Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

TỔN THẤT CỦA TRUNG HOA Ở CHÂU PHI


Bài viết gốc: China’s African Mischief

Bài viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng điều hành của Đảng Dân chủ Tự do.

TOKYO - Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Lybia cố gắng thiết lập một chính phủ hoạt động cho một đất nước mới giải phóng, sự thật về những gì mà chế độ Đại tá Muammar el-Qaddafi đang được bắt đầu đưa ra ánh sáng. Những kho báu vật khác nhau đã được khai quật từ biệt thự ở Tripoli sau khi ông Qaddafi vội vàng bỏ trốn, và những gì xảy ra với những người bị tra tấn, bị giết, và mất tích đang bắt đầu được tiết lộ.

Vì vậy, quá nhiều bí mật ngoại giao bẩn thiểu nhất của Qaddafi đã được bộc lộ. Ngày 2 tháng 9, một tờ báo Canada, Globe and Mail báo cáo về các cuộc đàm phán gần đây giữa chế độ độc tài Qaddafi với các cộng vũ khí công ty Trung Hoa, mà các công ty này có quan hệ trực tiếp với chính phủ của Trung Hoa đối với hợp đồng trị giá 200 triệu Mỹ kim.

Những hợp đồng như vậy đã vi phạm trắng trợn lệnh cấm vận vũ khí được thiết lập theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 1970, Trung Hoa đã đặt bút ký vào. Nhà cầm quyền Trung Hoa đã phủ nhận rằng các thỏa thuận vũ khí bí mật có giá trị pháp lý, và nhấn mạnh rằng chính phủ đã không cho phép. Nhưng một báo cáo chào hàng đã tường thuật một cách rõ ràng rằng các quan chức an ninh của Qaddafi đã gặp gỡ với các nhà sản xuất vũ khí Trung Hoa gồm: Tập đoàn kỹ nghệ bác Trung Hoa (China North Industries Corp: Norinco), Tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc chuẩn xác quốc gia Trung Hoa (China National Precision Machinery Import & Export Corp: CPMIC), và Tập đoàn xuất nhập khẩu Ngôi Sao (China XinXing(星星) Import & Export Corp: CXIMC). Chương trình nghị sự bao gồm không chỉ là những vũ khí đã có sẵn trong kho dự trữ ở các công ty này, mà còn là lời hứa của các công ty Trung Hoa cung cấp vũ khí bổ sung nếu cần thiết.

Sau khi nhận một chuyến thăm chính thức năm 2006 từ lới mời của Tổng thống Trần Thủy Biển, sau tất cả những gì mà, Qaddafi đã phản ứng lại với các hoạt động ngày càng tăng của Trung Hoa ở châu Phi, mà các quan chức của ông đã gọi là "gợi nhớ đến chủ nghĩa đế quốc"  Đáng ngạc nhiên là Qaddafi đã chuyển thái độ thân Trung Hoa trong những giờ phút tuyệt vọng của ông. Khi áp lực từ quân nổi dậy quá lớn, hy vọng cuối cùng để duy trì quyền lực đã làm ông chuyển hướng sang Trung Hoa, và vì vậy mọi sự sợ ảnh hưởng của Trung Hoa ở châu Phi đã bị gạt sang một bên.

Trong nhiều thập kỷ, Qaddafi đã cư xử như thể ông ta là “Vua của các ông vua ở châu Phi”, như là những gì mà các tuyên truyền viên của ông tuyên bố. Bằng vào việc sử dụng nguồn thu dầu mỏ phong phú của đất nước, ông cung cấp viện trợ các nước láng giềng của mình. Ông đã công bố đầu tư 97 tỷ Mỹ kim để Tổng thống Compaoré của Cộng hòa Burkina Faso (ban đầu đồn đại là một điểm đến có khả năng cho việc lưu vong của Qaddafi) nhận được đào tạo quân sự từ Libya vào thập niên 1980, trước khi lên nắm chính quyền trong một cuộc đảo chính. Tổng thống Idriss Déby của Cộng hòa Chad cũng đã làm thay đổi chính trị vào năm 1990 với sự hậu thuẫn của Qaddafi. Tổng thống Mahamadou Issoufou của Cộng hòa Niger, người hiện đang nuôi dưỡng con trai thứ ba của Qaddafi Saadi - đã giành chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống vào cuối tháng ba nhờ sự hỗ trợ tài chính từ Qaddafi.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Hoa đã trở thành một trở ngại cho tham vọng của Qaddafi ở châu Phi, và Trung Hoa đã làm như vậy bằng cách sao chép các phương pháp của mình bằng cách: mua chuộc sự hỗ trợ của những nhà độc tài bằng vũ khí và tài chính. Từ năm 2000, Trung Hoa đã tích cực ve vãn các nước không ổn định và độc tài của châu Phi bằng cách cung cấp viện trợ và từ chối những lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc chống lại họ. Thật vậy, Trung Hoa đã vô tình đi vào kinh doanh với các nước châu Phi, trong khi châu Âu và Mỹ từ chối tham gia do các biện pháp trừng phạt.

Những biện pháp trừng phạt quốc tế, lúc bấy giờ nó có vẻ là những cánh cửa mà qua đó, Trung Hoa đổ xô vào để đạt được quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của châu Phi cho các ngành công nghiệp tham lam của mình. Ví dụ, thay vì các thực hiện một nỗ lực để thúc đẩy hòa bình ở Sudan, là một thành viên thường trực Trung Hoa có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an nên, nhưng Trung Hoa lại tham gia thương mại sâu với Sudan, bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng cho dầu mỏ và vũ khí, hành động này thực sự đã làm kéo dài những cuộc xung đột tại Darfur(1). Trong một lá thư viết cho các quan chức Trung Hoa, có chữ ký của nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, và một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế rằng, Trung Hoa xuất khẩu vũ khí cho Sudan phải trong vi phạm các nghị quyết của LHQ. Đạo diễn phim đoạt giải Oscar, ông Steven Spielberg đã phải xấu hổ từ bỏ tư vấn cho Trung Hoa về Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008 bởi vì Trung Hoa đã hỗ trợ cho chính phủ Khartoum(2), ông gọi thế vận hội này"Thế vận hội diệt chủng".

 Bản đồ của Darfur nằm trong Sudan. Đây là một hậu quả bất ổn mà Ai Cập và Anh đã để lại cho vùng đất này sau khi trao trả độc lập năm 1899. Khi họ sát nhập những bộ tộc có các nền văn hóa khác nhau để trao trả độc lập và dựng lên một quốc gia Sudan lạc hậu sống nhờ vào tài nguyên thiên nhiên là dầu. Hình ảnh Darfur sát nhập vào Sudan làm chúng ta liên tưởng đến xung đột giữa Việt Nam và Trung hoa trên quần đảo Hoàng Sa bị xâm chiếm bỡi Trung Hoa vào ngày 19/01/1974 sau khi Hoa Kỳ thỏa thuận với Trung Hoa của cuộc gặp lịch sử giữa Nixon và Mao và kết quả hiệp định Paris 1973 cho cuộc chiến Việt Nam. (ND) 

Như cuộc chiến của quân nổi dậy với Qaddafi trong mùa hè này, mười tiểu bang ở miền nam Sudan đã ly khai, tuyên bố độc lập như một thành viên trong cộng đồng 54 quốc gia trên lục địa châu Phi. Khoảng 80% của sản lượng dầu 490.000 thùng mỗi ngày của Sudan được tập trung ở miền Nam Sudan. Trong năm 2010, Trung Hoa nhập khẩu gần một nửa sản lượng này, khoảng 250.000 thùng mỗi ngày, chiếm khoảng 5% lượng dầu nhập khẩu của Trung Hoa. Với sự hỗ trợ cho chính phủ của quốc gia tàn bạo ở Khartoum, Trung Hoa hiện đang cố gắng một cách tuyệt vọng để sửa chữa quan hệ với Nam Sudan, để có thể tiếp tục khai thác trữ lượng dầu mỏ của đất nước mới này.

Giống như Sudan, Angola, nước sản xuất dầu lớn thứ hai của châu Phi, đã trải qua xung đột liên tục trong nhiều thập kỷ. Đó là biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho đến năm 2002. Tuy nhiên, trong những năm Angola bị rợi vào tình trạng cùng cực này, Trung Hoa cung cấp tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để đổi lấy dầu. Ngày nay, Trung Hoa là điểm đến lớn thứ hai đối với xuất khẩu dầu của Angola (Mỹ là lớn nhất, Mỹ đã nhảy vào cuộc sau khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ). Thật vậy, Angola sản xuất dầu nhiều cho Trung Hoa nhiều hơn cả của Saudi Arabia, và, những thời điểm, có đến 100 nghìn công nhân Trung Hoa đã làm việc trên các dự án cơ sở hạ tầng tại Angola.

Trung Hoa đã chọn một con đường có nguy cơ cao - bỏ qua nhân quyền và vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc - để bảo đảm những nguồn khác và năng lượng cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Đây là một sự lựa chọn không thích hợp cho một trong các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, cũng không thể hiện sự sẵn sàng của Trung Hoa là một bên liên quan có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Trung Hoa sẵn sàng tiếp sức và bảo vệ các nhà độc tài châu Phi, ngay cả đe dọa các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc, như ở Libya, làm suy yếu tuyên bố của Trung Hoa là "gia tăng hòa bình". Với sự lừa dối Libya của Trung Hoa, thế giới ngày nay nên xác định Trung Hoa là một quốc gia mà họ chỉ tuân theo quy tắc quốc tế khi và chỉ khi việc làm đó phù hợp với lợi ích của họ.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.

Ghi chú của người dịch:
1. Darfur: là một vùng đất cực Tây của Sudan. Nơi đây đã từng là một quốc gia độc lập với cái tên là Vương quốc Darfur, nhưng sau này bị Anh và Ai Cập sát nhập vào Sudan năm 1899. Từ đó Darfur bị chia thành 3 tiểu bang Nam, Bắc và Tây Darfur thuộc Sudan.

2. Khartoum: Thủ đô của Sudan.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic - 11h12', ngày thứ Năm, 29/9/2011
-TỔN THẤT CỦA TRUNG HOA Ở CHÂU PHI
----------
Bài đọc liên quan:

 - Hai tuần trải nghiệm bên Tàu (Nguyễn Văn Tuấn) “Chỉ cần thay thế hai chữ ‘Trung Quốc’ bằng hai chữ ‘Việt Nam’ chúng ta có một bài bút kí du lịch tại Việt Nam”.

– Audio: Mối quan hệ Trung Cộng – CSVN trong 10 năm qua (SBS).


- Vụ trưởng Hành chính Hong Kong đệ đơn từ chức (TTXVN).
- Báo chí TQ phê vụ tai nạn Thượng Hải – (BBC).
- Tàu điện ngầm đâm nhau ở Thượng Hải (VNE).
Truyền thông Trung Quốc nổi giận với tai nạn ở Thượng Hải (TN). – Trung Quốc: Chính quyền bị chỉ trích gay gắt sau vụ tai nạn tàu điện ngầm  – (RFI). -  tai nạn đường sắt ở Ôn Châu : Khi Tề Thiên đại thánh bị Trung Quốc kiểm duyệt – (RFI). -: China censors survey of officials’ luxury watches (AFP).

- Tây Tạng: Bắc Kinh phản đối Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc – (RFI). – Trung Quốc đả kích Hoa Kỳ can thiệp vào Tây Tạng và Đài Loan (VOA). - BBC chất vấn Ngoại trưởng Anh về TQ – (BBC).

– : Beijing Objects to Arms Sale but Doesn’t Cut U.S. Ties (WSJ).

- Bành trướng tới Bắc Cực: Trung Quốc bị nghi ngờ mua đất ở Iceland để khai thác vùng Bắc Cực – (RFI).
-



Gián điệp Internet ở Trung Quốc: In China, business travelers take extreme precautions to avoid cyber-espionage (WP 27-9-11)

Tổng số lượt xem trang