Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Cái chết của một cựu quân nhân trong nhà tù ở Việt nam gây lo ngại

Ông Trương Văn Sương Trương Văn Sương (Nguồn: Quỹ TNLT)
-Nhiều câu hỏi xung quanh cái chết của ông Trương Văn Sương 2011-09-17
Tại Việt Nam trong thời gian qua, ngày càng có nhiều tù nhân chính trị bị lâm cảnh tù đày khắc nghiệt dài lâu hay bị cưỡng bức trở lại vòng lao lý – như trường hợp gần đây nhất của người tù thế kỷ Trương Văn Sương – mà phải tử vong.
- Cái chết oan ức của ông Trương Văn Sương – (RFA).

- Mạn bàn về việc nên loại bỏ tư tưởng chống Cộng cực đoan (Lê Nguyên Hồng).
—-Cái chết của một cựu quân nhân trong nhà tù ở Việt nam gây lo ngại
 Phát ngôn viên của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson đã lên án nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ông Sương trở lại.

Ông Robertson nói:"Bắt giữ trở lại một người bệnh nặng đến như vậy rõ ràng là vô nhân đạo và độc ác. Tôi cho rằng bộ Công An muốn dùng ông để dằn mặt những người khác."

Ông Sương đã trải qua một nửa đời trong tù. Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975, ông bị đi tù cải tạo trong 6 năm. Phát ngôn viên Robertson nói rằng thời gian bị tù đầy dài như vậy có một ý nghĩa nào đó.

Ông Robertson cho biết tiếp: "Sự kiện ông bị tù từ năm 1975 đến năm 1981 cho thấy ông là một người bị chính phủ kế tiếp quan tâm đặc biệt. Đã có một sự kỳ thị có hệ thống nhắm vào các cựu quân nhân và công chức của chính phủ cũ tại miền Nam. Đã có sẵn một đánh giá để xem ai phải đi tù cải tạo dài hạn hay ngắn hạn."
-Tù chính trị chết do "bệnh nặng"-Người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao nói ông Trương Văn Sương (trong ảnh) qua đời do bệnh nặng dù đã được các bác sỹ chăm sóc.
Tù nhân chính trị mới chết trong tù ở Việt Nam, ông Trương Văn Sương, tử vong vì "bệnh nặng" trong thời gian ở trong tù, theo lời bình luận mới đưa ra của tân phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Sương "đã chết do một chứng bệnh nặng mặc dù đã được sự chăm sóc của các bác sỹ tại một bệnh viện," theo lời của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao, được hãng tin AP trích lời nói.

Ông Nghị, nguyên Giám đốc Trung tâm Báo chí Bộ Ngoại giao, được hãng tin của Mỹ dẫn ý, cho hay ông Sương đã có "sức khỏe ổn định" khi trở lại trại giam tiếp tục thi hành án.
Người vừa được bổ nhiệm vào chức vụ mới, Vụ trưởng Vụ Thông tin - Báo Chí, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao, thay thế cho người tiền nhiệm bà Nguyễn Phương Nga, tân Thứ trưởng Ngoại giao, cũng cho biết, ông Trương Văn Sương, năm nay 68 tuổi, đã được "ra tù" để hoãn thi hành án, chữa bệnh trong một năm từ tháng Bảy năm ngoái.
Hôm 13/11, Human Rights Watch, Tổ chức quốc tế theo dõi nhân quyền có trụ sở tại New York đưa tin và báo động về việc ông Sương chết trong tù một hôm trước đó, như một tù nhân chính trị bị giam cầm với tổng thời gian "hơn ba thập niên."
Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, qua đời ngày 12/09 ở trại giam Nam Hà sau thời gian được cho là bị bệnh tim và huyết áp cao.
Ông từng thụ án tù sáu năm ở một trại cải tạo ở Quảng Bình sau năm 1975. Sau khi được thả, ông trốn sang Thái Lan, đi theo nhóm ông Trần Văn Bá, Việt Kiều Pháp, tổ chức kế hoạch 'đưa người và vũ khí đột nhập' vào Việt Nam.
Ông Trần Văn Bá sau đó bị kết án tử hình năm 1985, còn ông Sương bị tuyên án chung thân.
Tổ chức này cũng cho biết đây là trường hợp tù nhân chính trị thứ hai được phát hiện thiệt mạng trong tù, tính từ tháng Bảy năm nay.
'Lên tiếng quan ngại'
Linh mục Nguyễn Văn Lý
Linh mục Nguyến Văn Lý từng cho truyền thông biết ông bị hai lần biến chứng mạch máu não và bị liệt chi.
Trước đó, một tù nhân chính trị khác là ông Nguyễn Văn Trại, 74 tuổi, đã qua đời trong tù hôm 11 tháng Bảy vì bệnh ung thư tại trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai, chỉ vài ngày sau khi gia đình xin cho ông 'về nhà chờ chết,' nhưng không được trại giải quyết nguyện vọng.
Ông Trại, người bị bắt năm 1996 và kết án tù 15 năm với tội danh “đi ra nước ngoài chống chính quyền,” lẽ ra chỉ còn 5 tháng nữa là mãn án.
Gần đây, nhiều quốc gia và các tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế tiếp tục lên tiếng quan ngại về việc Chính quyền Việt Nam được cho là có xu hướng 'nặng tay hơn' với giới bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ, tôn giáo, nhân quyền ôn hòa, cũng như về đối xử với nhiều tù nhân và cựu tù nhân chính trị, lương tâm.
Hai trong số các trường hợp đang được các tổ chức nhân quyền quan tâm là việc linh mục Nguyễn Văn Lý được đưa lại nhà tù sau một năm hoãn thi hành án chữa bệnh, mặc dù ông vẫn chưa khỏi bệnh.
Trường hợp khác là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải, hay blogger Điếu Cày, người đã được công an thông báo với gia đình là bị "mất tay" sau khi tiếp tục bị giam giữ nhiều tháng liền dù đã mãn hạn tù, mà không được xét xử.
Người thân của ông Hải cũng lên tiếng cho hay gia đình không hề được nhà chức trách cho biết rõ ràng ông đang được giam giữ ở đâu cũng như sinh mạng hay sức khỏe của ông hiện ra sao.

-Tù chính trị chết do "bệnh nặng"

 ------

Vietnam political prisoner dies after 33 years (AFP 13-9-11)- Người tù thế kỷ, ở tù 33 năm rồi chết trong tù: Ông Trương Văn Sương đã chết sau khi bị bắt giam trở lại – (RFA). - Người tù thế kỷ Trương Văn Sương: Vietnam political prisoner dies after 33 years (AFP). – Việt Nam : Thêm một tù chính trị chết trong trại giam – (RFI).
-Vietnam political prisoner dies after 33 years
HANOI (AP) - An international human rights group says a Vietnamese political prisoner has died in prison. Human Rights Watch said on Tuesday that Truong Van Suong died on Monday at Nam Ha prison outside Hanoi after being held for more than 33 years.
-– Thêm tù nhân VN thứ hai chết trong ngục ở Việt Nam kể từ tháng 7-2011 – (BBC). Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch nói một tù nhân chính trị thứ hai đã chết trong tù ở Việt Nam.Người kia là ông Nguyễn Văn Trại đã qua đời hồi tháng 7 năm nay. – Một tù nhân chính trị ở Việt Nam qua đời trong nhà tù (VOA).: Ông Trương Văn Sương thực sự được phóng thích? – (RFA). – NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT ÔNG TRƯƠNG VĂN SƯƠNG (DĐNDVN). Con trai tù nhân Trương Văn Sương nói về cha (BBC).


Toán biệt kich QLVNCH xâm nhập vào vùng biên giới. Courtesy LLĐBiệt

Ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan miền Nam bị án tù chung thân vì tội phản động, bị đưa trở lại nhà tù tháng trước sau một năm tạm tha để chữa bệnh, đã qua đời vào lúc 10:20 sáng nay, ngày 12 tháng Chín, hưởng thọ 68 tuổi.

RFA file

Ảnh chụp anh Trương văn Sương bên di ảnh vợ ngày được tạm tha về sau hơn 33 năm tù. Tại ngôi nhà nghèo nàn người vợ mỏi mòn đợi chờ đã không còn để đón anh. (tháng 7,2010)

Chỉ hai mươi lăm ngày sau

Từ Sóc Trăng, thứ nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Tấn Tài cho biết gia đình nhận tin là lúc một giờ trưa nay:
Vào 1 giờ thì ở trên trại điện cho cậu nói là báo cho anh Trương Văn Dũng biết ba đã mất rồi, 10:20 sáng ngày 12 tháng Chín. Thì Tài mới điện lên trên trại thì gặp một cán bộ, hỏi thì cán bộ đó không dám nói là chết rồi, cán bộ đó nói bây giờ tình cảnh nguy kịch lắm ráng thu xếp lên liền đi. Mình mới hỏi ba con thật sự mất chưa chú, ông nói các cháu cứ lên lẹ đi. Thì anh Dũng mới điện lại cho cái ông thông báo đó thì ông mới nói là mất rồi.
Trả lời đài Á Châu Tự Do về tin ông Trương Văn Sương mất, một cán bộ ở trại Nam Hà chỉ nói:
Cái đấy chúng tôi không có trách nhiệm chúng tôi không biết, tôi không rõ, nên liên lạc với lãnh đạo của trại ...
Hiện trưởng nam của ông Trương Văn Sương là anh Trương Văn Dũng đang trên đường ra trại Nam Hà.
Ông Trương Văn Sương bị bắt năm 1984 , bị truy tố tội phản động, cấu kết với một Việt kiều Pháp là Trần Văn Bá để chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
Sau đó ông Trấn Văn Bá bị án tử hình, ông Trương Văn Sương lãnh án chung thân và bị giam tại trại Nam Hà miền Bắc. Ngày 12 tháng Bảy 2010, vì đau ốm bệnh tật liên miên, ông được tạm cho về nhà một năm để chữa chạy.
Đến ngày 19 tháng Tám ông Trương Văn Sương bị áp tải trở ra trại giam Nam Hà để tiếp tục thi hành án và đã qua đời chỉ hai mươi lăm ngày sau khi trở lại vòng lao lý.

Ông Trương Văn Sương thực sự được phóng thích? Thanh Quang, phóng viên RFA 2010-07-14

Sau khi bị giam cầm tổng cộng 33 năm, ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan quân lực VNCH, hiện được Hà Nội tạm tha và đang đòan tụ với gia đình tại Thành phố Sóc Trăng.

Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn.

Không phóng thích chỉ tạm đình chỉ 12 tháng?

Thanh Quang tiếp chuyện qua điện thọai với người tù đặc biệt nầy. Trước hết ông cho biết về sức khỏe của ông như sau:
Ô. Trương Văn Sương: Dạ tôi bây giờ cũng còn yếu lắm, bị suy tim cấp 4, rồi áp huyết cao nữa. Thuốc men tôi uống hàng ngày. Ngày nào có thuốc thì đỡ, còn không có thuốc thì tôi mệt lắm, thở không kịp. Nay mai tôi cũng định tìm chỗ nào đó chữa trị bệnh tim cho ổn định. Còn không chữa, để lâu ngày thì nguy hiểm lắm.
Thanh Quang: Thưa ông, từ lúc về nhà đến giờ, ông có gặp trở ngại gì từ phía cầm quyền địa phương không ?
Ô. Trương Văn Sương: Không có. Khi tôi về tới thì họ cũng cho làm thủ tục, bắt con tôi đứng ra bảo lãnh cha. Rồi con cũng phải cam kết động viên cha chấp hành luật pháp nhà nước. Đồng thời họ cũng gọi tôi lên UBND phường để giáo dục là phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ nhà nước. Và khi có chuyện gì thì phải trình báo rõ ràng, không được tự ý đi ngang đi dọc, chẳng hạn như vậy.
Thanh Quang: Xin ông cho biết lý do được phóng thích khỏi cảnh lao tù sau hơn 3 thập niên bị giam giữ ?
Ô. Trương Văn Sương: Lý do mà phóng thích...Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên họ cho con tôi bảo lãnh về nhà để tìm thầy thuốc chữa trị.
Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưởi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nỗi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ.
Thanh Quang: Thưa ông, trong hơn 3 thập niên trong vòng lao lý khắc nghiệt của cộng sản, những khó khăn nổi bật nào mà ông cần trình bày với công luận hôm nay ?
Ô. Trương Văn Sương: Dạ khó khăn thì cũng đã khó khăn rồi. Tôi đã từng ở tù từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 với tư cách sĩ quan tập trung trong 6 năm cho tới năm 1981.
Hình ảnh người Tù Nelson Trương Văn Sương
Hình ảnh người Tù Trương Văn Sương đang trả lời phỏng vấn của Biên Tập Viên Thanh Quang đài RFA. RFA
Rồi sau khi ra tù năm 81, tôi mới vượt biên sang Thái Lan và gia nhập vào Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng VN. Tôi dẫn một đòan hành quân từ Thái Lan nhập biên vào Hòn Đá Bạc tại Mũi Ca Mau. Đến đó thì tôi bị bắt, bị kết án với bản án chung thân vào ngày 1 tháng 3 năm 1983. Tính đến nay là 27 năm 4 tháng coi như mười mấy ngày.
Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưởi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nỗi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ. Thôi, ai cũng có cái sai và ai cũng có sơ suất. Chuyện đó mình cũng nên thông cảm. Và theo ý của tôi thì bây giờ tôi muốn hướng về tương lai, nghĩa là muốn con người đối xử với nhau cho có lòng nhân đạo.
Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dân tộc VN phải biết thương dân tộc VN. Và chúng ta là người VN thì phải có bổn phận và trách nhiệm đòan kết với nhau, góp công, góp sức vào công cuộc xây dựng tổ quốc VN cho giàu mạnh. Theo ý của tôi là như thế. Còn quá khứ cứ để cho nó về quá khứ.

Bản tự kiểm điểm

Thanh Quang: Thưa, chúng tôi được biết ông đã nhiều lần tỏ ra bất khuất trước hành động đàn áp tù nhân chính trị trong tù, kể cả việc hô to những khẩu hiệu chống Hà Nội, tố cáo chế độ lao tù dã man, bản án bất công. Ông có thể cho biết về vấn đề nầy được không ?
Ô. Trương Văn Sương: Được. Trước đây thì tôi cũng là người chống đối cực kỳ tại trại giam Nam Hà. Tất cả anh em đó đều gọi tôi là người hùng. Cứ 6 tháng đầu năm là tôi bị đi cùm, biệt giam, kỷ luật. Mỗi năm thì tôi bị đi 2 lần như vậy. Không có gì khác hơn là họ bảo tôi viết một bản kiểm điểm. Tôi viết bản kiểm điểm với nội dung như sau:

Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội. Chúng tôi là những người có công với đất nước. Mặc dù chúng tôi không đắp được một con đường hay xây được cái nhà, nhưng chúng tôi là những người đã đem mồ hôi, nước mắt, xương máu để đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho VN.

Còn nói những người có tội, thì chính đảng CSVN là những người có tội. Họ đã 2 lần gây thêm thù và bớt bạn. Bằng chứng là năm 1954, họ đã cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, giết chết hàng triệu người Miền Bắc vô tội. Và lần thứ hai là vào năm 1975, khi chiếm được Miền Nam, họ bày ra tập đòan, tập thể, thu gom, làm cho người dân VN bất mãn, kể cả giới xe lôi, xe kéo, nông dân và những trung nông giàu có... đều bị đánh tư sản.
Dân VN không thể sống nỗi nên họ mới bế bồng nhau đi vượt biên, tức xuống thuyền ra ngòai biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người.
Dân VN không thể sống nỗi nên họ mới bế bồng nhau đi vượt biên, tức xuống thuyền ra ngòai biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người. Chính quyền hiện tại là một chính quyền thối nát, tham nhũng.

Những đảng viên, những người chức quyền, họ mới có cái quyền tham nhũng. Còn những người bán rau, dân xe lôi, xe kéo...thì làm gì có chuyện đó. Cho nên chúng tôi mới khẳng định rằng chính quyền nầy, chúng tôi không ủng hộ, không tán thành. Hơn nữa, họ còn bán đảo Hòang Sa, bán Trường Sa, rồi bán một phần đất liền dọc theo biên giới Việt-Trung gần 70 km2 – gần bằng diện tích của tỉnh Bắc Ninh. Điều đó chứng tỏ họ bán đất, bán đảo, họ hiến dâng như vậy để củng cố địa vị của họ trong Bộ Chính trị.
Ngôi nhà rách nát của Trương Văn Sương
Hình ảnh tang thương với ngôi nhà rách nát của Trương Văn Sương bởi hơn 1/3 thế kỷ phải sống trong chốn lao tù. Hình ảnh thân nhân gởi
Với những điều vừa nêu, chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi là người vô tội, còn đảng CSVN mới là người có tội. Vì thế chúng tôi mới yêu cầu họ phải thả chúng tôi vô điều kiện. Chẳng những thế, mà họ còn phải có lời xin lỗi trước quốc dân đồng bào VN về sai trái của họ để dư luận quốc nội và hải ngọai minh oan cho chúng tôi là những người tù chính trị VN phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay. Với nội dung tôi viết như vậy, lúc nào họ cũng kiềm kẹp, hành hạ, kỷ luật tôi một cách khổ sở. Lúc đó sức khỏe tôi còn tuổi trẻ. Nếu già như bây giờ thì tôi đã chết mất rồi.
chúng tôi là những người tù chính trị VN phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay. Với nội dung tôi viết như vậy, lúc nào họ cũng kiềm kẹp, hành hạ, kỷ luật tôi một cách khổ sở
Thanh Quang: Thưa được biết có lúc Bộ Công an VN yêu cầu ông làm đơn xin ân xá, khoan hồng, nhưng ông khước từ. Lý do nào ông khước từ như vậy ?
Ô. Trương Văn Sương: Dạ họ bảo tôi làm đơn, nhưng tôi không có làm đơn. Bởi vì tôi xác định rằng tôi không có tội. Tôi là người có công mà bắt tôi làm đơn xin như vậy là tôi không đồng ý. Nhưng đến khi tôi ngã bệnh rồi, áp huyết cao, tim bị suy, thì họ có bắt tôi làm đơn xin ân xá, tôi có làm. Vì tôi nghĩ rằng nếu không làm thì tôi sẽ bỏ xác tại đây. Buộc lòng tôi phải làm đơn để ra ngòai. Rồi sau nầy thì lịch sử, xã hội, anh em, mọi người sẽ chứng minh cho lòng thành của tôi.
Thanh Quang: Chúng tôi được biết khi còn trong tù, ông sống rất gắn bó, hòa thuận và tương trợ với những anh em bạn tù. Xin ông mô tả về điểm nầy?
Sau cảnh lao lý như thế này, tôi cho rằng sự chịu đựng của con người tôi, tôi không tưởng tượng được. Tôi không ngờ tôi chịu đựng nỗi đến mức nầy.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ ở trong tù thì có thể nói tôi là người kém may mắn vì gia đình tôi rất nghèo túng. Nhưng sống trong tù tôi rất hòa đồng với anh em, vui vẻ. Anh em nào yếu đuối thì tôi cũng giúp đỡ. Anh em nào bận rộn thì tôi cũng nấu nướng nầy nọ cho anh em...

Từ chỗ đó anh em cũng quý tôi, có cảm tình với tôi và anh em cũng chấp nhận chia xớt cho nên tôi mới còn sống tới ngày hôm nay. Còn nếu không được ai chia xớt thì xin lỗi, ngày hôm nay tôi không nói chuyện với anh được.
Thanh Quang: Sau cùng, thưa ông, sau hơn 3 thập niên bị cảnh lao lý khắc nghiệt, ông có nhận xét gì không về vấn đề nầy ?
Ô. Trương Văn Sương: Sau cảnh lao lý như thế này, tôi cho rằng sự chịu đựng của con người tôi, tôi không tưởng tượng được. Tôi không ngờ tôi chịu đựng nỗi đến mức nầy. Mà tôi chịu nỗi đến mức nầy, nó vượt ra ngòai ý tưởng của tôi.
Thanh Quang: Thưa, xin cảm ơn ông Trương Văn Sương rất nhiều.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ, cảm ơn anh.

Người tù Trương Văn Sương kể chuyện Mạc Việt Hồng

Ông Trương văn Sương sinh năm 1943. Trước năm 1975 Ông là Trung Úy quân đội Việt Nam Công Hòa, chức vụ Phân Chi khu trưởng huyện Mỹ Tú, tỉnh Ba xuyên. Thời gian ông đi tù dài gần bằng thời gian từ khi thống nhất đất nước tới nay. Gần đây, nhiều người bạn tù của ông được ra trước đã kể và viết về trường hợp của ông, qua đó dư luận, nhất là các tổ chức nhân quyền lên tiếng đòi trả tự do cho ông. Trước đó, ít ai biết tới cái tên Trương Văn Sương.

Hôm 12/7 vừa rồi, người tù ấy đã được công an trại giam Nam Hà áp tải về tận quê nhà ở Sóc Trăng. Hiện ông đang sống cùng con trai, Trương Văn Dũng tại thành phố Sóc Trăng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện và thăm hỏi ông, xin gửi tới quý bạn đọc.

————————————————————————————

Mạc Việt Hồng (MVH): Xin chào ông, được biết ông mới ra tù hôm 12/7 chúng tôi muốn hỏi ông vài câu liên quan tới cuộc sống trong tù. Nhiều bạn đọc chưa biết rõ về trường hợp của ông, vậy xin ông cho biết, ông bị bắt trong trường hợp nào?



Ô Sương bên di ảnh vợ trong căn nhà rách nát của con trai. Ảnh do gia đình gửi.

Ông Trương Văn Sương (TVS): Vào ngày 30/4/1975 tôi là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa không đầu hàng nên bị bắt ngay và bị đưa vào trại giam nhốt cho đến 1981 tức là 6 năm tù cải tạo.

Sau khi được ra khỏi tù, tôi vượt biên qua Thái Lan vào trại tỵ nạn. Khi tổ chức của Lê Quốc Túy tuyển nạp người về phục quốc, tôi đã tham gia từ 6/1982 và được huấn luyện tại Thái Lan cho tới 1/3/1983.

Tôi dẫn một toán xâm nhập vào Cà Mau và bị bắt ngay sau đó. Kể từ 1/3/1983 tới nay, tôi đã ở tù hơn 27 năm.

MVH: Ông bị kết án chung thân?

TVS: Vâng, tôi và 5 người nữa bị án chung thân, một số người trong đó có ông Trần Văn Bá bị xử tử hình. Nhiều người khác mang những bản án nhẹ hơn…

MVH: Những người cùng bị kết án chung thân với ông hiện nay ra sao?

TVS: Họ đã ra tù trước tôi cả rồi.

MVH: Vậy, vì ông lại được ra muộn như vậy?

TVS: Tôi không chịu viết đơn xin khoan hồng và nhận tội, trong tù tôi cũng luôn tranh đấu đòi cải thiện đời sống tù nhân và đòi nhân quyền… Họ cho rằng tôi cứng đầu, nên không cho tôi ra.

MVH: Vậy lần này, vì lý do gì ông được trả tự do, thưa ông?

TVS: Tôi không có được trả tự do mà chỉ được tạm hoãn thi hành án vì lý do sức khỏe. Mấy năm vừa rồi, tôi đau yếu, huyết áp cao. Chỉ đánh răng thôi có khi cũng mệt, phải ngồi nghỉ một lúc rồi mới đứng dậy để rửa mặt được. Rồi tôi bị suy tim, chết lúc nào không biết. Họ gọi con trai tôi lên, bảo cháu làm đơn bảo lãnh, rồi họ ký giấy cho tạm hoãn thi hành án. Họ sợ, nhỡ tôi chết ra đó thì phiền cho họ. Bây giờ tôi về rồi, nhỡ có chết là chuyện của gia đình.

MVH: Khi ông đi tù, ở nhà gia đình sống ra sao, có ảnh hưởng gì không?

TVS: Họ phân biệt đối xử với gia đình tôi, với vợ con tôi, đá (1) vào bàn thờ của gia đình tôi. Rồi vợ con bị gây khó dễ, không làm ăn được.

MVH: Còn cuộc sống trong tù của ông?

TVS: Thời gian đầu, tôi phải kéo cày thay trâu. Họ nói, tôi ở ngoài là sĩ quan ngụy, ăn sung mặc sướng nên giờ phải lao động để biết quý trọng sức lao động của nhân dân, biết người ta làm ra hạt thóc, hạt gạo như thế nào, để trả nợ cho nhân dân.

Sau này thì thường xuyên tôi bị cùm riêng, có khi tới 6 tháng trong một năm.

MVH: Ông có nhớ bao nhiêu lần bị biệt giam trong xà lim và cùm chân như vậy không?

TVS: Chỉ tính riêng thời gian tôi bị giam ở trại Nam Hà, từ năm 2001 tới năm 2008, mỗi năm thường tôi bị biệt giam 2 lần, nửa tháng có, 3 tháng có, 6 tháng cũng có.

MVH: Ông có nhớ mình đã qua bao nhiêu nhà tù trong ngần ấy năm không?

TVS: Tôi đã ở các nhà tù trong cả 3 miền Nam- Trung – Bắc. Ở miền Nam tôi đã ở Hậu Giang, rồi trại Biên Hòa. Trại Biên Hòa là một trại giam đặc biệt, bí mật và vô cùng khắc nghiệt vì lúc đó tôi là biệt kích xâm nhập từ nước ngoài về nên họ giam chúng tôi ở đó.

Sau khi xử án xong thì họ chuyển chúng tôi ra trại Xuân Phước. Đây cũng là trại giam kinh khủng mà nhiều người đã bỏ mạng.

Năm 1995, lúc có phái đoàn Liên Hiệp Quốc tới thăm, họ đem giấu chúng tôi đi. Sau khi phái đoàn về, chúng tôi nổi dậy đòi nhân quyền. Họ đem dùi cui, hơi cay khủng bố chúng tôi. Sau vụ này, chúng tôi bị thanh lọc và tôi bị chuyển ra Bắc, đó là tháng 9/1995.

Ở ngoài Bắc, tôi qua 2 trại. Đầu tiên là Thanh Hóa. Tới năm 2000 thì họ chuyển tôi về trại Nam Hà và giam giữ cho tới nay.

MVH: Trong quá trình bị giam giữ như vậy, ông có bị đánh đập, tra tấn gì không?

TVS: Thời gian đầu thì có nhưng sau này khi Việt Nam ký bang giao với Mỹ và ký các Công ước Quốc tế thì không bị nữa nhưng họ vẫn còng tay chân, nhốt vào những chuồng chật hẹp, chỉ có vài cái lỗ nhỏ để thở nên mùa nóng rất ngột ngạt, khó chịu, nằm không có chỗ nằm, rất khổ…

MVH: Việc thăm nuôi ông ở trong tù ra sao, thưa ông?

TVS: Gia đình tôi ở xa, neo người, lại rất nghèo, làm không đủ ăn, nên khi thoảng mới có gửi cho tôi một, vài trăm ngàn. Được cái tôi sống rất hòa thuận với anh em tù, tôi rất siêng năng. Tôi cũng luôn giúp đỡ họ lúc đau ốm hay làm đỡ việc cho họ nên họ cũng nhường cơm xẻ áo cho tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, tôi không sống được tới hôm nay để trò chuyện với chị đâu. Anh em sống yêu thương nhau và tình nghĩa lắm.

MVH: Còn tin tức, báo chí trong tù ra sao, thưa ông?

TVS: Ở trong tù chỉ có xem tờ báo Nhân Dân. Ngoài tờ đó ra, không có tờ gì khác. Cũng có lúc anh em qua thăm nuôi biết được thêm tin tức hay nghe lén được đài nước ngoài mà biết tin nọ, tin kia thì chúng tôi rỉ tai cho nhau, mừng vui lắm.

MVH: Cuộc sống của ông hiện giờ ra sao?

TVS: Tôi hiện sống với con trai. Ngày tôi đi tù thì mẹ tôi chết, rồi cha tôi chết. Giờ thì vợ tôi đã mất, con gái cũng mất rồi. Vợ tôi mất năm 2008, con trai giấu tôi, nên giờ tôi mới biết. Cuộc sống của các con cũng nhiều khó khăn, tôi không có chế độ gì cả. Giờ vừa về cũng con đang vui nên chưa có nghĩ gì.

MVH: Tờ báo của chúng tôi cũng có những lần đưa tin, bài về ông, qua đó, góp phần nào truyền tải những thông tin về trường hợp của ông tới bạn đọc. Nhân đây, ông có muốn nhắn gửi gì không?

TVS: Tôi muốn nói rằng, tôi không có thù oán gì. Chế độ nào, chính sách nào cũng có thể sai lầm, trường hợp của tôi, thôi cứ để cho lịch sử phán xét. Tôi mong nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước cùng đoàn kết đòi thực thi nhân quyền, đòi dân chủ để đưa đất nước ta tiến lên.

© Đàn Chim Việt

———————————————————————

Ghi chú: Người phỏng vấn không nghe rõ “đái vào bàn thờ” hay “đá vào bàn thờ”.

Trương Văn Sương, 33 năm tuổi tù 2010-07-12

Sáng hôm nay, 12 tháng 7 năm 2010 lúc 4 giờ sáng công an trại giam Nam Hà đã làm thủ tục trả tự do cho ông Trương Văn Sương người tù cải tạo được xem là có thời gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975.

Bị kết tội gián điệp

Ông Trương văn Sương sinh năm 1943, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba Xuyên tức là Sóc Trăng ngày nay. Ông có cha là người Hoa và mẹ người Khmer nhưng được sinh ra trên đất Việt. Trước năm 1975 là trung úy phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú Ba Xuyên.

Sau năm 1975 ông bị đưa đi cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước vũ trang chống lại Hà Nội.
Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước vũ trang chống lại Hà Nội.
Tổ chức này đã bị tình báo Hà Nội gài người vào từ Thái Lan do đó khi họ chưa về tới Việt Nam thì một mạng lưới tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt chân vào Việt Nam trong đó có ông Trương Văn Sương. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân...riêng ông Trương Văn Sương bị kết án chung thân vì tội gián điệp.

Từ khi bản án được tuyên, ông Sương bị đưa đi qua rất nhiều nhà tù, từ miền Trung như Suối Máu thuộc tỉnh Đồng Nai, sau đó ra trại giam Quy Nhơn và lần lượt những năm sau anh bị giải đi thụ án ở nhiều trại miền Bắc và cuối cùng là trại giam Ba Sao, Nam Hà. Trại giam này là nơi anh ở lâu nhất.
Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt chân vào Việt Nam trong đó có ông Trương Văn Sương. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân...
33 năm cải tạo

Trương Văn Sương bị giam tổng cộng 33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo vì tham gia quân đội của QLVNCH.

Cách đây một tháng ban giám thị trại giam Ba Sao đã gửi công văn về cho gia đình ông tại Sóc trăng thông báo ông bị suy tim cấp 3 cộng với huyết áp cao và trại giam Nam Hà quyết định đưa ông ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa trị trước đây.

Ông Sương đã được chữa bệnh tại Phủ Lý và theo anh Dũng con trai ông cho biết thì ông Sương được bác sĩ theo dõi và chăm sóc hàng ngày khá chu đáo.
Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.
Ông Nguyễn Khắc Tòan
Ông Nguyễn Khắc Tòan, một bạn tù của ông Sương trong một thời gian kể lại:

-Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.

Chúng tôi đã liên lạc được với Ông Trương Văn Sương khi ông còn ngồi chung xe với con do công an chở từ Nam Hà về lại Sóc Trăng ông Sương cho biết như sau:

Việc hộ tống hai cha con Ông Sương cho thấy cuối cùng thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng lo ngại dư luận thế giới về sự ngược đãi tù nhân chính trị của họ và đã tránh tối đa việc này bằng cách áp tải tù nhân về đến tận nhà như từng làm đối với linh mục Nguyễn Văn Lý trước đây.

-------------------------------------

Đại sứ Thái Lan tại Geneva, Sihasak Phuangketkeow vừa được bầu làm   Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Ông Sihasak Phuangketkeow cho rằng không có nước nào hoàn hảo về nhân quyền.

- Hội đồng Nhân quyền ‘sẵn sàng’ giúp VN ( BBC thứ sáu, 25 tháng 6, 2010 )

Đại sứ Thái Lan tại Geneva, Sihasak Phuangketkeow vừa được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ ngày 25/6, ông Sihasak nói cách làm việc của Hội đồng là không nhắc tên nước có vấn đề.

Hay bêu riếu nước này nước khác, trừ phi là tình trạng nhân quyền quá tồi tệ, độ vi phạm tràn lan.
“Không có quốc gia nào hoàn hảo về nhân quyền. Mỗi nước có quan điểm, sự hiểu biết về nhân quyền khác nhau, dựa trên hoàn cảnh lịch sử và văn hóa.

“Hội đồng sẽ tạo điều kiện cho một số nước trình bày về cách cư xử được cho là phù hợp, để các nước học hỏi nhau trong sự đa dạng.”
Về Việt Nam, ông Sihasak nói:

Sihasak Phuangketkeow: Liên quan đến VN, tôi tin rằng đã có nhiều tiến bộ, cam kết từ chính phủ. Gần đây chính phủ Việt Nam tham gia phiên họp kiểm điểm thường kỳ toàn diện (UPRP). VN trình cho Hội đồng báo cáo quốc gia về tình hình nhân quyền trong nước. Chúng tôi muốn động viên Việt Nam tiếp tục nỗ lực. Tôi tin rằng bất cứ lĩnh vực nào mà cộng đồng quốc tế, Hội đồng, hay Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ có thể giúp được để tăng thêm khả năng bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền cho Việt Nam, chúng tôi rất sẵn sàng.
Việt Nam đang giao lưu một cách tích cực với Hội đồng. Nhất là đối với đặc phái viên về nhân quyền
BBC: Hội đồng Nhân quyền LHQ có chế tài trừng phạt nước nào với tình hình nhân quyền tồi tệ hay không?

Sihasak Phuangketkeow: Đầu tiên chúng tôi muốn khuyến khích quốc gia thi hành những gì họ đã cam kết. Chúng tôi coi đó là nghĩa vụ trong quan hệ quốc tế. Nếu có chuyện ngược đãi xảy ra, Hội đồng có trách nhiệm làm việc với quốc gia bị nêu tên để giải quyết vấn đề. Chúng tôi thực hiện chuyện này qua nhiều kênh khác nhau. Đầu tiên là bàn luận tại Hội đồng. Rồi đến các biện pháp đặc biệt. Ví dụ như sự tham gia của đặc phái về nhân quyền. Họ sẽ để ý đến các khía cạnh khác nhau của nhân quyền. Họ sẽ thăm quốc gia có vấn đề. Họ đưa ra kiến nghị, để sửa chữa, cải thiện tình hình.

Trong hoàn cảnh đó VN đang giao lưu một cách tích cực với Hội đồng. Nhất là đối với đặc phái viên về nhân quyền. Việt Nam đưa ra lời mời một số đặc phái viên nhân quyền vào quan sát tình hình trong nước. Tôi cho rằng liên hệ tích cực giữa VN và các cơ chế khác nhau của Hội đồng Nhân quyền sẽ giúp cải thiện năng lực quốc gia, đảm bảo thực thi các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với nhân quyền tốt hơn.

BBC: Ông có thể xác nhận trong năm nay sẽ có bốn đặc phái viên nhân quyền của LHQ thăm Việt Nam và các chuyến đi vẫn tiến hành như dự định?

Sihasak Phuangketkeow: Về nguyên tắc chúng tôi muốn các quốc gia khuyến khích đặc phái viên nhân quyền đến thăm, đón tiếp họ. Chúng tôi hiểu rằng VN đang chuẩn bị. Cạnh đó tôi nhấn mạnh thời điểm, hay thời gian của chuyến đi hoàn toàn do chính phủ VN quyết định, một cách trực tiếp với đặc phái viên. Có thể Hà Nội đang ở trong tiến trình này. Và họ đang chuẩn bị. Chủ yếu là chuẩn bị và gặp nhau vào lúc hai bên cảm thấy phù hợp.

BBC: Một số nước coi Hội đồng Nhân quyền LHQ LHQ là cơ quan có xu hướng thân Tây phương. Điều này có đúng không, thưa ông?

Sihasak Phuangketkeow: Các nước có quan điểm khác nhau về nhân quyền là chuyện bình thường, do bối cảnh lịch sử, văn hóa khác nhau. Cạnh đó các nước cần đối thoại, làm việc cùng nhau, cùng bàn thảo để có hiểu biết chung về nhân quyền. Khác biệt về quan điểm lúc nào cũng có, chúng ta cần xây cầu để san bằng khác biệt.

BBC: Tổ chức của ông theo dõi tiến bộ về nhân quyền tại một nước ra sao?
Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ, Sihasak Phuangketkeow  Hội đồng NQ của LHQ có 47 thành viên. Các nước khác làm quan sát viên.
Sihasak Phuangketkeow: Cơ chế theo dõi hiện nay là Kiểm điểm Định kỳ Toàn diện. Hội đồng sẽ xem xét tình hình nhân quyền của mỗi nước. Tôi có thể nói tới 192 nước, vốn là thành viên của LHQ, được yêu cầu tham gia tiến trình này. Đây là cơ chế khá quan trọng để theo dõi các diễn tiến mới nhất về nhân quyền, đưa ra kiến nghị cho quốc gia.

BBC: Vậy bản thân ông và Hội đồng có thể làm được gì để giúp các quốc gia, trong đó có Iran, Iraq, Miến Điện, và nhiều quốc gia khác, kể cả Việt Nam, cải thiện tình hình nhân quyền?

Sihasak Phuangketkeow: Trước hết các quốc gia này cần lắng nghe quan điểm của các nước thành viên Hội đồng. Nghị quyết đã được thông qua, gửi gắm hy vọng của Hội đồng, họ muốn thấy một số mặt nào đó của nhân quyền được cải thiện. Chúng tôi hy vọng các quốc gia này, và một số nước khác, kể cả Thái Lan, nếu như Hội đồng bày tỏ quan ngại, cần lắng nghe và chấn chỉnh.

BBC: Thưa, trên thế giới này có nước nào được coi là hình mẫu về nhân quyền hay không để các nước nhìn vào và học hỏi?

Sihasak Phuangketkeow: Có những cách đối xử hay về nhân quyền ở một số nước và chúng ta có thể học hỏi. Tôi muốn nói là không có quốc gia nào có thành tích hoàn hảo về nhân quyền. Điều chúng ta nên làm là thực hiện tất cả các nghĩa vụ quốc tế về nhân quyền, gia nhập các điều ước quốc tế khác nhau về nhân quyền, tự xem lại thể chế và luật lệ ở trong nước, tìm xem có cải thiện được không. Mục đích là để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền một cách tốt hơn. Hội đồng sẽ mời một số nước đến nói chuyện và chia sẻ cách làm hay, để mọi người học hỏi, trong sự đa dạng, với kinh nghiệm sống khác nhau.
Chúng tôi không muốn nêu tên, bêu riếu nước này hay nước khác. Chúng tôi sẽ không phê bình nước này hay nước khác, trừ phi là tình trạng nhân quyền ở đó quá tồi tệ, độ vi phạm tràn lan.

Quê nhà Stalin dẹp tượng của ông BBC 25/6
Gruzia đã cho hạ một bức tượng của nhà độc tài Joseph Stalin ngay tại quảng trường trung tâm thị trấn Gori quê ông.
Tượng Stalin được đem đi trong đêm tối
Nhà chức trách tại Gruzia đã cho hạ một bức tượng của nhà độc tài Joseph Stalin ngay tại quảng trường trung tâm của thị trấn Gori quê ông.

Bức tượng đồng cao sáu mét đã được đưa đi bất ngờ vào giữa đêm, theo tin tức từ địa phương.

Tượng sẽ được chuyển đến một bảo tàng ở Gori dành riêng cho Stalin, theo lời chủ tịch hội đồng thành phố, Zviad Khmaladze.

Nhưng chắc rằng tranh cãi sẽ không chấm dứt ở đây.

Theo ông Khmaladze, tại nơi có tượng Stalin, người Gruzia nắm chức vụ cao nhất trong hệ thống chính trị Liên Xô, nay người ta sẽ dựng một đài tưởng niệm.

Đài tưởng niệm này sẽ dành cho cho các nạn nhân "cuộc xâm lăng của Nga", chiến cuộc giữa hai bên hồi 2007 vốn vẫn chia rẽ dư luận hai nước.

Joseph Stalin, sinh năm 1879 ở Gori và chết tại Moscow năm 1953.

Tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili, ông tham gia cách mạng và trở thành "một trong những nhà độc tài "quyền uy và đẫm máu nhất trong lịch sử" theo đánh giá của trang BBC History.

'Công và tội'
Thủ tướng Nga Putin từng cho rằng Stalin là "nhà quản trị tài ba".
Trong vòng một phần tư thế kỷ, Stalin là lãnh tụ tối cao của Liên Xô. Chế độ khủng bố của Stalin làm hàng chục triệu người chết.

Nhưng mặt khác, Stalin cũng xây dựng một bộ máy chiến tranh lớn, đóng vait trò cốt tử trong việc đánh bại chủ nghĩa phát-xít.

Dù là người Gruzia, ông cũng bị cáo buộc đã trấn áp Giáo hội Chính thống ở quê nhà và hành hạ, giết hại nhiều trí thức Gruzia.

Và dù nói tiếng Nga với giọng Gruzia, ông lại là nhân vật lịch sử người Nga coi là của họ.

Cho đến ngày nay, chính giới, các sử gia và dư luận Nga vẫn còn tranh cãi về "công và tội" của Stalin.

Có vẻ như giữa Thủ tướng Vladimir Putin và Tổng thống Dmitry Medvedev cũng có cách nhìn khác biệt.

Ông Putin từng chia sẻ quan điểm rằng Stalin là "nhà quản trị tài ba", nói về giai đoạn tái thiết Liên Xô sau chiến tranh.

Nhưng gần đây nhất, ông Medvedev đã công khai lên án các tội ác thời Stalin.

Nhưng với không ít cựu binh Liên Xô, ông Stalin vẫn là nhân vật đem lại vinh quang cho tổ quốc Xô Viết trong Đệ nhị Thế chiến.

Các nước Đông Âu thì có quan điểm ngược hẳn.

Những người cộng sản ở Ba Lan, Czech, và Hungary cũng đều cho rằng thời kỳ Stalin cầm quyền là giai đoạn đen t̀ối.

Tại các nước cộng sản châu Á đã cải tổ như Trung Quốc và Việt Nam, vai trò của Stalin vẫn là đề tài bị né tránh thảo luận công khai.




-Kenneth Roth: Phải chăng Obama chỉ hứa suông về nhân quyền? Trần Ngọc Cư dịch 27/3


Sau tám năm của chính quyền Bush với các tai tiếng như tra tấn các nghi can khủng bố và coi thường luật pháp quốc tế, chiến thắng của Obama trong cuộc tranh cử tổng thống vào tháng 11 năm 2008 dường như đã thổi một luồng gió mát cho các nhà hoạt động nhân quyền. Obama nhậm chức vào lúc thế giới đang khao khát một vai trò lãnh đạo mới của Hoa Kỳ. Trong diễn văn nhậm chức, Obama tức khắc gửi tín hiệu là, khác với Bush, ông sẽ bác bỏ “sự lựa chọn giữa an ninh quốc gia và các lý tưởng truyền thống của Mỹ” vì ông cho rằng một sự lựa chọn như vậy là sai lầm.

Obama đối diện với thử thách là phải phục hồi uy tín của Hoa Kỳ vào một thời điểm mà các chính phủ chuyên đàn áp nhân quyền — vì được khuyến khích do ảnh hưởng ngày một gia tăng của các cường quốc độc tài như Trung Quốc và Nga — đang tìm cách phá hoại việc thực thi các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Như Obama đã tuyên bố khi ông nhận giải Nobel Hoà bình, người Mỹ không thể “đòi hỏi người khác tuân theo luật đi đường khi chính họ lại không chịu tuân theo những luật ấy”. Diễn văn Nobel của ông tại Oslo cũng khẳng định rằng chính phủ Hoa Kỳ cam kết tôn trọng các Công ước Geneva. Obama lý giải: “Thậm chí cả khi chúng tôi phải đối đầu với một kẻ thù hung bạo, một kẻ thù bất chấp mọi luật lệ, tôi tin rằng Hoa Kỳ vẫn là ngọn cờ đầu tôn trọng công ước Geneva trong tiến trình điều hành cuộc chiến. Đó là điều khác biệt giữa chúng tôi và những kẻ chúng tôi chống lại”.

Về việc cổ vũ nhân quyền ở trong nước cũng như ngoài nước, rõ ràng là có sự cải thiện rất đáng kể trong giọng điệu của tổng thống Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tiến trình chuyển đổi từ lời nói đến việc làm vẫn chưa hoàn tất.

Một sự đảo ngược nửa vời

Obama đã nhanh chóng đảo ngược những khía cạnh lạm quyền trong đường lối chống khủng bố của chính quyền Bush. Hai ngày sau khi nhậm chức, ông lên tiếng đòi hỏi mọi thẩm vấn viên Hoa Kỳ, kể cả nhân viên CIA, phải tuân theo những chuẩn mực khắt khe mà quân đội Hoa Kỳ đã đặt ra tiếp theo sau vụ Abu Ghraib [nơi tù nhân Iraq bị một số quân nhân Mỹ hành hạ và chà đạp nhân quyền]. Obama cũng ra lệnh đóng cửa tất cả các trại giam bí mật của CIA, nơi mà nhiều nghi can bị giam giữ không ai biết tới và bị tra tấn từ năm 2001 đến 2008. Sau cùng, ông hứa sẽ đóng cửa trại giam Guantánamo, nằm trong lãnh thổ Cuba, trong vòng một năm sau.

Nhưng chính phủ chỉ chấm dứt việc tra tấn thôi cũng chưa đủ; kẻ phạm pháp cần phải bị trừng phạt. Cho đến nay chính quyền Obama vẫn không chịu cho điều tra và truy tố những kẻ ra lệnh hay nhúng tay vào việc tra tấn — một bước cần thiết nhằm ngăn ngừa các chính quyền tương lai khỏi gây ra tội ác. Khi đã vào Nhà Trắng, cũng như trong thời gian vận động tranh cử, Obama nhiều lần nói đến ý nguyện “nhìn về phía trước, chứ không muốn nhìn lui”. Và mặc dù bộ trưởng tư pháp Eric Holder đã phát động việc “duyệt xét sơ bộ” các thẩm vấn viên lạm quyền, song cho đến nay ông ta vẫn chưa truy tố những kẻ đã ra lệnh tra tấn hay soạn thảo các văn kiện pháp lý biện minh cho việc tra tấn. Sự kiện này đã cho phép các viên chức cấp cao – có thể nói là những kẻ đáng tội nhất — được lọt lưới pháp luật.

Trong khi đó, thời hạn một năm để đóng cửa trại giam Guantánamo cũng đã lặng lẽ trôi qua, vì có sự chống đối từ phía Quốc hội và vì tính phức tạp trong việc quyết định phương sách xử lý hồ sơ của hơn 200 nghi can bị giam giữ. Tuy nhiên, vấn đề đích thực không phải là trại giam Guantánamo sẽ được đóng cửa vào khi nào, nhưng là đóng cửa bằng cách nào. Cơ quan Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) và những tổ chức phi-chính phủ (NGO) khác đã thúc đẩy chính quyền Hoa Kỳ nên đưa các nghi can đang bị giam giữ ra trước toà án thường của liên bang, gửi họ về quê quán, hay tái định cư họ ở quốc gia an toàn nào chịu chấp nhận họ. Nhưng Nhà Trắng vẫn đòi duy trì hai lựa chọn: hoặc truy tố các nghi can ra trước ủy ban quân sự, hoặc tiếp tục giam giữ họ vô hạn định không cần buộc tội hay xử trước toà.

Các ủy ban quân sự của chính quyền Obama sẽ cố tránh khía cạnh rắc rối nhất của các ủy ban dưới chính quyền Bush — quyền đưa ra trước toà các lời khai lấy được bằng cách ép cung và tra tấn. Nhưng các ủy ban của chính quyền Obama, dù được Quốc hội phê chuẩn, vẫn còn nhiều khuyết tật như thiếu tính độc lập của tư pháp (các thẩm phán đều là sĩ quan quân đội, nằm dưới quyền của thượng cấp theo hệ thống quân giai), như sự tranh cãi về bản chất của các vi phạm mà các ủy ban này xét xử (một số vi phạm không rõ ràng là tội phạm chiến tranh hoặc không rõ ràng là tội hình sự vào thời điểm vi phạm), như các điều lệ về thủ tục chưa được thử nghiệm (khác với toà án thường hoặc thậm chí toà án quân sự, các điều lệ của ủy ban quân sự hiện đang được soạn thảo từ đầu). Những khuyết tật về thủ tục tòa án này rất có thể sẽ tập trung sự quan tâm của dư luận và báo chí vào tính chất công bằng của các phiên xử dành cho các nghi can hơn là vào tính nghiêm trọng của tội trạng mà họ bị cáo buộc.

Obama còn cố chứng tỏ mình khác hẳn với Bush trong đường lối giam giữ các nghi can mà khỏi cần buộc tội hay đưa họ ra toà. Chính quyền Obama không viện dẫn đặc quyền hành pháp như Bush, nhưng chỉ diễn giải việc Quốc hội vào năm 2001 đã cho phép tổng thống sử dụng quân lực để đánh trả al Qaeda, Taliban, và các nhóm liên hệ. Nhưng đường lối của cả hai vị tổng thống đều cho phép giam giữ các nghi can không bị bắt trên một chiến trường truyền thống, như tại Afghanistan. Đấy là một đường lối gây nhiều tranh cãi vì nó cho phép quân đội hoặc giới chức thi hành luật pháp Hoa Kỳ bắt giữ nghi can khủng bố ở bất cứ nơi nào trên thế giới bất chấp những chuẩn mực về quyền pháp lý cá nhân (due process standards) của Hoa Kỳ hay của bất cứ một quốc gia nào khác.

Sự thể Obama không chịu chấm dứt việc sử dụng các ủy ban quân sự và việc giam giữ nghi can khủng bố không cần xét xử có khả năng kéo dài tinh thần Guantánamo ngay cả sau khi trại giam này đã thực sự đóng cửa.

Thành tích nhân quyền của Obama

Chính quyền Bush gặp khó khăn khi thúc đẩy các nhà lãnh đạo nước ngoài tôn trọng nhân quyền, vì một hành động như vậy sẽ bị coi là cao ngạo, đạo đức giả, và theo chủ nghĩa đơn phương (unilateralism). Từ khi ngồi vào ghế tổng thống, Obama đã nỗ lực ráo riết để phục hồi uy tín của Hoa Kỳ.

Những diễn văn của Obama tại Accra, Cairo, Moscow, Oslo, và Thượng Hải là phương tiện chính để ông đưa ra chương trình nghị sự mới của Hoa Kỳ về các vấn đề nhân quyền. Thay vì chỉ rao giảng những nguyên tác trừu tượng, Obama đã rút ra nhiều ví dụ từ lịch sử đầy biến động của Hoa Kỳ và từ chính cuộc đời ông để khuyến khích các quốc gia khác tôn trọng nhân quyền. Sự khiêm nhượng trong lối tiếp cận này tránh được giọng điệu bắt nạt của Bush và nhờ thế đưa Hoa Kỳ vào trong cộng đồng quốc tế như một quốc gia, giống như nhiều quốc gia khác, còn đang phấn đấu để tôn trọng nhân quyền và để hưởng những lợi ích khi làm thư thế.

Tại Accra (Ghana), trong một cách khiển trách việc tổng thống Bill Clinton hậu thuẫn những nhà độc tài châu Phi trong thập niên 1990, Obama nhận xét: “Châu Phi không cần những thủ lĩnh độc tài, Châu Phi cần đến những cơ chế vững mạnh” như “quốc hội có thực quyền; lực lượng cảnh sát lương thiện; thẩm phán độc lập; báo chí độc lập; một khu vực kinh tế tư nhân đầy sinh khí; một xã hội dân sự”. Tuy nhiên, Obama đã không tạo đủ sức ép đối với các đồng minh của Mỹ như tổng thống Paul Kagame của Rwanda hay thủ tướng Meles Zenawi của Ethopia để buộc những nhà lãnh đạo này cải tổ chế độ ngày càng độc tài của họ. Những lời lên án mạnh mẽ nhất của Hoa Kỳ gần như chỉ nhắm vào Robert Mugabe của Zimbabwe, Omar al-Bashir của Sudan, và hội đồng quân nhân tại Guinea.

Tại Cairo, Obama đã bác bỏ mưu toan của Bush nhằm biện minh cuộc xâm lăng Iraq như một nỗ lực truyền bá dân chủ. Obama tuyên bố: “Không một quốc gia nào có thể hay có nghĩa vụ áp đặt một chế độ chính trị lên bất cứ một quốc gia nào khác”. Nhưng, dù vậy, Obama vẫn khẳng định rằng Hoa Kỳ tiếp tục giữ cam kết “với những chính phủ phản ánh nguyện vọng của nhân dân”. Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của lối ứng xử có nguyên tắc, thậm chí cả khi nó đi ngược lại lợi ích ngắn hạn của Hoa Kỳ, gợi ý rằng, khác với Bush, ông sẽ chấp nhận một cuộc thắng cử của nhóm Hồi giáo đối lập tại Ai Cập, tức tổ chức Huynh đệ Hồi giáo (Muslim Brotherhood).

Mặc dù lời phát biểu trên có thể ít nhiều làm thất vọng chính phủ của tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak, nhưng nói chung Obama đã tỏ ra quá nể nang đối với lãnh đạo của các nước chủ nhà. Ông không công khai chỉ trích những đồng minh của Mỹ tại Trung Đông mặc dù họ vi phạm những nguyên tắc dân chủ. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy ông đã kín đáo khuyến khích những chính phủ độc tài này đi theo một đường hướng dân chủ hơn. Chẳng hạn, Washington đã hứa với Cairo rằng sẽ không có một điều kiện nhân quyền nào áp đặt lên viện trợ kinh tế Mỹ dành cho Ai Cập. Hoa Kỳ còn chấp nhận đòi hỏi của chính phủ Ai Cập, là mọi ngân quĩ mà Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) dành cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) chỉ được vào tay những nhóm nào chịu tuân thủ những hạn chế gay gắt của chính phủ Mubarak. Việc Obama muốn duy trì quan hệ mật thiết với Mubarak, đặc biệt với hi vọng nhà lãnh đạo Ai Cập sẽ giúp giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine, hình như đã chiếm ưu tiên cao hơn các nguyên tắc nhân quyền mà Obama nêu ra trong bài diễn văn đọc tại Cairo.

Tại Moscow, Obama đã gặp gỡ các đại diện xã hội-dân sự và ca ngợi vai trò rất quan trọng của họ trong xã hội Nga. Ông giải thích rằng chính các lời chỉ trích và các câu hỏi gay gắt của nhiều tổ chức xã hội-dân sự Hoa Kỳ đã giúp ông làm những quyết định sáng suốt hơn và nhờ thế làm cho Hoa Kỳ vững mạnh hơn — quả là một tuyên bố táo bạo tại một quốc gia mà các tổ chức phi-chính phủ (NGO) theo dõi nhân quyền và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của chính phủ thường xuyên bị sách nhiễu. Tuy nhiên, chính quyền Obama vẫn chưa tạo đủ sức ép để buộc chính phủ Nga chấm dứt việc bịt miệng những người đứng đầu các tổ chức phi-chính phủ. Obama cũng chưa hề cảnh báo các nhà lãnh đạo Nga rằng những bạo hành nghiêm trọng, như thẳng tay sát hại các nhà hoạt động và các ký giả tranh đấu cho nhân quyền ở miền Bắc Caucasus, có thể làm nguy hại quan hệ song phương của hai nước.

Tại Trung Quốc, trong một cách tương tự, Obama chỉ đi theo dấu chân các vị tổng thống tiền nhiệm bằng cách giảm nhẹ tầm quan trọng của nhân quyền để dành ưu tiên cho nỗ lực xúc tiến các quan hệ mậu dịch, kinh tế và hợp tác ngoại giao. Trước một cử tọa được lựa chọn gồm “những nhà lãnh đạo Trung Quốc tương lai”, Obama nói đến hành trình của Hoa Kỳ đi từ chế độ nô lệ đến những cuộc tranh đấu cho quyền phụ nữ và công nhân, nói rõ rằng hồ sơ nhân quyền của Hoa Kỳ cũng không hoàn hảo cho lắm. Ông chỉ xác định niềm tin sắt đá của Hoa Kỳ là “mọi người sinh ra đều bình đẳng và có những quyền căn bản nhất định”. Tuy nhiên, trong cuộc vấn-đáp, gần như ông chỉ gợi ý rằng việc Trung Quốc áp đặt một “trường thành lửa” nghiêm ngặt lên Internet chỉ là phản ảnh “những truyền thống” khác với Hoa Kỳ mà thôi, chứ ông không hề đòi triệt hạ nó. Nhận định đó của Obama đã mang lại một trận bão chỉ trích ông từ nhiều bloggers Trung Quốc, và Obama đã từ giã nước này với ấn tượng sâu sắc về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc mà không mấy thiết tha hi sinh bất cứ một điều gì để bảo vệ nhân quyền cho 1,3 tỉ người Trung Quốc đang còn sống dưới một chế độ độc tài.

Trong diễn văn tại Đại học Georgetown vài tuần sau đó, bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton đã biện minh cho đường lối này là “chủ nghĩa thực dụng có nguyên tắc” (principled pragmatism), và trong các gặp gỡ riêng tư nhiều viên chức chính quyền lại nói đến việc gây vốn chính trị để tạo sức ép lên Trung Quốc về vấn đề nhân quyền trong tương lai. Kể từ lời tuyên bố của [bộ trưởng] Clinton vào tháng Hai 2009 rằng vấn đề nhân quyền “không thể cản trở” các lợi ích khác của Mỹ tại Trung Quốc đến việc tổng thống Obama từ chối gặp gỡ đức Đạt lai Lạt ma vào tháng Mười năm ngoái, Washington một mực không chịu đối đầu với các nhà lãnh đạo độc tài Trung Quốc về vấn đề tự do chính trị và tôn giáo.

Chủ nghĩa đa phương cỡ nhẹ

Trong lúc vận động tranh cử năm 2009, Obama hứa hẹn thay thế chủ nghĩa đơn phương đầy tai tiếng của Bush bằng một sự cam kết thành khẩn hơn, nhằm tăng cường hợp tác, xây dựng liên minh và cầu thân với cả đối phương (engagement with adversaries). Biểu tượng đầu tiên của đường lối này là đảo ngược chính sách của Bush và cho phép Hoa Kỳ tham dự vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc — một bước quan trọng tiến tới nỗ lực cứu vãn một cơ chế đang gặp nhiều rắc rối. Hội đồng gồm 47 thành viên này lâu nay vẫn bị các chính phủ độc tài khống chế, kể từ khi thành hình vào tháng Sáu năm 2007. Các quốc gia thành viên không ngừng chỉ trích Israel và thường bận tâm bao che các nhà lãnh đạo lạm quyền hơn là lên án họ vì đã vi phạm nhân quyền.

Nhưng bước tích cực của việc Hoa Kỳ gia nhập hội đồng nhân quyền đã bị vô hiệu hóa một cách đáng kể vào tháng Chín vừa qua, khi Washington không đồng tình một bản báo cáo do hội đồng này bảo trợ — được Richard Goldstone, một nhà luật học đáng kính của Nam Phi, chấp bút — lên án Israel (cũng như Hamas) về những tội ác chiến tranh trong vụ Israel xua quân xâm chiếm Dải Gaza từ tháng 12-2008 đến tháng 1-2009 và kêu gọi đưa các tội phạm ra công lý. Việc Washington mạnh mẽ chỉ trích bản báo cáo của hội đồng nhân quyền đã làm cho thế giới nghi ngờ lời cam kết của Obama trong việc thực thi các nguyên tác nhân quyền một cách công bằng đối với bạn cũng như đối với thù. Nước cờ ngoại giao này của Hoa Kỳ thật là đáng tiếc bởi vì bản báo cáo ấy có bước đột phá là hội đồng nhân quyền đã chỉ trích một kẻ thù của Israel, tức Hamas. Obama đã diễn tả đúng khi ông nói tại Oslo rằng “chỉ có một nền hoà bình công chính đặt cơ sở trên quyền lợi và nhân phẩm bẩm sinh của mọi cá nhân mới thực sự bền vững”. Đáng tiếc là, ông vẫn chưa áp dụng tư duy này đối với Israel.

Đối với luật pháp quốc tế, chính quyền Obama cũng có một đường lối tích cực hơn thái độ đề phòng và thường thiếu thân thiện của chính quyền Bush. Nhằm tăng tốc một khuynh hướng vốn đã manh nha từ những năm cuối của Bush trong Nhà Trắng, Obama đã tích cực hậu thuẫn Tòa án Hình sự Quốc tế, nhất là tại Darfur và Cộng hòa Dân chủ Congo, cũng như, gần đây hơn, tại Kenya. Lần đầu tiên, một số viên chức Hoa Kỳ đã tham dự với tư cách quan sát viên tại các buổi thảo luận về tương lai của tòa án này.

Hoa Kỳ cũng đang phê chuẩn một số thỏa ước nhân quyền Liên hiệp quốc nhất định, sau một thời gian gián đoạn 8 năm. Nước này đã ký vào Công ước mới về quyền của người khuyết tật. Vào tháng 10, khi thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đề nghị sửa đổi luật pháp chiến tranh để các quốc gia dễ dàng chống lại các nhóm võ trang phi qui ước, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc Susan Rice đã chặn đứng đề nghị này bằng cách khẳng định cam kết của Hoa Kỳ đối với Công ước Geneva — một lập trường mà chính Obama đã nhắc lại tại Oslo.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế trong cam kết của Obama đối với luật pháp quốc tế. Chính quyền của ông đã đưa ra những tín hiệu thiếu rõ ràng về thỏa ước 1997 cấm mìn chống cá nhân, thoạt đầu Hoa Kỳ công bố sẽ không ký thoả ước, rồi sau đó lại nói rằng một cuộc duyệt xét chính sách đang còn diễn tiến, mặc dù Hoa Kỳ không sử dụng, sản xuất, hay xuất khẩu những vũ khí này đã 12 năm kể từ khi thỏa ước thành hình. Cho đến nay, chính quyền Obama vẫn chưa nắm bắt cơ hội thuận lợi này để ôm lấy một thỏa ước đa phương quan trọng. Trong một cách tương tự, chính quyền này vẫn chưa đứng chung với một số đồng minh thuộc khối NATO trong việc chấp nhận Công ước 2008 về bom chùm (clusters munitions), một công ước cấm hẳn việc sử dụng loại vũ khí giết người bừa bãi này, mặc dù quân đội Hoa Kỳ nhìn nhận mối nguy hiểm của chúng đối với dân thường và không còn sử dụng chúng từ 2003 đến nay. Và mặc dù chính quyền Obama đã tuyên bố có dự định phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, chính quyền vẫn chưa thúc đẩy Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn công ước này, cũng như chưa thúc đẩy Thượng viện phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về quyền của trẻ em. Nếu không kể Somalia, Hoa Kỳ nổi bật một cách đáng ngại là quốc gia duy nhất chưa phê chuẩn Thỏa ước về quyền của trẻ em. Nếu nói đến thỏa ước về quyền phụ nữ, Hoa Kỳ tự đặt mình trong hàng ngũ không mấy ai ưa chuộng chỉ gồm các nước như Iran, Nauru, Sudan và Tonga.

Sự cầu thân tai hại

Một cách đúng đắn, Obama đã bác bỏ chính sách của Bush, một chủ trương đối xử với các chính phủ đàn áp bằng cách không thèm nói chuyện với chúng. Đường lối mới của Obama biểu hiện rõ nét nhất tại Myanmar (còn được gọi Burma) và Sudan, những nơi mà các đặc sứ của Hoa Kỳ đã tăng cường đối thoại với các viên chức cấp cao của nước sở tại mà không từ bỏ việc tạo sức ép lên chính phủ của họ nhằm ngăn chặn sự đàn áp đối với người dân. Trong trường hợp Sudan, mặc dù có nhiều dấu hiệu khá phức tạp, chính quyền Obama đã tranh thủ được sự đồng tình của chính phủ nước này về tầm quan trọng của việc chặn đứng bạo động ở Darfur và miền nam Sudan mà không cần đối thoại trực tiếp với tổng thống Bashir, một nhân vật đã bị lên án là tội phạm chiến tranh.

Tuy nhiên, ở Trung Á, chủ trương tranh thủ sự hợp tác của các chính thể độc tài đã mang lại những kết quả đáng thất vọng. Tại các quốc gia đầy áp bức như Turmenistan và Uzbekistan, nơi mà mối quan tâm chính của Hoa Kỳ là duy trì đường tiếp tế quân nhu vào nước láng giềng Afghanistan, chính quyền Obama đã tránh công khai bày tỏ những quan tâm nhân quyền một cách rõ ràng. Thay vào đó, Hoa Kỳ chỉ đưa ra những lời tuyên bố chung chung về việc Hoa Kỳ hậu thuẫn một chế độ dân chủ và một nền pháp trị, đồng thời nhấn mạnh việc Hoa Kỳ tôn trọng những đặc quyền tối thượng của những nhà lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này. Chính quyền Obama gần như đã bỏ mất cơ hội thúc đẩy cải tổ tại Kazakhstan, mặc dù chính phủ áp bức của nước này rất có thể đáp ứng sức ép quốc tế trong những tháng trước khi Kazakhstan lãnh nhận chức chủ tịch luân phiên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu.

Tại Afghanistan, các quan chức chính quyền Obama đã nhìn nhận từ đầu rằng các sứ quân lạm quyền và tham nhũng có quan hệ với chính phủ tổng thống Hamid Karzai vô hình trung đang giúp phe Taliban chiếm được lòng dân khắp nước. Sau cuộc đắc cử đầy tai tiếng của Karzai vào tháng Tám năm ngoái, chính quyền Obama đã thúc đẩy chính phủ Karzai phải tránh xa một số nhân vật có bàn tay dính máu hay có túi tiền phi pháp. Tuy nhiên, không ai biết chắc là liệu Washington có sẵn sàng cắt đứt quan hệ với một số viên chức Afghanistan tham nhũng hay không, chẳng hạn em trai của tổng thống, Ahmed Wali Karzai, một nhân vật đầy thế lực tại Kandahar, một nhân vật được biết vừa ăn lương của CIA vừa móc nối với các đường dây buôn bán ma túy. Cũng không có một dấu hiệu nào cho thấy Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ sẽ bỏ rơi các đám dân quân lạm quyền mà lực lượng này đã sử dụng tại các tỉnh như Herat và Uruzgan.

Tại Pakistan, bên kia biên giới của Afghanistan, chính quyền Obama đã và đang cung cấp viện trợ quân sự có điều kiện cho chính phủ dân cử — một đường lối có nguyên tắc hơn đường lối của chính quyền Bush, một chính quyền hậu thuẫn vô điều kiện cho chế độ độc tài của tướng Pervez Musharraf. Washington còn chấp nhận sự phục hồi chức vụ cho Chủ tịch Tối cao Pháp viện Iftikhar Chaudhry [bị Musharraf cách chức năm 2007], mặc dù những phán quyết hiến định của ông và việc ông làm sống lại các bản cáo trạng tham nhũng có thể gây nguy hại cho tổng thống Asif Ali Zardari, một đối tác của Mỹ. Tuy vậy, Obama vẫn chưa xét đến trường hợp của hàng ngàn người bị mất tích dưới chế độ Musharraf. Ông cũng không đòi hỏi các sĩ quan quân đội Pakistan đã vi phạm nhân quyền, kể cả chính bản thân Musharraf, phải trả lời trước pháp luật.

Gần với Hoa Kỳ hơn, tại Châu Mỹ La-tinh, Obama đã cộng tác với các đồng minh trong vùng một cách tích cực hơn vị tiền nhiệm của ông. Khác với Bush, người đã ngấm ngầm chấp chận âm mưu lật đổ tổng thống Hugo Chávez của Venezuela, Obama đã nhanh chóng đứng vào hàng ngũ các đồng minh trong vùng nhằm lên án việc lật đổ tổng thống Manuel Zelaya của Hondura tháng Sáu năm ngoái, đồng thời kêu gọi phục hồi chức vụ cho ông ta – cho dù chính quyền Obama không tạo đủ sức ép để buộc chính phủ đang nắm quyền chấp nhận sự trở lại của Zelaya.

Nhà Trắng đã làm đúng khi đình hoãn việc duyệt xét một thoả ước tự do mậu dịch mà Colombia rất mong đợi — chính phủ nước này không chịu giải thể các lực lượng bán quân sự quá lạm quyền đã gây ra cái chết của hằng trăm thành viên công đoàn và nhiều người khác. Việc thực sự giải tán những lực lượng bán quân sự này đồng thời đưa những người cầm đầu và đồng lõa ra trước công lý phải được đặt thành một điều kiện tiên quyết cho bất cứ thoả ước tự do mậu dịch nào được ký kết. Tuy nhiên, trong khi đó, Obama vẫn tiếp tục chính sách sai lầm của thời đại Bush, là nhìn nhận quân đội Colombia đã tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền cần thiết để nhận viện trợ quân sự của Hoa Kỳ — bất chấp thái độ tự do vi phạm luật pháp hiện nay của những quân nhân và sĩ quan đã nhúng tay vào những vụ hành quyết phi pháp ở rất nhiều nơi.

Obama cũng có khuyết điểm tương tự tại Mexico, nơi chính phủ Hoa Kỳ hứa đóng góp 1,35 tỉ đôla qua nhiều năm nhằm giúp chính phủ nước này trang bị và huấn luyện các lực lượng chống lại các đường dây buôn bán ma túy. Khoảng 15% tài khoản viện trợ này tùy thuộc vào việc Mexico tuân thủ một số điều kiện nhân quyền nhất định, bao gồm cả việc xét xử các lạm quyền của quân đội tại tòa án dân sự. Mexico hoàn toàn không đáp ứng điều kiện này, nhưng mặc dù vậy, bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn xúc tiến chuyển giao một phần ngân quĩ đã hứa. Tất cả sự kiện này khiến chúng ta phải nghi ngờ cam kết của Obama về nỗ lực ngăn chặn những vi phạm nhân quyền do quân đội gây ra và chấm dứt không khí tự do vi phạm luật pháp của nhân viên công quyền ở phía nam biên giới.

Lời nói phải đi đôi với việc làm

Nhìn từ góc độ nhân quyền, rõ ràng là Nhà Trắng Obama đã tiến bộ hơn chính quyền Bush. Như người ta mong đợi từ một vị tổng thống có tài hùng biện, Obama đã phát biểu những lời lẽ rất đúng đắn. Thách đố còn lại là làm sao để chuyển đổi những bài diễn văn đầy thi vị thành một chính sách có ngôn ngữ chân phương – và thể hiện đúng những nguyên tắc mà ông đã phát biểu rất ấn tượng. Thực hiện sự chuyển đổi ấy sẽ không dễ dàng, nhưng vận dụng các nguyên tắc nhân quyền vào chính sách ngoại giao một cách nhất quán là thiết yếu nếu Washington muốn phục hồi uy tín của mình và muốn thành công trong việc cổ vũ các giá trị toàn cầu, những giá trị mà Obama tin tưởng đúng đắn là chìa khóa dẫn đến thịnh vượng và ổn định khắp thế giới.

Kenneth Roth là giám đốc điều hành của Cơ quan Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).

Nguồn: Foreign Affairs, March-April 2010

Bản tiếng Việt © 2010 Trần Ngọc Cư

Bản tiếng Việt © 2010 talawas --Kenneth Roth: Phải chăng Obama chỉ hứa suông về nhân quyền?
As Indonesian police scramble to figure out who disseminated graphic videos of two of the country's top celebrities, the rest of society might want to look into why there are so many fans of porn in the country with the world's largest Muslim population

Tổng số lượt xem trang