Truong Huy San
EM VỢ THỦ TƯỚNG & "SIÊU LỪA" DƯƠNG THANH CƯỜNG
Huy Đức
Vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm - em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - là "mắt xích" quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Thế nhưng, khi tường thuật phiên tòa diễn từ 22-10-2015 và kéo dài suốt tuần, các nhà báo (lại) đều làm như không nhìn thấy "cặp voi này trong phòng khách".
Không một lần, cái tên Trần Quốc Liêm và vợ ông, Trần Hoa Mai, xuất hiện trong các bài tường thuật. Vụ án, vốn được xếp trong "tám Đại án tham nhũng", nếu vẫn được tuyên vào thứ Tư, 4-11-2015, sẽ đi qua như một vụ hình sự thường.
Dương Thanh Cường, sinh năm 1965, vào giữa thập niên 1990 đã từng đối diện án tử hình với 5 tội danh trong đó có tội lừa đảo và đưa hối lộ; sau đó được giảm xuống chung thân rồi 20 năm. Cường ở tù tới năm 2005 thì được tha.
Năm 2007, nhờ mối quan hệ này và trên cơ sở 5 ha đất của ông bà Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Cường lập dự án "cao ốc căn hộ và khu biệt thự vườn Thanh Phát". Ngoài việc "chuyển nhượng" đất cho Dương Thanh Cường, bà Trần Hoa Mai còn nhận đứng ra "mua gom đất đai" cho Cường làm dự án.
Theo lời khai ban đầu của Cường, anh ta có nhờ tướng Trần Quốc Liêm "trao đổi với ông Nguyễn Thế Bình, Tổng giám đốc Agribank" để ngân hàng cho Cường vay tiền. Cho dù khi bị tạm giam, Cường đã "rút lại lời khai" này, nhưng các diễn tiến của vụ án cho thấy, trong lịch sử làm ăn rất "liều" của mình, nếu không có sức ép đủ lớn, chưa bao giờ Agribank "giải ngân" theo kiểu "ném tiền" như thế.
Chỉ với 23 "sổ đỏ" đất nông nghiệp, "Dự án" chưa hề có một "bút phê" nào của cấp có thẩm quyền, vậy mà Dương Thanh Cường "xin vay 700 tỷ đồng", Agribank "duyệt ngay cho vay 700 tỷ đồng". Và, chỉ trong một thời gian mấy tháng, Agribank đã giải ngân 628 tỷ đồng cho dù "dự án" của Cường không hề có bất cứ dấu hiệu nào khởi động.
Theo Cáo trạng (liệt kê), có tới 566 tỷ đồng (một con số khác là 386,36 tỷ đồng - trong số 628 tỷ đồng này) ngân hàng Agribank chuyển cho Cường thông qua tài khoản cá nhân của bà Trần Hoa Mai.
"Giải ngân" xong, Agribank liền cho Cường "mượn" những cuốn "sổ đỏ" đang được thế chấp này đi làm thủ tục sang tên. Trưởng phòng tín dụng Agribank, chi nhánh 6, Hồ Văn Long khai, lẽ ra Agribank phải cử cán bộ "áp tải" những cuốn sổ đỏ này đến cơ quan chức năng, nhưng Long tin lời Dương Thanh Cường, "nếu để Cường trực tiếp cùng bà Trần Hoa Mai và ông Trần Quốc Liêm đi làm sẽ nhanh hơn".
Cường mang khối tài sản đã thế chấp này đi gặp ông Trầm Bê, ông Trầm Bê cho vay tiếp 1.500 lượng vàng (từ ngân hàng Phương Nam - chúng ta còn có cơ hội "gặp" lại ông Trầm Bê khi nói về gia đình này).
Những hành động tiếp tay khá đắc lực cho Dương Thanh Cường lừa đảo đã không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Các cơ quan tố tụng cho rằng, mối quan hệ giữa vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm và Cường là "quan hệ dân sự".
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao vừa đặt vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam. Tham khảo án lệ trong trường hợp này không có ví dụ nào tốt hơn là đối chiếu với hợp đồng chuyển nhượng đất giữa công ty Bình Giã và Tamexco hồi 1994.
Ông Trần Quang Vinh, chủ công ty Bình Giã, vì bán đất cho Tamexco và sau đó số đất này được "định giá cao lên" để Tamexco đi thế chấp mà cả ông, ông giám đốc Tamexco và ông trưởng phòng công chứng Vũng Tàu đều bị tử hình.
Hội đồng thẩm định giá TP HCM định giá "23 sổ đỏ của Cường" chỉ tương đương 126 tỷ đồng - giá tại thời điểm thế chấp - vậy mà Agribank vẫn cho vay 628 tỷ. Và, chỉ riêng 5 hecta của vợ chồng thiếu tướng Trần Quốc Liêm, đã "bán" được cho Dương Thanh Cường 347,9 tỷ đồng (giá 7 triệu đồng/m2 đất ruộng). Vợ chồng ông Liêm bà Mai đã nhận 171,2 tỷ đồng (119 tỷ chuyển khoản; 52,2 tỷ do Cường nhiều lần mang tới tận nhà).
So sánh vụ này với Tamexco là xúc phạm vong linh các bị án trong vụ Tamexco, đặc biệt là xúc phạm ông Trần Quang Vinh. Ông Vinh là một nhà doanh nghiệp nghiêm túc. Ông đã bỏ ra rất nhiều tiền để làm "cơ sở hạ tầng đổi đất", góp phần làm thay đổi bộ mặt Bãi Trước Vũng Tàu. Cho đến khi ông bị hành quyết, Chính quyền Vũng Tàu vẫn còn nợ ông Trần Quang Vinh 17 tỷ.
Khoản tiền "thất thoát" trong vụ án Dương Thanh Cường chủ yếu nằm ở "Dự án Thanh Phát". Một "Dự án ma" - có sự tham gia rất trực tiếp của ông bà Trần Quốc Liêm, Trần Hoa Mai - đã giúp Cường chiếm đoạt của Agribank 966 tỷ đồng (con số thiệt hại trên thực tế theo luật sư Trương Thị Hòa là 1.500 tỷ đồng). Vậy nhưng, trong mấy ngày xử án vừa qua, cho dù được các luật sư yêu cầu, Tòa cũng không triệu tập ông bà Liêm - Mai.
Đất nông nghiệp, chưa được chuyển mục đích sử dụng, không được chấp thuận làm dự án, được mua bán với giá 7 triệu/m2, có thể coi là một "giao dịch dân sự ngay tình" không.
Nếu đã xác định khoản tiền 171,2 tỷ đồng mà Dương Thanh Cường trả cho vợ chồng tướng Trần Quốc Liêm được lấy từ Agribank thì nên coi đó là những đồng tiền "do Cường phạm tội mà có" chứ không thể coi đó là tiền của Cường để xác nhận thương vụ này là bình thường.
Có một câu hỏi mà các "đồng chí trong Đảng" của ông Liêm cũng cần đối chiếu với Nghị quyết TW 4 để đặt ra là, khối tài sản khổng lồ mà tướng công an Trần Quốc Liêm có, liệu đã được kê khai trung thực.
Không phải tự nhiên mà vài bị cáo từ Agribank đã "đấm ngực" trước tòa. Những cán bộ ngân hàng ấy, nếu không có sức ép như các lời khai ban đầu, liệu họ có dám giải ngân một khoản tiền khổng lồ cho một người có nhân thân như Dương Thanh Cường với các điều kiện thế chấp vu vơ như thế.
Tòa án nhân dân TP HCM nên hoãn tuyên án; trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra lại từ đầu như đề nghị của một số luật sư. Và, theo tinh thần mà các vị đại biểu đang đề nghị ở Quốc hội: Với những vụ án liên quan đến những người quyền lực như thế này, nên trao cho một cơ quan điều tra đủ quyền độc lập.
Ông Trần Quốc Liêm không những là em của bà Trần Thanh Kiệm - phu nhân đương kim Thủ tướng - mà còn đang là một viên tướng quyền thế.
Năm 2010, Công an TP HCM (PC46) đã phát hiện, điều tra vụ án này và đã lên kế hoạch bắt "siêu lừa Dương Thanh Cường". Thiếu tướng Phan Anh Minh đích thân chỉ đạo. Nhưng ông Minh - một người được tiếng cương trực - cũng đã không vượt qua được những áp lực. Phải mất hơn hai năm sau, Cơ quan cảnh sát điều tra C48 của Bộ mới khởi tố được một vụ án "lừa đảo hai năm rõ mười".
Nếu phiên tòa xử "đại án tham nhũng" này khép lại vào thứ Tư, 4-11-2015. Và báo chí vẫn vờ như không có hai cái tên Trần Quốc Liêm - Trần Hoa Mai. Thì, cho dù Nghị quyết "Bốn, Năm" của TW có lấy chức Trưởng ban chống tham nhũng ra khỏi tay Thủ tướng. Trưởng ban chống tham nhũng mới, có vẻ như, vẫn chưa nắm được "thượng phương bảo kiếm".
-Vụ tham nhũng ở Agribank
Thất thoát ngàn tỉ, coi như không!
22/10/2015 23:00
Làm thất thoát hơn 966 tỉ đồng nhưng nhiều bị cáo cho rằng mình chỉ sai sót trong công tác, làm theo lệnh chứ không cố ý vi phạm pháp luật
Ngày 22-10, TAND TP HCM đã mở phiên tòa xét xử vụ án tham nhũng gây thiệt hại hơn 966 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh 6. Đây là một trong 8 vụ án được Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng chỉ đạo đưa ra xét xử.
Thế chấp “chồng” thế chấp
Ra hầu tòa gồm 11 bị cáo. Trong đó, Hồ Đăng Trung (nguyên giám đốc), Hồ Văn Long (nguyên trưởng phòng tín dụng) và Trương Quốc Bảo, Trương Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Quốc Thụy (nguyên nhân viên Agribank Chi nhánh 6) cùng bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Bị cáo Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Bình Phát) bị truy tố về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Thái Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tấn Phát) bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Lê Sơn Hùng và Phạm Hoàng Thọ (đều nguyên là Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Xây dựng - Thương mại Thanh Phát) ra tòa vì tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Ngoài ra, bị cáo Lê Thành Công (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương) bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Đỗ Trọng Nhân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo cáo trạng, Công ty Đông Phương và Công ty Phương Nam hợp tác kinh doanh, xây dựng trung tâm thương mại, dịch vụ và chung cư cao tầng. Từ năm 2007 - 2010, Lê Thành Công, Dương Thanh Cường, Thái Cường và đồng phạm đã lợi dụng việc thi công dự án để thực hiện nhiều hành vi gian dối hòng trục lợi. Thanh Cường chỉ đạo Thái Cường lập hồ sơ vay 170 tỉ đồng, Lê Văn Tuấn vay 628 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6. Tài sản thế chấp là một số giấy tờ bất động sản.
Các bị cáo tại phiên xét xử ngày 22-10 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Với lý do làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu, Thanh Cường và đồng bọn mượn lại ngân hàng số giấy tờ nêu trên. Dù mới trả hơn 107 tỉ đồng cho Agribank Chi nhánh 6 nhưng Thanh Cường vẫn tiếp tục dùng những giấy tờ này thế chấp vay tiền rồi gán nợ cho Ngân hàng Phương Nam.
Giữ chức vụ trưởng Phòng Tín dụng Agribank Chi nhánh 6, Hồ Văn Long đề xuất Hồ Đăng Trung cho Công ty Tấn Phát vay 170 tỉ đồng, Công ty Thanh Phát vay 628 tỉ đồng trong khi dự án chưa được phê duyệt; không đề xuất nâng quyền phán quyết cho vay; tự ý cho vay vượt quyền phán quyết; ký hợp đồng thế chấp tài sản là tài sản không được phép thế chấp... Long còn chỉ đạo cấp dưới làm ngơ sai phạm trong quá trình làm hồ sơ vay vốn. Nhờ vậy, Dương Thanh Cường có cơ hội mượn lại tài sản thế chấp.
Tại tòa, hầu hết các bị cáo, kể cả Hồ Đăng Trung, đều cho rằng bản thân chỉ thiếu trách nhiệm trong quá trình công tác chứ không cố ý thực hiện hành vi trái pháp luật như cáo trạng nêu.
Giám đốc thuê nhắm mắt ký liều
Nhằm phục vụ mục đích chiếm đoạt tài sản, Dương Thanh Cường thành lập một số doanh nghiệp (Công ty Tấn Phát, Thanh Phát…) và thuê người làm giám đốc để vay vốn ngân hàng. Thiếu hiểu biết, ham việc nhàn hạ, lương cao, không ít người sa vào vòng lao lý.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Thái Cường, người được Thanh Cường thuê làm giám đốc, khai lúc giữ chức vụ này tại Công ty Tấn Phát đã trực tiếp ký hợp đồng tín dụng, thế chấp tài sản vay 170 tỉ đồng của Agribank Chi nhánh 6. Làm xong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, Thái Cường không trả lại giấy tờ cho ngân hàng mà giao lại cho Thanh Cường để tiếp tục mang đi thế chấp tại Ngân hàng Phương Nam. Vì do được thuê làm giám đốc nên Thái Cường hoàn toàn không biết chuyện cấp trên mang giấy tờ đi thế chấp cho ngân hàng khác.
“Bị cáo mới học hết lớp 2 nên anh Thanh Cường nói gì thì làm theo vậy chứ không biết gì. Cấp trên đưa giấy tờ gì thì bị cáo ký giấy tờ đó. Mắt kém, chữ nghĩa ít nên bị cáo xem cũng không hiểu gì. Bị cáo biết việc không trả giấy tờ đất cho ngân hàng là sai” - Thái Cường thành thật. Trước khi bị đuổi việc, Thái Cường được trả lương 8 triệu đồng/tháng.
Tại cơ quan điều tra, Lê Văn Tuấn cũng thừa nhận nhận mình chỉ là giám đốc “bù nhìn”, được Thanh Cường thuê về khi mở Công ty Thanh Phát.
Chủ tọa phiên tòa cho biết phiên tòa sẽ kéo dài từ nay đến khi kết thúc phần tranh luận, không xác định ngày tuyên án.
Muốn vay tiền phải mua đất của ông Trầm Bê?
Tại tòa, bị cáo Dương Thanh Cường nhiều lần nhắc đến “đại gia” Trầm Bê. Thanh Cường khai có gặp ông Trầm Bê đặt vấn đề vay tiền ở Ngân hàng Phương Nam.
Thời điểm đó, do khó khăn tài chính nên Thanh Cường tìm đối tác bán lại dự án. Ông Trầm Bê ra điều kiện sẽ cho đối tác của Thanh Cường vay tiền để mua lại dự án nếu Thanh Cường mua lại 38 ha đất của một dự án khác.
-Bắt nguyên Phó TGĐ ngân hàng Agribank-(PetroTimes) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Kiều Trọng Tuyến - nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). Ông này bị khởi tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trụ sở chính ngân hàng Agribank.
Vào thời điểm cuối năm 2013, Ủy ban kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận kiểm tra về việc Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) thiếu kiểm tra trong quản lý, lãnh đạo, để xảy ra một số vi phạm trong hoạt động tín dụng và bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các ông Đỗ Tất Ngọc - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị, ông Nguyễn Thế Bình nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Agribank.
Nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Agribank và các ông Nguyễn Ngọc Bảo, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Kiều Trọng Tuyến, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Phó tổng giám đốc Agribank.
Trước đó, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã bắt Phạm Thanh Tân nguyên Tổng giám đốc ngân hàng Agribank với tội danh Thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện chưa có tin nào cho biết chính xác thời gian ông Phạm Thanh Tân bị bắt
-Bí ẩn vụ bắt cựu tổng giám đốc Agribank
Ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), bị cơ quan điều tra bắt giữ và khởi tố về tội "thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," theo báo trong nước.
Thông báo được Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang công bố tại Hội nghị ở Hà Nội ngày 23/1 về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Các bài liên quan
Phản ứng về vụ bắt Bầu Kiên
Vụ bắt Bầu Kiên là 'vấn đề nhạy cảm'
Tổng giám đốc ACB bị bắt
Việc bắt ông Phạm Thanh Tân là một điều bất ngờ, trong khi Bộ trưởng Công an không cho biết ông Tân bị bắt khi nào.
Ông Phạm Thanh Tân rời ghế Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Agribank tháng Bảy năm 2011 và chuyển về Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ông Phạm Thanh Tân ra, Bộ trưởng Trần Đại Quang còn cho biết ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí cũng đã bị bắt vì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Do 'trách nhiệm điều hành'?
"Trong những sai phạm của cấp dưới, với tư cách là người điều hành cao nhất, ông Tân đã không thể hiện được trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của mình"
PetroTimes
Báo Petrotimes, trong bài đăng ngày 23/1 lý giải việc ông Phạm Thanh Tân bị khởi tố là vì "những hành vi liên quan đến trách nhiêm điều hành công việc của ông."
"Trong thời gian ông Tân làm "tư lệnh", Agribank đã từ một trong những ngân hàng có vị thế lớn nhất và mạng lưới trải rộng nhất ở Việt Nam đã trở nên yếu thế trên thị trường tài chính - ngân hàng," tờ báo này viết.
Cũng theo Petrotimes, tính đến hết ngày 30/6 năm ngoái, Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước:
"Theo số liệu của các tổ chức tín dụng báo cáo lên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Agribank chiếm 6,14%. Đây là một trong những hậu quả do quãng thời gian điều hành yếu kém của ông Tân."
"Trước ông Tân, đã có hàng loạt các cán bộ của Agribank cùng bị khởi tố, bắt tạm giam. Trong những sai phạm của cấp dưới, với tư cách là người điều hành cao nhất, ông Tân đã không thể hiện được trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống, quản lý cán bộ của mình."
Tờ báo dẫn ra một vài ví dụ sai phạm khiến "gần chục cán bộ (Agribank) rơi vào vòng lao lý" trong năm 2012 như trường hợp ông Tuấn Anh, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Công ty vàng Agribank Hà Đông chỉ đạo cấp dưới lập hợp đồng nhận giữ vàng của người gửi rồi sử dụng vào mục đích cá nhân.
Một trường hợp khác cũng được trích dẫn là của ông Đỗ Đức Hưng, nguyên giám đốc chi nhánh Hồng Hà, thuộc ngân hàng Agribank, người mà Petrotimes nói "đã lợi dụng quyền hạn ký 8 bảo lãnh thanh toán không có hồ sơ, không hạch toán, không thu phí bảo lãnh cho một số công ty, với tổng số tiền hơn 345 tỷ đồng."
Cả ông Tuấn Anh và ông Đỗ Đức Hưng đều bị bắt vào năm ngoái, cùng với nhiều cựu lãnh đạo khác của Agribank.
PetroTimes không giải thích nguồn tin nói trên là từ đâu.
Tờ báo này hồi năm ngoái cũng đã đưa ra cáo buộc khuất tất trong kinh doanh của đại biểu Quốc hội, ông Đặng Thành Tâm với bài viết "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỷ đi đâu?".
Bài viết sau đó bị gỡ xuống và một chi tiết liên quan Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) trong bài báo của PetroTimes ngay lập tức cũng đã bị chính công ty chứng khoán này bác bỏ.
Petrotimes đã phải xin lỗi Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn với lý do đã có "lỗi trong quá trình nhập dữ liệu".-
- Bắt trưởng phòng NN-PTNT bán rừng rẻ hơn củi (NLĐ). – Bán rẻ 260 ha rừng, Trưởng phòng Nông nghiệp bị bắt(VNE).
Đã khởi tố, bắt giam nguyên Tổng giám đốc Agribank
Trước đó, vào tháng 7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho ông Phạm Thanh Tân thôi giữ chức Ủy viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc AgribankBáo cáo tại hội nghị triển khai thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng và nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, sáng 23/1, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh giá công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm về kinh tế, tham nhũng đã đạt kết quả cao, phát hiện và xử lý 1.518 vụ.
Đặc biệt, đã khởi tố, bắt giam ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đã khởi tố, bắt giam ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (Falcon) về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, vào tháng 7/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định cho ông Phạm Thanh Tân thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Agribank để giữ hàm vụ trưởng, nhận công tác tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước.
Cũng tại hội nghị này, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết đến tháng 3/2013, các nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập, về trách nhiệm giải trình của cán bộ công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và việc thực hiện quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động sẽ được trình Chính phủ.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, dự thảo một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng đã hoàn thành và được trình Chính phủ trong quý 1/2013.
Sớm hơn, vào tháng 2/2013, nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng chống tham nhũng sẽ được trình Chính phủ xem xét.
Liên quan đến sự thay đổi về mô hình tổ chức Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương, ông Thanh cho hay, “hiện tại Thanh tra Chính phủ chưa nhận thấy vấn đề gì vướng mắc trong công tác phối hợp, xử lý hành vi tham nhũng”.
Theo VnEconomy
- Khách ‘vây’ đòi 30 tỷ đồng, Agribank đề nghị chờ tòa án (VnEx). Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) cho biết chưa thể trả tiền cho những người gửi đã bị lừa đảo bởi tòa án chưa ra phán quyết cuối cùng. Tuy nhiên, ngân hàng cam kết giải quyết thỏa đáng quyền lợi khách hàng theo đúng pháp luật.
Ngày 22/9, nhiều người dân đã kéo đến Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh Hùng Vương (số 131 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TP HCM) giương băng rôn để đòi tiền đã gửi tại đây.
Trao đổi với VnExpress.net, một người đến đây đòi tiền Agribank cho biết, khoảng cuối năm 2009, ông Phạm Khắc Đại Điền, nguyên Giám đốc Phòng giao dịch Thanh niên Agribank chi nhánh Hùng Vương có đến gặp vợ chồng bà. Ông này nói rằng, bà Bùi Thị Kiên Hà, Giám đốc Công ty Đại Việt Bảo đang có dự án với đối tác và cần chứng minh nguồn lực tài chính. Ông Điền đề nghị vợ chồng bà cùng mở tài khoản chung với bà Hà để gửi tiền vào đó, với cam kết không cho phép ai được rút tiền, sử dụng vào mục đích khác.
"Vợ chồng tôi đã nộp vào tài khoản đó 17 tỷ đồng, ngoài ra còn có 3 người khác. Sau đó các bên cùng làm cam kết 'Đề nghị ngân hàng không cho phép ai được rút sử dụng tiền vào mục đích khác' và có chữ ký xác nhận của ông Điền", bà này nói. Tuy nhiên, sau đó dù không được sự đồng ý, không có chữ ký của các đồng chủ tài khoản nhưng bà Hà vẫn rút được 30 tỷ đồng ra để sử dụng cá nhân và không có khả năng chi trả.
Khách hàng kéo đến Agribank chi nhánh Hùng Vương đòi tiền. Ảnh: C.Q |
Một nạn nhân của vụ lừa đảo đến "vây" chi nhánh Agribank Hùng Vương cho biết, đây không phải là lần đầu họ kéo đến đây để đòi tiền. "Chúng tôi đã đến rất nhiều lần nhưng đều không được giải quyết. Lúc đầu, họ yêu cầu chờ kết quả điều tra của công an TP HCM. Khi có kết quả điều tra, họ lại cho rằng chờ kết quả phán xét của tòa án. Cách đây mấy tháng, chúng tôi đã nộp đơn lên tòa án để khởi kiện nhà băng này", bà nói.
Nguồn tin từ Agribank xác nhận có chuyện khách hàng tới đòi tiền. Cũng theo Agribank, ngày 02/11/2010, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TP HCM đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Bùi Thị Kiên Hà về hành vi lừa đảo chiếm đoạt 30 tỷ đồng của 4 khách hàng tại Phòng giao dịch Thanh niên Agribank chi nhánh Hùng Vương. Còn ngày 14/12/2010, ông Phạm Khắc Đại Điền - Giám đốc chi nhánh Hùng Vương cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam với tội danh tương tự.
Trong văn bản gửi các cơ quan báo chí vào cuối giờ chiều nay, Agribank cũng thừa nhận các lỗi dẫn đến vụ lừa đảo 30 tỷ đồng với một số khách hàng. Tuy nhiên, ông Đặng Văn Quang - Phó tổng giám đốc Agribank cho biết: vụ việc đang được xử lý trong vụ án hình sự, hiện đã có kết luận điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra và đang ở giai đoạn chuẩn bị xét xử của tòa án có thẩm quyền, chưa có bản án.
Vì vậy, Agribank chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, ngân hàng này cam kết sẽ thực hiện đầy đủ, đúng các nghĩa vụ của mình khi có bản án chính thức.
Lệ Thanh
- Đột nhập mạng ngân hàng chuyển “khống” hàng tỉ đồng (TN).-Khách hàng kéo đến chi nhánh ngân hàng Agribank đòi tiền(Dân trí) - Gửi tiền vào ngân hàng nhưng bị “sếp” chi nhánh ngân hàng cấu kết với một giám đốc doanh nghiệp đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Không lấy được tiền đã gửi, người dân tiếp tục kéo đến trước trụ sở chi nhanh ngân hàng.
Sự việc trên xảy ra vào ngày 22/9 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank chi nhánh Hùng Vương (số 131 Kinh Dương Vương, P.12, Q.6, TPHCM).
Vào thời điểm này, dù trời mưa khá to nhưng những nạn nhân vẫn kiên nhẫn đội mưa mang băng rôn căng trước chi nhánh ngân hàng nên gây sự chú ý của rất nhiều người đi đường. Nguyên nhân sự việc là do người dân gửi vốn vào ngân hàng nhưng bị chiếm đoạt luôn. Sự việc kéo dài hơn 2 năm nhưng vẫn không được giải quyết nên người dân tiếp tục bao vây ngân hàng để đòi tiền.
Theo kết luận điều tra của công an TPHCM, sự việc bắt đầu từ việc bà Bùi Thị Kiên Hà, Giám đốc Công ty Đại Việt Bảo dù không có vốn nhưng vẫn lập công ty, ký hợp đồng mua sắt, nhập khẩu phân bón… Để có tiền, Hà đã móc nối với ông Phạm Khắc Đại Điền, nguyên Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Hùng Vương (Q.6, TPHCM) thỏa thuận về việc giúp Hà không phong tỏa tài sản tiền gửi đồng sở hữu của Hà và khách hàng khi khách hàng cho vay để Hà có thể rút ra sử dụng. Được sự trợ giúp của Điền, Hà tiến hành huy động vốn vào tài khoản tại Ngân hàng Agribank.
Hà hứa với bốn khách hàng là vay ngắn hạn, trả lãi cao, chỉ dùng xác nhận duy trì số dư tài khoản của công ty để thực hiện hợp đồng mà không rút sử dụng vốn, có sự bảo lãnh phong tỏa của ngân hàng để khách hàng tin tưởng cho vay. Bằng thủ đoạn này, với sự giúp sức của Điền, Hà đã chiếm đoạn 29,91 tỉ đồng. Trong đó, khoản tiền của ông Nguyễn Văn Long và ông Đào Đức Hoạt được ký gửi tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương là 17 tỉ đồng. Hà còn dùng thủ đoạn tương tự chiếm đoạt tiền của 2 người khác là ông Hoàng Như Luận (8 tỉ đồng) và bà Lê Thị Thảo (5 tỉ đồng).
Các khách hàng là nạn nhân của vụ án "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản" căng băng rôn trước trụ sở chi nhánh ngân hàng sáng 22/9
Kết luận điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Công an TPHCM nêu rõ: “Bà Hà có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bốn cá nhân. Các khoản tiền này đã được ông Điền đại diện cho ngân hàng Agribank ký, đóng dấu bảo lãnh phong tỏa. Vì vậy trách nhiệm bồi thường dân sự thuộc về Ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương”. Trước những sai phạm trên, ông Điền và bà Hà đã bị bắt tạm giam từ cuối năm 2010. Sự việc đã diễn ra gần 2 năm nhưng đến nay chi nhánh ngân hàng này vẫn chưa giải quyết cho người dân. Nạn nhân Đào Đức Hoạt bức xúc: “Số tiền dùng để cho bà Hà vay, gia đình tôi đã phải đi huy động từ bạn bè, người thân. Nay mỗi tháng phải trả lãi cho người ta hàng trăm triệu đồng. Để có tiền đi lại từ TPHCM ra Hà Nội đòi tiền chính đáng của mình, tôi đã phải bán một số tài sản, bán đất…”.
Trong một thư trả lời ông Hoạt, ông Phạm Thanh Tân, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank cho hay, về phía ngân hàng Agribank chi nhánh Hùng Vương cũng có một phần lỗi, nhưng việc xem xét, đánh giá mức độ lỗi thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng. Trong văn bản trả lời khách hàng, ông Tân còn cho biết đây là vụ việc có tính chất phức tạp do có giai đoạn trung gian, ngay khi có kết quả xử lý chính thức của cơ quan cảnh sát điều tra, ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến nay đã hơn 3 tháng từ ngày Công an TPHCM ra kết luận điều tra, ngân hàng Agribank vẫn làm ngơ trong việc trả lại tiền.
Sáng 22/9, khi ghi nhận sự việc, chúng tôi đã đến chi nhánh ngân hàng Agribank Hùng Vương đề nghị gặp lãnh đạo chi nhánh để tìm hiểu thông tin. Sau khi kiểm tra giấy tờ, thẻ nhà báo của các phóng viên, nhân viên ngân hàng này bảo đợi một chút. Tuy nhiên, đợi mãi cũng không có ai giải quyết. Khi hỏi lại thì nhân viên này cho biết lãnh đạo đang bận và mời các phóng viên làm việc vào dịp sau.
Công Quang
-Khách hàng kéo đến chi nhánh ngân hàng Agribank đòi tiền--------
-Cán bộ ngân hàng lừa tiền tỷ danviet -(Dân Việt) - Mỗi ngày có hàng chục hộ dân kéo đến chầu chực trước chung cư Tân Phúc (phường Vinh Tân, TP.Vinh, Nghệ An) để đòi nợ Nguyễn Trọng Hưng - cán bộ phòng Hành chính, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Nghệ An.
-- Dòng tiền ‘đội nón ra đi’, nhà băng lúng túng (VEF). – Hàng ngàn tỷ rút khỏi ngân hàng đi đâu? (TP). – Lãi suất cho vay giảm tới đâu? (SGTT).
--Lừa 81 tỉ đồng, nguyên giám đốc lãnh án chung thân