Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Đừng có dọa...

Đừng có dọa... lẽ phải. Và phải thêm một câu nữa, đừng có dọa sự mong mỏi của người dân.
Cảm ơn Mafiovi,  hay !
ANTĐ - Đã từ lâu lắm rồi, người viết bài này (và đồ rằng cũng không ít người dân) muốn nghe một câu nói, không nhẹ như bấc, không nặng như chì, mà thật lòng, mà có trách nhiệm của một cán bộ đương chức, đại ý rằng: Tôi xin chịu trách nhiệm cá nhân khi quyết định giảm giá xăng dầu.

Đi nhẹ nói khẽ thì dễ. Chém gió hay nặng lời thì cũng dễ. Dám chịu trách nhiệm cá nhân, về cái việc làm của chính mình mới là cực khó của người làm quan. Chứ còn người dân chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hành vi của mình thì là lẽ đương nhiên ở trên đời này rồi.
Chưa biết ông Vương Đình Huệ làm như thế nào, có làm kết quả được hay không nhưng người dân đã mát lòng mát dạ.

Nhìn, nghe ông ăn nói rõ ràng, quả quyết mà nghĩ rằng: Hễ là những người hiểu biết công việc được giao; Hễ là những người không bị chứng bệnh há miệng mắc quai; Hễ là những người dám thật sự hy sinh cho sự thật, vì sự thật của lẽ phải đều có phẩm chất quả quyết như vậy.
Đừng có dọa... lẽ phải. Và phải thêm một câu nữa, đừng có dọa sự mong mỏi của người dân.
Giá cả đã tăng đến kịch trần rồi. Giá xăng dầu không giảm thì giá cả sẽ cháy cả đáy nồi cơm của người dân.
Doanh nghiệp xăng dầu hầu như 100% là doanh nghiệp nhà nước. Mà nhà nước ở ta là nhà nước của dân. Thế nên tại sao lại cứ  tính lãi lờ với dân. Tính cho đủ chi phí, lương thưởng cho đúng quy định, dành dụm vốn liếng để phát triển theo kế hoạch của nhà nước. Còn mục tiêu không thể thoái thác, không thể cò kè là phục vụ người dân, vì quốc kế dân sinh.
Xin mượn lời ông Chu Gia Huấn đăng trên báo ANTĐ mà kết lại đôi lời: Hoan hô ông Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ và cũng xin nhắc lại lời ông Huệ: Đừng có dọa...
Minh Quang

Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tuyên bố: "Nếu doanh nghiệp nào không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác" trước áp lực đòi bù lỗ của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Sẽ chẳng có doanh nghiệp nào rút lui. Đó là câu trả lời chắc chắn. Điều này được chứng minh ngay tại Petrolimex, doanh nghiệp chiếm 60% thị phần kinh doanh xăng dầu trong nước hiện nay. Mang tới hội nghị con số lỗ lên tới 2.000 tỉ đồng để tạo áp lực tăng giá cũng như phản đối chuyện giảm giá xăng 500 đồng/lít trước đó của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, sự thiếu trung thực của Petrolimex đã được Bộ trưởng vạch rõ bằng những số liệu thuyết phục. Cụ thể, vào thời điểm giảm giá xăng nói trên, Petrolimex đang lãi tới cả 1.000 đồng/lít. Trước đó, trong bản cáo bạch để chuẩn bị cho việc niêm yết của mình, tổng công ty này cũng khẳng định, họ lãi tới gần 900 tỉ đồng trong năm nay.
Thực ra, câu chuyện lỗ ảo, lãi thật của Petrolimex cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là chuyện ai cũng biết. Bởi "chiếu" theo quy luật thì kinh doanh phải có lãi mới tồn tại và phát triển được. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của ta lâu nay chỉ than lỗ, lỗ nặng, lỗ triền miên nhưng vẫn sống khỏe. Tuyệt không có doanh nghiệp nào phá sản, rút lui, hay có ý định nhường sân cho doanh nghiệp khác... Nên chỉ có một giải thích duy nhất, thuyết phục nhất và cũng chính là sự thật, họ có lãi.
Có lãi nhưng đòi tăng giá, có lãi nhưng kêu lỗ, có lãi nhưng dọa sẽ không nhập khẩu, không dự trữ xăng dầu nếu không được bù lỗ... Đó là hình ảnh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, lạm phát đe dọa, cuộc sống người dân khó khăn, Chính phủ đang nỗ lực hết sức mình để kéo giá cả hàng hóa tiêu dùng xuống thì việc tìm mọi cách, mọi cơ hội để tối đa hóa lợi nhuận cho riêng mình của ngành xăng dầu gây bức xúc cho dư luận. Vì vậy, vấn đề không chỉ dừng lại ở việc "ai sẽ rút lui" mà đây chính là thời điểm phải tiến hành cuộc "đại phẫu" ngành xăng dầu.
Những doanh nghiệp thiếu trung thực, doanh nghiệp năng lực kém cần được loại bỏ để nhường sân cho những doanh nghiệp khác. Chúng ta tuyên bố cơ chế thị trường cho ngành xăng dầu thì không chỉ dừng lại ở việc "làm được" hay “không làm được" mà phải là làm tốt, làm giỏi. Mà muốn làm tốt, làm giỏi thì phải có một thị trường cạnh tranh thật sự. Còn nếu vẫn duy trì tình trạng 1 doanh nghiệp chiếm tới 60% thị phần, 3 doanh nghiệp chiếm 90% thị phần như hiện nay thì khó nói đến cơ chế thị trường và tình trạng lỗ ảo lãi thật, tình trạng giá xăng chỉ tăng không giảm... sẽ còn tiếp tục.
Nguyên Khanh
-Hà Nội:Một số cây xăng treo biển hết hàng(Toquoc) – Sáng nay, một số cây xăng trên địa bàn Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Nội đã đóng cửa với biển đề “Hết xăng”. Đằng sau những cây xăng đóng cửa
-Lỗ là lỗ thế nào?
 --Quyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm Thanh niên -Cần công khai lỗ lãi của Tổng công ty xăng dầu VN (Petrolimex), các doanh nghiệp (DN) xăng dầu và tiến tới thực chất xóa bỏ độc quyền trong kinh doanh xăng dầu (KDXD). Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi bài Bất đồng điều hành giá xăng dầu và Ai sẽ rút lui? đăng trên Thanh Niên ngày 21.9.


Tổng số lượt xem trang