Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Vì sao Mỹ không cho VN vào sổ đen tôn giáo

-Photo courtesy of state.gov Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế hôm 13-09-2011.
-
Đại lễ La Vang với sự tham gia của các Hồng y từ Vatican hồi tháng Một năm 2011
Đại sứ Hoa Kỳ nói Việt Nam đã trả lại nhà thờ và thánh địa La Vang cho người Công giáo
Cựu Đại sứ Michael Michalak gửi điện tín năm trang về Washington thuyết phục Bộ Ngoại giao không đưa Việt Nam vào sổ đen tôn giáo hôm 20/1/2010.
BBC lược dịch phần lớn điện tín 13 mục này cùng quý vị.

1. TÓM LƯỢC: Cách xử lý vụng về của Việt Nam trước những tình huống trong Tăng đoàn Làng Mai tại Tu viện Bát Nhã và Giáo xứ Đồng Chiêm - nhất là việc sử dụng bạo lực quá mức - là đáng lo ngại và báo hiệu một đợt trấn áp nhân quyền lớn hơn trong giai đoạn trước Đại hội Đảng trong tháng Một năm 2011.
Tuy nhiên, những tình huống này chủ yếu là "tranh chấp đất đai", không phù hợp với tiêu chí luật định của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế 1998, và không nên khiến chúng ta quên đi những tiến bộ đáng kể về mở rộng tự do tôn giáo mà Việt Nam đã đạt được kể từ khi được bỏ ra khỏi danh sách CPC [Nước cần Quân tâm Đặc biệt] hồi tháng Mười Một năm 2006.
Những tiến bộ này bao gồm công nhận và cho đăng ký hoạt động hàng chục tôn giáo mới, thực hiện khung pháp lý mới về tôn giáo và các chương trình đào tạo ở cấp địa phương và quốc gia.
Các cộng đồng Tin lành và Công giáo, bao gồm cả những cộng đồng ở miền Bắc và vùng Cao nguyên Tây Bắc, tiếp tục thông báo về những cải thiện cũng như các tín đồ đạo Hồi, Baha'i và Cao Đài ở các vùng khác nhau của Việt Nam.
Sự trấn áp tôn giáo có hệ thống và hàng loạt từ trước khi Việt Nam được đưa vào danh sách CPC hồi năm 2004 giờ không còn nữa.
Bởi vậy Đại sứ quán khuyến cáo Bộ Ngoại giao không đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC mà thay vào đó dùng các cơ hội tiếp xúc cao cấp nhằm gây sức ép để Việt Nam tiếp tục mở rộng tự do tôn giáo ở Việt Nam. HẾT TÓM LƯỢC.
Tình hình Trước khi Việt Nam bị Đưa vào CPC
2. Trước khi Việt Nam bị coi là Nước cần Quan tâm Đặc biệt vào năm 2004, việc trấn áp của chính phủ Việt Nam đối với một số tôn giáo là có hệ thống và rộng khắp và sự can thiệp chính thức vào các hoạt động tôn giáo là lệ thường.
Chính phủ Hoa Kỳ có danh sách của 45 cá nhân bị bỏ tù vì tín ngưỡng trong đó có tín đồ Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa Hảo và Cao Đài.
Hàng ngàn dân làng và những sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên đã bị hạn chế về tín ngưỡng và nhiều người bị buộc phải bỏ đạo.
Những tín đồ thường bị sách nhiễu và bạo hành. Hồi năm 2001, chính quyền đóng cửa gần như tất cả các cộng đoàn Tin lành và các điểm tụ họp không được thừa nhận ở Tây Nguyên.
3. Chính phủ Việt Nam cũng còn hạn chế việc mở các chủng viện mới và việc thụ phong linh mục của Giáo hội Công giáo.
Chính phủ cũng không ủng hộ việc Giáo hội Công giáo tham gia vào công tác từ thiện, chẳng hạn như cuộc chiến chống HIV/AIDS.
Những Cải thiện Trước khi Bỏ Quy chế CPC
4. Sau khi Việt Nam bị coi là nước CPC hồi năm 2004, cơ quan về dân chủ và tôn giáo thuộc Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán đã tạo ra lộ trình để giúp Việt Nam gỡ bỏ quy chế CPC.
Trong năm 2004 và 2005 - chỉ trong thời gian hai năm - chính phủ Việt Nam đã đưa ra những thay đổi rộng khắp đối với chính sách tự do tôn giáo bằng cách thực thi khuôn khổ pháp lý mới về tôn giáo mà theo đó việc cưỡng bức bỏ đạo bị cấm và công dân được trao quyền tự do tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.
Việc vi phạm các quyền này bị cấm.
Chính quyền tổ chức nhiều chương trình đào tạo để đảm bảo các cấp tỉnh, huyện, xã và làng đồng loạt tuân thủ khuôn khổ pháp lý mới.
Các quan chức của chính quyền trung ương bắt đầu đáp lại những phàn nàn từ các nhà lãnh đạo tôn giáo về cách mà cấp địa phương đối xử với họ.
Người theo đạo tin lành ở khắp miền Bắc cũng thông báo về sự cải thiện trong thái độ của quan chức đối với tôn giáo và thực thi tín ngưỡng.
5. Tại miền Bắc và Cao nguyên tây Bắc, người theo Phật giáo, Công giáo, Tin lành và cả chính phủ đều thông báo về sự gia tăng các hoạt động tôn giáo và sự tuân thủ quy định.
Hơn 1.000 "điểm hội họp" của Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam và những nơi cầu nguyện của các tổ chức tôn giáo khác tại Tây Nguyên đã được đăng ký, bao gồm cả ở tỉnh Gia Lai nơi việc đăng ký đã hợp pháp hóa 75.000 người theo đạo ở tỉnh.
Có 76 cộng đoàn Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam được công nhận ở Tây Nguyên và tham gia vào các hoạt động tôn giáo thường xuyên, trong khi 29 cộng đoàn Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam đã được đăng ký ở miền Bắc và Cao nguyên Tây Bắc.
6. Khung pháp lý mới tạo điều kiện đào tạo hàng trăm tăng lữ Công giáo và Tin lành mới, bao gồm cả 71 mục sư Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam ở Tây Nguyên.
Tại Hà Nội, 57 linh mục Công giáo được thụ phong trong buổi lễ công khai.
Các tín đồ tại Đại lễ La Vang hồi tháng Một năm 2011
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội nói tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam đã cải thiện nhanh
Các linh mục Công giáo khác, bao gồm cả chín linh mục ở Đắk Lắk, được thu phong trên toàn quốc.
Một trung tâm đào tạo Công giáo của Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam được thông qua và khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh và một chủng viện mới được Giáo hội Công giáo khai trương trong năm 2006.
7. Trên toàn quốc, bao gồm cả Tây Nguyên và Tây Bắc, các tổ chức tôn giáo được chính thức thừa nhận thông báo rằng họ có thể hoạt động công khai và những tín đồ cho biết họ có thể cầu nguyện mà không bị sách nhiễu.
Những tôn giáo không được công nhận, chẳng hạn đạo Baha'i, nói các tín đồ của họ không bị sách nhiễu và chính quyền tạo điều kiện để họ hợp pháp hóa các hoạt động.
Và cuối cùng, toàn bộ các nhân vật mà Hoa Kỳ nêu ra với phía Việt Nam với tư cách tù nhân lương tâm vì các lý do có liên quan tới tín ngưỡng đã được trả tự do tính tới tháng Chín năm 2006.
Cải thiện kể từ khi bỏ quy chế CPC Tháng Mười Một 2006
8. Trong khi việc thực hiện khuôn khổ pháp lý chưa đồng đều, tốc độ tiến bộ vẫn tiếp tục nhanh.
Kể từ năm 2006, Nhà nước Việt Nam tuyên bố công nhận trên toàn quốc hoặc cho đăng ký đối với 16 giáo hội trong đó có Hội Thánh Mennonite, Bahai'i và Hội Hồi giáo Bani.
9. Thành phố Hồ Chí Minh đã cho đăng ký ít nhất 91 nhà thờ Tin lành tại gia, phục vụ 7.225 tín đồ từ các dòng khác nhau được thành lập trước và sau năm 1975.
Những nhóm này bao gồm cả những người theo hệ phái Ngũ Tuần, Chính Thống, Giê-hô-va, Baptist.
Ngoài ra tất cả các "điểm hội họp" ở Tây Nguyên trước đây bị đóng nay đã đều mở lại với tổng cộng 1.700 điểm hội họp và 150 cộng đoàn được đăng ký.
Hội Thánh Phúc Âm Nam Việt Nam nói việc đào tạo mục sư tiếp tục được tổ chức ở Đắk Lắk và Gia Lai và họ đã không còn thiếu mục sư ở Tây Nguyên như trước.
10. Các nhà thờ mới được đăng ký ở Tây Bắc đưa tổng số cộng đồng Phúc Âm Việt Nam lên 168.
Hội Thánh Phúc Âm Việt Nam cũng được phép xây nhà thờ mới đầu tiên trong hàng chục năm qua tại Lạng Sơn vào tháng Mười Một năm 2008.
Nhà Thờ là nơi cầu nguyện của người Dao đỏ và cũng là của cộng đoàn người H'mong mới đăng ký.
11. Ngoại trừ những tranh chấp đất đai đang tiếp diễn, Giáo hội Công giáo tiếp tục thông báo về những cải thiện trong lĩnh vực tụ họp và cầu nguyện trong khi chính quyền nới lỏng hạn chế đối với việc bổ nhiệm tăng lữ.
Trong chuyến thăm của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ hồi năm 2007, một linh mục nói trong quá khứ Giáo hội phải chờ sự chuẩn thuận của chính quyền trước khi tấn phong linh mục.
Ông Nguyễn Minh Triết gặp Giáo hoàng Bennedict hồi tháng 12 năm 2009
Đại sứ quán Hoa Kỳ xem cuộc gặp của ông Triết với Giáo hoàng phản ánh sự cải thiện tự do tôn giáo ở Việt Nam
Nhưng nay Giáo hội đưa lên danh sách và chính quyền có 30 ngày để tuyên bố họ có đồng ý hay không.
Linh mục này nói Chính phủ Việt Nam chỉ phản đối một trường hợp nhưng do phản đối của Chính phủ được đưa ra sau thời hạn 30 ngày nên Giáo hội vẫn tiếp tục với lựa chọn của mình mà không gặp phản ứng bất lợi nào.
Trong năm 2008, các quan chức Việt Nam trả lại nhà thờ và thánh địa La Vang, điểm hành hương Công giáo quan trọng nhất ở Việt Nam.
Chính quyền cũng có quan điểm linh hoạt hơn đối với hoạt động từ thiện của Giáo hội trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và các hoạt động xã hội khác.
Vào tháng Mười Hai năm 2009, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã gặp Giáo hoàng Benedict XVI ở Vatican trong cuộc gặp mà Tòa Thánh coi là "sự kiện quan trọng trong tiến bộ của quan hệ song phương với Việt Nam."
 Vì sao Mỹ không cho VN vào sổ đen tôn giáo – (BBC).   -Xây chùa Bái Đính khổng lồ -Đại lễ La Vang
Mỹ không đưa VN vào “sổ đen tôn giáo”15.09.11
- Wikileaks --bức điện ngoại giao của Mỹ --- Thiếu thông tin và cái nhìn kỳ thị về tình hình tôn giáo ở Việt Nam QĐND - Trong lịch sử Việt Nam chưa có thời kỳ nào lại có chính sách tôn trọng tự do tôn giáo, tín ngưỡng như thời kỳ từ sau Cách mạng Tháng Tám thành công đến nay, thời kỳ Nhà nước Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo...
- Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế phê bình danh sách CPC của Mỹ, kêu gọi bộ Ngọai Giao làm lại (Vietcatholic).

“Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận."

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam đối với các nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, được nêu trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010."


Cũng trong phát ngôn ngày 14/9, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”./.


(TTXVN/Vietnam+)
Ngày 13/9, tại Công an tỉnh Thái Bình, Bộ Công an đã tổ chức Hội thảo "Đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia - những vấn đề lý luận và thực tiễn". Trung tướng Phạm Quý Ngọ - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì Hội thảo. Tới dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ Công an; đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình.
Với vai trò nòng cốt trên lĩnh vực bảo vệ an ninh, trật tự, lực lượng Công an nhân dân đã tích cực phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện đúng đắn các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo thuần tuý, xây dựng khối đoàn kết thống nhất toàn dân, đồng thời đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả với âm mưu, hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hội thảo nhằm nghiên cứu, đánh giá toàn diện về âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia và góp phần hoàn thiện lý luận trên lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia. Gần 70 báo cáo tham luận của Công an các địa phương, các Vụ, Cục, các trường Công an nhân dân với nội dung phong phú, thiết thực, bám sát chủ đề Hội thảo.


Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an với các đại biểu dự Hội thảo. Ảnh: Văn Nam.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đánh giá cao công tác chuẩn bị của Ban tổ chức và Công an tỉnh Thái Bình. Đồng chí yêu cầu các cơ quan nghiên cứu khoa học phối hợp chặt chẽ với các đơn vị nghiệp vụ tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị về lý luận và thực tiễn, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, phục vụ thiết thực nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của đất nước
Hôm thứ ba 13 tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoà kỳ vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế và công bố tên các nước nằm trong danh sách CPC (các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo).

Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng

Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công bố bản Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo tại các nước trên thế giới. Phúc trình này phản ánh tình trạng thực thi tín ngưỡng của người dân, đồng thời cũng cho thấy mức độ tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của chính phủ các nước.
Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
Việt Nam có vài cải tiến, những vẫn còn một số thụt lùi. Chính phủ cho phép xây dựng mới hàng trăm nơi thờ phượng, tín ngưỡng. Nhưng những vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn còn tồn tại.
Michael Posner
“Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân ở các nơi trên thế giới luôn là mối quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ; mối quan tâm này xuất phát từ những ngày đầu tiên Hợp Chủng quốc được thành lập và nó vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.Khi nhìn ra thế giới, chúng ta thấy ở một số nước chính phủ không tôn trọng hoặc không thừa nhận quyền tự do cơ bản nhất của con người; đó là quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Người dân tại các quốc gia này không được tự do cử hành các nghi thức tín ngưỡng mà mình đã chọn, hoặc giáo dục con cái theo tín ngưỡng truyền thống của gia đình, và cũng không được tự do bày tỏ niềm tin về tôn giáo của mình. Ngược lại, nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực, và có khi còn bị bắt bớ.”
Đồng thời với việc công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo. Hàng năm Bộ Ngoại giao cũng thông qua danh sách một số nước cần được quan tâm, theo dõi trong vấn đề tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của người dân nước họ, gọi tắt là CPC. Danh sách CPC mới công bố năm nay gồm 8 nước trong đó có: Trung Quốc, Miến điện, Bắc Hàn, Iran, Ả-rập Xê-út, Sudan, Eritrea, và Uzbekistan.
Michael-Posner-295x295-250.jpg
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner. Photo courtesy of state.gov
Từ đầu năm nay, ngoài 8 quốc gia được nêu trong danh sách CPC kỳ này, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa thêm vào danh sách CPC 6 nước gồm: Ai- cập, Nigeria, Iraq, Turkmenistan, Pakistan, và Việt Nam. Lý do là chính phủ của tất cả những nước này đều vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân một cách nghiêm trọng. Do vậy việc đưa tên các nước này vào danh sách CPC, kết hợp với những biện pháp “trừng phạt” trong quan hệ song phương sẽ khiến họ phải thay đổi thái độ đối với người dân và cải thiện tình hình nhân quyền, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo. Khi Bộ Ngoại giao chính thức công bố danh sách CPC, chính quyền Mỹ thường có kèm các khoản chế tài về tài chính hay quân sự đối với những nước này.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam

Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh sách CPC năm nay, phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dành 20 trang nói về tình hình tự do tôn giáo trong nước. Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như sau:
Nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực, và có khi còn bị bắt bớ.
Hillary Clinton

“Theo báo cáo này Việt Nam có vài cải tiến, những vẫn còn một số thụt lùi. Chính phủ cho phép xây dựng mới hàng trăm nơi thờ phượng, tín ngưỡng. Nhưng những vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc không thừa nhận một số tôn giáo như các nhóm Tin Lành ở các vùng cao hay Phật giáo Hoà Hảo. Báo cáo này cũng nêu rõ việc bắt bớ, đàn áp giáo dân Cồn Dầu. Ngoài ra, chính quyền cũng vừa đưa cha Nguyễn Văn Lý trở vào tù sau 16 tháng được trả tự do sau khi trải qua các cơn đột quỵ do bị giam giữ trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt.”       
Trước đây Việt Nam đã bị đưa vào danh sách CPC vào năm 2004, vì không đáp ứng đề nghị của Mỹ trong việc trả tự do cho một số người bị giam vì tín ngưỡng và một số yêu cầu khác. Cuối năm 2006, trước khi Tổng thống George W. Bush tới Hà Nội dự Hội nghị APEC, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vì cho rằng Việt Nam đã có những tiến bộ về tôn giáo. Nhưng liên tiếp từ năm 2006 cho đến nay các tổ chức nhân quyền và một số vị dân cử Hoa Kỳ yêu cầu đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, sau khi xảy ra các vụ khủng bố đàn áp tôn giáo trong nước. 
Cũng xin được nhắc lại hồi tháng Mười năm ngoái, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2009 tại 198 quốc gia trên thế giới, trong đó ghi rằng, Việt Nam tiếp tục có tiến bộ tuy còn nhiều vấn đề. Và ngay sau đó Việt Nam phản đối, cho rằng báo cáo này "vẫn còn có những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam."
-Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế
--------
TLQ:
-
-  - Hồ sơ Wikileaks: Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền  – (NV). “Ông kêu gọi ngược lại, nói với Thủ Tướng Khải, rằng ‘người cộng sản nên trở thành người Việt Nam hơn’ và chấp nhận những giá trị truyền thống. Nếu không, chính trị sẽ ‘phá sản’ và đảng Cộng Sản sẽ mất sự ủng hộ. Ông kêu gọi Thủ Tướng Khải tách rời tôn giáo ra khỏi chính trị.”
-Giáo dân Cầu Rầm đòi đất nhà thờ2011-09-12
Hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Cầu Rầm hôm thứ bảy đã đến gặp đại diện UBND thành phố Vinh theo hẹn, hỏi về yêu cầu của họ đối với khu đất nhà thờ Cầu Rầm thuộc giáo xứ trước đây hiện đang do chính quyền địa phương sở hữu – Đức Tổng GM Leopoldo Girelli thăm giáo phận Kon Tum — (RFA).
- Sưu tầm hay đe dọa tịch thu hiện vật? — (RFA). Cả hai! “Gần đây, viên chức Bảo tàng Tổng hợp của Sở VHTT và Du lịch tỉnh Trà Vinh đã đến các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh nhằm mục đích sưu tầm và khảo sát những hiện vật nghệ thuật điêu khắc và hội họa dân tộc Khmer.”


- Tố cáo nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì việc đàn áp, khủng bố tinh thần các con của Lư Thị Thu Trang – (DLB).

 -LM Nguyễn Văn Khải nói về Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam  2011-09-13
Trong chuyến ghé thăm thân nhân, bằng hữu và tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, vào ngày 11 tháng 9, LM Nguyễn Văn Khải đã có buổi nói chuyện với đồng hương Houston.

Tổng số lượt xem trang