh: Trí Quang (chụp tối 13.9)

“Gần đây có tiệm sửa xe nhưng tui sợ “chém” quá không dám vào. Có lần xe bị xẹp lốp vào vá xong thì lại hư thêm cái khác, lại tốn thêm tiền. Sợ lắm nên kêu ông xã ra cho chắc”, chị Loan than thở.
10 phút sau khi xe chị Loan cán đinh, có 3 trường hợp khác cũng lần lượt dắt xe đi bộ do dính “bẫy đinh” ở khu vực ngã ba Khu công nghệ cao. Theo chúng tôi quan sát, ở gần khu vực này có 2 tiệm sửa xe, nằm khuất sâu bên trong so với đường lộ.
Lúc 19 giờ ngày 13.9, trên tuyến xa lộ Đại Hàn, đoạn từ ngã ba Đại cương khu ĐH Quốc gia TP.HCM đến ĐH Nông Lâm, một nữ sinh viên cũng dắt bộ chiếc xe máy đã bị banh vỏ sau do cán miếng thép lớn.
“Vào tiệm thay cả vỏ và ruột xe hết gần 200.000 đồng. Xui quá! Mình mới mượn xe nhỏ bạn đi công chuyện mà vừa chạy ra đường lại bị cán đinh”, Tường Anh, sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM rầu rĩ kể.

 
Đoạn đường từ cầu vượt Trạm 2 tới trạm xe buýt Suối Tiên (được tô màu tím) thường bị rải đinh - Ảnh: Trí Quang

Tường Anh than, chuyện sinh viên làng ĐH đi xe cán đinh xảy ra như cơm bữa, nhưng khổ nhất là bị các tiệm sửa, vá xe "chặt chém" rồi luộc phụ tùng xe.

Đoạn từ ngã ba Đại cương đến ngã ba ĐH Nông Lâm chỉ dài khoảng 200m nhưng có đến hơn chục tiệm sửa, vá vỏ xe ô tô và xe máy hai bên đường.
Sau 18 giờ mỗi ngày, các đoạn đường xa lộ Đại Hàn, và từ cầu Rạch Chiếc xuống Suối Tiên trở thành cung “đường dẫn xe đi bộ”.
Khi nhìn các nạn nhân hì hục dắt xe dưới ánh đèn đêm, bất chợt thấy họ quá cô độc. Cô độc trước sự bủa vây của "bẫy đinh", trước những điểm sửa xe cắt cổ và cả những rủi ro, tai nạn nguy hiểm không thể lường trước do cán đinh. (còn tiếp)
Đem theo đồ nghề để tự vá xe mỗi ngày
Trong khi thực hiện bài viết này, chúng tôi bắt gặp Nguyễn Chí Thiện (24 tuổi) ở tỉnh Bình Dương đang hì hục vá xe bên đường, ngay dưới chân cầu Rạch Chiếc lúc 19 giờ tối 13.9.
Ngày nào Thiện cũng phải vá xe như vậy khi đi qua đoạn đường từ khu vực Suối Tiên (quận 9) về hướng cầu Rạch Chiếc.
“Do ngày nào mình cũng bị cán đinh xẹp lốp giữa đường. Khi dẫn vào tiệm vá xe dọc đường thì bị “chém” đến 40.000 đồng/lỗ nên mình tự đem đồ nghề để vá luôn cho khỏe, đỡ tốn tiền. Mình cũng có học qua nghề vá, sửa xe cơ bản mà”, Thiện đưa tay gạt mồ hôi ròng ròng trên trán rồi nói.
 
Ngày nào Thiện cũng mang theo túi đồ nghề vá xe theo khi đi làm để tự xử lý sự cố cán đinh - Ảnh: Trí Quang

Thiện cho hay có nhiều lúc xe cán đinh hình “ách rô”, phá hỏng cả ruột xe nên lúc nào cũng phải đem theo ruột dự phòng. “Bây giờ tụi nó toàn rải đinh “ách rô”, chơi ác thiệt. Xe mà cán đinh này thì chỉ có thể thay ruột mới chứ vá không được vì nó phá ruột xe dữ lắm. Rất may là mình chưa bị té xe do cán đinh lần nào”, Thiện bức xúc cho biết sau khi vá xong lỗ thủng khá lớn trên ruột xe.
“Ban ngày đi qua đoạn này không sao nhưng cứ đêm xuống là xe cán đinh. Thậm chí có ngày cán liên tiếp 3 lần. Mình mà không đem theo đồ nghề để vá thì tiền lương cả tháng cũng không đủ để vá xe, thay ruột”, Thiện nói.
Trí Quang
-


-"Đinh tặc" hoành hành đến bao giờ? - Bài 1: Những con đường "bẫy đinh"
-

TLQ: -

- Sài Gòn “Đinh tặc” lại bùng phát (TT). - Đưa xe hút đinh vào hoạt đông 
- ‘Đinh tặc’ tấn công cả xe tải (VNE).
- Hạn chế phương tiện cá nhân tại các thành phố lớn: Phải phá “cái khó” để lộ “cái khôn” (LĐ).
– Tai nạn giao thông: Buông lỏng quản lý – trách nhiệm này là của chung?  (LĐ). “Tính trong 8 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 7.463 vụ TNGT, làm 6.358 người chết và 5.846 người bị thương.”

- Hiện trường tai nạn giao thông: Khám nghiệm qua loa, xử lý bế tắc (TT).
 -Côn đồ hoành hành - sao chưa xử lý?!
-
-Bị vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em
picture(NLĐO) - Nghe tin xuất hiện đối tượng bắt cóc trẻ em, hàng trăm người dân xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch - Quảng Bình đã bao vây, rượt đuổi đánh thanh niên lạ mặt này.

- Hàng trăm người dân đứng… nhìn “hiệp sĩ” bắt trộm (Dân trí).


-- Vụ án mạng đau lòng đối với trẻ em ở Thanh Hoá: Vì quả ổi, đổi mạng người (07/09/2011)

- Hà Nội: Kiểm tra xử lý chất thải tại các bệnh viện (CAND).
- Bài toán quá tải bệnh viện: Giải mãi không thấy đáp số (VNN). – Lại đòi tăng viện phí (NLĐ).  – Giá viện phí được điều chỉnh ngay từ năm nay (SGTT).  Ì ạch bệnh viện cửa ngõ (SGGP)
- Phòng dịch tay chân miệng: Còn chủ quan (SGTT).
 -- Nhiều người nhập viện vì bệnh “lạ” “với biểu hiện miệng lở loét, lòng bàn tay, bàn chân nổi lên các lớp vảy da dày giống vết bỏng… Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị men gan cao, thiếu máu, suy thận” (NLĐ).

Tổng số lượt xem trang